PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 3 NĂM 2006 – 2008

Một phần của tài liệu 259910 (Trang 62)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

4.5PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 3 NĂM 2006 – 2008

Nợ xấu là số nợ mà đến khi đáo hạn khách hàng chưa trả vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó thể hiện việc cho vay không hiệu quả đối với món vay đó và việc sử dụng vốn không hiệu của người đi vay. Đó là vấn đề mà bất cứ ngân

hàng nào cũng rất quan tâm vì nếu nợ xấu tăng cao thì rủi ro cũng sẽ rất cao đối

với ngân hàng, dễ dẫn đến con đường phá sản. Trong kinh doanh thì bao giờ

cũng chứa đựng rủi ro nhưng rủi ro ở mức nào là hợp lý, là chấp nhận được. Vì vậy, nợ xấu là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng không tránh khỏi. Sau đây là bảng tổng nợ xấu của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm (2006-2008)

Bảng 18: NỢ XẤU CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 837 1.983 2.571 1.146 136,92 588 29,65

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

837 2.571 1.983 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồ n g Nợ xấu

Từ bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm. Đây là điều cần chú ý của chi nhánh bởi vì nó ảnh hưởng trục tiếp đến kết quả

hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nợ xấu năm 2006 là 837 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 1.983 triệu đồng, tăng thêm 1.146 triệu đồng (tương đương

136,92%) so với năm 2006, năm 2008 lại tăng thêm 588 triệu đồng (tương đương

29,65%), nâng mức nợ xấu năm này lên 2.571 triệu đồng. Nợ xấu tăng qua 3 năm là do dư nợ của hi nhánh liên tục tăng qua 3 năm. Ngoài ra, do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng còn những thiếu sót cần khắc phục. Năm 2007, 2008

Bến Tre phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cơn bão số 9 (12/2006); đa phần người nông dân trên địa bàn đều bị ảnh hưởng. Đặc biệt là nông dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp bị mất mùa nên một số khách hàng không đủ khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn, làm cho nợ xấu tăng theo.

4.5.1 Tình hình nợ xấu hạn theo thời hạn

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cho vay đa số là cho vay ngắn hạn, nhưng DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN theo

thời hạn nên nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu theo thời

hạn. Nó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 19: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm2008 Chênh lệch

2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 219 26,2 585 29,5 828 32,2 366 167,12 243 41,53 Trung- dài hạn 618 73,8 1.398 70,5 1.743 67,8 780 126,20 345 24,68 Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn tăng qua 3 năm. Năm 2006

167,12%) so với năm 2006, nâng mức nợ xấu năm này lên 29,5 triệu đồng. Nó

tiếp tục tăng lên 828 triệu đồng vào năm 2008, tăng 41,53%, về giá trị thì nó tăng

243 triệu đồng so với năm 2007. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, nhưng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu. Điều này nói lên được rằng cho vay ngắn hạn ít rủi ro. Ngược lại

với nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu

theo thời hạn. Cụ thể, năm 2006 chiếm 73,8% tổng nợ xấu với giá trị là 618 triệu đồng. Năm 2007 tăng thêm 780 triệu đồng (tương đương126,2%) so với năm 2006, đạt 1.398 triệu đồng, chiếm 70,5%. Tốc độ tăng nợ xấu trung - dài hạn này giảm xuống còn 24,68%, đạt giá trị 2.571 triệu đồng vào năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng tốc độ tăng nợ xấu vào năm 2007, 2008 của cả nợ

xấu ngắn hạn và nợ xấu trung - dài hạn là biểu hiện rõ hậu quả của cơn bão số 9. Đặt biệt là vào năm 2007. Nó đã làm ảnh hưởng trực tiếpđến sản xuất của của

người dân tỉnh Bến Tre. Vì vậy, trong thời gian này khách hàng mất khả năng trả

nợ chi ngân hàng dẫnđến nợ xấu tăng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5.2 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Tình hình nợ xấu của MHB_ Bến Tre theo thành phần kinh tế được thể hiện

qua bảng sau:

Bảng 20: NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CT-TNHH - - - - - - - - - - DNTN - - - - - - - - - - KTCT 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65 Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65

Nhìn vào bảng số liệu 20 ta thấy nợ xấu theo thành phần kinh tế của chi

nhánh chỉ tập trung vào KTCT và liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng của nó

bằng với tốc độ tăng nợ xấu của chi nhánh. Nguyên nhân công ty TNHH và DNTN không có nợ xấu là do khâu xử lý nợ quá hạn đã làm tốt đối với hai loại

hình kinh tế này. Do đó nó chỉ quá hạn mà không có nợ chuyển sang nợ xấu.

