ca mà là một bản hợp ca ca ngợi công việc cực kì gian khổ nhưng kì vĩ của con người thời cổ đại.
Nhân vật trong thần thoại có tầm vóc và hành động phi phường mang tầm vóc vũ trụ. Để xây dựng tuýp nhân vật này, tác giả dân gian đã tận dụng tuyệt đối trí tưởng tượng bay bổng của mình và sử dụng biện pháp nghệ thuật thần thánh hóa và nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên. Đây là biện pháp nghệ thuật bắt đầu từ thế gới tâm linh hoàn toàn biệt lập với các quy luật và kiên thức khoa học tự nhiên cho nên nó mang tính vô thức một cách thuần khiết. Người ta cho rằng tất cả mọi thứ, mọi sự vật trong thiên nhiên đều có thần, có hồn, có ý thức và có một khả năng phi phàm hơn hẳn con người (không phải thần thánh sinh ra con người mà là con người sinh ra thần thánh bằng trí tưởng tượng ngây thơ của mình).
“Các nhân vật có nguồn gốc thiên nhiên, vũ trụ không có hình hài rõ ràng, vô hạn định, hành động của thần thì biến hóa khôn lường, đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện, hành động của thần là nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên. Hành động đó vừa có yếu tố thực và yếu tố hoang đường. Yếu tố thực lấy từ các hoạt động của con người, yếu tố hoang đường là màu sắc
thần thánh là cách lý giải ngây thơ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội” (T.S
Lê Đức Luận). Hệ thống nhân vật thần thoại được nhấn chìm trong không gian thần thoại, cổ kính và thiêng liêng.
Thần Biển hiện lên với công việc cứ lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt. Công việc của thần là hô hấp. Khi thần thở ra thì nước biển dâng lên, khi thần hít vào thì nước biển xuống thấp, làm thành hiện tượng thủy triều. Lúc biển động, có những ngọn sóng cao như núi mà người miền biển gọi là sóng thần là lúc thần biển thở quá mạnh hay hít quá nhiều.
Thần Trụ Trời phải làm công việc hết sức vất vả là đội trời lên đắp cột chống trời rồi tạo ra núi đồi, biển cả để có trái đất phân đôi, để có loài người
sinh sống, để có cõi thế gian này, khi trời và đất được phân định rạch ròi thì phải có người cai quản từng cõi. Cũng từ đó mà tất cả các vị thần ra đời.
Sự có mặt của các vị thần ngẫu nhiên tựa như sự có mặt của trời đất vậy. Kể từ khi có vạn vật, muôn loài thì các vị thần đã xuất hiện.
Thần Sét ra đời với công việc là xét xử kẻ ác nơi trần thế. Mỗi lần xử án, thần thường đánh trống đeo bên mình làm thành tiếng sấm rồi thần từ trên trời nhảy xuống tận nơi, trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân, bổ ngay búa vào đầu. Có khi thần bổ ngay lưỡi búa đó lại vì bận việc phải đi nhiều nơi. Thần thường ngủ vào mùa đông, khoảng tháng hai, tháng ba mới thức dậy đi làm việc.
Thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả, và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái của Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quýt và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bỏ về. Gì mà hấp tấp thế?
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu, rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao tao mới về. Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá,
thành cơm nữa, mà phải phơi phóng xay giã gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế mà gọi là cúng cơm mới [...].
