Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Khi dự giờ đồng nghiệp dạy Tiếng Việt, tôi thấy nhiều đồng chí chuẩn bị bài rất chu đáo, sưu tầm nhiều tranh ảnh nhưng mục đích sử dụng, thời điểm sử dụng t
Trang 1UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG DẠY
TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Năm học : 2014 - 2015
Trang 2THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tiếng Việt
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt - Lớp 3
3 Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Lương Nam (nữ): Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 10 / 6 / 1976
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cổ Thành
Điện thoại: 0320 580 123
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Cổ Thành
Địa chỉ: Thôn Hoà Bình, xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) :
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Cổ Thành
Địa chỉ: Thôn Hoà Bình, xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Áp dụng cho mọi đối tượng học sinh ở các vùng, miền khác nhau
- Giáo viên cần có thời gian nghiên cứu, nắm chắc kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao của tiết học
- Giáo viên phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp, ham học hỏi
- Học sinh cần thêm một vài loại sách tham khảo phù hợp
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
Trần Thị Lương
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 3TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Khi dự giờ đồng nghiệp dạy Tiếng Việt, tôi thấy nhiều đồng chí chuẩn bị bài rất chu đáo, sưu tầm nhiều tranh ảnh nhưng mục đích sử dụng, thời điểm sử dụng tranh ảnh và phương pháp sử dụng hình ảnh minh hoạ chưa hợp lí nên hiệu quả sử dụng các hình ảnh minh hoạ chưa cao Nhiều tiết học khi đưa hình ảnh minh hoạ thêm vào chỉ làm phân tán sự tập trung của học sinh Có tiết dạy, giáo viên đưa tranh ảnh nhưng chỉ để giáo viên tự giới thiệu mà không khai thác sự hiểu biết của học sinh Có đồng chí rất lúng túng khi sử dụng hình ảnh minh hoạ, không biết nên giới thiệu vào thời điểm nào của tiết học… Từ thực tế đó, tôi quan tâm, tìm hiểu, thực hiện sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tiếng Việt
1.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành với hai nhóm ngẫu nhiên trên cơ sở tương đương nhau: Lớp thực nghiệm là lớp 3A và lớp đối chứng là lớp 3B
Thực tế, kiến thức Tiếng Việt ở lớp 3 rất rộng, gồm nhiều phân môn Vì hạn hẹp về thời gian và điều kiện nghiên cứu, tôi chỉ đề cập đến một vài vấn đề nhỏ nhưng không kém phần quan trọng khi dạy Tiếng Việt là:
+ Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tập đọc, kể chuyện
+ Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Luyện từ và câu
+ Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy Tập làm văn
1.3 Nội dung sáng kiến:
Trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 3, tôi thấy nhiều học sinh hiểu chưa cụ thể về nghĩa của một số từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu
từ chưa hợp lí, kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế Tôi tìm cách giúp học sinh hiểu rõ
về các từ ngữ, các biện pháp tu từ đã học để học sinh có thêm vốn từ ngữ Qua
đó, giúp học sinh có kĩ năng nói, viết, giao tiếp tốt hơn Giải pháp của tôi là sử dụng hình ảnh minh hoạ giúp học sinh hiểu rõ về từ ngữ, về nội dung bài, về biện pháp tu từ được giới thiệu trong bài Không phải tiết nào cũng sử dụng các hình
Trang 4ảnh minh hoạ được, giáo viên cần nghiên cứu tìm các hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung bài Sau khi tìm được hình ảnh minh hoạ, giáo viên lựa chọn mục đích, hình thức sử dụng hình ảnh minh hoạ để khai thác vốn kiến thức đã có của học sinh, từ đó hình thành kiến thức mới Tiếp theo, giáo viên tạo cơ hội để học sinh luyện tập hoặc vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn Đồng thời, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài Với cách làm như vậy, tôi nhận thấy học sinh hiểu nhanh và chính xác nghĩa của từ ngữ, hiểu cụ thể nội dung bài, về biện pháp so sánh, học sinh thích học Tiếng Việt hơn Đặc biệt kĩ năng diễn đạt của học sinh được cải thiện, học sinh tự tin hơn trong giao tiếp.