Nguyên nhân là do tình hình lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế thế giớiđã

ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Việt Nam; đặt biệt là ngành ngân hàng. Mặt

khác doanh số cho vay của thành phần kinh tế này tăng cao do đó nợ xấu của nó cũng tăng cao. Thành phần kinh tế này đa phần là dân cư và cá nhân sản xuất nhỏ

lẻ, còn ít kinh nghiệm, một số ít làm ăn không hiệu quả dẫnđến hậu quả là không

đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng, làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm.

4.5.3 Tình hình nợ xấu theo mục đích

Nợ xấu theo mục đích của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh

Bến Tre được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 21: NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 497 59,3 1.057 53,4 1.280 49,8 560 112,68 223 21,10 Thương nghiệp 177 21,2 369 18,6 573 22,3 192 108,47 204 55,28 Xây dựng 163 19,5 557 28,1 718 27,9 394 241,72 161 28,90 Khác - - - - - - - - - - Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

Từ bảng tình hình nợ xấu theo mục đích của Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm ta thấy trái ngược với DSCV, DSTN, dư

xấu của ngành thương nghiệp. Năm 2006 nợ xấu của ngành nông nghiệp chiếm

tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, cụ thể là chiếm 59,3% với giá trị là 497 triệu đồng. Nhưng tốc độ tăng mạnh nhất là vào năm 2007, tăng 112,68 triệu đồng, tương đương tăng 560 triệu đồng nâng mức nợ xấu lên 1.057 triệu đồng, chiếm

53,4% tổng nợ xấu. Năm 2008 nợ xấu ngành nông nghiệp tiếp tục tăng lên 1.280 triệu đồng, tăng 223 triệu đồng (tương đương 21,10%) so với năm 2007. Nợ xấu

của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu cho ta thấy những năm này ngành nông nghiệp liên tục gặp khó khăn cụ thể là cơn bão số 9. Nó đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để lại hậu quả nặng nề cho người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đa phần nông dân

bị mất mùa. Nó đã làm cho phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ không thể

thực hiện đúng như trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa khách hàng và ngân

hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng nợ xấu của chi nhánh.

Bên cạnh đó tốc độ tăng nợ xấu của ngành thương nghiệp và xây dựng

cũng tăng qua 3 năm nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của chi

nhánh. Tốc độ tăng cao nhất vào năm 2007, ngành xây dựng với tỷ lệ 241,72%

tương đương 394 triệu đồng so với năm 2006, nâng mức nợ xấu lên 557 triệu đồng; ngành thương nghiệp tăng 192 triệu đồng (tương đương 108,47%) so với năm 2006, đạt giá trị 369 triệu đồng. Nợ xấu của ngành thương nghiệp và xây dựng tăng nhưng nó lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu theo mục đích, ngược lại với DSCV. Điều này chứng tỏ ngân hàng cho vay trong lĩnh vực này

đạt hiệu quả tốt, công tác thẩm định và lập phương án cho vay tương đối chính xác, khách hàng đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với món vay.

4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008)

Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu. Ta cần phải sử dụng

Bảng 22: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

1 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 300.000 435.000 560.000 2 Nguồn vốn huy động Triệu đồng 87.900 156.165 214.480 3 Doanh số cho vay Triệu đồng 350.000 500.000 680.000 4 Doanh số thu nợ Triệu đồng 260.000 380.000 560.000 5 Tổng dư nợ Triệu đồng 280.000 400.000 520.000 6 Dư nợ bình quân Triệu đồng 252.000 340.000 460.000 7 Tổng thu nhập Triệu đồng 30.240 38.760 77.280

8 Nợ xấu Triệu đồng 837 1.983 2.571

9 Thu nhập lãi Triệu đồng 28.728 36.241 69.552 10 Chi phí lãi Triệu đồng 23.950 28.992 55.178

11 Tổng dư nợ/Vốn huy động Lần 3,19 2,56 2,42

12 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn % 93,33 91,95 92,86

13 Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,29 0,49 0,49

14 Hệ số thu nợ % 74,29 76,00 82,35

15 Thu nhập lãi/Chi phí lãi % 119,95 125,00 126,05 16 Thu nhập lãi/Tổng thu nhập % 95,00 93,50 90,00 17 Vòng quay tín dụng Vòng 1,03 1,11 1,21

