Vì vậy để thay đổi thực trạng trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ phá
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong bối cảnh chính trị - xã hội ổn định Sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ cao cùng với các phẩm chất nhân cách phù hợp Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người công nghệ, con người tri thức là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục phải đào tạo ra Như vậy, Giáo dục Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội phải xây dựng con
người có phẩm chất, năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã căn
dặn Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” Qua đó cho thấy giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cơ sở cho
sự phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống
Như chúng ta đã biết, từ khi trẻ mới sinh ra, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người Trong đó có
sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Vận động làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, cân đối, sức khoẻ được tăng lên làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Vì vậy vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển
Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non thông qua các hoạt động một ngày của trẻ ở trường như ăn, ngủ, vui chơi, học tập, lao động
Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục phát triển vận động (PTVĐ) cho trẻ nhằm đào tạo một thế
hệ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất
Tuy nhiên thực tế hiện nay các điều kiện để thực hiện giáo dục PTVĐ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi không có sân chơi, sân cũng chưa có đồ chơi, trẻ con ở nông thôn đến lớp chỉ được cô giáo cho ngồi một chỗ, ít tổ chức các hoạt động Đối với những nơi như ở thành phố thì giáo viên mở tivi cho trẻ xem hoặc giữ trẻ tại lớp, không cho vận động do số trẻ trên lớp đông, chưa trang
bị đủ đồ chơi cho trẻ chơi Bên cạnh đó đội ngũ quản lý - giáo viên còn hạn chế
về kiến thức, kỹ năng thực hành về giáo dục PTVĐ, thường chú ý đến vận động
Trang 2thô mà quên đi vận động tinh cho trẻ, chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục PTVĐ phù hợp với trẻ và điều kiện vùng miền Đồng thời công tác tuyên truyền về việc phát triển vận động nhằm góp phần nâng cao tầm vóc trẻ chưa thực sự đến tận hộ gia đình, đảm bảo sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ Vì vậy để thay đổi thực trạng trên tôi
đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ phát
triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai và khéo léo, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt nam trong giai đoạn mới
2 Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng quản lý việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” ở các trường MN của tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện chuyên đề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở địa phương
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý việc thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chuyên đề ở các trường mầm non tỉnh Đồng Nai
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề
4 Đối tượng nghiên cứu:
Tìm ra các biện pháp nhằm hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên và trẻ mầm non tại tỉnh Đồng Nai thực hiện chuyên đề một cách hiệu quả
5 Giới hạn nghiên cứu:
Các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý luận
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thực hành
Trang 3PHẦN II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận.
- Thông tư số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định “Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”
- Ngày 22/12/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm cải thiện tình trạng dinh dưỡng
là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo mục tiêu “Đến năm 2020 suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam ”
- Trong những năm qua thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước; Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm non tỉnh
Đồng Nai đã triển khai thực hiện chương trình GDMN với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển đầy đủ các mặt thể lực, ngôn ngữ, nhận thức,
thẩm mỹ, tình cảm xã hội nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thế kỷ mới
- Ngành GDMN đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non ngày một tốt hơn, đã tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Qua quá trình thực hiện và tùy theo điều kiện thực tế của địa phương, các đơn vị đã có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, đội ngũ giáo viên và vận dụng các nội dung, hình thức để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ có hiệu quả Tuy nhiên tính đến nay việc chuẩn bị về cơ sở vật chất như sân chơi, bãi tập, đồ chơi ngoài trời, các trang thiết bị để phục vụ cho chuyên đề vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tập trung ở những nơi đời sống kinh tế thấp, các xã nghèo, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Trang 42.Thực trạng việc chỉ đạo chuyên đề “Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ trong trường mầm non” tại tỉnh Đồng Nai
- Địa bàn rộng, còn nhiều trường mẫu giáo, mầm non có nhiều điểm trường Một số điểm trường còn thiếu sân chơi và đồ chơi ngoài trời cho trẻ Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề giáo dục phát triển vận động vẫn còn thiếu
- Một số đơn vị có số trẻ trên lớp vượt quá quy định so với Điều lệ trường mầm non nên phần nào hạn chế vể chất lượng thực hiện chuyên đề
