1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại việt nam

64 2,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 621,72 KB

Nội dung

Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc chắn cũng đã hư cấu nhiều chuyện để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên như biển, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN -

HOÀNG THỊ HƯƠNG

KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Trang 2

Sinh viên

Hoàng Thị Hương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong khoá luận là trung thực Khoá luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sinh viên

Hoàng Thị Hương

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 8

1.1 Khái quát về thần thoại 8

1.1.1 Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng 8

1.1.2 Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp 10

1.2 Hình tượng nhân vật trong thần thoại 14

1.2.1 Nhân vật là thần 16

1.2.2 Nhân vật là con người 22

Chương 2 NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI SUY NGUYÊN 25

2.1 Đặc điểm ngoại hình 28

2.2 Đặc điểm chức năng 32

2.3 Đặc điểm hành trạng 35

Chương 3 NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI SÁNG TẠO 42

3.1 Đặc điểm ngoại hình 43

3.2 Đặc điểm chức năng 46

3.3 Đặc diểm hành trạng 51

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Thần thoại là hình thức nghệ thuật đầu tiên của con người, cho dù đó

là “nghệ thuật vô ý thức” Thần thoại đối với các dân tộc “chính là hình thức

nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời cổ” [15] Gắn với

niềm tin, thần thoại là sản phẩm của một quá trình nhận thức còn khá mơ hồ của người xưa khi hình dung về ngoại giới Tất cả những gì con người khao khát lý giải, tìm hiểu, khám phá, cho thấy nhu cầu vô cùng chính đáng và cũng vô cùng bức thiết của họ

Thực tế khi con người đứng trước thế giới tự nhiên to lớn và bí ẩn họ hoàn toàn bất lực Những hiểu biết non nớt và ấu trĩ của con người không đủ

làm họ thoả mãn những gì mà họ đang khao khát “Họ thường gán nhận thức

thực tế sai lệch ấy cho các vị thần và tô vẽ thêm cho nhân vật thần những câu chuyện hấp dẫn”, [15;25] Nhân vật trong thần thoại thường là các vị thần

hoặc bán thần Đề cập đến hệ thống nhân vật trong thần thoại đã có không ít những ý kiến của các nhà nghiên cứu rải rác trong các tạp chí, giáo trình chuyên ngành Song mong muốn được tìm hiểu sâu sắc và toàn diện hơn nữa

vẻ đẹp, sự độc đáo của hệ thống nhân vật trong thần thoại, chúng tôi đã lựa

chọn đề tài “Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam”

1.2 Bên cạnh đó, thần thoại là thể loại ra đời sớm, gắn với “thời thơ ấu”

của xã hội loài người nên nghiên cứu thần thoại là nghiên cứu những vấn đề mang tính nhận thức luận của con người trong thời đại ấy Vì vậy, với tư cách

là một giáo viên văn trong tương lai, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để đảm đương công việc dạy học sau này

2 Mục đính nghiên cứu

Trang 6

Khám phá một cách khái quát về hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam

Phát hiện một số thủ pháp nghệ thuật góp phần tạo nên sự thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong thần thoại

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Tư liệu

Khảo sát khoảng 50 truyện trong kho tàng thần thoại Việt Nam

Ngoài ra để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng tư liệu trong thần thoại các nước Đông Nam Á và Trung Quốc

4 Phương pháp nghiên cứu

Do đặc điểm, yêu cầu và mục đích của đề tài, chúng tôi sử dụng:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, bình giảng

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp tổng hợp

5 Lịch sử vấn đề

Khi bắt đầu biết nhận thức về ngoại giới thì người nguyên thuỷ đã tạo ra thần thoại Ngoại giới hay chính là khách thể tồn tại khách quan đối với con người, mà trước hết đó chính là tự nhiên: mưa, gió, bão, lũ, sấm, sét, là sự vần xoay chuyển dịch của các tinh thể Thế giới tự nhiên bí hiểm và dữ tợn, độc ác đối với con người nhưng lại là ngôi nhà lớn, người mẹ hiền thân thiết nuôi

Trang 7

dưỡng con người Con người đồng nhất các vật thể của tự nhiên với bản thân mình quan niệm rằng tự nhiên cũng chung một bản chất với mình Các sinh

vật, sinh thể của tự nhiên đã mang tính cách con người Ăng ghen viết: “Sự

nhân cách hoá các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra các vị thần đầu tiên” và “trong thời đại nguyên thuỷ, tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm của con người về trạng thái tự nhiên của chính họ và về tự nhiên bên ngoài xung quanh họ”, [12; 210]

Như vậy, thần thoại nguyên thuỷ là ý niệm về tự nhiên của con người, cho nên các vị thần đầu tiên là biểu tượng của giới tự nhiên, là thần thiên nhiên, thần vũ trụ, bán thần chính là con người ở trần gian nhưng có một sức mạnh của vị thần

Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về thần thoại tuy nhiên mức

độ quan tâm của họ tới thần thoại còn chưa đầy đủ và sâu sắc Đặc biệt là đề

tài “Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam” chưa có một công

trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn bạc, mở rộng về vấn đề này Hệ thống các nhân vật mới chỉ được đề cập một cách sơ lược, rải rác trong các sách giáo trình, các sách nghiên cứu tham khảo về văn học dân gian

5.1 Năm 1974, trong cuốn “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tác giả Cao Huy Đỉnh khi bàn về

lịch sử dân tộc ta ở buổi đầu dựng nước trang 23 tác giả có viết: “Thời cổ có

thần thoại Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc chắn cũng đã hư cấu nhiều chuyện để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên như biển, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió, bão, mưa, sấm, sét, lửa, mặt trời, mặt trăng,… Loại thần thoại này thấm sâu vào sinh hoạt tinh thần của người Lạc Việt và tồn tại dai dẳng mãi về sau với những vũ trụ quan cổ truyền của người nông dân lao động, dưới nhiều hình thức văn nghệ khác

