1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xình ca của người Cao Lan đặc sắc ngôn từ nghệ thuật

123 539 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 334,15 KB

Nội dung

Là một người con của đồng bào Cao Lan, tác giả của luận văn này rất băn khoăn trước tình trạng nhiều nét văn hoá cổ truyền của dân tộc mình - trong đó có xình ca và cả ngôn ngữ - đang bị

Trang 1

KẾT LUẬN 102

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 104

QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC

Một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan

Một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Sán Chay là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số dân là

147.315 người (1999), gồm 2 nhóm chính: Cao Lan và Sán Chỉ(1) Nhóm Cao Lan(còn được gọi bằng tên khác: Hờn Bán, Chùng,…) hiện cư trú ở các tỉnh Yên Bái,Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang,Lạng Sơn, Quảng Ninh…, nhưng tập trung đông nhất ở huyện Sơn Dương, tỉnhTuyên Quang (27.869 người) Theo một số nhà nghiên cứu và lời kể của đồngbào, người Cao Lan vốn từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) sangViệt Nam, cách đây khoảng 300-500 năm

Dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nói riêng, với vốn văn hoávăn nghệ truyền thống phong phú và độc đáo của họ, đang góp phần làm nên sự

đa dạng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu ngôn

từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan có thể góp phần giới thiệu và tôn vinhnhững nét bản sắc văn hoá của nhóm người này

1.2 Xình ca là dân ca của người Cao Lan, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Theo truyền thuyết, đây là lời hát của Bà chúa thơ ca Lằu Slam khi đối đáp vớingười yêu và nỗi lòng của cô gái Lằu Slam khi tìm tình yêu trong tuyệt vọng.Người Cao Lan ghi nhớ và truyền lại các bài xình ca bằng văn bản chữ “Nôm CaoLan” (và cho đến nay bằng cả chữ tự chế trên cơ sở chữ Quốc ngữ) Tương truyềnmột bộ sách xình ca được hát trong 36 ngày đêm chưa hết

(1) Trong Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ( Tổng cục thống kê ban hành ngày

2/3/1979), tên dân tộc này được ghi là Sán Chay, Cao Lan - Sán Chỉ.

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Trang 4

Có thể nói, xình ca là một trong những nét đặc sắc, độc đáo làm nên vănhoá truyền thống Cao Lan Ngôn từ trong xình ca không chỉ là hình thức, là chấtliệu nghệ thuật, mà còn là tâm huyết và tài năng của rất nhiều nghệ sĩ dân gianCao Lan trong sáng tạo, trau chuốt tiếng mẹ đẻ không ngừng Vì vậy, nghiên cứungôn từ trong xình ca sẽ góp phần phát hiện ra nguyên cớ sự hấp dẫn đặc biệt củaxình ca về mặt ngôn từ, cũng như tìm hiểu cái hay cái đẹp trong tiếng Cao Lan.

1.3 Là một người con của đồng bào Cao Lan, tác giả của luận văn này rất băn khoăn

trước tình trạng nhiều nét văn hoá cổ truyền của dân tộc mình - trong đó có xình

ca và cả ngôn ngữ - đang bị mai một, pha tạp, không được coi trọng đúng mức, từ

đó có nguyện vọng tìm hiểu nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hoá của dân tộcmình, trước hết là vốn văn nghệ truyền thống trong đó có xình ca, từ góc nhìn

ngôn ngữ học Nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan còn phục

vụ cho việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang nơi tác giả đang công tác

-2 LỊCH SỬ SƯU TẦM NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HOÁ NGƯỜI CAO LAN, VỀ XÌNH CA

VÀ NGÔN NGỮ TRONG XÌNH CA CAO LAN

2.1 Nghiên cứu về văn hoá Sán Chay (nói chung) và người Cao Lan (nói riêng)

Các mặt trong văn hoá Sán Chay (nói chung) và của người Cao Lan (nóiriêng) là những đề tài khoa học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Đã cókhông ít những công trình sưu tầm nghiên cứu, những hội thảo khoa học ở cáccấp, những bài báo, báo cáo , bàn về những vấn đề này Sự nghiên cứu và thảoluận chủ yếu về văn hoá truyền thống Sán Chay và quan hệ giữa hai nhóm CaoLan và Sán Chỉ trong dân tộc Sán Chay