- Chất lượng GDPTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong các cơ sở GDMN còn hạn chế; giáo viên chưa chú ý tăng cường thời lượng vận động cho trẻ nhằm giúp trẻ mạnh dạn - tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo Giáo viên chưa biết cách đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động, chưa chú ý tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ; chưa có sự tích hợp với các hoạt động giáo dục phát triển như: ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội
- Đội ngũ cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm chưa có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện chuyên đề GDPTVĐ
- Đời sống và thu nhập của nhân dân ở các xã còn thấp, chính vì thế công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và
xã hội cùng chăm lo GDPTVĐ cho trẻ chưa đồng bộ
Từ những nguyên nhân trên cho chúng ta thấy việc tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non là quan trọng và cần thiết, đó chính là hoạt động thiết thực giúp cho các cơ sở GDMN từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn
3 Các giải pháp thực hiện:
Để nâng cao chất lượng chuyên đề Giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường mầm non trẻ tôi đã đề ra các giải pháp thực hiện như sau:
3.1 Công tác quản lý xây dựng kế hoạch:
Như chúng ta đã biết kế hoạch có tác dụng như kim chỉ nam, giúp cho CBQL và giáo viên thực hiện các công việc đúng hướng, nhằm đạt được mục tiêu đề ra Chính vì thế căn cứ vào Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch
và thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016", tôi đã xây dựng Kế hoạch
753/KH-SGDĐT ngày 14/4/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai
Trang 5thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” Nội dung kế hoạch tập trung vào
3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: (Năm học 2013 - 2014)
- Đánh giá thực trạng chuyên đề, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề trong 3 năm ở các cấp Chọn điểm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp trường
- Tăng cường công tác xã hội hoá trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đồ dùng, đồ chơi, phòng chức năng phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề
- Phát động cuộc thi "Tìm hiểu phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non" qua mạng Internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
* Giai đoạn 2: (Năm học 2014 - 2015)
- Tập trung chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất từ nhiều nguồn; đẩy mạnh công tác tham mưu, tuyên truyền của Phòng GDĐTvà trường; tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% đội ngũ CBQL và GVMN; tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả sau 2 năm thực hiện chuyên đề
- Hoàn thiện mô hình điểm các cấp và nhân rộng mô hình này đến 40% các trường mầm non trên địa bàn huyện, thị, thành phố
- Tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề GDPTVĐ cho trẻ mầm non
- Tổ chức Hội thi làm đồ dùng đồ chơi các cấp; Phát động phong trào sáng tác thơ ca, trò chơi và sáng kiến kinh nghiệm (hoặc thiết kế các hoạt động giáo dục hay) GDPTVĐ cấp cơ sở
* Giai đoạn 3: (Năm học 2015 - 2016)
- Triển khai nhân rộng mô hình điểm về GDPTVĐ đến 100% các trường mầm non; Hỗ trợ các đơn vị khó khăn trong việc triển khai thực hiện chuyên đề
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, phòng chức năng cần thiết cho việc thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động; Tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phòng chức năng hiện có để giáo dục PTVĐ cho trẻ
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề của các địa phương trong tỉnh Lựa chọn những sáng kiến hay, các giải pháp hữu ích trong quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ trong các cơ sở GDMN
- Tổ chức Hội thi “Cùng bé chơi vận động” các cấp và tổng kết 03 năm thực hiện chuyên đề
Trang 63.2 Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình điểm về thực hiện chuyên đề
“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Chỉ đạo điểm là đòn bẩy phong trào, là cơ sở để nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Trong năm học
2014-2015 tôi đã tham mưu lãnh đạo ban hành Quyết định số 382 của Sở Giáo dục và
Đào tạo ngày 14/05/2014 về việc chỉ đạo xây dựng mô hình điểm thực hiện
chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” Gồm các nội dung cụ thể:
+ Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển vận động phù hợp và khuyến khích trẻ tích cực hoạt động
+ Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương, trường, lớp có thể đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo, sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi giúp trẻ phát triển vận động trong trường, lớp đảm bảo an toàn, phù hợp và hiệu quả
+ Xây dựng môi trường tăng cường cho trẻ phát triển vận động bao gồm xây dựng môi trường vật chất và môi trường thân thiện
+ Đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ + Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
+ Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng
Qua thực hiện điểm mô hình, các đơn vị đã chia sẻ và học tập lẫn nhau làm cho chất lượng giáo dục PTVĐ cho trẻ ngày được nâng lên
Để kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm chuyên
đề tôi chọn 02 trường mầm non là điểm chỉ đạo:trường MN An Bình Thị xã Long Khánh
và trường MN Hoa Mai huyện Trảng Bom; nơi đây là điểm thực hành học tập trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Ban hướng dẫn nghiệp vụ tỉnh họp và tổ chức
dự giờ các hoạt động mẫu đánh giá rút kinh
Trang 7nghiệm trước khi triển khai đại trà Chỉ đạo cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm để phù hợp với từng độ tuổi trẻ
