HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11 Cảm hứng hiện thực trong văn bản Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Hạnh phúc của một tang gia trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo
Trang 1HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
- CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11
(Cảm hứng hiện thực trong văn bản Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (trích tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao))
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về
“Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên là coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, để học sinh trở thành một chủ thể độc lập, sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức
Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy? Không phải là điều đơn giản trong “một sớm một chiều” phải “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo” trong thời gian lâu dài, trong
đó phương pháp dạy học là khâu quan trọng Dạy học theo chủ đề là xu hướng dạy học tích cực, phát triển được phẩm chất, năng lực của người học, có thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã tổ đã tổ chức các lớp tập huấn, dạy họctheo chủ đề, định hướng cho tất cả các trường Trung học trên toàn tỉnh áp dụng thí điểm việcđổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chấtngười học Trường tôi, Tổ chuyên môn đã bước đầu triển khai soạn thảo lại phân phối chươngtrình cho phù hợp, đồng thời tiến hành soạn giáo án, thực hiện các tiết dạy thử nghiệm
Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề gặp nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh.Tài liệutham khảo dạy học theo chủ đề hạn chế; hoạt động dạy học theo hướng tích cực: hình thành,phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua các chủ đề dạy học chưa được nhà trường, tổ
Trang 2chuyên môn quan tâm nhiều; giáo viên phải tự nghiên cứu, thử nghiệm bước đầu còn lúngtúng, bỡ ngỡ; học sinh chưa quen cách học chủ động nên còn loay hoay.
Trên cơ sở đó, tôi đã thực hiện soạn thảo kế hoạch, biên soạn giáo án giảng dạy, tiến hành hoạt động dạy học theo chủ đề ở lớp 11 trong năm học 2015-2016 Hiệu quả mới thành công bước đầu, nhưng cũng đã phần nào thay đổi được tư duy, phương pháp của người dạy, người học Đây là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng chắn chắc cho những bức tường vươn cao vững chắc về sau Đó là lý do là động lực để cho tôi soạn thảo sáng kiến kinh
nghiệm: “Hoạt động dạy học theo chủ đề - chương trình Ngữ văn lớp 11”.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu
rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”
Từ nội dung nêu trên, giáo dục phổ thông nước ta đang dần thay đổi từ phương pháp dạy
học theo lối “truyền thụ một chiều” sang lối dạy “dạy cách học, cách nghĩ” “tự học” cho học
sinh để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng tri thức, rèn hình thành kĩ năng
và phẩm chất tốt đẹp
Điều 28.2, Luật giáo dục phổ thông cũng qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Theo PGS Nguyễn Hữu Hợp: “ Chúng ta biết, theo khuyến nghị của UNESCO, một trong những “vũ khí” mà con người thế kỉ 21 cần có, đó là khả năng học tập suốt đời Để có thể học tập suốt đời, học sinh phải được trang bị những kĩ năng tự học
Trang 3Sự học của học sinh đi từ tri thức, kỹ năng đã biết, kinh nghiệm bản thân đến tri thức mới rồi thực hành, vận dụng, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình.”
