Năm học 2014 – 2015 Vụ giáo dục Mầm non đã chỉ đạo thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong Trường mầm non” giai đoạn 2014 – 2016 với mục tiêu
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực quản lý “Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”
3 Tác giả:
- Họ và tên: Trương Thị Toán ( nữ)
- Ngày tháng năm sinh: 10/09/1976
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Hoa Thị Xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 0906.15.88.58
4 Đồng tác giả: Không
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm Non Hoa Thám – Thị Xã Chí
Linh – Tỉnh Hải Dương Điện thoại: 03203.930.296
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Mầm Non Hoa Thám – Thị Xã Chí
Linh – Tỉnh Hải Dương Điện thoại: 03203.930.296
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Cơ sở vật chất - Môi trường, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đội ngũ giáoviên, tài liệu, tập san
+ Điều tra thực trạng về lực lượng đội ngũ giáo viên
+ Đối tượng áp dụng: Giáo viên Trường mầm non Hoa Thám
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến được áp dụng vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non từtháng 9/2014 – Tháng 2/2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
Trương Thị Toán
Trang 2PHẦN 1: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là không ngừng nâng cao chất lượng chămsóc, giáo dục trẻ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mĩ.Tầm vóc của trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em đang phát triển khôngngừng theo từng giai đoạn Vì thế, giáo dục phát triển vận động là một trong nhữngnội dung quan trọng không thể thiếu trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻtrong chương trình giáo dục Mầm non Năm học 2014 – 2015 Vụ giáo dục Mầm
non đã chỉ đạo thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong Trường mầm non” giai đoạn 2014 – 2016 với mục tiêu nhằm tạo
điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng mô hình điểm, nâng cao năng lực và kỹ năngcho đội ngũ giáo viên, tăng cường các hoạt động giáo dục phát triển vận động chotrẻ mầm non thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển thể chất cho trẻ đặt nền móng choviệc hình thành nhân cách con người Việt Nam mới XHCN Chính vì vậy, việc chỉđạo giáo viên thực hiện tốt nội dung GDPTVĐ nhằm giúp giáo viên lựa chọn nộidung, xây dựng kế hoạch cho nhóm lớp mình góp phần nâng cao chất lượngGDPTVĐ cho trẻ của lớp mình, trường mình là hết sức cấp thiết
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Với mong muốn nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng củagiáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, bồi dưỡng kiến thức cơbản về giáo dục vận động cho giáo viên, từ đó giúp cho giáo viên có thể dễ dàngthực hiện nội dung hơn trong việc thực hiện GDPTVĐ cho trẻ.Tôi đã mạnh dạn lựa
chọn nội dung: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”để làm đề tài nghiên cứu và áp
dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9/2014 đến tháng 02/2015 tại Trường mầm non
mà tôi phụ trách
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng đồ chơi, nguyên vậtliệu, môi trường
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên mônđạt chuẩn trở lên
- Đối tượng áp dụng sáng kiến là giáo viên và trẻ các độ tuổi tại trường nơitôi phụ trách
Trang 33 Nội dung sáng kiến.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn tại,hạn chế của trường, lớp, giáo viên cũng như tầm quan trọng và tính cấp thiết của đềtài, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất 8 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch và chỉ đạo chuyên đề.
Biện pháp 2: Tăng cường tạo dựng môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị đồ
chơi phát triển vận động cho trẻ
Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động vào các hoạt động trong ngày
Biện pháp 5: Lồng ghép thông qua các trò chơi vận động và trò chơi dân
gian
Biện pháp 6: Chỉ đạo lồng ghép GDPTVĐ thông qua hội thi.
Biện pháp 7: Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa gia đình cộng đồng và
nhà trường
Biện pháp 8: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
- Trước hết, một trong những lý do tôi lựa chọn nội dung : “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”vì đây là một lĩnh vực khá mới mẻ trong nội dung chương
trình giáo dục mầm non Đặc biệt là một lĩnh vực thuộc chuyên đề của Bộ giáo dụcchỉ đạo và triển khai giai đoạn 2014 – 2016
- Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Trên thực tếgiáo viên trường tôi chưa được cung cấp nhiều kiến thức cũng như giáo án minhhọa, giáo án tham khảo về vấn đề này nên tôi đã giành thời gian xây dựng kếhoạch, lựa chọn xác định nội dung giáo dục phát triển vận động, từ đó tôi xây dựng
kế hoạch sát với tình hình của trường, lớp, trình độ năng lực của giáo viên và khảnăng của trẻ Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch chủ đề theo sự liên kết chặt chẽgiữa mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động của các chủ đề đó Một điểm mớitiếp theo đó là tôi cung cấp cho giáo viên nhiều hình thức tổ chức, một ngân hàngcác hoạt động gần gũi, sáng tạo, sinh động, các giáo án có lồng ghép tích hợp nộidung GDPTVĐ để giáo viên tham khảo và áp dụng
* Khả năng áp dụng sáng kiến.