Trang 8

Điều đó cho thấy Cao Huy Đỉnh đã quan tâm đến mục đích của thần thoại Những lực lượng tự nhiên như biển, núi, đất, nước, chim muông,… đã được thần thoại nói đến thông qua hệ thống nhân vật trong thần thoại Tuy nhiên, để khái quát về hệ thống các nhân vật trong thần thoại thì tác giả lại chưa bàn tới Tìm hiểu về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhân vật trong thần thoại là nhân vật thần và bán thần chính là linh hồn, là cốt tuỷ, là

da thịt để làm nên thần thoại

5.2 Năm 1990, trong cuốn Văn học dân gian tập 2 tác giả Hoàng Tiến

Tựu khi bàn về nội dung, ý nghĩa của thần thoại Việt ở trang 13 tác giả cho

rằng: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ được đầy đủ hệ thống và cốt truyện

nguyên thuỷ của nó, nhưng xét về phương diện nội dung thì số thần thoại Việt Nam còn lại chẳng những đã phản ánh được xã hội, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện được những vấn đề cơ bản thường có trong thần thoại của nhiều dân tộc (như vấn đề nguồn gốc vũ trụ, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài người, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các nghề )

Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tượng trong thế giới tự nhiên, nhìn chung hình ảnh con người chưa xuất hiện rõ nét, nhưng qua đây và cũng chỉ qua đây chúng ta mới có thể hiểu được phần nào

về trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, những ước mơ khát vọng và cách cảm nghĩ của những thế hệ người Việt đầu tiên bắt đầu thực hiện việc khám phá và

lí giải thế giới”

Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã quan tâm đến mục đích, ý nghĩa của thần thoại Khi tìm hiểu về thần thoại, người đọc sẽ biết được đời sống xa xưa của người dân Việt Nam Một đặc điểm quan trọng khi tìm hiểu về thần thoại đó là chúng ta phải tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong thần thoại mà ở đây là thần

và bán thần Vậy các nhân vật ấy được hiện lên qua trí tưởng tượng của dân

Trang 9

gian như thế nào? Điều ấy chưa được tác giả bàn đến Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ làm cụ thể hoá những điều còn băn khoăn ở trên

5.3 Năm 1991, trong cuốn Giáo trình văn học dân gian của Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội 2 của tác giả Trần Gia Linh đã cho chúng ta hiểu biết khái quát, đơn giản về thần thoại Khi bàn về thời kì nảy sinh của thần thoại,

trang 6 tác giả cho rằng: “Sự thật người Việt trong thời kì đầu trong chế độ

cộng sản nguyên thủy, vì sống phiêu bạt nên chưa nhận thức được cái “chết”, chưa có quan niệm linh hồn sau khi chết Trong đầu óc người Việt viễn cổ người và vật lẫn lộn Về sau, trong xã hội thị tộc, cuộc sống định cư giúp cho con người dần dần nhận thức được sự chết và từ đó nảy sinh quan niệm “linh hồn” tư tưởng vạn vật có linh hồn biến hóa thành đa thần luận việc thờ cúng vật tổ biến thành việc thờ cúng tổ tiên Người nguyên thủy Việt Nam đã sống trong cuộc bình đẳng nên họ quan niệm những thành viên của thế giới cõi thần cũng đều bình đẳng Thần trong thần thoại là những hiện tượng tự nhiên được hình tượng hóa hoặc những anh hùng lao động có công với thị tộc thần thánh hóa mà tạo nên Mưa, gió, sấm, sét, được thần thánh hóa thành các truyện thần Mưa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét Nhân vật thần thường có hình dạng dị thường nhưng lại chất phác, hồn nhiên, bình đẳng, thể hiện cuộc sống của con người chưa phân chia giai cấp” Tuy nhiên, tác giả Trần Gia Linh

chưa phân tích một cách cụ thể những đặc điểm của nhân vật cũng như thống

kê được hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam Để giúp người đọc hình dung một cách khái quát nhất về hệ thống nhân vật trong thần thoại, chúng tôi sẽ khảo sát về nhân vật đó trong khoảng 50 truyện thần thoại Việt Nam

5.4 Năm 1995, trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học dân gian, tác giả

Đỗ Bình Trị khi bàn về định hướng tìm hiểu nội dung thần thoại trang 76 đã

cho rằng: “Những mẩu chuyện về sự tích các “thần” cổ đại luôn luôn chứa

Trang 10

luỹ được trong cuộc sinh tồn của các cộng đồng người thời cổ” và ở trang 77

tác giả cho rằng “Thần thoại diễn tả dưới hình thức khái quát hoá nghệ thuật

rộng lớn, những ước mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta muốn chế ngự sức mạnh của tự nhiên” Tiếp đó tác giả trích dẫn ý kiến của M.Gorki: “Ở phía dưới mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng cổ đại đều có thể dễ dàng tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực ấy thì bao giờ cũng là ước vọng của loài người muốn làm cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn” Cũng ở phần

này, trang 78, tác giả cho rằng: “Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai

lệch, đầy đủ tính chất hư ảo của người thời cổ về thế giới cũng như về bản thân con người đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trước các sự vật, hiện tượng mà không thể hiểu nổi”

Như vậy thần thoại chính là sản phẩm của xã hội nguyên thuỷ Thần thoại đối với người xưa không chỉ là nghệ thuật mà là cả tri thức về thế giới được phản ánh trong đó: khoa học, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật

dẫu rằng đó là “nghệ thuật vô ý thức” Tuy nhiên, nghệ thuật đó được người

xưa thể hiện qua hình tượng các thần như thế nào thì chưa ai bàn tới

5.5 Năm 2004, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhà xuất bản

Giáo dục, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Thi khi bàn về

thể loại thần thoại trang 298 đã cho rằng: “Thần thoại là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của dân tộc Đó là toàn bộ những chuyện hoang đường, mộng tưởng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ Chẳng hạn thần thoại Việt (dân tộc Kinh có những truyện như: Thần Trụ Trời, Rắn già rắn lột, lúa thần, Chú cuội cung trăng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh,…”

Trang 11

Tác giả của cuốn sách đã chỉ ra bản chất của thể loại thần thoại Vậy quan niệm của người xưa về thế giới tự nhiên như thế nào? Đề tài này sẽ góp phần làm rõ những điều băn khoăn đó

5.6 Năm 2005, trong cuốn Giáo trình văn học dân gian của trường Đại

học Sư Phạm Hà Nội của các tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát,

