1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỆ THỐNG NHÂN vật TRONG GIAI THOẠI xứ HUẾ

66 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 325,33 KB

Nội dung

Qua đề tài này, chúng tôi muốn khẳngđịnh những đặc trưng riêng của hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế vàhiểu thêm về nền văn học dân gian, văn hóa và con người nơi đây; nó vừagiản

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA NGỮ VĂN

MAI THỊ DÂNG

HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG GIAI THOẠI XỨ HUẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

NGÀNH VĂN HỌC KHÓA K36 (2012 - 2016)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

Huế, 5-2016

Trang 2

Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới Cô Nguyễn Thị Quỳnh Hương đã nhiệt tình hướng dẫn tôi tìm hiểu và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để tôi hoàn thành bài khóa luận này.

Do hạn chế về thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 13 tháng 05 năm 2016

Sinh viên Mai Thị Dâng

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

mà không nói đến thể loại giai thoại.

Giai thoại là một trong những di sản tinh thần quý báu của xứ Huế.Đến với giai thoại xứ Huế, chúng ta như được hòa mình vào nguồn suốimát vô tận của thiên nhiên Với sự giản dị, ngắn gọn, lãng mạn, hồn nhiêntrong cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, giai thoại mang đến cho nềnvăn học dân gian xứ Huế thêm một sắc màu mới Hơn thế nữa, giai thoại

xứ Huế đã có lịch sử từ lâu đời, nó được hình thành và phát triển cùng với

sự phát triển của văn hóa, xã hội nơi đây Do đó, khi tìm hiểu về hệ thốngnhân vật trong giai thoại xứ Huế, chúng ta sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu sắchơn về truyền thống văn hóa con người xứ Huế

Có thể nói rằng giai thoại xứ Huế có hệ thống nhân vật hết sức đadạng và phong phú Đó là hệ thống nhân vật các mệ, nhân vật người nghệ

Trang 7

sĩ hát bội, nhân vật hò hát đây là nét đặc thù tiêu biểu nhất của giai thoạiThừa Thiên Huế.

Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Hệ thốngnhân vật trong giai thoại xứ Huế” Qua đề tài này, chúng tôi muốn khẳngđịnh những đặc trưng riêng của hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế vàhiểu thêm về nền văn học dân gian, văn hóa và con người nơi đây; nó vừagiản dị, hồn nhiên mà cũng không kém phần độc đáo và phong cách

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là một thể loại của văn học dân gian Thừa Thiên Huế, giai thoại đãđem đến cho người đọc những câu chuyện lý thú và tiếng cười hài hước, dídỏm Đặc biệt, trong giai thoại, hệ thống nhân vật hết sức sinh động, mangmột nét đặc trưng riêng đậm chất Huế, và chính yếu tố này cũng góp phầnkhông nhỏ cho sự phong phú, đa dạng của văn học dân gian xứ Huế

Hệ thống nhân vật là yếu tố quyết định chất lượng, giá trị của giaithoại nói chung và giai thoại xứ Huế nói riêng Tuy nhiên hiện nay, cáccông trình nghiên cứu về giai thoại cũng như hệ thống nhân vật trong giaithoại xứ Huế vẫn còn rất ít ỏi Phần lớn là những công trình nghiên cứu giaithoại với tư cách thể loại và góp phần minh định giai thoại văn học với giaithoại dân gian

Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi chỉ xin tập trungkhảo lược các công trình nghiên cứu về giai thoại xứ Huế

Đầu tiên, năm 1998, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội cho xuất

bản tập 1 - Truyện kể dân gian của bộ Tổng tập văn học dân gian Thừa

Thiên – Huế do Tôn Thất Bình biên soạn Đây là chuyên luận trình bày một

cách tương đối đầy đủ và hệ thống về những vấn đề liên quan đến truyện kểThừa Thiên Huế gồm các thể loại: thần thoại và truyền thuyết, truyện cổtích, truyện cười, giai thoại Đặc biệt, tác giả chú trọng phân loại giai thoạithành một hệ thống cụ thể theo tuyến nhân vật: giai thoại các mệ, giai thoại

sư Viên Thành, giai thoại Nguyễn Kinh, giai thoại hò hát của Ưng Bình

Trang 8

Thúc Giạ Thị và Thảo Am Nguyễn Khoa Vi và giai thoại hát bội Việcphân loại các tiểu loại như vậy giúp người đọc dễ dàng thống kê được hệthống nhân vật trong giai thoại xứ Huế.

Tiếp theo phải kể đến cuốn Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên

Huế của Lê Văn Chưởng, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Trẻ, Thành phố

Hồ Chí Minh Trong Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế, tác giả

đã tuyển tập một kho tàng văn học dân gian nhiều màu sắc mang tinh thầnmộc mạc, hồn nhiên xứ Huế Đến với công trình là chúng ta đến với mộtnền văn học dân gian Thừa Thiên Huế với số lượng tác phẩm đồ sộ, đặcthù, tiêu biểu đã được tác giả sưu tầm, tuyển chọn một cách kĩ lưỡng, côngphu Ngoài ra, qua đó, chúng ta còn có điều kiện để hiểu hơn về địa lý, lịch

sử, văn hóa, xã hội của vùng đất Cố đô Đặc khảo văn học dân gian Thừa

Thiên Huế triển khai hai phần: phần một biên khảo về: 1 Xứ sở Thừa

Thiên Huế; 2 Lịch sử văn học dân gian Thừa Thiên Huế; 3 Đặc trưngtruyện dân gian Thừa Thiên Huế; 4 Đặc trưng thơ ca dân gian Thừa ThiênHuế Phần hai Lê Văn Chưởng trình bày sưu tầm về: 1 Truyện dân gian; 2.Thơ ca dân gian Các văn bản trong công trình đều được hiệu đính hoặcviết lại, mỗi thể loại được chia thành các tiểu loại Ở mỗi tiểu loại, các vănbản được sắp xếp theo trình tự logic có hệ thống hoặc theo một chủ đề nhấtđịnh Công trình này có thể xem là cơ sở, là nguồn cung cấp tư liệu choviệc nghiên cứu, học tập đối với học sinh, sinh viên và cũng như một hànhtrang trên hành trình nghiên cứu văn học dân gian và các lĩnh vực khác củaThừa Thiên Huế

Năm 2012, Triều Nguyên biên soạn tập 2 - Truyện cười, truyện

trạng, giai thoại của bộ Tổng tập văn học dân gian xứ Huế, nhà xuất bản

Thuận Hóa Trong tập 2 của bộ Tổng tập văn học dân gian xứ Huế, Triều

Nguyên đã sưu tầm được một khối lượng đồ sộ truyện cười, truyện trạng vàgiai thoại trong kho tàng văn học dân gian Thừa Thiên Huế Chính vì vậy,người đọc sẽ được thỏa sức đắm chìm trong những truyện cười, truyện

Trang 9

trạng và giai thoại hài hước, thú vị, chất chứa nghĩa tình Hơn thế nữa, ông

đã phân loại, thống kê, sắp xếp các văn bản thành những chủ đề cụ thể, tạođiều kiện thuận lợi cho người đọc tiếp cận văn học dân gian xứ Huế mộtcách dễ dàng hơn Ví dụ, phần truyện cười ông phân ra hai nội dung với haichương mục lớn là truyện khôi hài và truyện trào phúng; phần truyện trạngcũng có hai chương mục lớn là truyện Hồ Cháu và truyện Nguyễn Kinh;phần truyện giai thoại có hai chương mục là giai thoại lịch sử và giai thoạivăn học nghệ thuật; ngoài ra, còn có các hệ thống chương mục nhỏ trongmỗi chương mục lớn rất cụ thể và rõ ràng.Triều Nguyên đã đem đến chochúng ta những trải nghiệm về truyện cười, truyện trạng và giai thoại ThừaThiên Huế một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu hơn, có thể phục vụđông đảo bạn đọc yêu thích ba thể loại này Đồng thời, ông cũng góp phầnbảo tồn, phát huy bản sắc vùng văn hóa Huế và phục dựng văn học dângian Thừa Thiên Huế