Tôi xin khẳng định biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi
ở tất cả các trường mầm non trong Thị xã, trong vả ngoài tỉnh Tùy từng điều kiện
Trang 4nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và trẻ mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênhlệch, chất lượng hiệu quả phù hợp.
Ở trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến đểgiúp cán bộ quản lý cũng như giáo viên có thể dễ dàng thực hiện
* Lợi ích của sáng kiến.
Khi áp dụng sáng kiến : “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” sẽ mang lại lợi
ích sau:
- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung GDPTVĐ cho trẻ, từ đó có thêm
kỹ năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung GDPTVĐ vào các thời điểmtrong chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ để đạt được mục tiêu đề ra
- Giúp giáo viên có những kiến thức hiểu biết cơ bản về GDPTVĐ như: tạomôi trường, làm đồ dùng đồ chơi, phối hợp phụ huynh, tham gia hội thi hội giảng,lồng ghép tích hợp vào các hoạt động trong ngày để từ đó giúp trẻ hoạt động nộidung này tích cực và hiệu quả hơn
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về GDPTVĐ, từ đó nâng cao ý thứctrách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường GDPTVĐ trẻ được tốt hơn
- Đặc biệt là giúp giáo viên biết tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địaphương, của trường, lớp, khả năng của phụ huynh để làm đồ dùng đồ chơi phục vụcho hoạt động
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Khi áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” một cách đồng
bộ, linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng kể: giáo viên chủ động linh hoạt sáng tạohơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động có tích hợp nội dungGDPTVĐ một cách có hiệu quả Qua việc áp dụng hiệu quả đó giúp trẻ phát triểncác tố chất vận động, kiến thức, kỹ năng về vận động Phụ huynh đã quan tâm, tíchcực phối hợp với giáo viên để rèn kỹ năng cũng như có thái độ đúng đắn về vấn đềnày
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Để công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hơn nội dung GDPTVĐ, tôi xin
được mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đối với các cấp quản lý:
Trang 5+ Cung cấp thêm tài liệu, tập san có nội dung về GDPTVĐ để giáo viên tựhọc tập và nghiên cứu.
+ Chỉ đạo các trường tổ chức các hội thi tuyên truyền về nội dung GDPTVĐ
- Đối với cấp trường:
+ Hàng năm cần đầu tư, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học, tạo môitrường cho trẻ được hoạt động
+ Xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép tích hợp nội dungGDPTVĐ cho giáo viên được học tập trao dồi kinh nghiệm
+ Tăng cường việc kiểm tra đánh giá sau chuyên đề
+ Cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học
Trang 6PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Cha ông ta đã có câu:
“Ăn được ngủ được là tiên Không ăn không ngủ mất tiền đâm lo”
Vâng, sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, lànhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hay nói cách khác
“Có sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời”
Vì vậy mà trên thực tế ngày nay phong trào tập thể dục, rèn luyện sức khỏe
phát triển khá rộng rãi với đa dạng các hình thức khác nhau (Thể dục thẩm mỹ, thể dục nhịp điệu, đi bộ, cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, nhảy thể thao…) Những
người tham gia nhiều hình thức tập luyện đó chắc chắn không phải chỉ người già,
người ốm yếu, mà đủ các thành phần lứa tuổi, nghề nghiệp.“ người người tập thể dục, nhà nhà tập thể dục” họ không những muốn cơ thể đẹp về hình thể mà điều
quan trọng là để có một cơ thể khỏe mạnh Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rènluyện sức khỏe trong chế độ mới là để xây dựng một xã hội văn minh Mục đíchcủa phát triển vận động là phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt nam mà nền móng làtrẻ em trong độ tuổi mầm non
Các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ, vai tròlớn đầu tiên của các hoạt động PTTC là nâng cao thể lực sức khỏe, các hoạt độngthể chất có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ
Trẻ em là niểm hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việcbảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người và của toàn xã hội.Trong độ tuổi mầm non, đây là một thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thờiđiểm này mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghĩ, bắt đầu nghe,nhìn và vận động bằng đôi chân đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làmlên những thói quen, kể cả những thói quen xấu Chính vì vậy, việc chăm sóc trẻ
em ngay những năm đầu đời là việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng bởi
cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành, bộ máy hôhấp đang hoàn thiện, nếu cơ thể trẻ non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đốinếu không được chăm sóc và vận động đúng cách thì có thể gây lên những thiếu sót
mà không thể khắc phục được
Trang 71.2 Cơ sở lý luận.