1.4 Khẳng định kết quả sáng kiến đạt được:
Sau thời gian tiến hành áp dụng kinh nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm có
kĩ năng hiểu nghĩa từ, sử dụng từ ngữ viết văn, câu văn diễn đạt có hình ảnh tốt hơn học sinh lớp đối chứng Đặc biệt, lớp thực nghiệm học sinh thích học tiếng Việt hơn Trong giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗi, các em thường tìm tranh ảnh để đố nhau tìm các từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm, tìm từ ngữ về chủ đề mới học hoặc các sự vật có thể được so sánh với nhau trong tranh ảnh Học sinh học tập hứng thú và hăng say hơn, nhiều em đạt kết quả cao qua kiểm tra Ngoài việc nắm chắc kiến thức về từ và câu, các em còn diễn đạt tốt hơn, tự tin hơn trong học tập và trong giao tiếp
1.5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
- Tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở các lớp, đồng thời theo dõi để có biện pháp khắc phục những nội dung chưa phù hợp trong nghiên cứu, áp dụng
- Có biện pháp thực nghiệm với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh theo mức
độ yêu cầu khác nhau nhằm hình thành phương pháp tự học cho học sinh
- Tổ chức thảo luận trong tổ chuyên môn để phân tích và thống nhất phương pháp dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của các khối lớp
Trang 5MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, giáo dục Tiểu học đang tạo ra định hướng có giá trị nền tảng Tiếng Việt là môn học có nhiều đổi mới cả
về mục đích, nội dung và quan niệm dạy học Với sáu phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu - Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng Nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức của các môn học khác Kĩ năng sử dụng tiếng Việt tốt là có thêm một công cụ mới để học tập,
để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội Đặc biệt học tiếng Việt qua các tác phẩm văn học, con người không chỉ được thưởng thức cái hay, cái đẹp mà còn được thức tỉnh về nhận thức và còn dung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn Tiếng Việt bậc Tiểu học giữ vai trò đặc biệt quan trọng, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nghe, nói Các kĩ năng ấy
là công cụ để các em học tập các môn khác Học tiếng Việt tốt sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic, có hình ảnh Vì vậy, dạy tiếng Việt có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển nhân cách con người
Mục tiêu của chương trình giáo dục đã đáp ứng cơ bản các nhu cầu học tập của học sinh phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập quốc tế Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh được chú trọng Cơ sở vật chất được tăng cường dần dần theo hướng hiện đại hoá Phần lớn giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc thực tế
Bên cạnh những mặt đã đạt được còn có những hạn chế nhất định:
- Một số giáo viên còn chậm đổi mới, năng lực có hạn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát triển khả năng tư duy của học sinh
Trang 6- Phương pháp, nội dung chương trình sách giáo khoa chưa thật sự phù hợp với tất cả các vùng miền, với thực tế nhận thức của học sinh
Môn Tiếng Việt lớp 3 có 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm
và được học trong 2 tuần (trừ chủ điểm Ngôi nhà chung học trong 3 tuần) gồm các phân môn:
+ Tập đọc + Chính tả+ Kể chuyện + Tập viết+ Luyện từ và câu + Tập làm vănTrong Tiếng Việt 3, các phân môn đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc, kĩ năng đọc hiểu, qua đó rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh
Nếu dạy Tiếng Việt chỉ dừng lại ở việc hoàn thành các bài tập của từng tiết thì khả năng ngôn ngữ của học sinh sẽ rất hạn chế Làm thế nào giúp học sinh nắm chắc kiến thức về từ và câu, có khả năng tư duy sáng tạo, có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Đây là một vấn đề khó đối với mỗi giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy
Giải pháp của tôi là qua từng chủ điểm giúp học sinh có cách hiểu đầy đủ
về từ ngữ qua một số hình ảnh cụ thể Từ đó góp phần làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh
Ở lớp 3, mục tiêu trên được cụ thể hoá thành những yêu cầu về kiến thức
và kĩ năng trong từng chủ điểm, từng phân môn Với tư cách là các phân môn thực hành của Tiếng Việt, tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ ngữ, câu trong giao tiếp và học tập Dạy Tiếng Việt là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh, giúp học sinh hiểu nghĩa từ, sử dụng từ đúng và hay, nói và viết chuẩn phù hợp với mục đích giao tiếp và môi trường giao tiếp, đồng
Trang 7thời cũng góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Trong đó các hình ảnh cụ thể, sinh động, diễn đạt được sắc thái biểu cảm của từ ngữ có vai trò rất quan trọng Đôi khi ta nói hay diễn tả nhiều học sinh cũng chưa hiểu chính xác về nghĩa của từ, câu nhưng ta sử dụng tranh ảnh minh hoạ thì học sinh có thể hiểu và nhớ ngay nghĩa của từ, câu đó Chính những hình ảnh ẩn đi được sử dụng
đã làm phong phú thêm cho tiếng Việt và phát triển được khả năng tư duy của
học sinh Vì vậy tôi chọn đề tài “ Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tiếng
Việt - Lớp 3”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Giúp giáo viên có thêm phương pháp, hình thức khai thác kiến thức có hiệu quả trong dạy Tiếng Việt