Nguyễn Thị Bích Hà khi bàn về thần thoại trang 19 có viết “Hình tượng thần

trong thần thoại chính là sự sáng tạo nghệ thuật vô ý thức phản ánh một cách chân thực của người xưa Thông qua hàng loạt những hình tượng thần, người

ta có thể hiểu được quan niệm thực tế và quan niệm thẩm mỹ của họ” Tiếp

đó, trang 33 tác giả đã khẳng định: “trong những câu chuyện thần thoại, hình

tượng thần là hình tượng trung tâm của sự sáng tạo nghệ thuật, nó vừa hồn nhiên mộc mạc, vừa kì lạ phóng khoáng Nó vẫn có thực nhưng vẫn đầy hấp dẫn bởi tính chất trẻ trung, mạnh mẽ của thời đại mà sức mạnh của con người chưa bị xiềng xích bởi trật tự xã hội Thần chính là những phác thảo đầu tiên

và vô cùng quý giá của những nhân vật văn học sau này”

5.7 Trong công trình nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Hạnh - khóa

luận tốt nghiệp Nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên đã làm nổi bật lên

được những đặc điểm về ngoại hình, chức năng và hành trạng của nhân vật trong thần thoại suy nguyên Tuy nhiên đề tài nghiên cứu trên chỉ giới hạn nghiên cứu trong thần thoại suy nguyên

Có thể nói, vấn đề nhân vật trong thần thoại đã được các nhà nghiên cứu quan tâm song rõ ràng là mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, khái lược Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi mở rộng phạm vi khảo sát và nghiên cứu cả ở thần thoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo để thấy được những nét bản nhất về hệ thống nhân vật trong truyện thần thoại

Trang 12

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Khái quát về thần thoại

Đã từ lâu, thần thoại là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi bộ môn khoa học

có quan niệm về thần thoại tương đối độc lập Ngay cả trong một bộ môn khoa học cụ thể mỗi nhà nghiên cứu lại có cách nhìn mang dấu ấn cá nhân, vì vậy khái niệm thần thoại cho đến nay rất đa dạng, phong phú Về cơ bản khái niệm thần thoại được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp

1.1.1 Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng

Trong công trình nghiên cứu của mình, Lại Nguyên Ân đưa ra cách hiểu

về thần thoại như sau: "Sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản

ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện kể về thế gian, nhưng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, lễ thức, răn cấm), trong các bài ca, điệu nhảy,…

Đặc trưng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở

đó thần thoại là cái tương đương với "văn hóa tinh thần" và "khoa học" của

xã hội cận hiện đại Trong đời sống các cộng đồng nguyên thủy, thần thoại là

cả một hệ thống, con người nguyên thủy tri giác và mô tả thế giới bằng các biểu tượng của hệ thống ấy Thần thoại là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy Về sau, thần thoại phân chia thành các hình thái ý thức xã hội

Trang 13

như tôn giáo, nghệ thuật, văn học, khoa học, tư tưởng chính trị,… thì các hình thái ấy vẫn bảo lưu trong chúng hàng loạt mô hình thần thoại, được chế biến lại để đưa vào cấu trúc mới, thần thoại có cuộc sống thứ hai"

Như vậy khái niệm thần thoại ở đây được hiểu là một hình thức tư duy, tồn tại phổ biến trong cộng đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này mà người nguyên thủy tri giác về thế giới và con người Đó là lối tư duy thần thoại, được in dấu trong các hình thái ý thức xã hội Văn học dân gian cổ đại là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ở đó phản ánh rõ nét hình thức tư duy thần thoại Người ta biết tới Mác không chỉ với tư cách là một nhà tư tưởng lỗi lạc,

mà còn là một người có những nhận định hết sức tinh tường về thần thoại Quá trình nghiên cứu thần thoại của Mác gắn liền với những tri thức triết học Ông

cho rằng "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức

mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng Tiền đề của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và bản thân hình thái

xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật

và vô ý thức Không thể nào hiểu đúng được thần thoại nếu tách nó ra khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội của con người thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là thế giới quan thần thoại Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái

ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thủy"

Quan điểm của Mác đã gắn việc lí giải thần thoại với việc lí giải các vấn

đề của xã hội nguyên thủy Thần thoại không đơn thuần là một thể loại văn học mà tồn tại trong nó rất nhiều tri thức tổng hợp, đa dạng, nó là một kiểu tư duy tồn tại phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng như trong cuộc sống

Trang 14

Hai ý kiến trên đây cho ta thấy thần thoại được nhìn nhận dưới góc độ là một phương thức tư duy, nó tồn tại trong nhiều loại hình nghệ thuật cũng như

toàn bộ đời sống của con người thời nguyên thủy, cái thời "một đi không trở

lại", trong đó văn học dân gian cổ đại là một phương diện thể hiện phương

thức tư duy thần thoại rõ nét

1.1.2 Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp

Trên thế giới và ở Việt Nam, văn học dân gian cổ đại cũng như thể loại thần thoại đã được nghiên cứu từ lâu, đặc biệt vẻ đẹp của thần thoại Hy Lạp

đã là nguồn cảm hứng của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau Khái niệm thần thoại đã được đưa ra trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước

Nhà nghiên cứu người Nga, E.M Meletinski cho rằng: "Từ thần thoại có

nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện thoại Thường người ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó - thiên nhiên và văn hóa Hệ thần thoại (mifalogia) là tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời là hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới" [8; 653]

Như vậy ở đây, thần thoại được xem xét dưới góc độ là một thể loại văn học, nghĩa là nó là một thể loại tự sự ra đời đầu tiên của loài người và nó phản

ánh thế giới cũng như xã hội thông qua yếu tố "thần" Ông cũng chỉ ra rằng

thần thoại có sự đan kết những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật Quan hệ hữu cơ của thần thoại với nghi lễ vốn được thực hiện qua các phương tiện âm nhạc, vũ đạo, các phương tiện tiền sân khấu và ngôn từ, quan hệ ấy có bí mật và chưa được giải mã một cách chính xác Thần thoại không chỉ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, nó pha trộn trong đó nhiều yếu tố của các ngành khoa học và nghệ thuật khác