Trang 5

Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:

- Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc Tày - Nùng - Sán Chay, Nxb

Văn hoá dân tộc, 1994

- Phù Ninh - Nguyễn Thịnh (1999), Văn hoá truyền thống Cao Lan, Nxb

Văn hoá dân tộc, Hà Nội

- Khổng Diễn (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà

Nội

- Lâm Quý (2003), Văn hoá Cao Lan, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Cho đến nay, vấn đề quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ trong dântộc Sán Chay vẫn chưa có được ý kiến thống nhất: Đây là các nhóm của một dântộc hay là hai dân tộc riêng biệt? Câu hỏi này đã được đặt ra và nhận được nhiều

ý kiến bàn luận rất khác nhau, đặc biệt trong Hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) ở Bắc Giang (ngày 29-30/3/2004) do

Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang chủ trì

Trong các tài liệu về dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nóiriêng, đều thấy có khẳng định người Cao Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc sang

đã nhiều đời, sống rải rác ở phía bắc Việt Nam, là một cộng đồng người cấu kếtchặt chẽ, còn lưu giữ được những nét văn hoá đặc sắc, đặc biệt là kho tàng vănnghệ dân gian rất phong phú

2.2 Nghiên cứu về văn nghệ dân gian và XCCL

Trong kho tàng văn nghệ dân gian Cao Lan, xình ca là mảng văn nghệ đặcsắc nhất, giá trị nhất Xình ca được xem như cái làm nên nét “bản sắc văn hoá”của người Cao Lan, vì thế cũng được các nghệ nhân Cao Lan và các nhà nghiêncứu đặc biệt chú ý

Trang 6

Ở Tuyên Quang, những cụ già Cao Lan như bà Nịnh Thị Nhân (63 tuổi),ông Tiểu Văn Học (66 tuổi - thôn cây Thị, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn), ôngVương Hùng Tá (58 tuổi - thôn Dân Chủ, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn), ôngSầm Văn Dừn (63 tuổi - thôn Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương), ôngTrần Văn Tố (67 tuổi, thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn) đượctôn vinh là các nghệ nhân hát xình ca Vì yêu làn điệu dân ca của dân tộc mìnhnên họ đã sưu tầm, ghi chép lại các quyển sách hát viết bằng chữ Hán và "dịch"

ra để tiện cho việc dạy các con cháu Ông Sầm Văn Dừn còn sáng tác và dàndựng nhiều tác phẩm mang đậm những nét văn hoá truyền thống dân tộc CaoLan Có thể nói, những nghệ nhân Cao Lan đã có ý thức và có công rất lớntrong việc bảo vệ, lưu truyền lại xình ca cho thế hệ sau Tuy nhiên họ chỉ mớichủ yếu dừng lại ở việc bảo tồn và lưu truyền xình ca bằng cách dạy tự pháttruyền miệng

Trên cơ sở lòng nhiệt tình của các nghệ nhân, cuối thế kỷ XX đầu thế kỷXXI, việc sưu tầm, biên soạn, dịch xình ca đã được tổ chức tiến hành với quy môkhá rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có đồng bào Cao Lan sinh sống nhưYên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ

Một số công trình và bàibáo về văn nghệ dân gian Cao Lan đã được công bố như:

- Phương Bằng (1981), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

- Lâm Quý (2003), Ngày xuân đi hát "Xình ca", Báo Tân Trào số tết 158+159.