Giáo dục vận động là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếutrong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục Mầm non.Những nhiệm vụ quan trọng của GDPTVĐ là hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanhnhẹn, dẻo dai, bền bỉ, biết phối hợp các động tác giữ thăng bằng và kỹ năng địnhhướng trong không gian nhằm bảo vệ vả tăng cường sức khỏe đồng thời giáo dụccho trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong
sáng về đạo đức Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng “ phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phối hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, cơ thể yếu đuối khiến tinh thần trở nên yếu ớt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến một cơ thể toàn diện của trẻ”.
Chính vì vậy mà Trường MN là nơi nuôi dưỡng những thế hệ đầu đời, nhữngcon người mới của XHCN Muốn có những đứa trẻ tốt thì phải có một môi trườngnuôi dưỡng giáo dục tốt Nhận thức rõ tính cấp thiết và tầm quan trọng củaGDPTVĐ đối với trẻ mầm non mà năm học 2014 – 2015 là năm học Bộ giáo dục -
Sở giáo dục – Phòng Giáo dục triển khai chỉ đạo đi sâu chuyên đề GDPTVĐ thựchiện ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước
1.3 Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế
-xã hội, trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phìcũng nhiều hoặc ngược lại một số gia đình do điều kiện, hoàn cảnh khách quan như(bố mẹ bỏ nhau, bố hoặc mẹ tai nạn mất, bố nghiện rượu chè, bài bạc) nên chưaquan tâm đến con cái do vậy một số trẻ còn nhút nhát, chậm chạp Trên thực tế cònnhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như kinh tế - xãhội, chất lượng môi trường sống xong yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáodục vận động cho trẻ phù hợp hay chưa phù hợp Vì vậy là những nhà sư phạmchúng ta sẽ làm gì để khắc phục những tồn tại trên để giúp trẻ có một cơ thể khỏemạnh Có rất nhiều các biện pháp, các cách làm khác nhau nhưng với bản thân tôi
đã thực hiện một số biện pháp“ Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
1.4.Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo viên để nâng cao chất lượngGDPTVĐ cho trẻ trong trường Mầm non
Trang 81.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1.Đối tượng:
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp“ Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”
1.5.2 Phạm vi:
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Trường mầm non
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ
trong trường Mầm non
- Khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáoviên trong trường
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻtrong trường Mầm non
1.7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận - thực tiễn
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, phân loại giáo viên
- Phương pháp toạ đàm, khảo sát, thống kê đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm
2 Thực trạng của vấn đề.
2.1 Thuận lợi:
- Nhà trường có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo do vậy nhà trường có khuônviên tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động,đặc biệt là rất thuận tiện cho việc tôi áp dụng để thực hiện đề tài sáng kiến
- Được sự kết hợp nhiệt tình của hội phụ huynh học sinh, các đơn vị bộ độiđóng quân trên địa bàn luôn tạo điều kiện để nhà trường làm tốt công tác xã hội hóagiáo dục và công tác huy động nguồn lực
- Trình độ đạt trên chuẩn của giáo viên cao: 100% giáo viên có trình độ đạihọc rất thuận tiện cho việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
2.2 Hạn chế:
Trong thực tế việc GDPTVĐ cho trẻ tại trường nơi tôi công tác còn thấy một
số hạn chế như:
Trang 9- Hiện nay cơ sở vật chất nhà trường trong những năm qua có sự chuyểnbiến rõ rệt, trang thiết bị đồ chơi ngoài trời cũng như đồ dùng đồ chơi trong lớp họctương đối đầy đủ, xong điều đáng nói ở đây là giáo viên chưa biết:
+ Tận dụng vị trí không gian ngoài trời
+ Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có
+ Tận dụng không gian trong và ngoài lớp học
+ Đặc biệt là giáo viên chưa biết cách lồng ghép giáo dục phát triển vận độngvào các môn học, các hoạt động như thế nào cho hiệu quả và phù hợp để giúp trẻphát triển một cách toàn diện nhất
- Về phía phụ huynh: các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con em bị va chạm,tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế cho trẻ vậnđộng, thường để trẻ chơi với các thiết bị điện tử là nhiều
- Ở một số trường mầm non, các hoạt động giáo dục phát triển vận động cũngchỉ gói gọn theo giáo trình giảng dạy cũ, dạy theo khuôn mẫu, không kích thíchđược sự tích cực, chủ động, hứng thú của trẻ Những điều này đã và đang nếu tiếptục kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần củatrẻ
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên.
Để tiến hành “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”đạt kết quả tốt, tôi đã thực
hiện một số biện pháp khảo sát ở trường nơi tôi phụ trách tại thời điểm đầu nămhọc 2014- 2015(tháng 9/2014) như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên.
Trang 10nhận thấy rằng việc tích hợp lồng ghép nội dung GDPTVĐ vào chương trìnhGDMN không mang lại hiệu quả cao.
Bảng 2: Kết quả giảng dạy qua dự giờ giáo viên
đó số tiết đạt loại khá chiếm tỉ lệ 57%, loại đạt yêu cầu vẫn còn chiếm tỉ lệ 36%.Từ
số liệu khảo sát có thể nhận thấy rằng đa số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạtđộng tích hợp nội dung GDPTVĐ, việc tổ chức GDPTVĐ cho trẻ vẫn dừng lại ởmức hình thức
Bảng 3: Năng lực chuyên môn của giáo viên:
1 Khả năng thiết kế hoạt động 14 1 7 3 22 8 57 2 14
2 Khả năng thiết kế điều hành 14 1 7 3 22 8 57 2 14
4 Khả năng sáng tạo chủ động 14 1 7 3 22 9 64 1 7
tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, tuy nhiên chất lượng giáo viên không đồng đều, một sốgiáo viên còn trong độ tuổi sinh nở do vậy việc tiếp cận một số nội dung mới cònchưa kịp thời, lúng túng về phương pháp giảng dạy, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu,thậm chí có giáo viên kiến thức chưa vững vàng tỉ lệ trung bình vẫn còn cao 57%,
tỉ lệ yếu còn 14% Về phương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ, giáo viêncòn mắc bệnh nói nhiều, tiết dạy gò bó chưa đổi mới phương pháp nhằm phát huytính tích cực của trẻ, việc tiếp cận chương trình GDMN cũng như khả năng ứngdụng CNTT còn nhiều bỡ ngỡ tỉ lệ trung bình còn chiếm 57%, yếu còn 7% Việc tự
Trang 11học tự rèn luyện còn chưa hiệu quả còn mang tính hình thức, tỉ lệ trung bình còn57%, yếu còn 7%.
Qua quá trình điều tra tôi nắm được một số nguyên nhân sau:
- Giáo viên chưa có hiểu biết thật sự sâu sắc về vấn đề giáo dục PTVĐ
- Giáo viên gặp khó khăn trong việc khai thác nội dung giáo dục PTVĐ.Việclựa chọn nội dung, đề tài để xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động còn lúngtúng
- Giáo viên khó khăn trong việc lồng ghép tích hợp GDPTVĐ vào các hoạtđộng trong ngày
- Vai trò của tổ trưởng chưa được phát huy hết Việc xây dựng kế hoạchGDPTVĐ của tổ còn mơ hồ chưa sát với tình hình thực tế
Với mong muốn đóng góp phần nào đó giúp cho giáo viên có thể hiểu và dễdàng hơn trong việc thực hiện nội dung GDPTVĐ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội
dung: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” làm đề đài nghiên cứu Bước đầu đã
đạt được một số kết quả nhất định, xin được chia sẻ cùng các đồng chí và các bạn
3 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vậnđộng cho trẻ, với vai trò là một người phụ trách chuyên môn trong nhà trường tôi
đã chỉ đạo và áp dụng một số biện pháp như sau:
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục phát triển vận động.