Trang 15

Nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian trong nước từ lâu đã tìm cách định nghĩa thần thoại theo cách nhìn nhận của riêng mình

Một trong những tài liệu nghiên cứu mang tính chất mở đường về thần

thoại là cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi Trong tài liệu này, ông đã định nghĩa thần thoại như sau: "Thần thoại là một truyện

cổ tích Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn toàn nói về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều chất hoang đường quái đản Thần thoại thuộc về thứ sau"

Khái niệm thần thoại, chúng ta còn bắt gặp trong giáo trình Văn học dân

gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh làm chủ biên: "Thần thoại là hiện tượng văn hóa tinh thần ra đời từ khá sớm Theo quy luật phổ biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xưa của các xã hội trước khi có giai cấp Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy

xã hội ở các tộc người anh em từ thời cổ sơ" [4; 585]

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán làm chủ biên) đưa ra khái niệm thần thoại như sau: "Thần thoại còn gọi là

huyền thoại, là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện

kể dân gian các dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng

về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên do con người thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vận vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ”[3;250] Theo quan điểm này ta có thể thấy khái

niệm thần thoại được nhìn nhận một cách đầy đủ và cụ thể hơn, bao gồm các yếu tố: định danh thể loại, thời gian ra đời, đối tượng phản ánh, nội dung phản ánh và cách thức phản ánh Khái niệm trên giúp cho người nghiên cứu có thể

Trang 16

Từ những cách hiểu trên đây ta có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về

thần thoại: Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần,

các anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của người xưa theo một phương thức riêng (phương thức thần thoại)

Nhìn chung khái niệm thần thoại là một vấn đề hết sức phức tạp, hầu như mỗi nhà nghiên cứu muốn đưa ra một quan niệm của riêng mình Nhưng cho

dù có sự khác nhau thì họ cũng có những điểm chung nhất định khiến chúng

ta có thể đưa ra cách hiểu chung nhất về thần thoại để từ đó có thể giúp nhìn nhận thể loại này một cách tương đối cụ thể và chính xác Tuy vậy việc mở rộng nội hàm khái niệm thần thoại thành huyền thoại hay cách hiểu chưa rạch ròi giữa thần thoại và truyền thuyết, thần thoại với cổ tích, hoặc cho thần thoại

là tiền văn học chứ chưa phải là văn học, cũng đem lại những phức tạp không thể tránh khỏi cho những ai nghiên cứu thần thoại

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về khái niệm “thần thoại” “

Thần thoại hiểu một cách ngắn gọn theo nghĩa Hán Việt là những chuyện kể

về các thần”, [15; 17]

E.M.Meletinxki, nhà khoa học xã hội và nhân văn nổi tiếng Xô Viết cho

rằng: “Từ “thần thoại” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền

thuyết, truyền thoại, thường người ta hiểu đó là những chuyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo nên những nhân tố của nó

- thiên nhiên và văn hoá” [7; 74]

Bên cạnh những định nghĩa trên còn rất nhiều định nghĩa khác nhau về thần thoại

Nhà bác học, nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới - Các

Mác lại cho rằng: “Thần thoại với tư cách là hình thức văn hoá tinh thần đầu

Trang 17

tiên của loài người là tự nhiên và chính những hình thức xã hội đã được tái tạo lại bằng những hình tượng nghệ thuật và ý thức bởi trí tưởng tượng dân gian” [4; 74]

Trong cuốn Từ điển văn học danh từ thần thoại được xác định: “Truyện

kể dân gian về các vị thần, phản ánh những khát vọng của con người thời cổ trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên - Truyện thần thoại “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” Nhân vật thần thoại” [3; 893]

Tác giả Đinh Gia Khánh còn cho rằng thần thoại là những tác phẩm văn

học xuất hiện sớm nhất Ở nước ta “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của

người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt” [4; 274]

Tác giả Tần Gia Linh thì định nghĩa: “Thần thoại là những chuyện cổ có

yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc con người, con vật mang tính thần kỳ, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội” [6; 4]

Cũng trong cuốn sách này, Trần Gia Linh nói về khái niệm thể loại thần

thoại như sau: “Trong thời đại bình minh của lịch sử nhân loại, trình độ sản

xuất và sự hiểu biết các hiện tượng tự nhiên của con người còn rất thấp Sông dài, núi cao, mưa to, gió lớn đối với người xưa là những điều bí mật vô cùng Khi thì những hiện tượng đó tạo thành những điều kiện thuận lợi cho sản xuất Khi thì lại trở thành những khó khăn nguy hiểm đe doạ cuộc sống, gây cho con người cái cảm giác “sợ hãi, ngạc nhiên, kính phục”, buộc họ phải tìm hiểu và giải thích Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thần thoại” [6; 4,5]

Trong sách Về văn học nghệ thuật, Mác viết: “Bất cứ chuyện thần thoại

nào cũng dùng trí tưởng tượng, mượn tưởng tượng để chinh phục, đem tự nhiên mà hình tượng hoá”[12; 108]

Trang 18

Trước khi bước vào thời kỳ có giai cấp, dân tộc nào cũng sáng tạo thần

thoại Đó là một loại truyện cổ dân gian đặc biệt góp phần “tổ chức kinh

nghiệm, thể hiện những ý kiến và hình tượng, để kích thích năng lực của tập thể cần lao” (Gorky) trong thời đại nguyên thuỷ

Tuy vậy, sự nảy sinh và bảo tồn truyện thần thoại của các dân tộc không giống nhau Ấn Độ thường được coi là sứ sở của thần thoại Tập thần ca Rig Veda và kho thần tích Punana cùng hai tập sử thi Ramayana và Mahabharata

đã bảo lưu di sản thần thoại nổi tiếng gợi lại tuổi thơ ấu của nhiều dân tộc gắn

bó với nhau trên một lục địa khá rộng của Hằng Hà và Hy Mã Lạp sơn Ở Châu Âu, thần thoại Hy Lạp được bảo tồn trong những thiên sử thi nổi tiếng

Iliat và Odixe Thần thoại Hy Lạp “không những là cái nôi phát sinh mà còn

là mảnh đất nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp”