Vậy yêu cầu đổi mới dạy học là hướng tới đối tượng là người học, người dạy chỉ làngười gợi ý, hướng dẫn, dẫn dắt người học từng bước chiếm lĩnh tri thức, từ đó hình thànhnăng lực và phẩm chất cho người học Vì vậy, soạn giáo án , lựa chọn phương pháp giảng dạynhư thế nào là phù hợp và khả thi nhất cũng là điều “đau đầu” với giáo viên để hướng tới mụctiêu của đổi mới là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
Dạy học theo chủ đề là một khâu quan trọng , một phần của phương pháp dạy học đổimới , giáo viên có đường hướng cụ thể, xác định mình cần có những hoạt động nào trong quátrình lên lớp, chuẩn bị gì cho tiết dạy để giờ học thành công đạt được mục tiêu vĩ mô: hìnhthành năng lực và phẩm chất cho học sinh (hs) Vậy hs cần hình thành năng lực và phẩm chất
nào? Theo tài liệu tham khảo của Vụ Giáo dục Trung học Dạy học và kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, một số phẩm chất, năng lực cần được hình thành,
phát triển ở học sinh là:
Về phẩm chất:
1 Yêu gia đình, quê hương, đất nước
2 Nhân ái, khoan dung
3 Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
4 Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
5 Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên
6 Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật
Về năng lực:
1 Năng lực tự học
2 Năng lực giải quyết vấn đề
3 Năng lực sáng tạo
4 Năng lực tự quản lý
5 Năng lực giao tiếp
6 Năng lực hợp tác
7 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Trang 4Những phẩm chất và năng lực lí tưởng trên thật khó để hình thành, hội tụ đầy đủ và pháttriển ở học sinh nước ta, vì những lí do khách quan và chủ quan Theo tôi chỉ cần hình thành ởhọc sinh những phẩm chất và năng lực cơ bản sau:
Về phẩm chất
1.Yêu thương và có trách nhiệm bản thân, con người, gia đình, quê hương, đất nước
2 Tôn trọng con người
3 Có lòng nhân ái
4 Tự tin, độc lập trong suy nghĩ
Về năng lực:
1 Năng lực tự học và sáng tạo
2 Năng lực giao tiếp
3 Năng lực tổ chức, quản lí, sắp sếp những sinh hoạt cơ bản của cuộc sống
4 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Những mục tiêu hướng tới trên buộc giáo viên phải có nhiệt tâm, nhiệt tình hơn trong
công việc trồng người của mình, phải vượt lên chính mình khắc phục sức ỳ trong cách dạy học
mà lâu nay trở thành truyền thống, nếp quen, thói cũ Mạnh dạn đổi mới trong tư duy, hànhđộng Dạy học theo hướng tích hợp theo phân môn Ngữ văn và liên môn khác Khâu đổi mới
mà Năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã định hướng là dạy học theo chủ đề, Sở đã tổ
đã tổ chức các lớp tập huấn, dạy học theo chủ đề, định hướng cho tất cả các trường Trung họctrên toàn tỉnh áp dụng thí điểm Tuy nhiên việc áp dụng cho các trường các lớp học cụ thể còngặp lúng túng, việc soạn giảng giáo án dạy học không biết bắt đầu như thế nào, tài liệu thamkhảo của các nhà nghiên cứu có tên tuổi không có Tôi mạnh dạn đóng góp một số giáo ántham khảo mà tôi đã biên soạn và thử nghiệm trong năm học này
Tôi rất đồng ý với quan điểm của giáo viên Lê Việt Hùng (Trường THPT Trần Phú):
“Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành” ,: “việc dạy học theo chủ đề là dạy hệ thống kiến thức của một chủ đề
mang tính chất tổng quát có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác Nội dung của chủ đề không chỉ dừng lại ở kiến thức về nội dung tác phẩm mà nâng cao trình độ nhận thức văn học, tức là hiểu, lí giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội dung văn học và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những
Trang 5vấn đề khác nhau trong học tập và thực tiễn (hình thành năng lực trong học tập của học sinh) Giáo viên khi tổ thực hiện dạy học theo chủ đề cần lưu ý vấn đề này”.
