Đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)

d. Thách thức và mạo hiểm: thể hiện ở những điểm sau:

2.3Đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-

bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2005

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố đã đặt mục tiêu cho sự phát triển CNTT-TT giai đoạn 2001-2005 như sau:

ƒ Ứng dụng nhanh, rộng rãi CNTT ở mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội của thành phố, làm cho ứng dụng CNTT trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh các ngành kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và góp phần chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

43

ƒ Xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của thành phố trở thành một ngành kinh tế chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp ngày càng nhiều cho thu nhập nội địa của thành phố. Trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2005, tập trung xây dựng công nghiệp phần mềm.

Có thể nói rằng 5 năm 2001 – 2005 là giai đoạn khởi động ngành công nghệ phần mềm của thành phố: [8]

ƒ Số doanh nghiệp công nghệ phần mềm tăng vọt (9.91 lần), lực lượng lao động tăng gấp đôi, bước đầu hình thành một số doanh nghiệp quy mô lớn, sản phẩm ngày càng có chỗ đứng trong nước và nước ngoài.

ƒ Năng suất lao động đo bằng doanh thu một lao động phần mềm và viễn thông tạo ra trong một năm tăng 2,4 lần sau 05 năm.

ƒ Mỹ và Nhật Bản trở thành hai thị trường lớn nhất cho phần mềm xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh.

ƒ Việt Nam được đánh giá là một trong 15 nước có tiềm năng phát triển công nghệ phần mềm nhất thế giới năm 2005, đã có tên trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới.

ƒ Hạ tầng viễn thông đã cải thiện đáng kể, và dự kiến sẽ đạt trình độ ở khu vực vào khoảng năm 2006.

ƒ Cùng với Trung tâm CNPM Sài Gòn (SSP) – khu công nghiệp phần mềm đầu tiên của cả nước, Công viên phần mềm Quang Trung đang trở thành Khu công nghiệp phần mềm tập trung lớn nhất cả nước, góp phần cất cánh công nghệ phần mềm của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010. Tuy nhiên sự phát triển của ngành công nghiệp này diễn ra vẫn chưa được suôn sẻ như mong đợi. Chỉ tiêu về doanh thu phần mềm, về nhân lực khó trở thành hiện thực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng thâm nhập thị trường quốc tế của CNPM thành phố vẫn còn rất yếu. Những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, bao gồm:

44

Các nguyên nhân chủ quan:

ƒ Sự đầu tư của Nhà nước và xã hội cho CNTT nói chung và cho CNPM nói riêng chưa được như mong muốn.

ƒ Tỷ lệ đầu tư cho phần mềm thấp.

ƒ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành chưa hiệu quả.

ƒ Việc phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua còn nhiều bất cập. ƒ Các doanh nghiệp phần mềm phần lớn đều yếu, thiếu, kém về nhiều mặt.

Nhà nước chưa có 1 cơ quan tầm cỡ quốc gia chịu trách nhiệm tiếp thị, quảng bá cho phần mềm Việt Nam, chưa xây dựng được hình ảnh phần mềm Việt Nam trên thị trường thế giới.

ƒ Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm quá cao và vẫn chưa giảm.

Các nguyên nhân khách quan:

ƒ Tình trạng khủng hoảng của lĩnh vực CNTT-TT toàn cầu giai đoạn 2002- 2003.

ƒ Cạnh tranh gay gắt trên thị trường gia công xuất khẩu phần mềm.

Tuy nhiên, như đã phân tích trong phần trên về các cơ hội phát triển của CNPM TP.Hồ Chí Minh nói riêng và của cả Việt nam trong giai đoạn tới, có thể nói hiện đang xuất hiện nhiều nhân tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp này. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2000-2005 nói trên đã chứng tỏ công nghiệp phần mềm của thành phố Hồ Chí Minh đã qua giai đoạn khởi động, đang chuyển mình cất cánh, góp phần đưa công nghệ thông tin- truyền thông trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hồ Chí Minh.

45

Chương III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)