Theo tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Thần thoại

là thể loại ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian và các dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ Chẳng hạn thần thoại Việt (dân tộc Kinh) có những truyện như: “Thần trụ trời”, “Rắn già rắn lột”, “Lúa thần”,

“Chú cuội cung trăng”, “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”,… [2; 298]

Như vậy chúng ta thấy có rất nhiều cách định nghĩa về thần thoại Mỗi định nghĩa được nêu ra là một cách nhìn về thể loại này

1.2 Hình tƣợng nhân vật trong thần thoại

Xoay quanh khái niệm về nhân vật văn học, không ít những ý kiến khác nhau về nó Tuy nhiên bài viết của chúng tôi chỉ đưa ra khái niệm về nhân vật

văn học một cách khái quát nhất Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” lúc đầu

mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu

Trang 19

Trong cuốn Lý luận văn học do Giáo sư Phương Lựu chủ biên, trang 277

đã cho rằng: “Nói đến nhận vật văn học là nói đến con người được miêu tả,

thể hiện trong tác phẩm bằng phương diện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thuý Kiều, Kim Trọng, chị Dậu, anh Pha,

AQ, Acpagong, Gia Cát Lượng, Tôn Ngộ Không,… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện Kiều”, những kẻ đưa tin, lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người Nhân vật có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình […] Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính của “Chiến tranh và hoà bình”, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sekhop, chiếc quan tài là nhân vật truyện “Chiếc quan tài” của Nguyễn Công Hoan Nhưng chủ yếu vẫn là chỉ hình tượng con người trong tác phẩm”

Cũng trong cuốn sách của mình, Giáo sư Phương Lựu viết: “Nhân vật

phonclo nói chung, do đặc điểm truyền miệng, thường mang nội dung tính cách cô đọng, đơn giản, mặc dù có giá trị khái quát cao và bền vững”

Phương Lựu đã khái quát: “Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái

quát đời sống Đọc tác phẩm cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung

tư tưởng thể hiện trong nhân vật”

Trang 20

Cùng bàn về khái niệm nhân vật, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học,

nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)

xuất bản năm 2004, trang 235, cho rằng: “Con người cụ thể trong tác phẩm

văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong

“Truyện Kiều” Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra

để nói chuyện con người Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người nào cả mà chỉ một hiện tượng nào

đó trong tác phẩm Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong

“Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong giơ-ni Gơ-răng-đi của Ban dắc”

Ơ-Còn rất nhiều ý kiến xoay quanh khái niệm nhân vật Tuy nhiên do giới hạn của bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra hai ý kiến bàn về khái niệm này

Từ những hiểu biết về nhân vật trong văn học, chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu về nhân vật trong thần thoại Trong thần thoại Việt Nam có rất nhiều nhân vật: thần, quỷ, con người, mưa, gió, bão lũ, … Nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm và đề cập đến trong đề tài này là nhân vật thần và nhân vật bán thần trong thần thoại Bài viết của chúng tôi sẽ khái quát một cách hệ thống về hai tuyến nhân vật này trong thần thoại để người đọc có thể hình dung một cách

sơ lược nhất về nhân vật trong thần thoại Việt Nam nói riêng và trong thể loại thần thoại nói chung

1.2.1 Nhân vật là thần

Có thể nói thần thoại là một phương thức nhận thức thực tại khách quan đặc biệt, nó tương đương vói nhiều phương thức nhận thức khác như phương thức tôn giáo, phương thức nghệ thuật, phương thức triết học, phương thức khoa học,… Những vấn đề mà thần thoại quan tâm suy cho cùng cũng chính

là những vấn đề mà các hình thái ý thức tinh thần khác tìm cách lý giải Đó là

Trang 21

sự tồn tại của thế giới vật chất, thế giới tinh thần, sự tồn tại của vũ trụ và nhân loại, của tự nhiên và xã hội, các mối quan hệ giữa ý thức và vật chất,… Trong tính nguyên hợp và điển hình của mình, thần thoại luôn là kho tàng tri thức chung của người nguyên thuỷ Nếu như người nguyên thuỷ có sự bình đẳng đơn giản về kinh tế thì đồng thời họ cũng có sự bình đẳng về nhận thức: các thành viên của cộng đồng tộc người bình đẳng trước thánh thần chung của họ

và họ được trang bị những vốn tín ngưỡng như nhau Nội dung thần thoại chính là những tri thức trong đó

Sự sáng tạo ra một loạt hình tượng các vị thần là con đường để nhận thức thế giới của người nghệ sĩ dân gian Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu đặc điểm của các vị thần (ngoại hình, hành trạng, chức năng) như thế nào mà chỉ đưa ra một cách khái quát hệ thống các vị thần trong thần thoại Từ đó cung cấp những kiến thức giúp người đọc vừa nắm bắt một cách có hệ thống về các vị thần trong thần thoại vừa thấy được đặc điểm các vị thần một cách khái quát

Trang 22

thể ở các văn bản thần thoại hết sức linh tinh tuỳ theo cách gọi của các đời sau, các địa phương, các dân tộc, các nhà biên soạn (như ông, bà, thánh thần, tinh,…) Như vậy cần hiểu khái niệm “thần” trong thần thoại trên cơ sở vạn vật hữu linh của người thời cổ và tránh những suy diễn đơn thuần dựa vào các tên gọi trong văn bản” [13; 72]

Trong xã hội nguyên thuỷ các lực lượng tự nhiên mà con người tri phối được thì ít, các lực lượng tự nhiên mà đe doạ con người thì nhiều Từ chỗ sợ hãi các lực lượng tự nhiên luôn luôn đe doạ mình vì không đủ cơ sở khoa học

để giải thích chúng cho nên con người đi đến chỗ sùng bái những lực lượng

ấy Những vị thần trong thần thoại phần lớn là những lực lượng tự nhiên mà con người ta chưa chế ngự được Thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Mưa, thần Gió, thần Biển, thần Sét được miêu tả khác nhau