Trong các công trình trên, tác giả đã tập hợp được một cách hệ thốnggiai thoại xứ Huế Đây là mặt thuận lợi của chúng tôi trong quá trình thựchiện đề tài; ngoài ra, ở cuối mỗi văn bản, tác giả còn chú thích về những từngữ địa phương và nguồn gốc xuất xứ của văn bản Hơn nữa, trong cáccông trình này, tác giả đã phân loại, thống kê một số giai thoại điển hìnhtheo từng nội dung cụ thể Chính những yếu tố đó góp phần quan trọng chochúng tôi trong quá trình tìm hiểu, phân tích và giải quyết đề tài nghiêncứu Tuy nhiên, ba công trình trên vẫn nặng về sưu tầm, biên soạn hơn làthẩm định và đánh giá Cho nên bên cạnh mặt thuận lợi, chúng tôi cũng gặpphải những khó khăn nhất định trong quá trình nghiên cứu đề tài

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu thể loại giai thoại cũng được

giới thiệu sơ lược qua một vài bài viết trên trang mạng như: Giai thoại –

Một thể loại văn học dân gian của Nguyễn Thị Bích Hà (Khoa Việt Nam

học – ĐHSP Hà Nội) Nguyễn Thị Bích Hà đã góp phần trong việc đi sâukhai thác lý thuyết về thể loại giai thoại qua các ý kiến của các nhà nghiên

Trang 10

cứu văn học Bài viết phần nào làm cho chúng ta hiểu hơn về thể loại giai

thoại và cách phân loại của nó Hay bài viết Các kiểu nhân vật trong truyện

kể dân gian của Nguyễn Thị Mỹ Liên, đã chỉ ra được các đặc điểm của các

nhân vật trong truyện kể dân gian trong đó có đề cập đến nhân vật của giaithoại Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ mới điểm qua một vài nét đặc điểm cơbản của nhân vật trong giai thoại lịch sử chứ chưa đi sâu vào các nhân vậtkhác trong giai thoại

Như vậy, cho đến nay, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nàonghiên cứu chuyên biệt về hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế Theochúng tôi, đây là một hướng đi khả thi và sẽ có nhiều đóng góp trongnghiên cứu văn học dân gian Thừa Thiên Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống nhân vật trong giaithoại xứ Huế

Phạm vi nghiên cứu: Giai thoại xứ Huế

Trong đó, chúng tôi khảo sát trên cơ sở các công trình Tổng tập văn

học dân gian Thừa Thiên – Huế của Tôn Thất Bình, xuất bản năm 1998,

nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Tổng tập văn học dân gian xứ Huế

- tập 2 của Triều Nguyên, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Đại học Quốc

gia, Hà Nội và Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế của Lê Văn

Chưởng, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi vận dụng lýthuyết thi pháp học để phân tích các đặc trưng nghệ thuật của hệ thốngnhân vật trong giai thoại xứ Huế

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã kết hợp sử dụngcác phương pháp: cấu trúc – hệ thống, thống kê và phân loại, phân tích vàtổng hợp, so sánh Trong đó phương pháp thống kê và phân loại, phân tích

và so sánh là phương pháp cơ bản trong quá trình nghiên cứu

Trang 11

5 Đóng góp của đề tài

Giai thoại là một thể loại văn học dân gian có lịch sử hình thành khálâu đời và có sức sống mãnh liệt Nhưng trên cơ sở các tài liệu chúng tôitiếp cận được, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu giaithoại xứ Huế một cách chuyên sâu

Vì vậy với đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể đưa ra một cáinhìn khái quát, chuyên sâu về giai thoại xứ Huế:

Thứ nhất, từ việc khảo lược ý kiến của các nhà nghiên cứu về truyện

kể Nguyễn Kinh, chúng tôi góp phần xác lập thể loại cho hệ thống truyện

kể này Chúng tôi thiết nghĩ đây là thao tác cần thiết trước khi tìm hiểu về

hệ thống nhân vật của giai thoại xứ Huế

Thứ hai, trên cơ sở khảo sát, thống kê, chúng tôi đi vào phân loại hệthống nhân vật của giai thoại xứ Huế Qua đó, chúng tôi tiếp tục phân tích

để chỉ rõ từng kiểu, loại nhân vật trong giai thoại xứ Huế

Thứ ba, chúng tôi khám phá hệ thống nhân vật của giai thoại xứ Huếdưới các góc độ: ngôn ngữ, kết cấu, yếu tố hài hước và không gian, thời giannghệ thuật Chương 3 sẽ làm rõ những phương thức nghệ thuật đặc sắc củatác giả dân gian trong quá trình khắc họa nhân vật của giai thoại xứ Huế

Thứ tư, khóa luận sẽ góp phần khẳng định giá trị và vai trò của thểloại giai thoại đối với văn hóa xứ Huế nói chung, cũng như văn học dân gianHuế nói riêng Ngoài ra, khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinhviên Ngữ văn và những người yêu thích văn học dân gian Thừa Thiên Huế

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận đượctriển khai trong ba chương:

Chương 1: Giai thoại và nhân vật trong giai thoại xứ Huế

Chương 2: Phân loại hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế

Chương 3: Hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế nhìn từphương thức nghệ thuật

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

GIAI THOẠI VÀ NHÂN VẬT TRONG GIAI THOẠI XỨ HUẾ

1.1 Khái lược giai thoại

1.1.1 Khái niệm giai thoại

Giai thoại là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dângian Nó bao gồm những chuyện ngắn hấp dẫn về một sự việc hoặc mộtngười có thật nhưng được truyền tải qua nhiều bước (truyền miệng, viếtlại), nên giai thoại có thể ẩn chứa yếu tố phi lý Lúc đầu nó có thể được ghichép ở đâu đó qua hồi ức của bạn bè, người thân với nhân vật, được dângian thêm bớt, uốn nắn vô thức hay có ý thức để trở thành sản phẩm củacộng đồng Giai thoại vì vậy có số lượng rất phong phú và có chủ đề đadạng.Tuy mang tính hài hước nhưng giai thoại không nhằm mục đích chínhtạo tiếng cười, mà trong trường hợp đó, chính tiếng cười là phương tiệntruyền tải khiến người nghe nhớ lâu hoặc thích kể lại cho người khác

Giai thoại là những mẩu chuyện về các tiểu tiết trong sinh hoạt,không mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Hiện nay, việc nghiêncứu, sưu tầm giai thoại so với các thể loại khác của văn học dân gian vẫnkhá ít ỏi Trong những công trình đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ýkiến, quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề thể loại

Đầu tiên, định nghĩa về thể loại này còn tồn tại nhiều điều gây tranh

cãi Trong bài nghiên cứu Giai thoại - một thể loại văn học dân gian,

Nguyễn Thị Bích Hà (Khoa Việt Nam học – ĐHSP Hà Nội) đã thống kê tất

cả các định nghĩa giai thoại:

Trần Thanh Mại (Giai thoại văn học, 1965): “Giai thoại văn học là

những mẩu chuyện nói riêng về các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa bảng, vềnhững người sử dụng thơ văn và sáng tác thơ văn nói chung” [16, tr.1]

