Cùng các đồng chí trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học và tổ chức thiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua buổi hội thảo giúp chúng ta tìm ra được phương pháp tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả và hướng tới mục tiêu giáo dục dạy học theo định hướng hình thành năng lực học sinh.
Trang 1TRƯỜNG THCS XUÂN HÒA
CHUYÊN ĐỀ:
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Giáo viên: Trần Thị Nguyệt Đơn vị: Trường THCS Xuân Hòa
Năm học: 2018 -2019
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do chọn chuyên đề
II Phạm vi của chuyên đề
III Mục đích của chuyên đề
IV Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS
CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
CHƯƠNG IV: VÂN DỤNG XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ CỤ THỂ
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trang 4PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Thực hiện Nghị quyết số 29- NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2003 – Nghịquyết Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, với mục tiêu hìnhthành phẩm chất, năng lực công dân Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống… đào tạo nhữngchủ nhân tương lai của đất nước thành những con người chủ động, tích cực, sángtạo Có như vậy mới tạo ra một thế hệ đủ sức đảm đương gánh vác những trọngtrách của đất nước trong thời kì mới, thời kì hội nhập, thời kì mà nền kinh tế trithức giữ vai trò chủ đạo
Giáo dục nước ta đang thực hiện bước đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nộidung chương trình, phương pháp và cách thức dạy học, nhằm phát huy tính tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học, quá trình dạy học đang chuyển từđịnh hướng nội dung sang định hướng hình thành năng lực cho học sinh Đặcbiệt đối với bộ môn GDCD học sinh không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và hiểukiến thức mà quan trọng là các em biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục rất quan tâm, tạo điều kiện đểcác thầy cô giáo được tập huấn, trao đổi chuyên môn học hỏi nhiều phương phápgiảng dạy mới để thực hiện mục tiêu nêu trên Một trong những phương pháp, kĩthuật dạy học theo yêu cầu đổi mới mà chúng ta đang tiến hành thử nghiệm, vận
dụng thì Dạy học theo chủ đề đang được thực nghiệm Song hiện nay nhiều giáo
viên còn lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn, chưa hiểu dạy học theo chủ đề là
gì, xây dựng chủ đề như thế nào và dạy như thế nào cho phù hợp?
Thực hiện công văn số 1466/SGDĐT- GDTrH ngày 9 tháng 11 năm 2018của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc về việc tổ chức hội thảo chuyên đề đổimới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS với nội dung xây dựng kế hoạch dạy họctheo chủ đề, tổ chức soạn giảng theo chuỗi hoạt động học tập nhằm phát triển
Trang 5năng lực, phẩm chất người học, đánh giá giờ dạy theo tiêu chí mới (Công văn5555/BGDĐT- GDTrH của BGD&ĐT).
Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy với sự hiểu biết của bản
thân, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề : Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ
đề môn GDCD và vận dụng thực hành qua chủ đề: “Văn hóa giao tiếp ứng xử ”
ở lớp 6 với mong muốn được cùng các đồng chí trao đổi để tìm ra phương pháp
thực hiện việc dạy học theo các chủ đề đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáodục hiện nay theo định hướng phát triển năng lực học sinh
II PHẠM VI CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Nghiên cứu xây dựng chủ đề chủ đề dạy học ở môn GDCD lớp 6, vậndụng thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề ở một chủ đề cụ thể đó là chủ đề
“Văn hóa giao tiếp ứng xử” Số tiết thực hiện trong chủ đề là 4 tiết.
Minh họa 1 tiết dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh qua bài “ Biết ơn”.
III MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Cùng các đồng chí trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học và tổ chứcthiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh Qua buổi hội thảo giúp chúng ta tìm rađược phương pháp tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề đạt hiệuquả và hướng tới mục tiêu giáo dục dạy học theo định hướng hình thành nănglực học sinh
IV PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NG PHÁP NGHIÊN C U ỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.ng pháp nghiên c u tài li u.ứu tài liệu ệt
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.ng pháp t ng k t và đúc rút kinh nghi m ổng kết và đúc rút kinh nghiệm ết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ệt
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.ng pháp đàm tho i.ạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.ng pháp th c nghi m.ực nghiệm ệt
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọngđổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh Dạy học theo chủ đề giúp chúng ta đạt được mục tiêu, tăng cường tích
hợp các kiến thức thực tiễn đời sống vào bài giảng, tăng cường vận dụng kiếnthức, hiểu biết của học sinh vào quá trình học và giải quyết vấn đề thực tiễn, rèn
kỹ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay Dạy học theo chủ
đề hướng tới định hướng hình thành năng lực cho học sinh
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tư tưởng, biểu hiện, đơn
vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề bài học…có sự giao thoa, tương đồng lẫnnhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đếntrong các môn học hoặc chủ đề môn học Nhờ đó học sinh được hoạt động nhiềuhơn để tìm ra kiến thức và liên hệ vận dụng vào thực tiễn
Ưu điểm của d y h c theo ch đ là các nhi m v h c t p đạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ọc theo chủ đề môn GDCD ủ đề môn GDCD ề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ệt ụ học tập được giao ọc theo chủ đề môn GDCD ập Thạch ược giaoc giaocho h c sinh, các em ch đ ng tìm học theo chủ đề môn GDCD ủ đề môn GDCD ộng dạy học theo chủ đề môn GDCD ướng giải quyết vấn đề Kiến thứcng gi i quy t v n đ Ki n th cải quyết vấn đề Kiến thức ết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ấn đề Kiến thức ề: Thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ứu tài liệu.không b d y riêng l mà đị Nguyệt ạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến ược giao ổng kết và đúc rút kinh nghiệm c t ch c l i theo m t h th ng nên ki nứu tài liệu ạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ộng dạy học theo chủ đề môn GDCD ệt ống nên kiến ết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD
th c các em ti p thu đứu tài liệu ết kế hoạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ược giaoc là nh ng khái ni m trong m t m ng lững khái niệm trong một mạng lưới quan ệt ộng dạy học theo chủ đề môn GDCD ạt động dạy học theo chủ đề môn GDCD ướng giải quyết vấn đề Kiến thứci quan
h ch t chẽ ệt ặt chẽ Dạy học theo chủ đề đòi hỏi giáo viên cũng phải tích cực, chủđộng, sáng tạo trong công tác giảng dạy và thực hiện kế hoạch Dạy học theochủ đề giúp cho học sinh khái quát, tổng hợp xâu chuỗi các kiến thức một cách
da dạng, đa chiều
Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng
sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình nàycũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quantrọng hơn hết chính là nó giúp cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, chủđộng thiết kế các hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực chủ động chiếmlĩnh tri thức của học sinh Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” vềkiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (Tức khả năng vận dụng
Trang 7kiến thức vào giải quyết thực tiễn, nhờ vào việc xác định các năng lực cần pháttriển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trongchương trình học).
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
Trong chương trình giáo dục phổ thông thì môn GDCD có một vị trí rấtquan trọng trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh về ý thức và hành vi,góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức sống của ngườicông dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và nănglực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Đây
là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơngiản trước những làn sóng văn hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thịtrường Đặc biệt là khi chúng ta đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả
việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủyếu trang bị kiến thức sang phát triển con người toàn diện thì hơn bao giờ hết,
bộ môn GDCD giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là môn học cần thiết, khôngchỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rènluyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp,ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay thì môn GDCD vẫn bị nhìnnhận đánh giá là môn học phụ, không quan trọng, ai dạy cũng được Học sinh thìchỉ cần học qua loa cốt có điểm để được lên lớp
Giáo viên giảng dạy chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu việc đầu tư vào chuyênmôn, ít tìm tòi tư liệu chủ yếu là dạy lý thuyết, bám vào SGK, thiếu liên hệ thựctiễn vào bài học cho nên sức thuyết phục, độ cảm xúc của bài chưa cao Hơn nữathời lượng dành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà lượng kiến thức thì khánhiều, không chỉ riêng nội dung chính của bộ môn mà nhiều nội dung giáo dụckhác được tích hợp vào môn GDCD nên việc dạy học mang nặng tính khái quát,
Trang 8giáo viên không có nhiều thời gian giảng dạy cặn kẽ cho học sinh những nộidung, vấn đề nào đó mà học sinh có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn.
Mặt khác, do ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, sự phối kết hợp giữa gia đìnhnhà trường và các tổ chức xã hội trong việc quan tâm giáo dục đạo đức cho các
em chưa thể hiện rõ nét Vì vậy, vẫn còn tình trạng một bộ phận nhỏ học sinhchấp hành chưa nghiêm túc nội quy nhà trường, động cơ, ý thức thái độ học tậpyếu, thiếu lễ phép với người lớn, giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa…Thái độ họctập của các em chưa tốt các em còn rất lười học, lười ghi chép bài
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề môn GDCD cónhững thuận lợi bởi vì bản thân nhiều bài học trong chương trình môn GDCD cómối quan hệ chặt chẽ, được sắp xếp theo từng chủ đề từ lớp 6 đến lớp 9 Kiếnthức môn học gần gũi, gắn liền với thực tiễn
Tuy nhiên, bất kì môn học nào hiện nay không chỉ riêng môn GDCD, khiđối diện với vấn đề dạy học theo chủ đề cũng gặp khó khăn nhất định, vì đây làcách tiếp cận mới
Giáo viên chưa có kinh nghiệm nắm bắt các thao tác, quy trình xây dựngchủ đề và kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học cho từng chủ đề như thế nàocho phù hợp
Nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạnchế, nhất là với những giáo viên cao tuổi Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăncho GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ
Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúclại chương trình Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào, tự GV quyếtđịnh
Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết Thế nhưng cách phânbổ các tiết học như thế nào cho hợp lý để trong quá trình dạy có sự xâu chuỗikiến thức giữa các tiết trong chủ đề không có sự thống nhất cụ thể và rất khó,mất thời gian cho GV
Trang 9Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều Khả năng tự họchạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.
CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC XÂY DƯNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là việc định hình quytrình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chủ đề Trong thực tế, chưa có sựthống nhất cuối cùng để đưa ra một hướng dẫn cụ thể, tất cả mới dừng lại ở việctìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm
Theo nghiên cứu tìm hiểu bước đầu của cá nhân tôi, để xây dựng một chủ
đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hànhtuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề.
Chủ đề đơn môn: Nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ởmột số bài/ tiết trong cùng một môn
Chủ đề tích hợp liên môn: Nội dung kiến thức được tích hợp từ nhiều mônhọc liên quan với nhau
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề:
Yêu cầu:
Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dungchủ đề phải hợp lí, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhậnthức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phùhợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩnkiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xâydựng, kiểm tra
Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chươngtrình tránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiếnthức
Trang 10Việc xây dựng chủ đề phải khớp với giáo án và tiến trình dạy học trên lớp,phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất,thiết bị…
Các tiết dạy của một chủ đề phải được bố trí dạy liền nhau, không dạycách quãng từ chủ đề này đến chủ đề khác
Ví dụ có thể xây dựng chủ đề môn GDCD lớp 6:
+ Chủ đề 1: Tự chăm sóc, rèn luyện bản thân – Gồm các bài; Tự chăm
sóc, rèn luyện thân thể; Tiết kiệm (2 tiết)
+ Chủ đề 2: Văn hóa giao tiếp ứng xử - Gồm các bài; Lễ độ; Lịch sự tế
nhị; Sống chan hòa với mọi người; Biết ơn (4 tiết)
+ Chủ đề 3: Sống có mục đích – Gồm các bài; Mục đích học tập của học
sinh; Siêng năng kên trì; Tôn trọng kỷ luật (4 tiết)
+ Chủ đề 4: Công dân Việt nam – Bài Công dân nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết)
+ Chủ đề 5: Các quyền cơ bản của trẻ em: Công ước Liên hợp quốc về
quyền trẻ em; Quyền và nghĩa vụ học tập (3 tiết)
+ Chủ đề 6: Các quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâmphạm về chỗ ở; Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điệntín
+ Chủ đề 7: An toàn giao thông (2 tiết).
Ngoài ra chúng ta còn có thể xây dựng các chủ đề ngoại khóa như: Họctập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các phẩm chất đạo đức; Phòng chốngbạo hành trẻ em…
Bước 3: Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề đã xây dựng
Để xây dựng thiết kế một chủ đề dạy học, bao gồm 2 cách thực hiện:
Trang 11Một là: Có thể thiết kế một chủ đề dạy học theo hướng bổ dọc các kiếnthức của các bài được xây dựng xen kẽ bổ sung cho nhau làm nổi bật kiến thức
cơ bản của chủ đề Tuy nhiên theo hướng này GV sẽ rất vất vả tìm tòi tài liệu,sắp xếp như thế nào cho hợp lý…
Hai là: Thiết kế hoạt động của chủ đề theo hướng cắt ngang, cuốn chiếutừng nội dung một, tuy nhiên các nội dung của cùng một chủ đề phải được bố trídạy gần với nhau, kết thúc chủ đề GV tổng kết khắc sâu cho học sinh
Ví dụ : Thiết kế chủ đề theo hướng bổ dọc
+ Bao gồm những bài nào?
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung nào ?
+ Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức chủ đề: ( dạy trong 3 tiết đầu)
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung 1
+ Tiết 2, 3, Tìm hiểu nội dung 2,3
Tiết 4:
Hoạt động 3: Luyện tập
Trang 12+ Bao gồm những bài nào?
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung nào?
+ Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức chủ đề:
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung 1- bài 1
+ Tiết 2, 3, 4: Tìm hiểu nội dung 2,3,4 - bài 2,3,4
Hoạt động 3: Tổng kết chủ đề
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng – Giao nhiệm vụ ở nhà sau chủ đề
Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy.
Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề
ra các phương hướng phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề Tiết dạy họctheo chú đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tạilớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm Tuy nhiên, dạy học theo
Trang 13chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đềthực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần.Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiểm tra,đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/bài tập phù hợp.
- Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức,
kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh họcxong chủ đề (tương tự như câu hỏi/ bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bàitrong các tiết dạy hiện nay)
- Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêucầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu,vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liềnvới thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bảnthân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó
- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra
15 phút Nếu sau chương hoặc sau bài không nằm trong mỗi chương nhưng giáoviên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quyđịnh của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết
*Xây dựng chủ đề dạy học trong bộ môn GDCD và những điểm cần chú ý
Một là: Chủ đề tích hợp được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lựcnào đó cho học sinh trong thực tiễn Các năng lực này tùy vào tình hình thực tếtại cơ sở có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh
Hai là: Công cụ của dạy học theo chủ đề là giáo án về chủ đề đó, có liênquan đến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộmôn hoặc hai bộ môn trở lên.Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thểsử dụng chính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