d. Thách thức và mạo hiểm: thể hiện ở những điểm sau:
3.3.2 Chiến lược thúc đẩy hoạt động gia công và xuất khẩu dịch vụ phần mềm ra nước ngoà
mềm ra nước ngoài
3.3.2.1 Nội dung chủ yếu của giải pháp
Thu hút đầu tư nước ngoài vào cho CNPM. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư
nước ngoài, chúng tôi thiết nghĩ cần phải tổng hòa các biện pháp, chính sách, nhân lực, cơ sở hạ tầng, quản lý và tài chính. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, cơ quan ban ngành liên quan thực hiện với các công việc cụ thể như sau: - Tạo môi trường chính sách.
- Lập khu tổ hợp công nghiệp phần mềm. - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Mở các Trung tâm OSDC, trung tâm nghiên cứu R&D.
- Cải cách doanh nghiệp nhà nước trong ngành CNTT qua các hình thức cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê… để tạo điều kiện huy động vốn nhàn rỗi trong dân, huy động vốn trong các thành phần kinh tế.
56
- Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm được vay vốn tín dụng nước ngoài để đầu tư phát triển.
- Mở diễn đàn trên mạng để thu hút các ý kiến đóng góp của các nhà công nghệ người Việt ở nước ngoài.
Thúc đẩy quảng bá hình ảnh CNPM Việt Nam nói chung và thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Sở Thương mại, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội chuyên ngành như VINASA, Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học TP.Hồ Chí Minh thực hiện với các công việc cụ thể như sau:
- Thành lập quỹ hổ trợ nghiên cứu, quảng bá, tiếp thị phát triển thị trường. - Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về các doanh nghiệp CNTT, các sản
phẩm CNTT sản xuất tại Việt Nam, quảng bá qua một website chính thức của chính phủ liên quan đến ngành phần mềm.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước về các chính sách khuyến khích, các kế hoạch và thành tựu ngành CNPM thành phố nói riêng và cả Việt Nam nói chung, xây dựng hình ảnh về CNPM nước ta trên thị trường quốc tế.
- Nghiên cứu, phân tích đánh giá từng thị trường; nghiên cứu các chương trình hợp tác và phát triển sẵn có; tổ chức trao đổi các đoàn doanh nghiệp phần mềm thăm viếng để tìm kiếm cơ hội hợp tác với nước ngoài…
Xây dựng và triển khai các chương trình CMM, CMMI, ISO. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp, Sở Khoa học Công nghệ và các cơ quan liên quan thực hiện với các công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch CMM hóa và ISO hóa cho các DNPM, có cơ chế bắt buộc các DNPM phải có chứng chỉ này khi tham gia đấu thầu các dự án CNTT lớn.
- Phối hợp các tập đoàn CNTT lớn có thế mạnh về phần mềm trên thế giới như Microsoft, Motorola, IBM … mở các khóa huấn luyện về quy trình quản lý dự án, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng phần mềm .
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, các
57
Hiệp hội chuyên ngành và bản thân các doanh nghiệp phần mềm thực hiện với các công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng các tổ chức liên kết nhóm các doanh nghiệp phần mềm theo từng lĩnh vực phần mềm để đạt quy mô năng lực sản xuất theo nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
- Các doanh nghiệp trong nước kết hợp với nhau để mở văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm nước ngoài nhằm tiếp cận thị trường và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng, qua đó chia sẻ chi phí thâm nhập thị trường và phục vụ khách hàng. Những liên kết giữa các công ty phần mềm Việt Nam trong hoạt động marketing nhằm xây dựng hình ảnh ở thị trường nước ngoài sẽ khắc phục được điểm yếu về tiềm lực hạn chế ở mỗi công ty.
- Tìm kiếm đồng minh và quan hệ đối tác các công ty phần mềm Việt nam dưới các hình thức liên kết như liên doanh, hợp đồng hợp tác, hợp đồng kinh doanh độc quyền, hợp đồng dự án và các mô hình khác.
- Các doanh nghiệp phần mềm cũng phải chủ động phát triển các phương thức phối hợp, liên kết và hợp tác với các tổ chức, đơn vị cung cấp nguồn lực cho sản xuất phần mềm; Xây dựng các hợp đồng liên kết đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các công ty phần mềm; Xây dựng mô hình liên kết giữa các công ty phần mềm với các cơ sở đào tạo CNTT; Liên kết với các công ty nước ngoài thành lập các trung tâm đào tạo lập trình viên cao cấp và các vị trí quản lý kinh doanh chủ yếu trong ngành phần mềm.
- Các doanh nghiệp phần mềm cũng cần đẩy mạnh phát triển các quan hệ liên kết với các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm nhằm tạo nên sự hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư và bảo hiểm rủi ro.
Thâm nhập thị trường Nhật Bản. Nội dung này sẽ được phối hợp thực hiện ở cả ba cấp: Nhà nước – Hiệp hội và các doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Cấp Nhà nước:
- Cần có sự hợp tác bằng văn bản giữa chính phủ hai nước trong việc xây dựng Chương trình hợp tác CNPM Việt Nam - Nhật Bản; Thành lập Uỷ ban hợp tác CNPM Việt Nam - Nhật Bản.
58
- Hỗ trợ về chính sách và nguồn lực để mở trường đại học CNTT Việt Nhật tại Việt Nam, trong đó chú trọng đào tạo tiếng Nhật cho các kỹ sư CNTT và lập trình viên.
- Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam áp dụng và thực hiện chất lượng Nhật Bản trong CNPM Việt Nam.
Cấp các Hiệp hội:
Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), Hội Tin học và Điện tử TP.Hồ Chí Minh đảm nhiệm việc đưa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trở thành một trong những đối tác và nhà cung cấp chính của các doanh nghiệp Nhật Bản. Cụ thể các hoạt động của Hiệp hội nhằm vào các mục tiêu sau:
- Gia công xuất khẩu phần mềm cho các doanh nghiệp Nhật Bản
- Từng bước tiến đến sản xuất phần mềm đóng gói cho thị trường Nhật Bản Để đạt các mục tiêu trên, các tổ chức Hiệp hội cần thực hiện các biện pháp sau:
- Hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội phần mềm, CNTT của Nhật Bản như: JISA, ANIA, JPSA; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phần mềm hai nước gặp gỡ, xây dựng quan hệ đối tác.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thực hiện chất lượng Nhật Bản thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp các dịch vụ phần mềm.
- Chủ động đề xuất tham mưu cho Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Nhà nước về các giải pháp, chính sách, biện pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác Việt Nhật trong lĩnh vực CNPM.
3.3.2.2 Lợi ích của giải pháp
Tạo vị thế cho CNPM thành phố nói riêng và cho cả nước nói chung, làm thay đổi quan điểm của đối tác nước ngoài với chúng ta theo hướng tích cực, chớp lấy thời cơ, vừa hợp tác tiếp nhận công nghệ mới, học hỏi những quy trình chất lượng của quốc tế, vừa thâm nhập thị trường gia công phần mềm thế giới, và góp phần giải quyết bài toán chất lượng nguồn nhân lực phần mềm, đồng thời tăng doanh thu xuất khẩu ngành CNPM cho cả nước.
59