- Lê Hồng Sinh (2003), Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan "Kó Lau Slam",

Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Hà Nội

- Nịnh Văn Độ (2003), Bảo tồn hát xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Đề tài

nghiên cứu, Sở Văn hóa Thông tin, Tuyên Quang

Trang 7

- Lâm Quý (2003), Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà

Nội

- Đặng Đình Thuận (2005), Văn hoá dân gian của dân tộc Cao Lan, Nxb Khoa học

xã hội, 2005

- Phạm Thị Kim Dung (2005), Khảo sát đặc điểm Xình ca dân tộc Cao Lan ở

Tuyên Quang, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm 1, Hà Nội.

- Ngô Văn Trụ (2006), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

- Trịnh Thành Công (2005), "Đi tìm câu hát xình ca", Báo Tuyên Quang số tết

Xuân Ất Dậu.

- Triệu Thị Linh (2006), “Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích về người mồ côi của

dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang”, Luận văn trường Đại học Sư phạm Thái

Nhà thơ Lâm Quý đã sưu tầm được 9 đêm, dịch văn học trọn vẹn Xịnh ca Cao

Lan - đêm hát thứ nhất gồm 266 câu Tác giả Ngô Văn Trụ sưu tầm biên soạn

được gần 1000 câu hát lẻ in trong cuốn Dân ca Cao Lan Tác giả Phương Bằng

cũng sưu tầm được gần 500 câu hát Từ tư liệu sưu tầm, biên soạn, các nhànghiên cứu đã xác định số lượng và kết cấu những đêm hát, nội dung của mỗiđêm Các tác giả Lâm Quý, Ngô Văn Trụ đã bước đầu phân tích được bối cảnhdiễn ra đêm hát, giai điệu lời hát; phân tích ý nghĩa một số câu hát

Trang 8

Trong luận văn tốt nghiệp "Khảo sát đặc điểm xình ca dân tộc Cao Lan ởTuyên Quang", tác giả Phạm Thị Kim Dung đã đặt xình ca trong hoàn cảnh vănhoá truyền thống Cao Lan để thấy được vai trò, vị trí của xình ca đối với đờisống tinh thần của cộng đồng này Tác giả đã khảo sát, rút ra đặc điểm của xình

ca trên ba phương diện: diễn xướng, nội dung và nghệ thuật biểu hiện Trongluận văn, tác giả cũng đã phân tích cách dùng đại từ nhân xưng và tính từ trongxình ca, từ đó rút ra kết luận: "XCCL có nhiều điểm đắc sắc trong nghệ thuậtbiểu hiện: từ hình thức diễn xướng đến việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,ngôn ngữ, kết cấu, biểu tượng nghệ thuật, các thủ pháp tu từ…" [7;tr.94]

Trong luận văn thạc sĩ “Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan “Kó Lằu

Slam”", tác giả Lê Hồng Sinh đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trong

truyện thơ “Kó Lằu Slam”, đồng thời miêu tả về xình ca như một phần không thểthiếu để kết tinh thành truyện thơ này: “Lời của truyện thơ được đặt theo thể thơ

có trong xình ca “Kó Lằu Slam” dường như lấy cảm hứng từ tục hát ví đầuxuân” [37; tr.41]

2.3 Nghiên cứu tiếng Cao Lan và ngôn ngữ trong xình ca

Nhìn chung, cho đến nay những nghiên cứu về tiếng Cao Lan ở Việt Namkhông nhiều và chưa đầy đủ Hầu như không thấy một công trình nào miêu tảtiếng Cao Lan ở diện đồng đại Các tác giả A.G Haudricout, Jereld Edmondson vàDavid Strecker đã có một số thảo luận về quan hệ cội nguồn của tiếng Cao Lan

Trong Hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán

Chí) ở Bắc Giang (ngày 29-30/3/2004), hầu hết các báo cáo tham luận đều nhắcđến sự khác biệt giữa tiếng Cao Lan và Sán Chí (hai nhóm trong “dân tộc” SánChay) và cố gắng lí giải, đánh giá sự khác biệt này Báo cáo của tác giả Nguyễn

Văn Lợi “Quan hệ Cao Lan - Sán Chí xét về mặt ngôn ngữ” đã góp phần trả

lời

Trang 9

các câu hỏi: Nguồn gốc, quá trình phát triển, mối quan hệ lịch sử giữa tiếng CaoLan và Sán Chí như thế nào; Hiện nay các ngôn ngữ này đang hành chức ra sao;Quan niệm và nguyện vọng của những người sử dụng tiếng Cao Lan và Sán Chínhư thế nào? Trả lời được những câu hỏi này có thể giúp cho việc xác định mốiquan hệ giữa người Cao Lan và người Sán Chí.