Muốn chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho
trẻ trong trường mầm non một cách khoa học, có hiệu quả thì việc xây dựng kế
hoạch là nhiệm vụ tiên quyết của người quản lý Chính vì vậy nội dung đầu tiên tôiquan tâm và thực hiện đó là:
- Kế hoạch năm học: Tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp GDPTVĐ
trong các tháng Mục đích của việc xây dựng kế hoạch giúp giáo viên hiểu đượctầm quan trọng của việc GDPTVĐ, hiểu được nhiệm vụ của mình phải thực hiện,nắm chắc văn bản kế hoạch của các cấp quản lý để từ đó xây dựng kế hoạch để bồi
Trang 12dưỡng giáo viên thực hiện với nhóm lớp của mình lựa chọn các hoạt động nào để tổchức cho trẻ ở các tháng, trong năm cho phù hợp.
Ví dụ tháng 9: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch; chỉ đạo giáo viên tạo
môi trường học tập cho trẻ; chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng thể dục sáng vàthể dục vận động lồng ghép GDPTVĐ vào các chủ đề
Ví dụ tháng 10: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GDPTVĐ thông qua
hoạt động ngoài trời và các hoạt động ngoại khóa Phát động phong trào làm đồdùng đồ chơi tự tạo phục vụ chuyên đề
- Kế hoạch soạn giảng: Ngay từ trước khi vào năm học tôi đã chỉ đạo giáo
viên XDKH soạn giảng lựa chọn nội dung GDPTVĐ cho từng độ tuổi đảm bảotheo các nguyên tắc: Nội dung phải bám sát vào chương trình GDMN; Phát triểnhài hòa nhân cách kết hợp giáo dục thể chất với thực tiễn lao động; Đảm bảo tínhliên tục và tính hệ thống; Đảm bảo tính cá biệt; Đảm bảo sự kết hợp hợp lý giữacác vận động có tính chất động và tĩnh; Phù hợp với điều kiện thực tế của trường,lớp và địa phương
VD: Với vận động Bật: Đối với trẻ 25-36 tháng “Bật tại chỗ”; trẻ 3tuổi “ Bật
xa 20 - 25 cm”; trẻ 4 tuổi “Bật xa 35 - 40cm”; trẻ 5 tuổi “Bật xa 40 - 50cm”
- Kế hoạch chuyên đề:
Bắt buộc người quản lý Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải xây dựng
kế hoạch chuyên đề ngay từ đầu năm học và được Hiệu trưởng phê duyệt
Các nội dung phát triển vận động cho trẻ cần đảm bảo tính đồng tâm pháttriển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi Tôi đã chỉ đạogiáo viên xây dựng kế hoạch 35 tuần mục đích giúp giáo viên thực hiện các hoạtđộng giàn đều trong các chủ đề tránh bỏ sót
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cần căn cứ theo kếhoạch của các cấp quản lý, tình hình thực tế cơ sở vật chất của trường, lớp
Căn cứ vào kết quả khảo sát trên trẻ, xây dựng một hệ thống các bài tập để đocác kỹ năng vận động của trẻ ở các độ tuổi để từ đó xây dựng kế hoạch để bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Chỉ đạo xây dựng lớp điểm
Sau khi đã chỉ đạo tạo môi trường xong, tôi đã xây dựng chọn 2 nhóm lớpchọn xây dựng điểm về môi trường PTVĐ Trong đó tạo các góc học tập để cho trẻ
Trang 13hoạt động tích cực nhằm phát triển cả vận động thô và vận động tinh cho trẻ Tôi đãlựa chọn 2 lớp điểm theo nội dung sau:
- Một số nhóm lớp điểm về môi trường
- Một số nhóm lớp điểm về tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục thể chấtcho trẻ
Ở mỗi lớp điểm sẽ có một số lớp xây dựng có lồng ghép nội dung PTVĐtrong ngày và từ đó khi các lớp điểm đã làm tốt theo yêu cầu của BGH
3.2 Biện pháp 2: Tăng cường tạo dựng môi trường, cơ sở vật chất, thiết
bị đồ chơi phát triển vận động cho trẻ.
Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương, trường, lớp, tôi đã chủ động thammưu với nhà trường để có thể đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo, tự làm
và sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi giúp trẻ phát triển vận động đảm bảo antoàn và hiệu quả Song song với việc tham mưu thì tôi chỉ đạo giáo viên tạo môitrường vận động cho trong và ngoài lớp học cho trẻ:
- Trong lớp học: Thì cần đảm bảo theo danh mục đồ dùng, đồ chơi thiết bị
tối thiểu theo nội dung GDPTVĐ, bên cạnh đó mua sắm bổ sung thêm giúp trẻ thựchiện được những nội dung GDPTVĐ phù hợp với độ tuổi Chỉ đạo giáo viên sắpxếp thiết bị, đồ chơi trong nhóm lớp theo hướng mở ( theo nhu cầu của trẻ) đảmbảo an toàn Sắp xếp thiết bị trong các góc chơi trong nhóm đảm bảo an toàn, tậndụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động để tăng cường vận động cho trẻtrong thời gian trẻ ở trường Sắp xếp các thiết bị, đồ chơi cần chú ý đến các hoạtđộng thể lực của trẻ( theo nhu cầu vận động của trẻ) Tích cực làm đồ dùng phục vụcho các hoạt động GDPTVĐ
- Ngoài lớp học: Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền, tận dụng
sảnh, hành lang để làm một số mô hình nhỏ cho trẻ lớp mình hoạt động
Do nhà trường kinh phí khó khăn nên tôi đã xin ý kiến BGH cử 2 cô giáo vẽtốt của trường và sưu tầm mẫu để vẽ, kẻ một số hình trên sân trường
- Nhà trường đã kết hợp phụ huynh và đơn vị bộ đội kết nghĩa để trồng cỏ,tạo sân cát, đường đi đa dạng, thông thoáng (lối đi lại giữa các khu vực…), gò đất,vườn cổ tích, với một số thiết bị, dụng cụ thể dục chuyên biệt để giúp trẻ làm quen,rèn luyện các vận động phức tạp Chú ý tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địaphương và vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra các mô hình thiết bị ngoài trời cho trẻtập luyện, thiết bị đồ chơi ngoài trời cần đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng
Trang 14vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động như: các kiểu đi, đứng,chạy,nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, lăn, bắt, thổi, vươn Không gian hoạt độngngoài trời giúp trẻ tôi luyện sức khỏe, tắm nắng, gió, tăng cường hấp thu vitaminD,cảm nhận khí hậu thời tiết của các mùa và tập thích ứng cơ thể.
VD: khu vui chơi với thiết bị đồ chơi liên hoàn, mỗi thiết bị có số thứ tự
hoặc có ký hiệu( mũi tên) chỉ dẫn gợi ý giúp trẻ biết nên chơi thiết bị nào trước,
thiết bị nào sau và đảm bảo an toàn, giáo viên dễ quan sát trẻ
Ngoài ra cần chuẩn bị môi trường xã hội và chuẩn bị các góc vận động chotrẻ là một việc làm hết sức quan trọng trong việc GDPTVĐ cho trẻ Góc vận độngthúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ Việc thực hiện đa dạng hóa vận động trêncác trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau sẽ tác động mạnh đến sựphát triển sức khỏe, thể chất, kỹ năng vận động của trẻ Vì vậy cần có đầy đủ cácloại dụng cụ cho trẻ tập thể dục sáng, giờ thể dục, trò chơi vận động và các bài tậpngoài trời, trong nhà, vui chơi giải trí, lễ hội, thể dục thể thao , sau khoảng 1 nămnên thay đổi vị trí của góc vận động, chú ý định kỳ vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, sau
đó sắp xếp lại cho gọn gàng, đẹp đẽ
3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Muốn chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ có hiệu quả thì mộtviệc làm không thể thiếu của BGH đó là cần chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên: Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trườngGDPTVĐ, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi GDPTVĐ Bồi dưỡng nâng caophương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động GDPTVĐ cho trẻ để cán bộ quản lý
và giáo viên được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyênđề
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục phát triển vậnđộng có hiệu quả thì tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện một số nhiệm vụ cần thiếtsau đây:
- Xây dựng nội dung chương trình vận động tối ưu về thời gian và cường độvận động, phân phối chúng theo tình trạng sức khỏe, sự phát triển thể chất, khảnăng cá nhân của trẻ