Đặc diểm hành trạng

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại việt nam (Trang 55)

“Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hư

ảo của con người thời cổ về thế giới cũng như về bản thân con người đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trước các sự vật hiện tượng mà họ không thể

hiểu nổi” [phân tích tác phẩm văn học dân gian, trang 78].

C.Mác cho rằng: “bất cứ truyện thần thoại nào cũng dùng tưởng tượng, mượn tượng để chinh phục, chi phối tự nhiên, đem tự nhiên mà hình tượng hóa”[12;100]. Nhân vật trong thần thoại, đặc biệt là thần thoại sáng tạo đã có những hành trạng đặc biệt để có thể chinh phục được tự nhiên. Họ cho rằng con người là trung tâm của vũ trụ. Con người có thể chinh phục được những sự vật ở trong vũ trụ.

Bằng óc sáng tạo của mình, tác giả dân gian đã đặt nhân vật của mình vào trong những thử thách khác nhau. Trước nạn lũ lụt hoành hành, con người phải gánh chịu biết bao nhiêu tai họa. Mưa lũ đã nhấn chìm bao đồng ruộng, nhà cửa, tài sản của con người, buộc họ phải đứng lên đấu tranh chống lại tự nhiên.

Khi xây dựng nhân vật anh hùng đấu tranh chống lại các lực lượng tự nhiên, tác giả dân gian đã mượn tưởng tượng, dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để nhân vật giao chiến với các lực lượng siêu nhiên như thần Nước, Ngư tinh... Công cuộc đấu tranh của con người hết sức vất vả bằng cả sức mạnh trí tuệ và thể lực. Lạc Long Quân đã giao chiến với Ngư Tinh bằng trí thông minh và sức mạnh của con người nguyên thủy. Chàng là hiện thân cho sức mạnh của con người trước các hiện tượng tự nhiên. Trước nạn Ngư Tinh hoành hành ở Bắc Bộ, con người bị chúng ăn thịt, Lạc Long Quân bừng bừng nổi giận quyết tiêu diệt con thủy quái. Nó chính là nguyên nhân gây ra lũ lụt ở Bắc Bộ. Chàng bèn làm một chiếc thuyền lớn và rèn một khối sắt lớn bên trong có nhiều lỗ ngang dọc. Nhân vật trong thần thoại sáng tạo có hành trạng không kì vĩ như trong thần thoại suy nguyên nhưng lại rất phi thường. Lạc Long Quân không chỉ dùng sức mạnh để giao chiến với thủy quái mà chàng còn dùng mưu để chiến thắng nó. Chàng bèn làm chiếc thuyền lớn và rèn một khối săt ở trong có nhiều lỗ ngang dọc... Đoạn, thần cho đun đỏ khối sắt đỏ rồi chèo thuyền đến cửa hang của Ngư tinh, giả bồng một người giơ tay lên làm như cách ném cho Ngư tinh ăn thịt. Ở trong hang nghe tiếng động, Ngư tinh quen thói nhô đầu lên và há miệng ra đón con mồi, không ngờ từ trên thuyền, Lạc Long Quân ném khối sắt đỏ vào. Lần đầu tiên Ngư tinh bị mắc mưu và cũng là lần đầu tiên ngư tinh tức giận đến điên cuồng ... Hai bên giao chiến rất kịch liệt”. Lạc Long Quân đã chiến thắng Ngư tinh bằng sự thông minh và khéo léo. Đó cũng chính là óc tư duy và sức tưởng tượng phong phú của dân gian (truyện Ngư tinh – dân tộc Kinh).

M.Gorki nói: “người xưa rút ngay trong sự kiện thực tế phần cốt yếu của những sự kiện ấy, rồi thể hiện nó ra bằng một hình tượng và như thế chính là hiện thực. Nhưng ngoài phần cốt yếu lấy trong thực tế, trí tưởng tượng thêm vào một phần nữa “nên có”và “có thể có” để cho hình tượng kia được trọn vẹn hơn, thì đó sẽ là lãng mạn và lãng mạn là nguồn gốc của thần thoại”.