Về ngôn ngữ trong xình ca, trong cuốn Văn hoá Cao Lan tác giả Lâm

Quý nhận định: Đây là “thứ tiếng cổ dùng trong cúng bái và hát ví thuộc ngữ hệHán - Tạng, thổ ngữ Quảng Đông - Trung Quốc” [34; tr.166] Xình ca có hailoại, ca bậc và ca ý, tương ứng với mỗi loại thì ngôn ngữ cũng có đặc điểm riêng

“Ca ý” nghĩa là “lời hát nhỏ”, lời hát tâm tình của đôi người yêu thương nhau,được sáng tạo một các bất chợt” nên lời ca có vần có điệu, dễ nhớ người hát cóthể ứng đối ở nhiều tình huống khác nhau, có thể thay đổi giọng, lời ca cho phùhợp “Ca bậc” nghĩa là “hát lớn”, “hát cho cả dân bản cùng nghe, nhờ thế lời cađược ghi chép vào sách thành chương, mục có tình chất qui định bắt buộc” [34;tr.188-192]

Tác giả Lâm Quý cũng thống kê tập một của xình ca gồm trên 500 cặp bàihát bằng 1.000 bài theo thể thơ tứ tuyệt (4 câu, 7 chữ), với trên 4.000 câu thơ 7chữ [34; tr.193] Tác giả Ngô Văn Trụ nhận xét: “Ở một số trường hợp, câu thứnhất chỉ có 3, 4 chữ, 4 câu chỉ gồm 24, 25 chữ, do vậy khi hát, người ta phảidùng lời láy để ngân nga”[44; tr.2]

Về ý nghĩa của lời ca, những người già Cao Lan thường khen rằng ý tứtrong lời đối đáp của xình ca rất thâm sâu, nhiều hình ảnh ví von bất ngờ, thú vị

Tuy nhiên, cảm nhận cũng như nghiên cứu về ngôn từ xình ca là một côngviệc không dễ dàng Ông Nịnh Văn Độ - một người con của đồng bào Cao Lanđã

Trang 10

tâm sự: “Suốt quãng đời của tôi tôi say sưa tìm hiểu về xình ca mà vẫn chưa cảmnhận được hết cái hay cái đẹp của lời ca trong xình ca dân tộc mình”[8; tr.5].

Như đã liệt kê ở trên (mục 2.2), trong Hội thảo Ngữ học trẻ - Xuân 2008(do Hội ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức), tác giả của luận văn này đã trình bàybáo cáo về một khía cạnh nhỏ của NTNT trong XCCL - "Một số biểu tượngtrong xình ca Cao Lan"

Quả thật, NTNT của XCCL cho đến nay vẫn là một ẩn số, một vấn đềkhoa học chưa được chuyên luận nào trình bày đầy đủ và sâu sắc Đây là hướnggợi mở tích cực để tác giả luận văn này tiếp cận xình ca từ góc độ ngôn ngữ học,với hi vọng hiểu rõ hơn cách tổ chức văn bản và các tầng ý nghĩa sâu sắc, thú vịcủa lời ca, cách biểu đạt bằng ngôn từ độc đáo của các nghệ nhân Cao Lan

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

3.1 Mục đích

- Chỉ ra đặc trưng NTNT của xình ca xét về mặt hình thức, như: kết cấu một đêmhát, khúc hát, thể thơ, nhịp điệu, cách gieo vần