- Hướng dẫn các đơn vị thiết kế xây dựng mô hình sân chơi PTVĐ: Tổng kinh phí xây dựng 11 sân chơi là 660 triệu: Ngân sách nhà nước: 118 triệu; Xã hội hóa: 542 triệu ( gồm 11 đơn vị điểm của huyện, thị xã, thành phố) Đây là
mô hình sân chơi ngoài trời song được thiết kế như một phòng tập giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, tại sân chơi này trẻ có thể luyện tập rất nhiều bài tập như
đi thăng bằng, đi trên đường dích dắc, đường gấp khúc, vượt qua chướng ngại vật, đập bóng, từ những mô hình điểm đã nhanh chóng lan tỏa ra diện rộng
3.3 Tổ chức bồi dưỡng tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Muốn thực hiện tốt chuyên đề thì việc đầu tiên là phải tổ chức tập huấn cho toàn thể đội ngũ CBQL và GVMN nhằm giúp cho đội ngũ nhận thức được tầm quan trọng của chuyên đề, nắm được mục tiêu của chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam Việc làm đầu tiên của tôi là:
- Trang bị tài liệu về Chương trình GDMN và Hướng dẫn thực hiện nội dung GDPTVĐ cho 100% CBQL và GVMN trên toàn tỉnh;
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL và GVMN cốt cán với các nội dung như: Xây dựng môi trường GDPTVĐ và ý nghĩa của việc khai thác sử dụng môi trường thiết bị, ĐDĐC đối với GDPTVĐ cho trẻ trong trường mầm non; Hướng dẫn khai thác sử dụng môi trường thiết bị, ĐDĐC; Thực hành về khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi trong phòng GDTC, nhóm lớp, hoạt động ngoài trời; Xây dựng kế hoạch giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường mầm non, nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GDPTVĐ
- Trong mỗi lớp bồi dưỡng chuyên môn, căn cứ vào chỉ đạo của Vụ Giáo dục mầm non, đồng thời qua những lần kiểm tra, dự giờ, rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề theo từng giai đoạn tôi tổ chức đi sâu vào từng nội dung nhỏ nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý hiểu được những việc cần thiết phải làm khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Bên cạnh đó là cập nhật nội dung mới, những kinh nghiệm chỉ đạo chuyên đề GDPTVĐ từ các tỉnh bạn nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý thấy được điểm sáng của chuyên đề trong quá trình thực hiện chương trình GDMN, các nội dung tuyên truyền về giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non với các ban, ngành liên quan
và với cha mẹ trẻ Cuối mỗi giai đoạn các đơn vị sẽ đánh giá kết quả đạt được và
đề ra phương hướng thực hiện cho giai đoạn sau
Trang 8- Tư vấn, hỗ trợ các đơn vị xây dựng kế hoạch cho chuyên đề, hướng dẫn các giáo viên tại trường xây dựng kế hoạch giáo dục PTVĐ cho một năm học
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng môi trường thân thiện; Giới thiệu các mô hình PTVĐ cho trẻ mầm non; Lập kế hoạch GDPTVĐ” 4 lượt/2 năm cho
480 CBQL và GV cốt cán tham dự tập huấn, nhằm chia sẻ rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề
- Tổ chức kiến tập cấp tỉnh tại trường MN An Bình, MN non Hoa Mai, với 09 hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi; Ngày hội thể dục thể thao cho trẻ trong trường mầm non; tham quan mô hình sân chơi PTVĐ và cách sắp xếp bố trí đồ chơi PTVĐ cho 250 CBQL và GVMN cốt cán toàn tỉnh
trời
a Đối với đội ngũ cán bộ quản lý
- Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non theo giai đoạn và từng năm, bao gồm:
+ Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp + Xây dựng phòng “Giáo dục thể chất” đối với những nơi có điều kiện, những nơi còn khó khăn Ban giám hiệu trường có thể vận dụng những sản phẩm như vỏ xe, cây, tre, để tạo sân chơi phát triển vận động phù hợp với từng địa phương
Trang 9+ Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý nắm vững các điều kiện tối thiểu để thực hiện chuyên đề như: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề, tổ chức các hoạt động, các lễ hội phục vụ cho chuyên đề,
+ Thực hiện công tác chỉ đạo điểm và triển khai đại trà trong huyện cũng như toàn trường
+ Tổ chức Hội thi dạy giỏi các cấp trong đó có hoạt động bắt buộc là giáo dục phát triển vận động
- Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý thấy được tầm quan trọng của nội dung GDPTVĐ, sự đan xen lẫn nhau của những nội dung này khi thực hiện việc chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ mầm non Muốn trẻ phát triển thể lực tốt thì cần phải phối hợp các lĩnh vực khác, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển hài hoà và cân đối Đó chính là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này
Trang 10b Đối với đội ngũ giáo viên
- Hướng dẫn tập huấn cho đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động theo năm, tháng, tuần
- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn các các khối lớp nhằm giúp giáo viên nắm vững nội dung, yêu cầu giáo dục phát triển vận động cho từng độ tuổi
- Biết cách lồng ghép nội dung giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực khác như giáo dục nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội ; qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như vui chơi, lao động, Từ đó giáo dục trẻ sự mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn khéo léo thông qua các vận động Kịp thời phát hiện những trẻ có năng khiếu, tạo điều kiện cũng như các cơ hội sẵn có để trẻ phát huy năng khiếu của mình
- Từ những nội dung trên từng bước giúp giáo viên có kiến thức cũng như
kỹ năng thực hành hướng dẫn trẻ ngày một tốt hơn
- Tổng kinh phí tập huấn chuyên đề PTVĐ 63.000.000 đồng.
3.4 Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm
Ngoài việc thường xuyên cho đơn vị yếu học tập đơn vị mạnh trong tỉnh, tôi tham mưu lãnh đạo phòng Mầm non trao đổi, có các văn bản hỗ trợ các trường mầm non học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn như: trường Mầm non Quận Gòa Vấp
và trường Mầm non 19/5 - TP Hồ Chí Minh,