Nếu như nhân vật trong truyền thuyết là những con người phi thường, nhân vật trong cổ tích là những con người nhỏ bé thì nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên lại là những lực lượng tự nhiên được thần thánh hóa như thần mưa, thần gió, thần biể,... và nhân vật thần ở đây lại thường được miêu tả có thân hình to lớn, kỳ vĩ, kỳ dị.
Thần có thân hình kỳ vĩ chính là sự mô phỏng sự to lớn của tự nhiên. Thần trụ trời được dân gian miêu tả là một ông thần có “thân hình to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thân bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ ngọn núi này sang ngọn núi kia”. Chính thân thể to lớn của thần đã giúp thần có sức mạnh vô địch để làm công việc quan trọng: khai thiên lập địa.
Hình tượng nhân vật thần thường gợi nên cảm xúc thẩm mĩ về cái đẹp.Trong thần thoại suy nguyên về ngoại hình nhân vật được miêu tả theo kích thước của vũ trụ, non sông. Điều đó chứng tỏ quan niệm của người xưa: con người và thiên nhiên được hòa vào làm một khối.
Trong thần thoại Việt Nam, thần Núi là một vị thần gần gũi với con người. Thần thường hiện thân là ông già râu tóc bạc phơ. Con người đi kiếm củi, đốn gỗ, hái nấm, săn thú đều thuộc phạm vi cai quản của thần. Vì vậy mà người ta rất quý trọng thần núi, việc miêu tả thần Núi như vậy vừa thể hiện được sự vĩ đại của thần, vừa nói lên rằng núi là người bạn không thể thiếu trong đời sống của con người mọi thời đại.
Thần có thân hình to lớn kỳ vĩ chính là mô phỏng sự to lớn của tự nhiên. Thần Trụ Trời được tác giả dân gian miêu tả là một ông thần có thân hình to lớn không thể kể xiết nổi, bước chân của thần là từ vùng này hay vùng khác hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia. Chính thân thể to lớn của thần đã giúp thần có sức mạnh vô địch để làm công việc vô cùng quan trọng: khai thiên lập địa.
Trong thế giới còn nhiều bí ẩn này, theo quan niệm của người xưa luôn luôn tồn tại những vị thần ngự trị để cai quản một lãnh địa nhất định. Nơi biển cả bao la cũng xuất hiện một vị thần – thần Biển là một con rùa. Thân hình của thần to lớn đế mức không thể nào ước lượng được. Thân hình to lớn ấy chính là sự mô phỏng cái vĩ đại của biển cả bao la. Hình tượng nhân vật thần thường gợi lên cảm xúc về cái đẹp. Belinxki đã khẳng định: “Cái đẹp là điều
kiện không thể thiếu được của thế giới nghệ thuật, đó là một định lí”. Nét đẹp
khỏe mạnh của biết bao thế hệ người nguyên thủy đã kết tinh thành hình tượng các thần. Trong thần thoại suy nguyên, ngoại hình nhân vật được miêu tả theo kích thước vũ trụ non sông. Điều đó chứng tỏ trong quan niệm của người xưa con người và thiên nhiên được hòa vào làm một khối.
Trong thần thoại Việt Nam, thần Núi cũng là một vị thần gần gũi với con người. Thần thường hiện thân là ông già râu tóc bạc phơ. Con người đi kiếm củi, đốn gỗ, hái nấm, săn thú đều thuộc phạm vi lãnh thổ của thần. Vì vậy người ta rất quý trọng thần Núi. Đặc biệt là thần Tản Viên thì hay can thiệp vào mọi việc, giúp đỡ người đời mỗi khi nguy nan. Núi non là đại diện cho những gì to lớn của tự nhiên. Việc miêu tả thần Núi như vậy đã nói lên rằng núi là người bạn không thể thiếu trong đời sống của con người mọi thời đại.