Hành trạng nhân vật chính là những việc làm của thần. Nhân vật trong thần thoại chinh phục và cải tạo tự nhiên không phải là một khúc ca mà là một bản hợp ca ca ngợi những chiến công cực kì gian khổ nhưng mang lại nhiều ý nghĩa cho con người thời cổ đại. Nhân vật trong thần thoại sáng tạo là những hình mẫu lí tưởng mà người xưa gửi gắm vào đó những ước mơ khát vọng cháy bỏng.

Trong truyện Sơn Tinh quẩy núi, tác giả đã xây dựng nhân vật Sơn Tinh là hiện thân cho sức mạnh của con người. Bằng sức mạnh của mình, Sơn Tinh đã chống lại Thủy Tinh, đấu tranh với lũ lụt bằng cách đắp núi cao lên để nhân gian thoát khỏi cảnh chìm trong sông nước mênh mông. Sơn Tinh là biểu tượng cho sức mạnh to lớn của con người trong công cuộc chinh phục lũ lụt.

Nhân vật trong thần thoại sáng tạo chính là những hình mẫu lí tưởng mà tác giả dân gian đã xây dựng nên để thể hiện ước muốn, khát vọng cuả mình trong công cuộc chinh phục tự nhiên. Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, thường xuyên xảy ra hạn hán và lũ lụt. Trước thiên nhiên đáng sợ như vậy, người Việt cổ đã thêu dệt nên những con người dám đứng lên chống lại thiên tai.

Con người phải đối mặt với nóng lực, hạn hán. “Người ta đếm được có mười hai ông mặt trời to lắm. Hết mặt trời này lặn lại có mặt trời khác lên, trần gian nóng như lửa đốt, lá rừng rụng hết, tôm và cá vào hang. Loài người vô cùng oán giận. Mặt trời vẫn cứ đua nhau thè những lưỡi lửa khổng lồ ra

đã làm thay đổi sự sống hiện tại. Chàng giương nỏ bắn từng mặt trời. Lần lượt, các mặt trời đều bị hạ gục, loài người thoát khỏi hạn hán. Tuy nhiên cách giải quyết ấy vẫn chưa được thỏa đáng bởi vì Cuội đã bắn chết hết mười hai mặt trời, trên mặt đất không còn ánh sáng. Bởi vậy mới có chuyện Gà gọi mặt trời.

Bằng việc xây dựng nên những nhân vật trong thần thoại, tác giả dân gian đã huy động trí tưởng tượng của mình để nhân vật trở thành bông hoa thơm ngát trong khu vườn thần thoại. Từ những bậc thần linh tối linh tối thiêng đến những con người bình thường đều gửi gắm những ước mơ của con người thời cổ. Họ tin vào thần linh, tin vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ. Họ phóng ước mơ, khát khao chinh phục và cải tạo được tự nhiên. Tất cả đều được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật thần thánh hóa, nhân cách hóa cao độ, xen vào đó là chút lãng mạn hồn nhiên của con người thời cổ. Nhân vật trong thần thoại vì thế trở nên hết đỗi quen thuộc đối với độc giả và tạo được những ấn tượng tốt đẹp cho người đọc.

KẾT LUẬN

1. Kho tàng văn học Việt Nam hiện còn được bảo tồn không được phong phú lắm. Công tác sưu tầm vẫn còn phải tiếp tục. Tuy nhiên bằng những tác phẩm đã có chúng ta có thể nói đó là những tư liệu quý giá, phản ánh ước mơ khát vọng giải phóng con người khỏi sự chi phối của tự nhiên; chinh phục tự nhiên làm giàu cho con người. Thần thoại phản ánh ước mơ đi lên đặt nền móng cho truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong văn học.