Từ đề tài này cần mở rộng, ứng dụng soạn giáo án, tiến hành hoạt động dạy học cho tất cả cáckhối lớp
2 Cơ sở thực tiễn
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh,
nhằm giúp tổ chuyên môn về dạy học theo chủ đề, tôi đã đóng góp đề tài “: “Hoạt động dạy học theo chủ đề - chương trình Ngữ văn lớp 11” cho tổ Ngữ văn trường THPT Xuân Hưng
Gợi ý một số giáo án tham khảo mà tôi tiến biên soạn, tiến hành thử nghiệm và đạt được thành công bước đầu
Tuy nhiên, do là bài dạy thử nghiệm, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm, thời gian giảng dạykhông nhiều, không liên tục, nên hiệu quả chưa đạt được nhiều Vì vậy, tôi mong quý đồngnghiệp và góp ý, trao đổi để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được tốt hơn Để tôi nâng caohiệu quả giảng dạy trong những năm sau
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1 Chọn chủ đề dạy học
1.1 Phân chia bài học theo chủ đề
1.1.1 Cơ sở phân chia
Vì giới hạn của đề tài này, tôi căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ về môn Ngữvăn – phân môn Đọc văn lớp 11, học kì I để phân loại cụm bài theo chủ đề sau:
Văn học sử Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng Tám năm 1945Kí Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu
Trác)Văn chính luận – nghị – Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm)
Trang 6luận – Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều
– Nguyễn Trường Tộ)
Thơ ca: Cảm hứng nhân
đạo; cảm hứng hiện
thực; cảm hứng thế sự
– Tự tình (bài II) (Hồ Xuân Hương)
– Câu cá mùa thu (Thu điếu) (Nguyễn Khuyến) – Thương vợ (Trần Tế Xương)
– Đọc thêm: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến);
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) – Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) – Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Đọc thêm: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu); Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Trọng phụng)
– Chí Phèo (Nam Cao)
Kịch – Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tô của
Trang 7Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Bài viết số 1
Lt: Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tt)
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) Lt: Thương vợ (Trần Tế Xương)
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu) (Tự học) Luyện tập thao tác lập luận phân tích 5
Trả bài viết số 1; Ra đề bài viết số 2 (học sinh làm ở nhà)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) Lt:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Trang 8Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam 8
Lt: Thao tác lập luận so sánh
9 33, 34
TCBS
35, 36
Khái quát văn học Việt Nam… (tiếp theo)
ôn tập Nghị luận văn học: Phân tích tác phẩm văn học
Bài viết số 3 (Nghị luận văn học)
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Luyện tập thao tác lập luận so sánh Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và
Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Trả bài viết số 3
Lt: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng
phụng) 13
49
50
51
Một số thể loại văn học: thơ, truyện
Chí Phèo (tác giả Nam Cao)
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Trang 9Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)
Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu Bản tin
Ôn tập văn học (Ôn tập thi học kì I theo đề cương Mục II)
Ôn tập thi học kì I (theo đề cương Mục III)
Trả bài viết số 4 (Đáp án đề thi học kì I)
Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của
Sếch-xpia) Thực hành một số kiểu câu trong văn bản
Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của
Sếch-xpia) 19
Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
Nghĩa của câu Lt: Nghĩa của câu
1.1.2 Tiêu chí phân chia
Trang 10Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (ban cơ bản), phânphối chương trình của Bộ GD - ĐT, phân môn Đọc văn có thể phân chia bài học theo 3 tiêuchí:
+ Chủ đề Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
+ Chủ đề Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
- Theo đồng đại (cảm hứng sáng tác):
+ Chủ đề Cảm hứng hiện thực
+ Chủ đề Cảm hứng nhân đạo
+ Chủ đề Cảm thế sự
2 Các bước xây dựng hoạt động dạy học theo chủ đề
2.1 Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng thực hiện
- Xác định chủ đề sẽ dạy học;
- Tiến hành trong tuần nào trong phân phối chương trình, số tiết sẽ thực hiện cho chủ đề.