Sống trên mặt đất không chỉ có các loài thực vật, động vật, con người mà còn có các lực lượng khác luôn can thiệp vào cuộc sống của muôn loài. Đó là các vị thần. Các vị thần này ác có, thiện có, hành vi thật là bất trắc. Vì vậy con người phải tìm cách để đề phòng họ, hơn nữa phải tìm cách kết giao với họ, tranh thủ cảm tình của họ.
Để cai quản một địa hình rộng lớn thì dân gian đã miêu tả thần nước có một hình thù cực kì vĩ đại. Nước mênh mông có thể là kẻ thù nhưng cũng nước lại rất cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Thần Nước làm chúa tể của muôn loài thủy tộc. Ba ba, thuồng luồng, rắn là bộ hạ của thần. Thần gỗ cũng
Khi nói đến việc xây dựng hình tượng nhân vật trong thần thoại, ta không thể không nhắc đến trí tưởng tượng của nhân gian. Quan niệm thần linh chủ nghĩa và ước mơ của người lao động đã chắp đôi cánh mênh mông cho trí tưởng tượng của họ. Tính chất tưởng tượng trong hình thức khái quát nghệ thuật rộng lớn, đem lại cho chúng ta khí thế hào hùng phóng khoáng cùng với bản chất thơ ngây, hồn nhiên. Hình tượng thần Gió với cái quạt, thần Sét với lưỡi búa, thần Mưa hút nước biển đến căng phình bụng ra để đem đi phun khắp nơi... đều nói lên trí tưởng tượng chất phác nhưng sinh động của nhân dân.
Vén bức màn thần linh chủ nghĩa trong thần thoại, ta bắt gặp bóng dáng của xã hội tổ tiên ta.Thế giới thần thoại xét đến cùng là bóng dáng của loài người. Mức độ kỳ vĩ của ngoại hình nhân vật phụ thuộc vào cảm quan nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tầm vóc khổng lồ của nhân vật thần chứa đựng những dự cảm phi thường trong hình dạng của họ.
Hình dáng của các thần là hình dung của con người về sự sống. Vì là người được học hành tử tế nên dân gian đã tưởng tượng thần Văn có hình dáng của người lớn tuổi, nghiêm trang, mặc áo nhà quan, tay cầm một cái hốt. Còn thần Thi Cử lúc nào cũng lo lắng cho việc đèn sách, không để ý đến hình thức của mình cho nên là một vị thần xấu xí. Người ta thường hình dung thần có mặt mũi nhăn nhó, không râu, tay trái cầm một cái nghiên, tay phải cầm bút lông, người nghiêng ra trước , chân trái nhấc lên phía sau như sắp chạy, thân hình lại để trần, chỉ quấn qua một miếng vải phía dưới, còn chân phải đạp lên lưng con rùa. Thần Aó Đỏ lại luôn bao che cho những thí sinh học kém.
Thần tài là biểu trưng cho sự mãn nguyện, thành đạt của con người cho nên dân gian đã khéo léo hình dung ra thần là một ông lão béo trắc, vẻ mặt hớn hở, cười toét miệng, tay phải cầm quạt phe phẩy, tay trái cầm túi đựng vàng.
Ba thần Phúc, Lộc, Thọ lại được sáng tác với hi vọng mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho con người.
Thần Thọ là một cụ già, đầu sói cao, tay phải chống gậy, tay trái cầm quả đào tiên, thường đi với một con rùa hoặc cò. Thần Lộc thường cưỡi nai. Thần Phúc đi đâu cũng có dơi theo hầu.
Thần còn được hiện lên với thân hình kì dị, thể hiện sự bí ẩn của tự nhiên. Trong thần thoại Việt Nam, thần Sét được miêu tả là một vị thần có thân hình cực kì hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, mình mẩy đen thui, chỉ vận một cái khố, lưng đeo trống, tay cầm một lưỡi búa đá. Đó là hiện thân đáng sợ mỗi khi con người thấy sấm sét. Người nguyên thủy chưa hiểu bản chất của sấm sét mà chỉ thấy nó có sức mạnh ghê gớm, tàn phá cuộc sống của muôn loài.