Thần thoại được sáng tác không phải dưới ánh sáng của ý thức sáng tạo nghệ thuật mà xuất phát từ niềm tin của con người vào sự tồn tại của các đấng siêu nhiên thần thánh. Nhưng trí tưởng tượng phóng khoáng hồn nhiên và thơ mộng của con người thời nguyên thủy đã chắp cánh cho nhân vật, làm cho họ trở nên đẹp đẽ, trở thành mẫu mực của nghệ thuật không gì sánh nổi. Hình tượng nhân vật trong thần thoại phản ánh những truyền thống vô cùng quý báu, được đúc kết trong quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó là đức tính cần cù, nhẫn nại trong lao động, lòng dũng cảm, hết mình nhưng vô tư, tự nguyện trong chiến đấu. Những nét truyền thống tốt đẹp đó là hệ quả tất yếu của một đất nước, điển hình từ những điều kiện tự nhiên đến những hoàn cảnh xã hội.

Thần thoại là sản phẩm của chế độ cộng sản nguyên thủy. Thần thoại mang nhiều tính chất hoang đường nhưng con người cũng gửi gắm vào đó lòng khao khát tìm hiểu vũ trụ, vươn lên trong lao động và đấu tranh, chắp cánh cho tâm hồn con người bay bổng với những ước mơ cao đẹp. Đọc những câu chuyện thần thoại ta bắt gặp hình tượng những nhân vật thần và con người với vẻ đẹp kì vĩ lớn lao.

trung tâm trong thần thoại đó là nhân vật thần. Song không thể phủ nhận nhân vật là con người trong thần thoại.

2. Hình tượng nhân vật trong thần thoại suy nguyên hiện lên với những đặc điểm về ngoại hình, chức năng và hành trạng. Mà ở đây nhân vật được đề cập đến chủ yếu là nhân vật thần và bán thần. Hình tượng thần trong thần thoại chính là sự sáng tạo nghệ thuật vô ý thức, phản ánh một các chân thực thế giới khách quan của người xưa. Thông qua hàng loạt những hình tượng thần, ta có thể hiểu được quan niện thực tế và quan niệm thẩm mĩ của họ. Sự độc đáo trong việc khắc họa hình tượng nhân vật thần đã đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển tư duy của người cổ đại.

Thần thoại được sáng tác dưới ánh sáng của trí tưởng tượng và hư cấu. Những người sáng tạo thần thoại không có ý thức về sự sáng tạo nghệ thuật như sáng tạo những thể loại khác của văn học dân gian. Chính họ tô điểm cho thần thánh và càng tô điểm cho thần thánh đó bằng lòng tin ngây thơ của họ. Họ quay ra ngưỡng mộ các vị thần và tin tưởng rằng các thần đang thực sự tồn tại và chi phối đời sống con người. Họ đã xây dựng lên những hình tượng thần khoáng đạt, đẹp đẽ. Ra đời trong lúc xã hội nguyên thủy đang có sự phân biệt đẳng cấp nặng nề, không khí dân chủ bình đẳngcòn tràn ngập khắp nơi nơi, người nguyên thủy đã xây dựng nên hình tượng thần trong thần thoại vừa lớn lao kì vĩ, vừa phóng khoáng mạnh mẽ, trở thành hình tượng nghệ thuât mang vẻ đẹp tuyệt vời trong lịch sử phát triển nước nhà.

3. Nhân vật trong thần thoại sáng tạo chủ yếu là những con người có vẻ đẹp tuyệt vời. Họ hiện lên với vẻ ngoại hình rất bình thường, là những con người bằng da bằng thịt, nhưng lại làm những công việc mà chỉ có những vị thần mới làm. Đó là những anh hùng trong công cuộc chinh phục tự nhiên (chinh phục hạn hán và chinh phục lũ lụt). Biện pháp nghệ thuật ước lệ cùng với cường điệu hóa nhân vật đã làm cho họ lột xác, biến họ từ những con

người bình thường trở thành những hình mẫu lí tưởng, làm tăng thêm vẻ đẹp cho nhân vật trong thần thoại Việt Nam.