Thần Lúa của Ai Cập Osiris là vị thần “chết đầu tiên” mang những nét của thần cõi âm - là quan tòa trong vương quốc của những người chết; Persephone là vợ của thần Hades trị vì vương quốc bóng tối (cõi âm). Những người thực hiện các nghi lễ đó phần lớn là các vị vua và hoàng hậu, các quan tư tế và vợ họ. Sự việc không chỉ giới hạn trong việc thực hiện nghi lễ. Nghi lễ năm mới ở Babylon bao gồm cảnh vua bị mất hết các biểu tượng quân vương của mình (Quan tư tế tối cao hạ thấp vua xuống và đặt bên “lăng mộ” của Marduk). Những biểu tượng đó được trở về trong nghi thức đăng quang mới song hành cùng với sự thoái vị, cái chết và sự tái sinh của Marduk - vua của các thần. Ở đây cần nhắc đến tục thờ phụng vị vua được thần thánh hóa như một đặc điểm tiêu biểu của thế giới cổ đại (đặc biệt là ở Phương Đông) được phản ánh trong thần thoại. Quan niệm mang tính thần thoại - tôn giáo về vị vua - phù thủy rất nổi tiếng ở hàng loạt xã hội cổ đại, ví dụ ở người Shilluk vùng Nilot ở Sudan, nơi vua là hiện thân của ông tổ nghề nông Nuikanga, là người có nhiệm vụ gọi mưa và cây cỏ hồi sinh, bị buộc phải chết khi xuất hiện những dấu hiệu của giá lạnh. Ở đây trách nhiệm pháp thuật của vua đối với sự phồn thịnh của mùa màng mang tính thời lịch.
Trong thần thoại người cổ đại cho nhân vật của mình hành động chất phác, tự nhiên, công việc của họ tuy kì vĩ nhưng rất đơn giản và diễn biến tâm lí của nhân vật vô cùng hồn nhiên ngây thơ, “thô” sơ. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng hình tượng trong thần thoại kì vĩ, bay bổng, giàu tính chất
thẩm mĩ. Nó giúp cho người đời sau hiểu biết về một thời kì lịch sử “một đi
không trở lại” - thời kì khởi nguyên trong sáng đẹp đẽ. Thời kì ấy con người
sống bình đẳng, hồn nhiên, dân chủ, hòa hợp và có quan hệ thân thiết với tự nhiên. Hình tượng nhân vật trở thành hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp tuyệt vời mà các thời đại sau không thể bắt chước được.
Thần thoại chứng tỏ tư duy logic kết hợp với sự quan sát tỉ mỉ, cụ thể của người xưa. Thông thường thì thanh niên khỏe hơn và lẽ ra phải đi nhanh hơn người già. Ấy thế mà ngược lại, khi khiêng kiệu cho ông mặt trời, thanh niên đi chậm hơn chỉ vì tuy có sức khỏe nhưng lại ham chơi mà la cà lạc đường để mất nhiều thì giờ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô mặt trời thường đi một vòng rất nhanh (Nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời).
Trong thần thoại suy nguyên, cường điệu hóa là một nét nghệ thuật độc đáo. Thực ra ai đã nhìn thấy mắt trời? Vậy mà trong thần thoại suy nguyên lại được miêu tả là có con mắt nhìn thấy tất cả, biết mọi sự ở thế gian. Trời là bậc tối linh, tối thiêng liêng với người xưa. Nhưng trời cũng có vợ, có chồng, cũng có lúc cãi nhau, rõ ràng con người đã phản chiếu hình ảnh của mình vào việc xây dựng những nhân vật thần.
Một trong những nét nghệ thuật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thần đó là nhân cách hóa, làm cho hình tượng các thần trở nên đậm đà hơn trong thần thoại Việt Nam, dấu ấn sinh hoạt xã hội tuy mờ nhạt nhưng không phải không có. Truyện Rét nàng Bân không chỉ giải thích hiện tượng rét muộn mà còn thể hiện tình cảm chăm sóc cần mẫn của người vợ với người chồng. Tình cảm ấy làm cảm động thiên nhiên, khiến cha trời phải cho rét lại để chồng nàng thử áo.