Trang 13

Vũ Ngọc Khánh (Kho tàng giai thoại Việt Nam, 1994) nhận định giai

thoại thuộc văn học dân gian khi ông cho rằng “…Những câu thơ, câu đối

ở đây có vẻ giàu chữ nghĩa, điển tích như ở văn chương bác học, song điềubắt buộc là phải vận dụng theo phong cách dân gian, lấy chất liệu và cảbiện pháp quen thuộc của ca dao, câu đố…tác phẩm văn học bác học đượcxem như tác phẩm dân gian và có thể sống trong quần chúng…” [16, tr.2]

Kiều Thu Hoạch (Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại,

2006) cũng định nghĩa “Giai thoại vốn là một thuật ngữ gốc Hán, giai cónghĩa là hay, đẹp, thoại là câu chuyện kể Như vậy giai thoại là câu chuyện

kể hay, đẹp…Tuy nhiên, giai thoại không phải là câu chuyện, mẩu chuyện

kể bình thường, mà đó phải là những câu chuyện hay, lý thú, gợi đượcnhững khoái cảm thẩm mĩ” [16, tr.2]

Hay Từ điển Văn học do NXB Thế giới phát hành năm 2004 (do Đỗ

Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) biênsoạn) định nghĩa như sau: “Một thể loại chuyện kể truyền miệng, lưutruyền chủ yếu trong giới nhà văn và lớp công chúng ưa thích thơ văn, nhất

là những người có hiểu biết Hán học và văn chương chữ Hán Thuật ngữgiai thoại được mượn từ Trung Hoa (thoại: truyện kể; giai: hay, đẹp, thúvị) Mỗi giai thoại là một truyện kể ngắn gọn, lý thú, xoay quanh nhữngnhân vật có thực, thường là những danh nhân… Giai thoại văn học thườngkhông phân giới rõ rệt với truyền thuyết, truyền kỳ; có những mảng giaithoại xuất hiện thời kỳ sau lại gần với tiếu lâm Tuy vậy giai thoại vẫn mangtính độc lập như một thể loại độc đáo; nó thuộc về văn chương bác học, gắnvới sinh hoạt văn học thành văn, nhưng lại tồn tại dưới dạng truyền miệng,tức là dạng thức tồn tại của các truyện kể dân gian” [16, tr.2]

Trên cơ sở giới thiệu định nghĩa, bên cạnh sự đồng tình với một vài ýkiến, Nguyễn Thị Bích Hà cũng đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trongcác cách nhận diện và đánh giá giai thoại Chúng tôi nhận thấy rằng, khotàng văn học dân gian có một mảng truyện kể khá gần gũi với truyện cười

Trang 14

và cũng tương quan với truyền thuyết, được tồn tại độc lập và có một đờisống riêng, đó là giai thoại Giai thoại nếu được phân tích dưới định nghĩacủa từ Hán Việt thì đó là lối nói đẹp, những mẫu chuyện vui vui, hay hay.Nói một cách khác, giai thoại là những mẫu chuyện vui, ngắn gọn dựa vàonhững nhân vật, những tình tiết có thật được diễn tả một cách khéo léo,thấp thoáng yếu tố cười Mục đích của truyện kể là mang lại không khí vuitươi, nụ cười tao nhã.

Riêng tính chất loại hình của giai thoại, tác giả đồng tình với ý kiếncủa Kiều Thu Hoạch khi trình bày lí do khiến ông coi “giai thoại như mộtthể loại trong loại hình tự sự của văn học dân gian” [16, tr.3] Từ đó,Nguyễn Thị Bích Hà đã tạm thời phân loại giai thoại thành 3 bộ phận:

- Giai thoại văn học

- Giai thoại lịch sử

- Giai thoại cườiiai

Giai thoại - một thể loại văn học dân gian của Nguyễn Thị Bích Hà

là bài nghiên cứu mang tính chất tổng hợp tương đối đầy đủ và đưa ranhiều kiến giải khoa học cho thể loại giai thoại Tác giả cho rằng: “Để cóthể coi giai thoại như một thể loại văn học dân gian, có thể đưa thể loại nàyvào giảng dạy chính thức trong nhà trường thì còn cần thời gian và cầnthêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn” [16, tr.5]

Chúng ta thấy rằng, dù các ý kiến có nhiều chiều khác nhau nhưngtrong các quan điểm của họ vẫn có nét đồng nhất như: giai thoại là một thểloại văn học dân gian tồn tại độc lập, thuộc loại hình tự sự của văn học dângian và chủ yếu được truyền miệng Đó là những chuyện đời thường thú vị,hài hước, có tính thẩm mỹ liên quan tới một nhân vật, một hiện tượng cóthật hàm chứa yếu tố gây cười một cách nhẹ nhàng tao nhã Đồng thời, giaithoại nhằm tạo cảm giác lý thú, từ đó có thể rút ra bài học triết lý nhânsinh

Trang 15

Thế nhưng, khi nghe một truyền thuyết, ai nấy đều luôn có niềm tin,niềm tin trong truyền thuyết thường khiến mọi người có nhu cầu gắn nó vớimột chứng tích văn hóa nào đó (lăng mộ, địa danh, lễ hội…) Còn khi nghemột giai thoại, mọi người có thể tin hoặc không tin vì không ít giai thoạivăn học đã được lịch sử hóa và sự tiếp nhận của giai thoại không có nhucầu gắn nó với một chứng tích.

1.1.2 Phân loại giai thoại xứ Huế

Giai thoại xứ Huế có số lượng văn bản vô cùng phong phú, cho nên

sự phân loại, gọi tên riêng các tiểu loại trong dòng giai thoại chung vẫn tồntại nhiều hướng đi, thậm chí chính bản thân một tác giả cũng đã có nhiềuhướng phân loại giai thoại khác nhau

Tôn Thất Bình là người dành rất nhiều tâm huyết cho giai thoại Đầu

tiên, trong Huế những giai thoại (Nxb Văn hóa thông tin Bình Trị Thiên,

1987), ông phân giai thoại xứ Huế có 3 loại: 1 Chuyện các mệ; 2 Giaithoại về làng ria mão; 3 Giai thoại từ dân gian đến cung đình Còn trong

Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế, ông lại có một hướng phân loại hoàn

toàn khác, đó là ông phân loại giai thoại thành 6 loại: 1 Giai thoại hò; 2.Giai thoại các mệ; 3 Giai thoại sư Viên Thành; 4 Giai thoại Nguyễn Kinh;

5 Giai thoại hò hát của Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Thảo Am Nguyễn Khoa

Vi; 6 Giai thoại hát bội Tiếp đến, trong Nụ cười xứ Huế, ông tiếp tục chia

giai thoại thành 3 loại nhưng có tên gọi khác: 1 Giai thoại sáng tác thơ văntrào phúng ở Huế; 2 Giai thoại văn học từ dân gian đến cung đình; 3 Giai

thoại sân khấu Trong tất cả các hướng phân loại trên, với bài viết Vẻ đẹp

hài hòa của giai thoại Thừa Thiên Huế của Nguyễn Thị Quỳnh Hương, cho

rằng: “Có lẽ trong Nụ cười xứ Huế, Tôn Thất Bình đã lựa chọn, xâu chuỗi

để có cách phân loại tương đối hợp lý nhất và nhấn mạnh những đặc trưngriêng của giai thoại Thừa Thiên Huế” [17, tr.3]

Nhà nghiên cứu Triều Nguyên trong Văn học dân gian Hương Phú

(Nxb Văn hóa thông tin Bình Trị Thiên, 1988) chỉ mới đề cập đến giai

Trang 16

thoại (truyện hò) Ông tách riêng “Truyện Nguyễn Kinh” ra khỏi giai thoại,

và xếp vào truyện trào phúng, thành một bộ phận riêng biệt thuộc hệ thốngtruyện dân gian Ngoài ra,Triều Nguyên phân loại giai thoại thành 4 loại: 1.Giai thoại sinh hoạt hò; 2 Giai thoại sân khấu; 3 Giai thoại vua – quan –hoàng tộc; 4 Giai thoại sáng tác thơ văn

