MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. Lý do chọn đề tài 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Cơ sở thực tiễn 2 3. 3. Tính cấp thiết của vấn đề 3 4. Năng lực nghiên cứu của tác giả 4 II. Mục đích nghiên cứu 4 III. Đối tượng nghiên cứu 4 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 4 V. Phương pháp nghiên cứu 4 VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4 PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 I. Nội dung lý luận 5 1. Chức năng của một giờ sinh hoạt lớp 5 2. Đặc điểm của một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả 5 3. Vai trò của việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp 5 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 1. Những khó khăn thường gặp trong việc thiết kế một giờ sinh hoạt hiệu quả 6 2. Thực trạng chung của các giờ sinh hoạt lớp 6 3. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp 7 III. Những biện pháp đã thực hiện 7 1. Xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện cuộc thi 7 2. Thiết kế cấu trúc cuộc thi Vượt qua thử thách 8 3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi cho cuộc thi 9 4. Quy trình thực hiện cuộc thi 9 5. Nội dung câu hỏi của cuộc thi 11 IV. Kết quả thực hiện 36 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 38 I. Những đánh giá cơ bản về sáng kiến kinh nghiệm 38 II. Các đề xuất và khuyến nghị 38 PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Người giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy mà còn gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng đó là giáo dục học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh để giúp các em trở thành người có tài và đức. Công tác giáo dục học sinh được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp là một trong những cách hữu hiệu giúp người giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình. Trong nền giáo dục hiện đại, giáo dục bậc trung học phổ thông đóng vai trò quan trọng vì đây là bậc học có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai học sinh sau này. Chính vì vậy việc học tập ở bậc học này tạo ra một áp lực không nhỏ với học sinh. Hầu hết thời gian trong ngày của các em được dành cho việc học: học chính, học thêm, tự học ở nhà, học nhóm với bạn bè. Các em không có nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí và thư giãn hay các hoạt động tập thể với bạn bè. Hơn nữa, nhiều em có thể học rất giỏi nhưng lại thiếu vốn sống, không biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Có nhà giáo dục đã nói: “ Giáo dục một người chính là đào luyện cho họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”. Khổng Tử cũng nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. William Arthur Ward, một nhà văn lớn người Mỹ đã viết: “Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho sự thay đổi”. Qua những câu nói trên có thể thấy vai trò quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh cũng như rèn luyện các kĩ năng xử lý tình huống cho học sinh là rất quan trọng. Việc tạo cho học sinh một khoảng thời gian để giúp các em vừa thư giãn sau những giờ học căng thẳng vừa giúp các em nâng cao vốn sống là điều rất cần thiết. Giờ sinh hoạt lớp chính là một trong những khoảng thời gian có thể được tận dụng cho mục đích này.