bản thân các môtip, mà chủ yếu còn từ những kiểu cốt truyện thần thoại và những tính chất đặc trưng của sáng tác thần thoại. Trong các xã hội văn minh cổ đại, những quan niệm và những cốt truyện thần thoại qua nhiều giai đoạn phát triển chắc chắn đã đạt đến trình độ sáng tạo cao. Trình độ đó được xác định bởi, ví dụ như, sự hiện diện của hệ thống thần linh trên trời, khác với các tổ tiên thời bộ lạc là các vị tổ văn hóa và các yêu ma khác nhau trong các thần thoại cổ hơn của các dân tộc nông nghiệp lạc hậu. Ngoài phạm vi thế giới cổ đại, chúng tôi thấy các hệ thống thần linh trên trời chỉ có ở thần thoại của các dân tộc đang ở thời kỳ chuyển sang xã hội có giai cấp và đã hình thành tổ chức chính trị vững chắc (Maya – Astek, Inka, Polynesia, Scandinavia, một số dân tộc vùng Châu Phi nhiệt đới,...).
Tiếp theo, thần thoại cổ đại đã phát triển thuyết nguồn gốc vũ trụ và phổ hệ các thần, trong đó tập trung chú ý không phải vào nguồn gốc của các bộ lạc, bái vật, nghi lễ,... riêng lẻ, mà là quá trình sáng lập thế giới, hơn nữa quá trình đó được mô tả như sự chuyển tiếp từ sự hỗn mang khởi thủy sang một thế giới có trật tự, tốt đẹp.
Mỗi một thần thoại, cho dù còn rất thô sơ, đều tái tạo tiến trình xây dựng trật tự, tổ chức thế giới đó thông qua các hình tượng huyền thoại, nhưng chỉ trong các thần thoại phát triển, phản ánh sự củng cố nền chính trị của nhà nước sơ khai, thì tiến trình xây dựng trật tự đó mới mang cảm hứng vượt qua hỗn mang khởi thủy, đôi khi dưới hình thức đấu tranh với các thế lực đồng nhất với thế hệ thần linh cũ. Như vậy, sự sáng thế đầu tiên theo thần thoại không phải là tập hợp những hoạt động biệt lập, đôi khi hoàn toàn ngẫu nhiên của các vị tổ và các vị tổ văn hóa riêng lẻ nào, mà là một tiền lịch sử trọn vẹn, với vài mức độ, điều này là bằng chứng cho sự nảy sinh tư duy lịch sử. Cảm hứng khắc phục những thế lực hỗn mang (đặc biệt là hỗn mang nước) của các thần linh tối cao đặc biệt mạnh ở các nước, nơi nông nghiệp phát triển trên cơ
sở hệ thống tưới tiêu rộng lớn. Sự phát triển nông nghiệp và chăn nuôi ở các nôi văn minh cổ đại thay thế cho việc săn bắn, hái lượm tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hệ thống thần thoại về trời, đất và âm thế (những hình tượng mẹ đất, các thần mặt trời, thần bão và mưa, các quái vật cõi âm,...). Gắn với nghề nông và trình độ phát triển tổ chức sản xuất tương đối cao là việc phổ biến các thần thoại về các vị thần chết đi và sống lại (dạng cổ hơn là biến mất và trở lại), phát triển những quan niệm về sự tuần hoàn (của các mùa, của các ngày, và thậm chí của “lịch sử”). Từ đây mà có sự phát triển rộng rãi trong thế giới nguyên thủy các tục thờ cúng mang tính nông nghiệp, trong đó tồn tại kề cạnh nhau là sức mạnh phồn thực, hình tượng thần lúa chết đi rồi sống lại, tục thờ cúng người chết, những yếu tố của thần thoại về hệ mặt trời, những thần thoại sáng thế, tục thờ vị vua – tư tế,...