- Giúp giáo viên có cách sử dụng tranh ảnh minh hoạ có hiệu quả
- Giáo viên giúp học sinh rèn một số kĩ năng thực hành ngôn ngữ, phát triển
tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp
- Qua thực nghiệm, học sinh có kĩ năng sử dụng từ ngữ chính xác, diễn đạt tốt, tự tin trong giao tiếp
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng
2 Cơ sở lí luận của vấn đề:
Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của người Việt Tiếng Việt có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học tiếng Việt Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ có cơ cấu tổ chức riêng, có quan
hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ
Trang 8Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản của bậc tiểu học nên phải thực hiện theo nguyên tắc giáo dục Như vậy mục tiêu của việc dạy và học tiếng Việt nằm trong mục tiêu chung của giáo dục nước ta hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức,
có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo
3 Thực trạng của vấn đề:
3.1 Về sách giáo khoa:
Hiện nay, sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có một số điểm hạn chế, mặc dù sách giáo khoa đã chú trọng phương pháp, kĩ năng thực hành của học sinh nhưng một số kiến thức về tiếng Việt dạy cho học sinh còn mang tính trừu tượng, học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình khám phá kiến thức mới
3.2 Về phía giáo viên:
Giáo viên gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
và tài liệu tham khảo còn hạn chế Một số giáo viên khi sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tiếng Việt còn lúng túng như: lựa chọn hình ảnh minh hoạ nào cho phù hợp, không biết sử dụng hình ảnh minh hoạ vào lúc nào, khai thác hình ảnh ra sao để có hiệu quả cao và giúp học sinh thấy hứng thú trong học tập
3.3 Về phía học sinh:
Qua nhiều năm tham gia giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn mang tính trực quan và dừng lại ở mức độ đơn giản nên việc cảm thụ về nghệ thuật tu từ, về kĩ năng đọc-hiểu, về từ ngữ còn hạn chế Vốn kiến thức văn học của học sinh vùng nông thôn còn ít Vì đa số các em sống trong gia đình thuần nông, nguồn sách báo, tài liệu tham khảo không nhiều Học sinh hiểu về từ ngữ hay biện pháp so sánh chưa sâu nên khả năng giao tiếp, kĩ năng diễn đạt cũng như khả năng tư duy sáng tạo còn hạn chế Lượng kiến thức
về tiếng Việt các em có được chủ yếu qua các bài học, vì thế giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ thể, sử dụng các hình ảnh minh hoạ phù hợp, gắn với thực tế cuộc sống
Trang 94 Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1 Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy Tập đọc, kể chuyện:
Ví dụ 1 Bài Hũ bạc của người cha – trang 121/ Tiếng Việt 3-tập 1.
Sử dụng tranh để giới thiệu bài, giải nghĩa từ mới, hướng dẫn kể chuyện
* Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát tranh và hỏi:
- Tranh vẽ cảnh gì ? Em thử đoán xem họ đang nói gì ?
Học sinh nêu câu trả lời theo khả năng quan sát, trí tưởng tượng của mình Giáo viên tuyên dương những học sinh có câu trả lời hay, sáng tạo… Giáo viên giới thiệu bài: Để biết chính xác bức tranh vẽ cảnh gì và ông lão nói gì với người con của mình, cái gì là của cải quý giá nhất đối với con người, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Hũ bạc của người cha
* Giải nghĩa từ “hũ” : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra,
thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật ong…
Nếu cách giải thích như vậy thì nhiều học sinh sẽ chưa hình dung chính xác về “hũ” nhưng giáo viên cho quan sát lại tranh và yêu cầu học sinh chỉ “hũ” trong tranh thì chắc chắn học sinh sẽ hiểu và chỉ được hũ trong tranh là vật ông lão đang cầm
* Hướng dẫn kể chuyện:Cho học sinh quan sát các bức tranh/122, 123 SGK Sau
đó thảo luận nhóm và xếp lại các tranh theo đúng trình tự câu chuyện như sau:
Trang 11Sau khi học sinh báo cáo kết quả thảo luận, tôi mời nhóm khác nhận xét,
bổ sung (nếu cần) và thống nhất đáp án đúng Nếu chỉ dừng lại ở đây thì việc kể lại cả câu chuyện đối với học sinh tương đối khó khăn Tôi dùng câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát tranh, nêu được nội dung chính tương ứng với mỗi tranh Yêu cầu học sinh tập kể từng đoạn trong nhóm dựa vào tranh Sau đó, tôi mời học sinh kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện Cuối cùng, tổ chức thi kể lại câu chuyện dựa theo tranh Với từng bước như vậy, tôi nhận thấy đa số học sinh kể được câu chuyện và thích học kể chuyện
Ví dụ 2 Bài Nhà rông ở Tây Nguyên/127- Tiếng Việt 3-tập 1.
* Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát ảnh chụp nhà rông và hỏi.
- Ảnh chụp cảnh gì ?
- Nhà rông có gì khác với những ngôi nhà em thường thấy ?
Học sinh trả lời theo khả năng quan sát của bản thân (có thể đúng hoặc có thể chưa đúng) Giáo viên dựa vào đó để giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các
em sẽ được biết một kiểu nhà của các dân tộc ở Tây Nguyên – nhà rông Nhà rông có đặc điểm gì, người Tây Nguyên có phong tục tập quán gì nổi bật, chúng
ta cùng tìm hiểu qua bài Nhà rông ở Tây Nguyên
* Tìm hiểu từ mới: rông chiêng, nông cụ Học sinh đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
sau bài Tôi dùng tranh, ảnh minh họa cho điệu múa rông chiêng; ảnh chụp cuốc, cày, bừa, liềm, hái…minh họa cho “nông cụ” Mời học sinh quan sát, chỉ và nêu