18 Lợi nhuận/Tổng thu nhập % 12,00 15,00 16,00

19 Lợi nhuận/Tổng tài sản % 1,21 1,34 2,21

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

4.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Năm 2006, trong 3,19 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Vì vậy,

chi nhánh chủ yếu dùng vốn điều chuyển để cho vay, cụ thể là phải sử dụng 2,19 đồng vốn điều chuyển. Chỉ số này khả quan hơn vào năm 2007, trong 2,56 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động; đặt biệt năm 2008 chỉ số này đạt kết quả tốt

nhất trong 3 là trong 2,42 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, chỉ sử dụng 1,42 đồng vốn điều chuyển để cho vay. Điều này cho thấy khả năng huy động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên chi nhánh cũng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển để cho vay, mà vốn điều chuyển có chi phí cao hơn vốn huy động nên lợi nhuận của chi nhánh cũng

sẽ giảm. Do đó chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn trong

các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế để có thể cân đối được nguồn vốn cho

vay của chi nhánh.

4.6.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn

Như đã phân tích ở trên nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL

chi nhánh Bến Tre chủ yếu là sử dụng vào mục đích cho vay. Chính vì vậy mà nó

tăng cùng với sự gia của dư nợ qua các năm, nhưng tốc độ gia tăng của dư nợ

chậm hơn tốc độ gia tăng nguồn vốn nên tỷ số này có xu hướng giảm so với năm

2006. Nhìn chung chỉ số dư nợ/tổng nguồn vốn của chi nhánh điều đạt trên 90%. Cụ thể, năm 2006 là 93,33%, năm 2007 giảm xuống còn 91,95%. Tỷ số này giảm

do tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Đến năm

2008 tỷ lệ này tăng lên 92,86%, tăng 0,91% so với năm 2007, nhưng thấp hơn

0,47% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ chi nhánh sử dụng tốt nguồn vốn của

mình.

4.6.3 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một

cách rõ rệt. Nó đánh giá mức độ rủi ro của các món vay. Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ thấp có nghĩa là chất luợng tín dụng của ngân hàng cao. Ngược lại, chất lượng tín dụng ngân hàng chưa tốt.

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu trên tổng dư nợ tăng qua 3 năm nhưng tỷ lệ nợ xấu này ở mức dưới 1%. Cụ thể, năm 2006 ở mức 0,29%, năm 2007 và 2008 tăng lên ở mức 0,49%. Tỷ lệ nợ xấu này nằm trong mức cho phép

của ngân hàng nhà nước là 5%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh thấp,

cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh diễn biến thuận lợi. Mặc dù tình hình nợ xấu của ngân hàng là như vậy nhưng cán bộ tín dụng cần phải cố

gắng phát huy kết quả đạt được nhằm giữ vững và hạ thấp tỷ lệ nợ xấu của chi

4.6.4 Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Nhìn vào bảng 22 ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre tăng qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006, tỷ lệ doanh số

thu nợ trên doanh số cho vay là 74,29%, năm 2007 là 76,00%, năm 2008 tăng lên

82,35%. Chỉ số này phản ánh tình hình thu nợ và theo dõi khả năng trả nợ của

khách hàng. Chỉ số này tăng cho ta thấy được công tác quản lý nợ của cán bộ tín

dụng tại ngân hàng tương đối tốt. Cần phát huy hơn nữa khi mà tốc độ cho vay tăng nhanh như hiện nay để chỉ số này ngày càng tăng lên, hạn chế giảm xuống.

4.6.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm.

Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre luôn có chiều hướng tăng. Năm 2006 là 1,03 vòng sang năm 2007 tăng lên 1,11 vòng, năm 2008 nó tiếp tục tăng lên 1,21 vòng. Ta thấy vòng quay tín dụng liên tục tăng qua 3 năm và lớn hơn 1, chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng nhiều đến công tác thu nợ. Hơn nữa thời gian gần đây chi

nhánh chú trọng nhiều vào cho vay ngắn hạn, thu hồi vốn nhanh. Điều đó dẫn đến nguồn vốn của chi nhánh được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời

gian gần đây. Nhu cầu vốn của khách hàng phục vụ sản xuất mang tính chất thời

vụ: doanh nghiệp thu mua lúa gạo, dịch vụ cầm đồ, kinh doanh vàng bạc.

4.6.6 Chỉ tiêu thu nhập lãi trên chi phí lãi

Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập lãi trên tổng chi phí lãi. Nó cho ta thấy được

một đồng chi phí lãi bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre thì năm 2006 một trăm đồng chi

phí lãi mà chi nhánh bỏ ra thì thu về được 119,95 đồng thu nhập lãi. Năm 2007,

bỏ ra một trăm đồng chi phí lãi ta thu về được 125 đồng. Tỷ số này tiếp tục tăng

Một phần của tài liệu 259910 (Trang 62)