Riêng Nguyễn Thị Quỳnh Hương, trong bài viết Vẻ đẹp hài hòa của

giai thoại Thừa Thiên Huế đã cho rằng “Truyện Nguyễn Kinh” có thể xếp

vào giai thoại vì tác giả thống nhất với quan điểm của Nguyễn Thị BíchHà: “Những truyện này giống truyện tiếu lâm ở một số tình tiết gây cười,nhưng khác tiếu lâm ở chỗ nó có một nhân vật trung tâm, đây đồng thời lànhân vật gây cười chứ không phải là đối tượng của tiếng cười” [17, tr.5]

Trong phần tiêu chí và các hướng phân loại giai thoại xứ Huế, chúng

ta thấy rằng “Truyện Nguyễn Kinh” là nội dung mà khiến nhiều nhà nghiêncứu không đồng thuận nhất Nhưng trong khóa luận này, chúng tôi thốngnhất xếp “Truyện Nguyễn Kinh” vào giai thoại xứ Huế, cho nên khi nghiêncứu về hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế chúng tôi cũng xin tiếnhành nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Kinh

Chúng ta có thể thấy rằng việc phân loại giai thoại xứ Huế vẫn chưa

có sự đồng thuận cao, thậm chí một tác giả cũng đã có nhiều hướng phânloại khác nhau Tuy nhiên, đối với khóa luận này, chúng tôi đồng tình với

cách phân loại của Tôn Thất Bình trong trong Truyện kể dân gian Thừa

Thiên Huế, ông phân loại giai thoại thành 6 loại: 1 Giai thoại hò; 2 Giai

thoại các mệ; 3 Giai thoại sư Viên Thành; 4 Giai thoại Nguyễn Kinh; 5.Giai thoại hò hát của Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Thảo Am Nguyễn KhoaVi; 6 Giai thoại hát bội Việc phân loại như vậy sẽ giúp chúng tôi dễ dàngkhảo sát hệ thống nhân vật trong quá trình nghiên cứu giai thoại.Và cáchphân loại này có hệ thống giai thoại gần tương ứng với hệ thống phân loạinhân vật trong giai thoại xứ Huế

1.2 Nhân vật trong giai thoại xứ Huế

1.2.1 Khái niệm nhân vật

Trang 17

“Nhân vật là hình thức cơ bản miêu tả con người trong văn học” [13,tr.41] Nghĩa là, trong văn học, con người là đối tượng để phân tích và làtrọng tâm của hoạt động nhận thức Những con người này có thể được miêu

tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần,thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnhhưởng nhiều lắm đối với tác phẩm

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ,không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựngnhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu Nên có thể nói, đối tượngchung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trítrung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiênnhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạngcho tác phẩm nhưng điều quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính làviệc xây dựng nhân vật Ðọc một tác phẩm, dấu ấn đọng lại sâu sắc nhấttrong tâm hồn người đọc thường là số phận, cảm xúc, suy tư của nhữngnhân vật được nhà văn khắc họa Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng

“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong mộtsáng tác” [20, tr.1]

Trong Lý luận văn học, Hà Minh Đức cho rằng: “Văn học không thể

thiếu nhân vật, bởi đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quáthiện thực một cách hình tượng” [3, tr.126] Nhà văn sáng tạo nhân vật đểthể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, một vấn đề nào đó củahiện thực

Đối với người đọc, nhân vật văn học không giống với nhân vật thuộccác loại hình nghệ thuật khác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằngchất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, nhân vật đòi hỏi người đọc phải vậndụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnhtrong tất cả các mối quan hệ của nó

Trang 18

Chức năng của nhân vật là khái quát những tính cách, hiện thực cuộcsống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhânvật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn

đề cập đến trong tác phẩm Trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn cóquyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết để bộc lộ đượcquan niệm của mình về con người và cuộc sống Vì vậy, tìm hiểu nhân vậttrong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách, cần nhận ranhững vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn được gởi gắm trongnhân vật

Cũng trong Lý luận văn học, Hà Minh Đức nhận định “Việc nghiên

cứu tính cách chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta đặt nó trong mối liên hệvới một hoàn cảnh nhất định” [3, tr.126] Như chúng ta đã biết, một tínhcách không thể phát triển tự thân mà nó có mối liên hệ mật thiết, không thểtách rời với hoàn cảnh Tính cách có một vai trò hết sức quan trọng đối với

cả nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học Nó cụ thể hóa sự thựchiện của chủ đề tư tưởng tác phẩm Có nghĩa là, thông qua sự hoạt động vàmối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát về mặtnhận thức tư tưởng Tính cách cũng là một nhân tố chủ yếu tạo nên diễnbiến của các sự kiện trong quá trình phát triển sự kiện

Tuy nhiên, ý nghĩa của nhân vật không chỉ là sự thể hiện tính cách,

vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn làngười dẫn dắt ta vào đời sống thực tế

Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khảnăng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật Ðiều nàyđòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người Nhưng có một điều khôngkém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho

có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc Ðây là vấn đề liên quantrực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học(miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động )

Trang 19

Tóm lại, nhân vật là công cụ, chìa khóa để mở rộng các mảng đề tàimới, mỗi nhân vật đều cung cấp một điểm nhìn để độc giả khám phá đờisống Văn học chỉ có thể tái hiện được cuộc sống qua những chủ thể nhấtđịnh, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời Nhân vật văn họcgóp phần khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiệnnhững hiểu biết, những ước ao, kì vọng về con người Qua nhân vật, chúng

ta có thể khẳng định được giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả

1.2.2 Đặc điểm nhân vật trong giai thoại xứ Huế

Để thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật trong văn học dân gian, văn họcviết khi miêu tả nhân vật các tác giả chú ý hơn về ngoại hình, tính cách,hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Và để thể hiện những đặc điểm đó thìvăn học viết sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm, thâmnhập sâu hơn vào khai thác suy nghĩ của nhân vật

Văn học dân gian là sáng tác tập thể nên khi xây dựng hình tượngnhân vật, con người đều gửi gắm những tâm sự, ước mơ, khát vọng củamình vào một xã hội công bằng, tốt đẹp Và có lẽ vì đặc trưng có tínhtruyền miệng nên việc miêu tả tâm lý nhân vật trong văn học dân gian cũnghạn chế chứ không giống với việc miêu tả nhân vật trong văn học viết

Đối với văn học dân gian Thừa Thiên Huế, việc miêu tả nhân vậtcũng không chú trọng về xuất thân, ngoại hình và thể hiện tính cách củanhân vật Từ đó, biện pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật cũng đơn giảnhơn, phần lớn là nhân vật được thể hiện qua các đoạn đối thoại giữa cácnhân vật với nhau, hoặc nhân vật được miêu tả theo một hướng khác cótính tổng quát hơn Ví dụ, trong truyên cổ tích nhân vật chủ yếu là nhữngcon người có số phận nhỏ bé bị các thế lực trong xã hội chà đạp, khinhthường nhưng lại luôn đại diện cho bản chất tốt.Và đương nhiên với nhữngtác phẩm văn học dân gian, cái tốt luôn chiến thắng, còn cái xấu sẽ bị phêphán thể hiện tinh thần lạc quan và khát vọng về bình đẳng, công bằngtrong xã hội Còn trong truyện cười xứ Huế, nhân vật được xây dựng bằng

Trang 20

những hành động gây cười, mặc dù tạo nên tiếng cười nhưng đồng thờicũng mang một bài học sâu sắc.