Như vậy với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thần thoại đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật thời cổ. Đó cũng chính là sự thành công mà nghệ sĩ dân gian đã đạt được - thần thoại sẽ mãi mãi được người đời biết đến như là một di sản vô giá của dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

2. Lê Bá Hán,... (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục 3. Đỗ Đức Hiểu,... (1982), Từ điển văn học tập 2, Nxb Khoa học xã hội.

4. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.

5. Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong

thần thoại Việt Nam, Nxb Sự thật.

6. Trần Gia Linh (1991), Văn học dân gian, Giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội 2

7. E.M.Meletinxki (1964), Lý luận văn học tập 2, Nxb Khoa học Matxcơva.

8. E.M.Meletinxki (chủ biên), Từ điển thần thoại, Nxb Bách khoa Xô Viết (Bùi Mạnh Nhị dịch)

9. Mác - Ang ghen (2008), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

10. Mác - Ăng ghen,(1952), Về văn học nghệ thuật, Nxb Giáo dục.

11. Bùi Mạnh Nhị (1999), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục.

12. Ăng ghen (1957), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật.

13. Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo dục.

14. Hoàng Tiến Tựu (1991), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục.

15. Phạm Thu Yến,... (2005), Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm.

16. Nhiều tác giả (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục

17. http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1655-1550/Than-thoai-Viet- Nam/index.htm

PHỤ LỤC

STT Tên Truyện Dân Tộc

1 Ông Trời Kinh

2 Thần Trụ Trời Kinh 3 Thần Biển Kinh 4 Thần Sét Kinh 5 Thần Đất Kinh 6 Thần Núi Kinh 7 Thần Nước Kinh

8 Truyện Thần Cuống Kinh

9 Thần Gió Kinh

10 Thần Mưa Kinh

11 Tu Bổ Các Giống Vật Kinh

12 Lúa Và Cỏ Kinh

13 Ông Dài Ông Cụt Kinh

14 Thần Lửa Kinh

15 Thần Bếp Kinh

16 Diêm Vương Kinh

17 Thần Nam Thần Nữ Kinh 18 Thần Tử Thần Sinh Kinh 19 Thần Văn Kinh 20 Thần Phúc, Lộc, Thọ Kinh 21 Thần Tài Kinh 22 Truyện nhện làm bộ hạ thần bếp Kinh 23 Địa Ngục Kinh 24 Cực Lạc Kinh 25 Nữ Thần Nghề Mộc Kinh

27 Nữ Thần Vàng Kinh

28 Bà Âu Cơ Kinh

29 Bà Không Ôn Kinh

30 Bà Vú Thúng Kinh

31 Họ Hồng Bàng Kinh

32 Âu Cơ Kinh

33 Hùng Vương chọn đất đóng đô Kinh

34 Thánh Tản Viên Kinh

35 Nữ Thần Mười Hai Tay Kinh

36 Bà Áo The Kinh

37 Mụ Giạ Kinh

38 Chuyện Ả Chức Chàng Ngưu Kinh

39 Phật Mẫu Man Vương Kinh

40 Sự Tích Thằng Cuội Cung Trăng Kinh 41 Truyện Chàng Đoạt Dao Của Ngài Bắc Đẩu Kinh

42 Thần Đất Bị Đánh Kinh

43 Truyện Lý Vĩ Đốt Nhà Bộ Hạ Của Thần Nước Kinh 44 Kinh Dương Vương và Lac Long Quân Kinh

45 Truyện Ngư Tinh Kinh

46 Truyện Cửu Vĩ Hồ Tinh Kinh

47 Truyện Mộc Tinh Kinh

48 Sự Tích Một Trăm Trứng khảo dị: Lạc Long Quân Kinh 49 Hàng Hải Trị Nước khảo dị: Hùng Vương Kinh 50 Truyện Con Thần Nước Lấy Chàng Đánh Cá Kinh

Nguồn: http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1655-1550/Than-thoai-

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)