Mác đã gắn thần thoại với thời kỳ “thơ ấu” của loài người, coi đó là

“nghệ thuật vô ý thức” của con người thời nguyên thuỷ và nhận đinh: “thần

thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [10; 100] Những lực lượng

thiên nhiên mà người ta không hiểu được, không chi phối được điều đó có thể

là thần, nghĩa là có sức mạnh vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường, ra ngoài

sự tưởng tượng của con người Thần có thể thiện, có thể ác, có khi dịu hiền nhưng thường thì uy nghiêm và lắm khi lại giận dữ, thậm chí thích trả thù Con người ta không thể lường trước được công việc vủa thần, cũng không thể chống lại thần mà chỉ còn cách quy phục, sùng bái các thần

Ngoài việc nhân vật thần ra đời dựa trên tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của dân gian thì hình tượng nhân vật thần còn ra đời trên cơ sở khát vọng khám phá tự nhiên của người Việt cổ

Trước khi săn bắn, đánh cá tập thể, người nguyên thuỷ thường họp nhau lại để diễn tập những khâu của công việc Lúc thắng lợi trở về họ thường diễn

Trang 23

lại những kỳ tích lao động Trong cuộc đấu tranh sản xuất, người ta quan sát

các hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên Người nguyên thuỷ đã “mượn tưởng

tượng” để giải thích, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên và mơ ước chinh phục

tự nhiên Nạn bão lụt thường xuyên diễn ra ở vùng châu thổ Bắc Bộ, Trung

Bộ được phản ánh rõ rệt trong thần thoại “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” Dường như tác giả dân gian như muốn truyền cho nhau kinh nghiệm “hằng năm cứ vào

tháng bảy, tháng tám thấy Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh báo thù” Do vậy,

nhân dân cần phải đắp bờ, ngăn lũ sớm để đề phòng lụt lội

Song song với việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, người nguyên thuỷ còn phóng đại trí tưởng tượng bay bổng, mơ ước giảm nhẹ sức lao động.Thần thoại là truyện kể về thần Nhân vật trung tâm và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống yếu tố thần kì của thần thoại là thần Nhân vật thần

ấy có nguồn gốc từ thế giới quan thần linh của người nguyên thuỷ

Thần thoại là thể loại văn học dân gian ra đời sớm nhất và đã để lại cho những thể loại văn học dân gian ra đời sau nó, chẳng hạn như: truyền thuyết

và truyện cổ tích (nhất là cổ tích thần kì) nhiều kiểu mẫu nghệ thuật, trong đó chủ yếu là những kiểu mẫu gắn liền với yếu tố thần kì Vì thế cho nên, khi ta

nói thế giới quan thần linh của người nguyên thuỷ được phản ánh trong thần thoại là ta đã thừa nhận thế giới quan thần linh của người nguyên thuỷ là nguồn gốc (trực tiếp) của yếu tố thần kì trong thần thoại và cũng là một trong những nguồn gốc (sâu xa) của yếu tố thần kì trong tất cả các thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại

b, Bảng khảo sát thống kê nhân vật là thần trong thần thoại Việt

Ông Trời Ngọc Hoàng Thần Tự Nhiên

Trang 24

2 Thần Trụ Trời Kinh Thần Trụ trời Thần Tự Nhiên

3 Thần Biển Kinh Thần Biển Thần Tự Nhiên

4 Thần Sét Kinh Ông Sấm

hay Thiên Lôi Thần Tự Nhiên

5 Thần Đất Kinh Thần Đất hoặc Thổ

Địa Long Thần Thần Tự Nhiên

6 Thần Núi Kinh Cao Sơn Đại Vương Thần Tự Nhiên

7 Thần Nước Kinh Long Vương Thần Tự Nhiên

8 Truyện Thần Cuống Kinh Thần Cuống Thần Tự Nhiên

9 Thần Gió Kinh Thần Gió hay Thần

Cụt Đầu Thần Tự Nhiên

10 Thần Mưa Kinh Thần Mưa hay Thần

Hình Rồng Thần Tự Nhiên

11 Tu Bổ Các Giống Vật Kinh Thần Trời Thần Tự Nhiên

12 Lúa Và Cỏ Kinh Thần Lúa hay Thần

Trang 25

15 Thần Bếp Kinh Ông Táo hay Núc

hoặc Thổ Công Thần Tự Nhiên

16 Diêm Vương Kinh Diêm Vương Thần Tự Nhiên

17 Thần Nam Thần Nữ Kinh Tứ Tượng và Nữ Oa Thần Tự Nhiên

18 Thần Tử Thần Sinh Kinh Nam Tào Bắc Đẩu Thần Tự Nhiên

19 Thần Văn Kinh Thần thi cử và thần

văn chương Thần Tự Nhiên

23 Địa Ngục Kinh Diêm Vương Thần Tự Nhiên

24 Cực Lạc Kinh Tây Vương Mẫu và

Ngọc Hoàng Thần Tự Nhiên

25 Nữ Thần Nghề Mộc Kinh Nữ Thần nghề Mộc Thần Tổ Nghề

26 Nữ Thần Lửa Kinh Nữ Thần Lửa Thần Tự Nhiên

27 Nữ Thần Vàng Kinh Nữ Thần Vàng Thần Tự Nhiên

Trang 26

1.2.2 Nhân vật là con người

a Khái niệm

Bên cạnh nhân vật thần, trong thần thoại, nhân vật là con người chiếm một vị trí khá quan trọng Con người trong thần thoại không đơn giản là những con người hiện thực mà đó là những con người đã được tác giả dân gian thần thánh hóa để trở thành những con người huyền thoại

b, Bảng khảo sát, thông kê hệ thống nhân vật là con người trong thần thoại Việt:

STT Tên Truyện Dân Tộc Tên Nhân Vật Chức Năng

1 Bà Âu Cơ Kinh Âu Cơ Sáng tạo nghề

đóng đô Kinh Hùng Vương

7 Thánh Tản Viên Kinh Sơn Tinh và Thủy

Tinh

Chinh phục lũ lụt

8 Nữ Thần Mười Hai

Tay Kinh Cô Gái

Chinh phục bọn ma quỷ ngoài biển đông

9 Bà Áo The Kinh Bà Áo The Anh hùng đánh

giặc, cứu nước

Trang 27

10 Mụ Giạ Kinh Mụ Giạ Anh hùng đánh

giặc, cứu nước

11 Chuyện Ả Chức

Chàng Ngưu Kinh Ngưu Lang

Làm nghề chăn trâu

18 Kinh Dương Vương

và Lạc Long Quân Kinh Lạc Long Quân

Chinh phục tự nhiên

19 Truyện Ngư Tinh Kinh Lạc Long Quân Chinh phục lũ

Trang 28

23 Hàng Hải Trị Nước

khảo dị: Hùng Vương Kinh Hùng Vương

Chinh phục lũ lụt, xây dựng nhà nước đầu tiên

Việc khảo sát trên đây chỉ là tương đối do phạm vi, giới hạn tài liệu, và

do giới hạn của đề tài Kho tàng thần thoại Việt Nam rất phong phú và đa dạng tuy nhiên chúng tôi chỉ khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại của dân tộc Kinh bởi số lượng phong phú hơn cả

Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng trong thần thoại Việt Nam nói chung và trong thần thoại Việt (kinh) nói riêng, nhân vật thần chính là nhân vật trung tâm, nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm

Trang 29

Chương 2 NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI SUY NGUYÊN

Theo tác giả Đỗ Bình Trị: “Thần thoại suy suy nguyên là những thần

thoại giải thích nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội

mà con người thời cổ nói chung và cộng đồng tộc người chủ nhân của mỗi

“hệ” thần thoại nói chung cho là có quan hệ đến sự sống còn của họ Chẳng hạn ở thần thoại suy nguyên của người Việt, đó là những chuyện kể về nguồn gốc của trời đất, núi sông, của loài người và vạn vật, của cộng đồng mình và các anh, em… và chuyện kể về nguồn gốc của các hiện tượng,những lực lượng tự nhiên như mưa,gió, sấm sét, hạn hán, lũ lụt Những chuyện đưa vào sách giáo khoa ( Thần Trụ Trời, Đi San Mặt Đất, Cóc Kiện Trời, Kinh và Bana là anh em) đều là thần thoại suy nguyên” [13;67]

Thần thoại ra đời trong xã hội nguyên thủy Để duy trì cuộc sống, người nguyên thủy phải lao động sản xuất để tồn tại Nhưng những hiện tượng liên quan đến đời sống lại nằm ngoài tầm hiêu biết của họ Trình độ của loài người chưa cho phép họ hiểu được các hiện tượng ấy trong khi nhu cầu của cuộc sống lại buộc phải giải thích chúng Cho nên họ đã có những nhận thức sai lệch, những quan niệm viễn hoặc về thế giới Khi nói về cái mu muội ấy, Ăng

ghen giải thích: “cơ sở của mọi sự nhận định sai lầm ấy về giới tự nhiên, về

sự cải tạo ra bản thân con người, về quỷ thần, về những thế lực mầu nhiệm thường thường chỉ là một yếu tố kinh tế tiêu cực mà thôi tức là trình độ kinh

tế thấp kém của thời kì tiền sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về tự nhiên ” [10;52]

Người nguyên thủy có một quan niệm hỗn hợp về thế giới, họ đem bản thân mình với các sự vật, các lực lượng trong giới tự nhiên hợp thành một Họ

Trang 30

chim, loài thú, cho đến các vật vô tri vô giác Tôtem giáo là một trong những hình thức tôn giáo sớm nhất ra đời từ đó

Những lực lượng thiên nhiên mà con người không thể hiểu được, chi phối được có thể là thần, nghĩa là có sức mạnh vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường, ra ngoài sự tưởng tượng của con người Thần có thể thể hiện có thể

ác, có khi dịu hiền nhưng thường thì uy nghiêm và lắm khi lại giận dữ thậm chí thích trả thù Con người ta không thể lường trước được công việc của thần, càng không thể chống lại thần mà chỉ còn cách quy phục, sùng bái các thần

Người nguyên thủy không thấy được rằng nguyên nhân của các hiện tượng thủy triều là do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng , nguyên nhân gây ra sấm sét là do hai luồng điện trong không gian gặp nhau tạo thành tiếng nổ mà chỉ thấy sét có sức mạnh ghê gớm như có thể đánh chết người, làm cháy nhà,

đổ cây Và thế là các thần Biển, thần Sét đã được ra đời trong sự sợ hãi, ngưỡng mộ của người xưa

Để tạo điều kiện cho sản xuất và khắc phục những khó khăn do tự nhiên gây ra, tổ tiên chúng ta hiểu rõ tính chất của mưa: mưa thì tốt nhưng nếu mưa không đều đặn thì lại gây ra hạn hán hoặc lũ lụt Nhưng họ lại không giải thích được rằng mưa là do nước ở ao hồ , sông suối, bốc hơi lên cao gặp lạnh đọng lại, khi nặng rơi xuống tạo thành mưa Họ cho rằng mưa phải là

trời, không phải là “nước mắt của ả Chức chàng Ngưu” mà chính là nước đi

từ sông biển rồi trở lại sông biển “thần Mưa thường xuống hạ giới hút nước

sông nước biển rồi lại trở về sông biển”

Trong quá trình lao động, tư duy phát triển đã thúc đẩy lao động tăng nhanh hiệu quả Họ đã biết gửi vào đất những hạt cây, rau củ hái lượm được để

ăn dần và thế là trồng trọt xuất hiện Nhờ kĩ thuật săn bắn ngày càng cao, thú rừng săn bắn được ngày càng nhiều, không ăn hết, con người giữ lại nuôi để ăn

Trang 31

dần, từ đó chăn nuôi ngày càng phát triển Lực lượng tự nhiên luôn đe dọa con người Vì thế họ luôn tha thiết quan tâm đến thế giới tự nhiên Họ đã tưởng tượng ra các vị thần để chinh phục tự nhiên Quan niệm sơ khai về vũ trụ của người Việt Nam thường gắn liền hai khái niệm Trời và Đất và coi đó là nguồn gốc của mọi vật Mặc dù bị nhiều điều kiện lịch sử hạn chế, nhận thức của người nguyên thủy còn non nớt nhưng thần thoại Việt Nam chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh có tính chất sáng tạo Người Việt Nam không có sự