2.2 Bước 2: Xác định các nội dung của chủ đề (xây dựng các đề mục, những nội dung kiến
thức cụ thể)
2.3 Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt (chuẩn kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần
hướng đến để thiết kế chuỗi hoạt động phù hợp)
2.4 Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng
cao) cho mỗi đề mục hoặc chung cho cả chủ đề
2.5 Bước 5: Xác định các sản phẩm cần hoàn thành hoặc biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứngvới các cấp độ tư duy đã mô tả (câu hỏi, bài tập dùng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánhgiá)
Trang 112.6 Bước 6: Cụ thể hóa tiến trình hoạt động học Trong đó tiến trình hoạt động học là chuỗi hoạtđộng học của học sinh thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụngtrong toàn bộ chủ đề
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tiến trình hoạt động theo mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN) bao gồm 5 bước:
2.6.1 Hoạt động khởi động:
- Hoạt động này nhằm giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới
- Giáo viên (GV) nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các
vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề
- Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động cá
nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫnnhau trong HS Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm
2.6.2 Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm
nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề
- Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung
trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề
- Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ
Kết thúc hoạt động, HS phải trình bày kết quả thảo luận với GV
2.6.3 Hoạt động luyện tập
- Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2
(phần B) để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào
- Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực
hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng
Trang 12- Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để
các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn
2.6.4 Hoạt động vận dụng
- Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể
nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng
- Với hoạt động giáo dục này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc xã hội Có những trường hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường, …
2.6.5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm
giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá
- GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm
những nguồn tài liệu khác, cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng để HS tìm đọc thêm
- Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng
thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực
* Không thực hiện cứng nhắc quy trình
- Lưu ý: Quy trình 6 bước hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể được thiết kế và
thực hiện linh hoạt, mềm dẻo
- Trong một số lĩnh vực /trường hợp, các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi
một, hai hoạt động tuỳ theo đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, của từng chủ đề/bàihọc
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “: “Hoạt động dạy học theo chủ đề - chương trình Ngữ
văn lớp 11”được áp dụng tại lớp 11B2 trường THPT Xuân Hưng, việc áp dụng thực hiện đề tài
Trang 13gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên, sau khi áp dụng hai chủ đề dạy học: “Cảm hứng hiện thực trong văn bản Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng
Phụng), Chí Phèo (trích tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao)” vào lớp tôi được phân công, tôi thấy
có hiệu quả bước đầu:
1 Đối với giáo viên:
Giáo viên đổi mới tư duy, chủ động, linh hoạt điều chỉnh trình tự tiết dạy, điều chỉnhthời lượng, dung lượng kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh; xây dựng được phương phápdạy học thích hợp, hướng dẫn học sinh đi sâu khai thác những nội dung quan trọng… Làm tàiliệu tham khảo cho giáo viên trong tổ chuyên môn thực hiện việc soạn bài và lên lớp các tiếtdạy học theo chủ đề
2 Đối với học sinh:
- Việc dạy học theo chủ đề thông qua mô hình VNEN đã tạo sức hút, sự hấp dẫn , hoạt
động sôi nổi cho học sinh trong tiết học Ngữ văn
- Học sinh được học theo chủ đề nên chủ động chiếm lĩnh kiến thức, bước đầu vận dụng
kiến thức hệ thống kiến thức
- Sau đây là bảng đối chiếu so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm bài thi học kì I
trường THPT Xuân Hưng trước và sau khi áp dụng chủ đề:
- Bài kiểm tra khảo sát đầu năm
Trang 14Dạy học theo chủ đề đã góp phần đổi mới giáo dục theo định hướng của Bộ GD & ĐT, bước đầu đạt hiệu quả Trường Xuân Hưng và các trường trong tỉnh nên áp dụng phương pháp này cho lớp chọn, sĩ số học sinh dưới 40hs.
VI DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
2 Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005)
3 Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh,Vụ Giáo dụcTrung học, Hà Nội, 2014
4 Ngữ văn 11, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục (2012).
5 Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam – Bộ GD & ĐT
-VII PHỤ LỤC: Giáo án minh họa
A Bước 1: Chủ đề; thời gian thực hiện
- Chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong văn xuôi từ năm 1930 đến trước Cách mạng tháng tám 1945.