Khi nói đến đặc điểm của nhân vật trong giai thoại xứ Huế, chúng ta

dễ dàng thấy rằng, đó là những nhân vật xuất hiện một cách bất ngờ Vì đa

số nhân vật đều không được tác giả dân gian chú tâm đến việc giới thiệu,miêu tả về ngoại hình, tính cách, cũng như hoàn cảnh xuất thân Nhân vậttrong giai thoại xuất hiện chỉ để thực hiện hành động của mình Đặc điểmtrên thể hiện rất rõ qua các giai thoại về hò đối đáp Nhân vật trong tiểu loạinày thường là những nhân vật được gọi bằng các đại từ nhân xưng: Anh,

em, chàng, nàng, Họ giao lưu, trò chuyện, trêu ghẹo nhau bằng những

câu hò Chẳng hạn “Gương lồng thủy, thủy lồng gương” kể về câu chuyện

của hai nhân vật không tên tuổi, không thân phận, có chăng họ cũng chỉđược gọi tên là anh, là chị Họ thương nhau và đã bước qua lễ hỏi, duyêntình sắp tròn thì anh bỗng nhiên đổi ý, hủy bỏ hôn ước và đi tìm vợ khác.Anh nghi ngờ chị nhăng nhít, tằng tịu với một người khác, nhưng chẳngbao giờ anh hé lời về chuyện này Cho đến khi hai người gặp nhau trongmột cuộc hò giã gạo, họ đã dùng những câu hò để giải quyết khúc mắctrong lòng của mình Sau khi nghe bạn hò xong, chị tức tối ném chàykhông hò nữa, còn anh ủ rũ bỏ về Hai nhân vật trong giai thoại xuất hiện

để giải quyết vấn đề vì sao anh hủy bỏ hôn ước và nhân vật “anh” đã dùngcâu hò của mình để nói lên sự nghi ngờ về lòng chung thủy của “chị”:

- “Gương trong lồng thủy, thủy gắn không phai,

Bởi vì em ăn ở một dạ hai lòng, nên gương trong không trong

lồng thủy, mà thủy gắn ngoài lồng gương!” [40, tr.226].

Và trong giai thoại trên, điều đáng lưu ý là nhân vật xuất hiện đểthực hiện hành động hò, chứ không được miêu tả ngoại hình, tính cách hayhoàn cảnh xuất thân

Một giai thoại khi đã có tình huống thú vị, lời thoại hấp dẫn và nếuđược gắn với nhân vật nổi tiếng thì sự thu hút người đọc được tăng thêm

Trang 21

bội phần Chính vì vậy, không ít chuyện kể trong giai thoại xứ Huế đã lịch

sử hóa nhân vật có thật như giai thoại về các vua chúa (vua Duy Tân, vuaThành Thái, vua Tự Đức, ) hay chuyện các đại thần (Ông Ích Khiêm, ĐàoDuy Từ, Nguyễn Công Trứ, ) Là nhân vật được lịch sử hóa nên khi nghemột giai thoại, mọi người có thể tin hoặc không tin vào câu chuyện được

kể Giai thoại là chuyện vặt, chuyện dật sử, có cái không đáng tin, chính vìvậy hệ thống nhân vật giai thoại Thừa Thiên Huế thường đưa cuộc đờinhân vật đi từ chỗ bí ẩn trở về gần gũi với mọi người, có xu hướng kéonhân vật xuống đời thường Ví dụ như chuyện hỉ nộ hằng ngày của vuaThành Thái, vua Khải Định, chuyện ăn uống của bà Từ Dũ – thân mẫu vua

Tự Đức

Có lẽ chính bởi đặc điểm này mà có sự gắn kết với nhân vật lịch sử,giai thoại là những câu chuyện lưu truyền rộng rãi trong dân gian và đượcthuật lại một cách ngôn lí thú, trong một cảnh độc đáo, hay một trang tiểu

sử riêng tư của một nhân vật lịch sử

Tóm lại, hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế có những đặctrưng riêng, không thể nhầm lẫn với nhân vật của các thể loại khác Vàchúng tôi khẳng định rằng nhân vật của giai thoại xứ Huế đã góp phần giatăng sự phong phú, đa dạng cho văn học dân gian Cố đô

Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôikhái quát diện mạo thể loại và khái niệm nhân vật, làm cơ sở triển khai cácbước khảo sát, nghiên cứu cụ thể, đi sâu trình bày các hướng phân loại giaithoại xứ Huế Qua hệ thống phân loại, chúng tôi lựa chọn cách phân loạihợp lý nhất để xác định đặc điểm nhân vật diễn ra ở cấp độ tiểu loại Chúngtôi cũng đã tập trung khảo sát biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật vàđặc điểm cơ bản của văn học dân gian Cụ thể, khóa luận chú trọng đặcđiểm miêu tả nhân vật trong văn học dân gian Thừa Thiên Huế, tiếp tục sosánh để thấy được sự giao thoa, gần gũi cũng như thấy rõ sự khác biệt trong

Trang 22

việc miêu tả nhân vật của văn học dân gian Cố đô với nền văn học dân gianchung và xa hơn là nền văn học viết Từ đó, phân tích rõ hơn những đặctrưng độc đáo và rất riêng của nhân vật giai thoại xứ Huế; khẳng định vaitrò của nhân vật trong quá trình hình thành diện mạo nền văn học dân gianThừa Thiên Huế.

CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG GIAI THOẠI XỨ HUẾ

2.1 Tiêu chí và các hướng phân loại

Kho tàng giai thoại xứ Huế vô cùng đa dạng và phong phú, bởi thếnên việc phân loại cũng rất phức tạp và có nhiều hướng đi Các nhànghiên cứu đã xếp thể loại giai thoại ngang hàng với truyền thuyết,truyện cổ tích, truyện cười trong truyện dân gian Thừa Thiên Huế Nghĩa

là họ đã nghiễm nhiên xem giai thoại là một thể loại trong loại hình tự sựcủa văn học dân gian

Trong Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế, Lê Văn Chưởng

đã có bảng thống kê truyện dân gian Thừa Thiên Huế (những công trìnhtiêu biểu) và ta có thể thấy rằng các con số trong bảng thống kê đã chứngminh số lượng giai thoại trong kho tàng văn học dân gian Huế là rất nhiều(giai thoại chiếm 52% trong tổng số 308 truyện dân gian) Như vậy, nhữngcon số trong bảng thống kê của Lê Văn Chưởng đã nói lên ưu thế của giaithoại trong văn học dân gian Thừa Thiên Huế Ngoài ra, việc phân loại giaithoại vẫn còn tồn tại nhiều hướng đi như chúng tôi đã trình bày trongchương 1, tiểu mục 1.1.2 của khóa luận Tuy nhiên, với giai thoại, ngoàicông tác sưu tầm điền dã, biên soạn thì việc nghiên cứu một cách cụ thể,mang tính nhận định vẫn còn đang bị “bỏ ngõ” và chưa có sự quan tâmthực sự xứng đáng

Trang 23

Các loại hình nhân vật của giai thoại cũng rất phong phú và nhiềumàu sắc, bởi vì có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu dáng vẻ, mỗi nhânvật là một sự sáng tạo độc đáo, không lặp lại

Trong Lý luận văn học, Hà Minh Đức đề ra 03 tiêu chí phân loại

nhân vật, gồm có: xét vai trò nhân vật trong tác phẩm, xét về phương diện

tư tưởng, xét về quan hệ với lý tưởng xã hội của tác giả

Đầu tiên, xét về vai trò của nhân vật, chúng ta có nhân vật chính,nhân vật phụ và nhân vật trung tâm “Nhân vật chính là nhân vật xuất hiệnnhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiệntập trung đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm” [3, tr.127] Qua nhân vật chính,nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đógiải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tính điệu thẩm mĩ Ở đây,nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm,quá trình phát triển tính cách của nhân vật Tuy nhiên, trong tác phẩm cónhiều nhân vật chính thì nhân vật quan trọng nhất, có ý nghĩa xuyên suốttác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm Ngoài nhân vật chính và nhân vậttrung tâm, còn có nhân vật phụ, đó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu sovới nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiệnchủ đề tư tưởng của tác phẩm Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sungcho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính Là nhânvật phụ nhưng nó lại làm cho tác phẩm trở nên sinh động hơn, dễ hiểu hơn,chứ không phải phụ ở đây là không quan trọng đối với một tác phẩm

Đối với hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế, chúng tôi nhận rarất khó để tìm thấy nhân vật mang những đặc điểm của nhân vật chính,nhân vật phụ và nhân vật trung tâm Vì giai thoại là một truyện kể về một

sự việc hoặc về một người, cho nên số lượng nhân vật trong tác phẩm là rất

ít Hay nói cách khác, hầu như trong mỗi giai thoại chỉ có một đến hai nhânvật và xuất hiện chỉ để thực hiện hành động của mình chứ không được tác

Trang 24

giả dân gian dụng công miêu tả chi tiết về ngoại hình cũng như quá trìnhphát triển tâm lý, nội tâm.