đề cao Trời, Đất, thần thánh đến mức tối linh, tối thiêng khiến cho con người chỉ biết cúi đầu chịu mọi sự chi phối của lực lượng siêu phàm ấy

Thần thoại suy nguyên được sáng tác để giải thích các hiện tượng tự nhiên, do đó nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên là hình tượng các

vị thần Thần trong thần thoại được chế tác theo hình dạng con người và cuộc sống con người

Đề tài chủ yếu của thế giới thần thoại là hướng tới thế giới tự nhiên và mối quan hệ của nó với đời sống con người Truyện thần thoại thường kể về

sự tích các vị thần Nhân vật chính của thần thoại là nhân vật thần và bán thần Người nghệ sĩ dân gian đã mượn các thần để giải thích các hiện tượng thiên nhiên (Thần mưa, Thần gió, Thần biển), giải thích nguồn gốc vũ trụ (Thần trụ trời) nguồn gốc loài người (truyện đẻ trăm trứng) và muôn vật Cách giải thích của người xưa tuy còn ấu trĩ và tự phát nhưng ta vẫn có thể nhận ra những yếu tố duy vật biện chứng, thể hiện khả năng của con người trong việc nhận thức thế giới Người nguyên thủy nhận thức một cách mơ hồ

và cảm tính một số quy luật của tự nhiên: Ngày và đêm, sống và chết, sự tồn tại của thế giới vật chất, Quá trình giải thích tự nhiên, con người đã tự nâng mình lên một tầm cao của thần thánh (công việc khai thiên lập địa, tạo ra đất, nước, núi, sông được thần tượng hóa qua Thần Trụ Trời)

Trang 32

2.1 Đặc điểm ngoại hình

Nếu như nhân vật trong truyền thuyết là những con người phi thường, nhân vật trong cổ tích là những con người nhỏ bé thì nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên lại là những lực lượng tự nhiên được thần thánh hóa như thần mưa, thần gió, thần biể, và nhân vật thần ở đây lại thường được miêu tả có thân hình to lớn, kỳ vĩ, kỳ dị

Thần có thân hình kỳ vĩ chính là sự mô phỏng sự to lớn của tự nhiên Thần trụ trời được dân gian miêu tả là một ông thần có “thân hình to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thân bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ ngọn núi này sang ngọn núi kia” Chính thân thể to lớn của thần đã giúp thần có sức mạnh vô địch để làm công việc quan trọng: khai thiên lập địa

Hình tượng nhân vật thần thường gợi nên cảm xúc thẩm mĩ về cái đẹp.Trong thần thoại suy nguyên về ngoại hình nhân vật được miêu tả theo kích thước của vũ trụ, non sông Điều đó chứng tỏ quan niệm của người xưa: con người và thiên nhiên được hòa vào làm một khối

Trong thần thoại Việt Nam, thần Núi là một vị thần gần gũi với con người Thần thường hiện thân là ông già râu tóc bạc phơ Con người đi kiếm củi, đốn gỗ, hái nấm, săn thú đều thuộc phạm vi cai quản của thần Vì vậy mà người ta rất quý trọng thần núi, việc miêu tả thần Núi như vậy vừa thể hiện được sự vĩ đại của thần, vừa nói lên rằng núi là người bạn không thể thiếu trong đời sống của con người mọi thời đại

Thần có thân hình to lớn kỳ vĩ chính là mô phỏng sự to lớn của tự nhiên Thần Trụ Trời được tác giả dân gian miêu tả là một ông thần có thân hình to lớn không thể kể xiết nổi, bước chân của thần là từ vùng này hay vùng khác hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia Chính thân thể to lớn của thần đã giúp thần có sức mạnh vô địch để làm công việc vô cùng quan trọng: khai thiên lập địa

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Huy Đỉnh (1974), "Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1974
2. Lê Bá Hán,... (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục 3. Đỗ Đức Hiểu,... (1982), Từ điển văn học tập 2, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học", Nxb Giáo dục 3. Đỗ Đức Hiểu,... (1982), "Từ điển văn học
Tác giả: Lê Bá Hán,... (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục 3. Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Giáo dục 3. Đỗ Đức Hiểu
Năm: 1982
4. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Gia Khánh (1997), "Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
5. Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần thoại Việt Nam, Nxb Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phúc Khánh (1961), "Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần thoại Việt Nam
Tác giả: Phúc Khánh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1961
6. Trần Gia Linh (1991), Văn học dân gian, Giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Gia Linh (1991), "Văn học dân gian
Tác giả: Trần Gia Linh
Năm: 1991
7. E.M.Meletinxki (1964), Lý luận văn học tập 2, Nxb Khoa học Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.M.Meletinxki (1964), "Lý luận văn học
Tác giả: E.M.Meletinxki
Nhà XB: Nxb Khoa học Matxcơva
Năm: 1964
8. E.M.Meletinxki (chủ biên), Từ điển thần thoại, Nxb Bách khoa Xô Viết (Bùi Mạnh Nhị dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.M.Meletinxki (chủ biên), "Từ điển thần thoại
Nhà XB: Nxb Bách khoa Xô Viết (Bùi Mạnh Nhị dịch)
9. Mác - Ang ghen (2008), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mác - Ang ghen (2008), "Toàn tập
Tác giả: Mác - Ang ghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2008
10. Mác - Ăng ghen,(1952), Về văn học nghệ thuật, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mác - Ăng ghen,(1952), "Về văn học nghệ thu
Tác giả: Mác - Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1952
11. Bùi Mạnh Nhị (1999), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Mạnh Nhị (1999), "Văn học dân gian những công trình nghiên cứu
Tác giả: Bùi Mạnh Nhị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
12. Ăng ghen (1957), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ăng ghen (1957), "Về văn học nghệ thuật
Tác giả: Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1957
13. Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Bình Trị (1995), "Phân tích tác phẩm văn học dân gian
Tác giả: Đỗ Bình Trị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
14. Hoàng Tiến Tựu (1991), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Tiến Tựu (1991), "Văn học dân gian
Tác giả: Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991
15. Phạm Thu Yến,... (2005), Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thu Yến,... (2005), "Văn học dân gian
Tác giả: Phạm Thu Yến
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
16. Nhiều tác giả (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều tác giả (1994), "Từ điển tiếng Việ
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w