d. Thách thức và mạo hiểm: thể hiện ở những điểm sau:
3.3.1 Chiến lược phát triển hoạt động ngành công nghiệp phần mềm nội địa
3.3.1.1 Nội dung chủ yếu của giải pháp
Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện với các công việc cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật tạo môi trường ứng dụng và phát triển CNTT &TT như: xây dựng hệ thống Luật CNTT&TT, các quy định về chứng thực điện tử, giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, thanh toán qua mạng… - Xây dựng hệ thống chuẩn thông tin và CNTT & TT quốc gia.
53
- Ban hành các văn bản quy phạm chống độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh..
- Quy hoạch và công khai kế hoạch phát triển từng bước ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước của thành phố. (tin học hóa quản lý hành chính nhà nước; hệ thông thông tin quản lý đô thị; hành chính điện tử). Điều này góp phần tạo các dự án cung cấp giải pháp phần mềm cho thị trường phần mềm và dịch vụ nội địa hàng năm (trung bình 20-30 triệu USD như mục tiêu đề ra).
- Tổ chức các lớp đào tạo về nghiệp vụ; các diễn đàn, hội thảo, hội nghị về CNPM và quản lý nhà nước về CNPM.
Phát triển thị trường nội địa. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Sở Tài chính và các Hiệp hội chuyên ngành và các cơ quan liên quan thực hiện với các công việc cụ thể như sau:
- Nâng cao nhận thức toàn xã hội về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT.
- Xây dựng hệ thống pháp luật, bảo vệ bản quyền phần mềm, sở hữu trí tuệ. Tổ chức các hội thảo, các khoá đào tạo, các công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
- Có chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm CNTT trong nước sản xuất. Chính sách này sẽ là cú hích để hỗ trợ hình thành những doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh cao. Ban hành chính sách bắt buộc sử dụng phần mềm có bản quyền; sử dụng phần mềm nội địa có chất lượng tương đương và cạnh tranh về giá cả đối với phần mềm nhập ngoại trong các cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước cho ứng dụng và phát triển CNTT.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là các ngành điện tử, tự động hóa, ứng dụng dây chuyền….
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách tài chính, định mức cho ứng dụng và phát triển các giải pháp phần mềm nhằm kích cầu phát triển thị
54
trường, hỗ trợ phát triển ngành CNPM; xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm phát triển.
- Thành lập các đơn vị tư vấn độc lập đủ sức xây dựng các dự án nghiên cứu khả thi, có trình độ hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT đồng thời chịu trách nhiệm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nhằm tạo ra đầu mối trợ giúp khách hàng trong việc đánh giá, lựa chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
Hổ trợ doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ. Nội dung này sẽ do Sở Bưu
chính Viễn thông chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, UBND TP. Hồ Chí Minh thực hiện, với các công việc cụ thể như:
- Thực hiện mọi biện pháp ưu đãi, khuyến khích nhằm đẩy nhanh tiến độ của các dự án phát triển các doanh nghiệp phần mềm mà trọng điểm là dự án phát triển 300+3 doanh nghiệp phần mềm mới của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng kế hoạch CMM hoá và ISO hoá các doanh nghiệp phần mềm. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm lấy các chứng chỉ chất lượng quốc tế.
Triển khai tăng cường bảo vệ bản quyền phần mềm. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Sở Văn hóa thông tin, Sở Khoa học Công nghệ và các cơ quan liên quan thực hiện với các công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng các chính sách, chế tài xử phạt rõ ràng, nghiêm minh;
- Tổ chức các hội thảo tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản quyền phần mềm;
- Ban hành các chính sách bắt buộc sử dụng phần mềm có bản quyền trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sử dụng vốn ngân sách; Tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất để phát hiện các sai phạm
3.3.1.2 Lợi ích của giải pháp
Với chủ trương phát triển CNTT của Chính phủ, các giải pháp nêu trên nhằm biến thị trường nội địa đầy tiềm năng thành cái nôi nuôi dưỡng ngành công nghiệp phần
55
mềm, tạo nền tảng, tạo đất sống cho ngành công nghiệp phần mềm non trẻ có môi trường thực tế để thử nghiệm, trui rèn, và phát triển, thêm tự tin khi bước vào thị trường phần mềm quốc tế. Với nổ lực như thế, cuối năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ:
- Phải có khoảng 400 doanh nghiệp thành lập mới, tồn tại được.
- 5 doanh nghiệp có 500 chuyên viên CNTT trở lên; 3 doanh nghiệp có 1.000 người trở lên để đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế khác sẽ hỗ trợ mở rộng thị trường phần mềm và dịch vụ CNTT trong các doanh nghiệp.
- Việc thiết lập một hệ thống thông tin, và liên tục được cập nhật về tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh một cách chính xác, sẽ có 3 lợi ích: Nhà nước có thể ra các chính sách khuyến khích thị trường này một cách phù hợp; các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin, học tập kinh nghiệm để triển khai các ứng dụng tương tự ở doanh nghiệp mình; các doanh nghiệp xác định được hướng phát triển một cách thuận lợi.