Tiếp theo, xét theo tiêu chí về tác động của nhân vật đối với sự pháttriển của xã hội, tác phẩm sẽ có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong

xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ Khi nhân vật chính diện được xây dựngvới những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của mộtgiai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trongcuộc sống có thể được coi là nhân vật lí tưởng Còn nhân vật phản diện là

nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản

động, cần bị lên án

Nhân vật trong văn học dân gian là nhân vật chức năng và chỉ có mộtnét tính cách, không có sự thay đổi vị thế từ thiện sang ác.Vì thế, trong cácgiai thoại cũng chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện vànhân vật phản diện

Chúng ta thấy rằng nhân vật trong giai thoại là những nhân vật hoàntoàn khác biệt so với các thể loại văn học dân gian khác Nếu như các nhânvật trong văn học viết được miêu tả đầy đủ về tính cách, ngoại hình, tiểu sử

và đời sống nội tâm thì trong văn học dân gian, nhân vật hầu như không cómiêu tả đầy đủ như vậy Vì đặc trưng truyền miệng của văn học dân giannên những yếu tố ngoại biên này không được chú trọng để tăng tính dễ nhớ,

dễ kể của tác phẩm Nhân vật trong giai thoại xứ Huế cũng không có tínhcách hay ngoại hình Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối giai thoại qua lời

kể một cách khách quan, không mang tính chất đánh giá, bình luận của một

cá nhân nào Cho nên nếu dựa vào các tiêu chí trên thì việc phân loại hệthống nhân vật trong giai thoại là vô cùng khó khăn, phức tạp Hay nóicách khác, các tiêu chí đó không phù hợp để phân loại nhân vật trong giaithoại xứ Huế

Trang 25

Cuối cùng, dựa vào cấu trúc nhân vật có nhân vật chức năng là kiểunhân vật không có đời sống nội tâm, phẩm chất cố định từ đầu đến cuối tácphẩm, sự tồn tại và hành động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năngnhất định, đóng một vai trò nhất định Nhân vật loại hình là kiểu nhân vậtchỉ có một nét tính cách, một đặc điểm nhưng lại được tô đậm thành loạihình Với nhân vật tính cách, đây là nhân vật có tính cách đầy đặn nhiềumặt, nhân vật tính cách thường được xem như một nhân cách Nét khácnhau căn bản giữa nhân vật tính cách và nhân vật loại hình là ở chỗ mộtbên có tính cách đa diện như một cá nhân, còn một bên chỉ có một nét tínhcách được tô đậm thành loại hình (đó là nhân vật loại hình) Còn nhân vật

tư tưởng là loại nhân vật giữ chức năng bộc lộ một tư tưởng, một quanniệm nào đó Do vậy, suy cho đến cùng nhân vật tư tưởng cũng là một nhânvật chức năng

Vậy tiêu chí để phù hợp cho phân loại nhân vật trong giai thoại xứHuế là tiêu chí nào? Xét về cấu trúc nhân vật, ta có nhân vật chức năng,nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Nhân vật chứcnăng còn gọi là “nhân vật mặt nạ” là loại nhân vật thực hiện một số chứcnăng nào đó Các nhân vật chức năng thường được cấu trúc như một bộphận công cụ; do vậy, phẩm chất của nhân vật dường như không thay đổi

từ đầu đến cuối Đời sống nội tâm không được miêu tả, nó chỉ xuất hiệnchức năng mà nó đảm nhận Loại nhân vật này dựa trên cơ sở tập trungmiêu tả một nét tính cách nổi bật và thường là nét tính cách trở thành têngọi của nhân vật Ví như những nhân vật nam nữ trong giai thoại hò hát, họxuất hiện để cất lên những câu hò của mình trong nội dung của câu chuyệnchứ không hề có sự miêu tả về tâm lý Ta có thể thấy rõ đặc điểm này trong

giai thoại Lỡ tay thua bạc, như sau: “Chàng nổi tiếng hò hay, ứng đối giỏi,

nhưng phải tội mê trò đỏ đen Một ngày nọ, chàng bị sạch túi, thất thểu trở

về nhà

Trang 26

Trên đường về, gặp người tình cũ vẫn chưa lấy chồng (còn chàng thì

đã có vợ), chàng hỏi:

- Anh lỡ tay thua bạc, dại cờ,

Em có tiền riêng giấu mẹ, cho anh nhờ đôi quan?

Cô nàng ngoảnh mặt, trả lời:

- Mẹ già em tiền thì cột nhót, bạc cũng đầy bầu,Anh lui về bàn với vợ, có cầm ruộng cầm trâu tới cầm

Về đến nhà, biết vợ sẽ cằn nhằn, anh nói đón trước:

- Anh đánh thua năm ba quan, em chớ phàn nàn,

Cơ chi anh ăn năm ba chục, em đã vác đòn choàng tới công

Người vợ cũng không phải tay vừa, đáp trả:

- Anh đánh thua năm ba quan, em nỏ nói làm chi,Chỉ sợ mai tê anh buồn tình xách nón ra đi,Chung quanh làng xóm lỡ mất chi, họ ngờ!”

[62, tr.245]

Như vậy, cấu trúc của nhân vật là tiêu chí phù hợp nhất để phân loại

hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế, cụ thể là kiểu nhân vật chứcnăng như nhân vật hò hát, nhân vật hát bội và nhân vật loại hình Trên cơ

sở khảo sát các giai thoại trong kho tàng văn học dân gian Thừa Thiên Huế,kết quả cho thấy từ nhân vật trong tiểu loại giai thoại hò hát cho đến nhânvật các “Mệ” đều chỉ xuất hiện với những đại từ nhân xưng không phânbiệt lứa tuổi, giới tính, danh phận của con người và không hề có dấu ấn vềngoại hình, hoàn cảnh ra đời, hay đời sống nội tâm Thậm chí đến các nhânvật có thật trong lịch sử như: Vua Chúa, quan lại và văn nghệ sỹ cũng chỉđược giới thiệu sơ qua tên riêng gọi của họ Điều mà giai thoại quan tâmkhi xây dựng các nhân vật này vẫn là các tình huống đời thường, chuyện hỉ

nộ hằng ngày của các nhân vật, nghĩa là chỉ phản ánh hành động mà nhânvật thực hiện Về kiểu nhân vật loại hình, giai thoại xứ Huế có nhiều loạihình nhân vật, mà mỗi loại hình được xây dựng dựa trên một nét riêng nào

Trang 27

đó Chẳng hạn, loại hình nhân vật “Mệ” dựa trên tên gọi chung của nhữngngười thuộc dòng Hoàng tộc.