Cũng được miêu tả một cách rất kì quặc, thần Gió hiện lên không có đầu. Thần thổi bay trong không trung làn gió mát cho thiên hạ nhưng những trận lốc cuốn lại là sự giận dữ đối với thiên hạ. Bảo bối của thần là một thứ quạt màu nhiệm. Qua việc miêu tả của dân gian, chúng ta biết được rằng thiên nhiên xung quanh chúng ta rất dữ tợn đối với cuộc sống của con người.
Để giải thích cho sự xuất hiện của loài người, dân gian đã có sáng tác ra hai thần Nam và Nữ hay còn gọi là thần Đực và Cái. Hai thần này có thân hình rất to lớn. Chính thân hình to lớn ấy là biểu trưng cho sức mạnh của người Việt Nam. Chúng ta không chỉ khỏe mạnh mà còn thông minh, nhiệt tình và sống giàu tình cảm. Đó là nét đẹp ngàn đời của người Việt Nam.
Hình dáng của thần là hình dung của con người về sự sống. Vì người được học hành tử tế nên dân gian đã tưởng tượng thần Văn có hình dáng của một người lớn tuổi, nghiêm trang, mặc áo nhà quan, tay cầm một cái hốt. Còn thần thi cử lúc nào cũng lo lắng việc đèn sách, không để ý đến hình thức của mình
không râu, tay trái cầm cái nghiên, tay phải cầm bút lông, người nghiêng ra trước, chân trái nhấc lên phía sau như sắp chạy, thân hình lại để trần, chỉ quấn qua một miếng vải ở dưới, còn chân phải đạp lên lưng con rùa…
Truyện thần thoại là một sự sáng tạo. Nhân vật thường xuất hiện một cách đột ngột. Nếu bút pháp miêu tả lai lịch, thần kỳ là chung cho nhiều kiểu nhân vật, thì bút pháp phóng đại trong miêu tả ngoại hình dường như chỉ dành cho miêu tả nhân vật thần. Thần ở đây được miêu tả chẳng khác gì người. Thần cũng có hình dạng tuy còn kỳ quặc nhưng đã mang dáng dấp của con người. Có lẽ hiếm có dân tộc nào mà lại xây dựng được hình tượng những nhân vật kỳ vĩ, độc đáo như hình tượng nhân vật thần trong thần thoại Việt Nam.
Chúng ta đều biết rằng thần thoại ra đời trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại, trình độ sản xuất và sự hiểu biết các hiện tượng tự nhiên của con người còn rất thấp. Sông dài, núi cao, mưa to, gió lớn đối với người xưa là những điều họ không hiểu. Thiên nhiên có lúc hiền hòa nhưng có lúc lại rất dữ tợn buộc họ phải tìm hiểu và giải thích nó. Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thần thoại. Trong cuốn Phê phán chính trị
kinh tế học, Mác viết: “Bất cứ truyện thần thoại nào cũng dùng tưởng tượng,
mượn tưởng tượng để chinh phục, chi phối tự nhiên, đem tự nhiên mà hình
tượng hóa”. Trí tưởng tượng đã giúp họ sáng tạo ra những hình tượng nghệ
thuật thật là đẹp đẽ, kỳ vĩ. Chiếc cầu Ô Thước bắc ngang trời hằng năm cho cặp tình nhân gặp nhau một lần, Nữ Oa đội đá vá trời... đều là những hình tượng rất mạnh và đẹp. Hình tượng thần Gió với cái quạt, thần Sét với lưỡi búa, thần Mưa hút nước biển đến căng phình bụng ra để đem đi phun khắp nơi… đều nói lên trí tưởng tượng chất phác sinh động cuả nhân dân.