Nếu như thần thoại Việt Nam xây dựng được hệ thống các thần mang tính chức năng , có đặc diểm ngoại hình và hành trạng thì thần thoại Hy Lạp lại dựng thànhcây gia phả của “họ nhà thần”. Thần thoại Hy Lạp kể rằng:khi vũ trụ mới khai sinh, chỉ có một thần Khaox là linh hồn của vực thẳm, mịt mờ, hỗn độn. Từ Khaox mới có Gaia (nữ thần Đất Mẹ) “có bộ ngực mênh mông”. Trải qua năm đời, loài người sinh sôi nảy nở và cứ thế các vị thần xuất hiện. Chỉ bằng các truyện thần thoại về nguồn gốc loài người ở Hy Lạp ta đã thấy rõ được mối liên hệ nội hàm logic rất chặt chẽ. Ở thần thoại Việt Nam nét nguyên thủy bản địa hằn sâu màu sắc và nét đa dạng phong phú trong tiếp nhận hài hòa là đặc trưng cơ bản của thần thoại Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng: Hành trạng của các vị thần trong thần thoại suy nguyên rất tương xứng với thân hình kì vĩ to lớn và chức năng mà dân gian đã trao cho các vị thần.
Chƣơng 3
NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI SÁNG TẠO
Theo tác giả Đỗ Bình Trị: Thần thoại sáng tạo: “là những thần thoại giải thích nguồn gốc của sự vật, hiện tượng tạo thành “thiên nhiên thứ hai” của
con người ( chữ dùng của M.Gorki ), tức là nền văn hóa” [13; 67].
Thần thoại sáng tạo ra đời muộn hơn thần thoại suy nguyên, thể hiện khát vọng của con người. Nếu như trong thần thoại suy nguyên, nhân vật trung tâm là các vị thần thì trong thần thoại sáng tạo, nhân vật trung tâm lại là con người.
Khi đi sâu tìm hiểu nhân vật trong thần thoại sáng tạo, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu nhân vật ở các phương diện: ngoại hình, chức năng, hành trạng.
Trong thời kì bình minh của lịch sử nhân loại, trình độ sản xuất và sự hiểu biết của con người về các hiện tượng tự nhiên còn rất nhiều hạn chế. Sông dài, núi cao, mưa to, gió lớn đối với người xưa là những điều bí mật vô cùng. Khi thì những hiện tượng đó trở thành những điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Khi thì lại trở thành những khó khăn nguy hiểm luôn đe dọa cuộc sống, gây cho con người các cảm giác “sợ hãi, ngạc nhiên, kính phục, buộc họ phải tìm hiểu và giải thích. Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành thần thoại”. [6;4,5]
Có thể nói thần thoại là một phương thức nhận thức thực tại khách quan đặc biệt, nó tương đương với nhiều phương thức nhận thức thực tại khách quan khác như phương thức tôn giáo, phương thức nghệ thuật, phương thức triết học, phương thức khoa học… Những vấn đề mà thần thoại quan tâm suy cho cùng cũng chính là những vấn đề mà các hình thái ý thức tinh thần khác tìm cách lý giải. Đó là sự tồn tại của thế giới vật chất, thế giới tinh thần và sự tồn tại của vũ trụ và nhân loại, của tự nhiên và xã hội, các mối quan hệ giữa ý
thức và vật chất… Trong tính nguyên hợp và điển hình của mình, thần thoại luôn luôn là kho tàng tri thức chung của người nguyên thủy.
Trong thần thoại sáng tạo, nhân vật không dừng lại ở hệ thống các vị thần mà còn phong phú hơn nữa - con người. Nhân vật trong thần thoại sáng tạo không dừng lại ở con người hiện thực mà đó là con người hiện lên trong sự kì vĩ lớn lao.
Thần thoại sáng tạo phản ánh ước mơ chinh phục tự nhiên của con người, đấu tranh chinh phục hạn hán, lũ lụt, gắn với ước mơ xây dựng cuộc sống hạnh phúc hơn. Qua đó thần thoại cũng phản ánh sự bất lực của con người nguyên thủy trước những sự vật, hiện tượng chung quanh họ (cóc kiện trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh, thần Lúa, chú Cuội cung trăng). Với kiểu tư duy thời cổ, qua thần thoại, con người đã chinh phục được tự nhiên bắng tưởng