- Thời gian thực hiện:
+Thực hiện trong 04 tuần: tuần 10, 12, 13, 14
+ Số tiết thực hiện trên lớp: 8 tiết
3 tiết: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
2 tiết: Hạnh Phúc Của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
3 tiết: Chí Phèo (Nam Cao)
B Bước 2
Nội dung của chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong tác phẩm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)
Trang 15C Bước 3: Mục tiêu cần đạt
1 Kiến thức – Kỹ năng – Phẩm chất:
a) Kiến thức:
– Nhận ra khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mỹ, những đặc sắc về nội dung nghệ
thuật của các tác phẩm, đoạn trích: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Hạnh Phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao)
– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1930 đến Cách mạngtháng tám 1945
b) Kỹ năng:
– Biết cách đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
– Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm bài văn nghị luận
– Vận dụng tri thức vào hoạt động giao tiếp, ứng xử, hành động trong các mối quan hệ
xã hội
c) Phẩm chất:
– Biết quý trọng tình cảm gia đình; có tình yêu đồng loại; tình yêu quê hương đất nước;trân trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc; biết suy nghĩ, trăn trở vềnhững vấn đề nhân sinh, về văn hóa của dân tộc
– Có tình yêu văn học, tìm tòi, bổ sung thêm tri thức qua các tác phẩm của văn học ViệtNam và thế giới
2 Hình thành, phát triển năng lực:
a) Năng lực chung:
– Chủ động thu thập thông tin từ nhiều nguồn liên quan đến văn bản
– Chủ động hợp tác, thảo luận nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
– Chủ động giải quyết những vấn đề trong học tập
b) Năng lực chuyên biệt:
Trang 16– Khám phá tìm hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
– Có khả năng sử dụng ngôn ngữ (nói, viết) để trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm
3 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
– Phòng công nghệ thông tin
– Giáo án điện tử, SGK
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
– Phiếu phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
Chuẩn bị của học sinh
– Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà đã được gv phân công
– Sách giáo khoa, vở ghi chép, đồ dùng học tập liên quan…
Vận dụng hiểu biết
về tác giả, tácphẩm để phân tíchlý giải đánh giánội dung nghệthuật của từng tácphẩm
So sánh các phươngdiện nội dung, nghệthuật giữa các tácphẩm cùng đề tàihoặc thể loại, phongcách sáng tác của nhàvăn
Khái quát đặc điểmphong cách của tácgiả từ tác phẩm
Trình bày những kiếngiải riêng, phát hiệnsáng tạo về ý nghĩavăn bản tác phẩm
Trang 17hệ của chúng trong tácphẩm
Chỉ ra các biểuhiện và khái quátcác đặc điểm củathể loại truyện
Hiểu được nội dungcủa các tác phẩmcùng thể loại kháckhông nằm trongchương trình SGK
Khái quát được về nhânvật
Trình bày cảmnhận về tác phẩm
Trình bày những ýkiến để giải quyếtmột vấn đề cụ thể đặt
ra trong tác phẩm Vận dụng tri thức củavăn bản để hình thànhnhững giá trị sốngcủa cá nhân
Minh họa về tácphẩm: vẽ tranh, đóngkịch…
Từ từ ngữ, hìnhảnh, biện phápnghệ thuật trongtác phẩm liên hệnhững tác phẩmkhác
Sử dụng trong giaotiếp cụ thể
Trang 18Nhóm 1: Từ kiến thức đã nắm được ở bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng Tám 1945, em hãy cho biết sự khác nhau giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Đại diện nhóm 1 trả lời (phải đạt được những ý cơ bản sau)
- Văn học lãng mạn: là tiếng nói cá nhân đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng để diễn tả ước
mơ, khát vọng, khẳng định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người thế tục
- Văn học hiện thực: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánhtình cảnh khôn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột với một thái độ cảm thông sâusắc
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân
hoá nhiều xu hướng của văn học
trước Cách mạng tháng Tám
1945.
GV: Nhằm kiểm tra năng lực thu
thập tài liệu, năng lực hợp tác, năng
lực trình bày một vấn đề, giáo viên
A Tìm hiểu sự phân hoá nhiều xu hướng của
văn học trước Cách mạng tháng Tám 1945.
I Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiếntranh xâm lược nước ta Sau gần nửa thế kỉ bìnhđịnh vế quân sự, đến khoảng đầu thế kỉ XX, chúngmới thực sự khai thác thuộc địa về kinh tế Cơ cấu