Tóm lại, để phân loại hệ thống nhân vật trong giai thoại xứ Huế,chúng tôi xét trên tiêu chí cấu trúc của nhân vật Trong đó,nhân vật chứcnăng và nhân vật loại hình là hai kiểu nhân vật tiêu biểu và bao trùm chotoàn hệ thống nhân vật trong giai thoại, thể hiện rõ mục đích và vai trò màtác giả dân gian muốn xây dựng

2.2 Nhân vật hò hát và nhân vật nghệ sĩ hát bội

Ngay từ lúc sơ khai, người dân đã phải đối chọi với bao nhiêu thửthách, với mọi thứ khắc nghiệt để tồn tại Khó khăn, vất vả là vậy mà ởvùng đất này vẫn chất đầy những câu hò, điệu hát thể hiện tinh thần lạcquan và tâm hồn lãng mạn của người dân Một xứ sở được mệnh danh là

“Huế mộng mơ” bởi có những làn điệu dân ca mượt mà, những câu hò ngọtngào Và đến văn học dân gian xứ Huế trong thể loại tự sự như giai thoạicũng được điểm tô thêm bởi năm ba câu hò để tạo ra nụ cười nhẹ nhàng,tao nhã Có lẽ cũng chính vì vậy mà trong giai thoại xuất hiện hai hệ thốngnhân vật hò hát và nghệ sĩ hát bội

và hoạt ngôn Các nhân vật dùng tài hò hát của mình để đối đáp, giao lưuvới nhau

Khảo sát tổng quan giai thoại hò xứ Huế, chúng tôi chia hệ thốngnhân vật hò hát thành hai loại đó là nhân vật hò hát bình dân không phải lànhân vật lịch sử và nhân vật hò hát đồng thời là nhân vật lịch sử

Trang 28

Thứ nhất, nhân vật hò hát bình dân không phải nhân vật lịch sử gồm:trai gái đang yêu, quan lại,… Ta thấy nhân vật hò hát xuất hiện nhiều nhất

có thể kể đến là các đôi trai gái Họ dùng những điệu hát hò để nói lên suy

nghĩ, tâm trạng của mình Trong “Em đà ăn miếng trầu người”, hai nhân

vật hò hát là đôi trai gái đã làm lễ hỏi nhưng vì nghi ngờ chị lăng nhăng vớingười đàn ông khác nên rất giận, nên anh hò cho chị nghe về tâm trạng củamình Nghe anh hò xong, chị cũng hò đáp lại để biện bạch và chứng minh

sự hiểu nhầm của anh nhưng anh vẫn hò tiếp vì anh thấy chị vẫn chưa hiểuhết ngụ ý của mình trong câu hò, anh hò:

- “Em đà ăn miếng trầu người,

Đi ra, răng lại vui cười với ai?” [55, tr.240]

Lúc này chị mới hiểu ý của anh Không có lời nào để giải thích choanh hiểu và nguôi giận, chị ngước mắt lên trời mà than rằng:

- Trời cao chi lắm hỡi trời,Cho em kêu với đôi lời kẻo oan!” [55, tr.240]

Trong hoàn cảnh đó, chị đã ngước mắt lên trời mà than để anh phải

gỡ bỏ hết sự nghi ngờ Nhân vật chị quả thật rất biết cách ứng đối và dùng

cả hành động của mình để làm cho người yêu phải tin mình

Giai thoại là những câu chuyện trong đời sống sinh hoạt hằng ngàynên ta có thể dễ dàng nhận ra những cung bậc cảm xúc như xót xa, kiêuhãnh của những đôi đũa lệch Ở đây, nhân vật hò hát là những đôi trai gái

và họ hát để bày tỏ tâm trạng, cảm xúc của mình ở rất nhiều thời điểm khácnhau: khi mới yêu và tỏ tình, khi bị phụ bạc, khi vợ chồng hiểu lầm nhau,

…Ví dụ như tình cảnh của các nhân vật trong Cự tuyệt, Cái ve vàng, Số ở

nhà lều Nhân vật hò hát xuất hiện trong giai thoại Cự tuyệt là một anh

học trò, mặc dù bị cô gái chê là không xứng với cô nhưng anh vẫn quyếtđòi xin vào nhà cô ở rể Không còn cách nào khác cô gái phải cất câu hò đểbảo vệ mình, cô hò:

- “Cần trúc, ống trắc, chỉ lại tơ vàng

Trang 29

Mắc miếng mồi tôm bạc, thả xuống, con các nọ còn ngơ;

Huống chi anh cần tre chỉ vải, mà ngồi chờ cho uổng công” [48, tr.233].Sau một hồi ứng đối, tuy anh đã hết sức kiên trì nhưng vì cô gái cũngrất lạnh lùng, đến khi cô hò xong câu:

- “Anh muốn câu mô, thì vác cần vềBến ni có thẻ quan đề: cấm câu!” [48, tr.234]

Nghe cô hò xong, anh biết mình chẳng còn gì để hi vọng nữa nên

đành bỏ cuộc Còn nhân vật trong giai thoại Cái ve vàng, chàng trai để mắt

tới cô chủ nhỏ và rồi anh cũng thổ lộ tình cảm của mình nhưng lại bị cô gáichê là “chén ngang” [42, tr.229], vì xuất thân cô gái lá ngọc, cành vàng connhà quan quyền, giàu có còn chàng trai tỏ tình lại là người nghèo khổ, làm

thuê, cắt mướn; tương tự, nhân vật trong Số ở nhà lều là cô gái kênh kiệu,

chê hết tất cả các chàng trai trong làng vì cô muốn có một người chồnggiàu sang, quyền lực Chỉ duy nhất có một chàng trai đến ngỏ ý, nhân vậttrong giai thoại này cũng đi tỏ tình nhưng không như các chàng trai khác,anh tỏ tình mà đã biết trước kết quả sẽ bị cô gái từ chối Mục đích của anh

là muốn cho cô một bài học, qua nhiều câu hò đối đáp với cô gái, anh biết

có thuyết phục nữa cũng vô ích nên anh mỉa mai cô:

- “Số em quả thật số sang,Nhà nậy không ở, muốn nghênh ngang nhà lều!” [46, tr.232].Chàng trai nói ngụ ý cô gái không muốn làm vợ cả mà lại muốn làm

vợ lẽ chỉ vì ham giàu có

Hay tâm trạng giận hờn, trách cứ nhau vì bị người phụ bạc trong

Gương lồng thủy, thủy lồng gương, Ai ở bạc, Có đôi, đây cũng ngồi hai đứa các nhân vật đều là những đôi trai gái đã có hẹn ước mà không thành,

khi gặp nhau nhân vật hò hát cũng hò cho đối phương nghe tấm lòng củamình nhưng cuối cùng thì họ vẫn mang tâm trạng buồn bã vì giờ họ đều cócuộc sống gia đình riêng của mình

Có thể thấy, mỗi nhân vật hò hát là một tình huống, hoàn cảnh khác

Trang 30

nhau nhưng họ đều dùng câu hát để thực hiện mục đích giao tiếp của mìnhvới đối phương Mặt khác, nhân vật hò hát cũng dùng những hình ảnh ẩn

dụ, hàm ý trong câu hò của họ Ví như giai thoại Lấy chồng làng xa Chàng

trai gặp lại người thương giờ đã lấy chồng làng khác nên hạch hỏi và đôicâu hò qua về của hai người như sau:

“Chàng:

Trai làng ở góa đang đông

Ai cho em bậu lấy chồng làng xa

Nàng:

Trai làng chê khó không dùng

Nên chi em phải lấy chồng làng xa

Chàng (“quýnh quáng thuyết bậy”):

Tưởng em lấy đặng quan gia

Ai ngờ nơi “mây chằm tre chẻ”, chi bằng bậu trở lại lấy choa cho rồi.Nàng:

Anh có thương em, về kiếm cho được vảy lươn, xương ốc, rễ cột nhàKhi nớ mới vô đây kết nghĩa giao hòa cùng em” [62, tr.245]

Những hình ảnh “vảy lươn, xương ốc, rễ cột nhà” khá gần gũi, quenthuộc vì đây là cách nói thường gặp trong ca dao Và nhân vật đã sử dụngnhững hình ảnh đó đưa vào câu hò của mình để hàm ý về điều không thểthành hiện thực Tóm lại, đặc trưng dễ dàng nhận thấy nhất nơi nhân vật

hò hát là họ trò chuyện, giao lưu với nhau bằng những câu hò, câu hát Hơnnữa, họ còn dùng nó làm phương tiện bộc lộ cảm xúc bởi những ức chếtrong cuộc sống hằng ngày

Bên cạnh nhân vật trai gái đang yêu nhưng tình cảm của họ khôngđược đáp trả, trong hệ thống nhân vật hò hát còn có những nhân vật làchàng trai, cô gái thể hiện tinh thần cao đẹp căm thù giặc và dành tình cảmyêu quý ruột thịt cho những người kháng chiến Như nhân vật trong bài

Trang 31

Trai con Hồng cháu Lạc, gái cũng cháu Lạc con Hồng, nhân vật hò hát ở

đây là cô thôn nữ và chàng trai, họ hò đối đáp với nhau nhưng trong điệu

hò lại thể hiện một tinh thần là con cháu của dòng Lạc Hồng bất khuất,nặng tình Anh hò đáp:

- “Mối thù chung, ai không muốn trả?

Cuộc gia đình nặng quá em ơi!

Thân phụ già gần đất xa trời,Khác thế nào ngọn lá vàng bộc gió, không biết rơi lúc nào!

Thấy anh xứng mặt nam nhi, nhưng vì tình nhà chưa vẹn, cô gái trởnên quyết tâm, dứt khoát:

- Trai con Hồng cháu LạcGái cũng con Lạc cháu HồngGiang sơn này gánh vác nào riêng?

Anh xông pha giữa chốn trận tiền,

Em ở nhà thay thế, cầm quyền cho anh!” [71, tr.256].Trong giai thoại xứ Huế, nhân vật hò hát cũng có những nhân vậtquan lại có bản chất xấu xa, kiêu ngạo, tham chức tước Chẳng hạn, giai

thoại Con lươn, con lệch trơn lù lù nhân vật quan lại dốt nát, lại thích lên

mặt, khinh miệt dân nghèo, quan ra lời hò đối và tưởng không ai đối nổicâu hò của mình nên quan định bỏ đi Nhưng “gậy ông đập lưng ông”, cóngười tác:

- “Con lươn, con lẹch trơn lù lu!

là một chị khố rách áo ôm đã thể hiện chất nghệ sĩ của người dân ở nông

Trang 32

thôn Huế.

Thứ hai, nhân vật hò hát đồng thời là nhân vật lịch sử Bên cạnhnhững nhân vật không tên tuổi đó còn có những nhân vật nổi tiếng trongcác cuộc hò hát, hay có thể nói họ là những người sáng tác nên những bài

hò bất hủ được truyền tụng và hòa nhập vào dân ca địa phương Có một sốlượng giai thoại không nhỏ nói đến hai nhân vật nổi tiếng “gà” bài trongcác cuộc hát hò: Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Thảo Am Nguyễn Khoa Vi

Ưng Bình Thúc Giạ Thị được giới thiệu là vị đại thần vương tônTriều Nguyễn và là một nhà thơ Ông tự nói về mình như sau:

“Vĩ Dạ thôn có lão vương tôn Thúc GiạƯng ca, ưng hát, ưng giã gạo hò khoan

Ham vui điệu cỗ thi đànNghe câu tuyệt xướng muôn vàng cũng mua” [7, tr.413]

Còn Thảo Am Nguyễn Khoa Vi lại là một nhà thơ có tài trào phúng,bạn thâm giao của Ưng Bình

Qua bài “tự họa” của Ưng Bình Thúc Giạ Thị và các bài giai thoạicủa hai nhân vật hò hát, ta thấy được họ đều là những người lấy trò hò hátlàm thú vui, các giai thoại mà họ sáng tác cũng thể hiện “tính cách dân dã”

Xem các giai thoại ca ngợi món ăn như Câu hò về chén bánh canh Nam

Phổ, cô Hỷ Khương con gái của Ưng Bình dạy thuộc lòng hai câu thơ về

bánh canh Nam Phổ, trong đó có một câu hò như sau:

- “Mời chị, mời anh chén bánh canh Nam Phổ,Xơi vô khỏe cổ, có chất bổ, có mùi hương;

Lại thêm mát mẻ can trường,Sân Cao Li cũng sút, rượu quỳnh tương cũng không bì” [6, tr.274]Khi nghe xong câu hò, chị bán bánh canh tấm tắc khen mãi và nóivới Hỷ Khương: “Giá mọi người đều được nghe câu hò này, thì gánh bánhcanh của chị chỉ một loáng là cạn nồi ngay” [6, tr.275] Câu hò mà nhà thơ

Trang 33

sáng tác để dạy cho con gái có nội dung ca ngợi món bánh canh Nam Phổcủa quê hương mình, chứng tỏ nhà thơ là một người rất bình dân, mộc mạc.

Hay trào phúng về quan lại trong Đánh một vị quan lớn, Thảo Am

tham gia buổi thi hò giã gạo, hôm đó lại có một vị quan lớn khét tiếng về

sự nhanh chóng giàu sang, không khí buổi thi hò càng trở nên nhộn nhịp vàvui vẻ Khi bên nữ cất tiếng hò trong trẻo với chủ đề hỏi về thánh hiền thìThảo Am vốn ở bên phe nữ nhưng lẻn qua bên nam để cất tiếng trả lời:

“Em ơi em, thánh hiền xưa đạt chữ công

Trong lòng có cái quéo

Đó là nơi lắt léo, khôn khéo của thánh hiền

Phải cho có kinh nghiệm em hiểu liền chữ công” [9, tr.424]

Câu hò đáp trả của nhà thơ có pha chút sự hài hước, tạo nên tiếngcười nhẹ nhàng, nhưng đằng sau tiếng cười đó là sự châm biếm thói luồnlách, khôn khéo để thăng quan tiến chức của quan lớn Thể hiện nhà thơ làmột người có tài ứng đối và khôn khéo trong việc đả kích quan lại

Tính cách mà hai nhân vật thể hiện rõ nhất là sự hóm hỉnh, vui tươi.Trong sáng tác của hộ không đả kích mà châm biếm, nhẹ nhàng nhưngcũng có nhiều lúc khá cay chua, độc địa khi than thở về nhân tình thế thái,

về những điều chướng tai gai mắt trong xã hội Thơ ca nghịch ngợm, châmbiếm của hai nhân vật thường gây ra những cuộc bình luận, tranh luận,khen chê, thách đố trong thi xã; làm cho không khí rộn ràng, vui vẻ của thi

xã càng thêm vui vẻ, rộn ràng Cùng xem bài tựa của Thảo Am thi tập:

“Thảo Am từ thuở về hưu,

Tính ưa vui vẻ chẳng cưu ưu phiền

Con người có tánh tự nhiên,

Giàu sang chẳng lụy của tiền không ham ” [25, tr.4]

Nhân vật hò hát không ngần ngại ra sức cổ động học chữ quốc ngữ

thể hiện trong bài Cổ động học chữ quốc ngữ và họ cũng không ngần ngại

kêu gọi, tham gia các cuộc biểu tình bằng cách sáng tác những câu hò, đó

Ngày đăng: 26/07/2016, 12:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w