- Chỉ ra đặc trưng NTNT của xình ca xét về mặt ngữ nghĩa, như các phép tu từ: ẩn

dụ, so sánh, nhân hoá; cách biểu thị thời gian, không gian nghệ thuật

- Qua tìm hiểu các đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của ngôn từ xình ca, có đượcmột số nhận xét về những giá trị của NTNT trong xình ca, đồng thời chỉ ra đượcphần nào những nét đặc trưng trong văn hoá như cách ứng xử, cách cảm, cáchnghĩ của người Cao Lan

3.2 Nhiệm vụ

- Tập hợp các tài liệu đã có, sưu tầm thêm, dịch các tư liệu về XCCL

- Miêu tả một số cách sử dụng NTNT đáng chú ý trong XCCL

Trang 11

- Khái quát được những nét đặc trưng chính của NTNT trong XCCL.

4 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

4.1 Về lí luận

- Cung cấp những cứ liệu cho việc khái quát hoá các đặc trưng của ngôn ngữ nghệthuật trong thi pháp dân ca: tính cách điệu hoá, cách gieo vần, các đặc điểm cúpháp như đối và điệp, sự chuyển nghĩa theo những cách khác nhau

- Từ việc chỉ ra đặc trưng của NTNT trong XCCL, giúp thêm kinh nghiệm và cáchthức cho việc tìm hiểu văn bản văn nghệ dân gian cổ, cũng như việc biên dịch, sưutầm các văn bản này có hiệu quả và sâu sắc hơn

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là ngôn từ trong văn bản "Xịnh

ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất" của tác giả Lâm Quý, Nxb Văn hoá Dân tộc

phát hành năm 2003 Đêm hát thứ nhất này có 8 chương, 266 khúc hát Phần mộtcủa tác phẩm được viết bằng chữ Nôm - Cao Lan, phần hai được tác giả dịchvăn

Trang 12

học ra tiếng Việt Chúng tôi đã tiến hành dịch nghĩa từng đơn vị từ của 266 khúc hát này để hiểu và phân tích sâu hơn về ngôn từ trong xình ca.

Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn là ngôn từ của xình ca trong các văn

bản: "Dân ca Cao Lan", Nxb Văn hoá dân tộc, phát hành năm 2006 được tác giả Ngô Văn Trụ sưu tầm và biên soạn, với 898 khúc hát; "Dân ca Cao Lan", Nxb

Văn hoá dân tộc, phát hành năm 1981, tác giả Phương Bằng sưu tầm và biênsoạn, với 665 khúc hát Việc mở rộng đối tượng nghiên cứu trên nhiều văn bảnkhác nhau là để có cái nhìn tổng thể về XCCL, từ đó có những nhận định về đặcđiểm hình thức và ngữ nghĩa của xình ca

Trang 13

3.1 Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca

3.2 Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca

Trong Phụ lục có một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm

Cao Lan ; một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan

Trang 14

Khi nói đến ngôn ngữ, người ta thường hiểu đó là ngôn ngữ tự nhiên củacon người (đối lập với ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật) Đây có thểđược xem là phương tiện quan trọng nhất được dùng trong giao tiếp giữa cácthành viên của cộng đồng, đồng thời cũng là phương tiện để tư duy, để diễn đạt vàtruyền lại các giá trị văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Khi bàn về ngôn ngữ nói chung, còn có thể nói đến các hình thức giao tiếpkhác: bằng động tác của cơ thể, màu sắc Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhấtcủa ngôn ngữ trong xã hội loài người là ngôn ngữ âm thanh (ngôn ngữ được nói

ra bằng lời, thành tiếng) và chữ viết (hình thức đường nét ghi lại, phản ánh, đạidiện cho ngôn ngữ thành tiếng)

Trong luận văn, khái niệm "ngôn ngữ" có chỗ được gọi là ngôn từ Ngôn

từ được hiểu chính là ngôn ngữ ở dạng nói hay viết thành văn

Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, khi nói về ngôn ngữ vàtình hình sử dụng ngôn ngữ ở một cộng đồng thiểu số như Cao Lan, không thểkhông nhắc đến các khái niệm “ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các tộc người”(ở người Cao Lan hiện nay là tiếng Việt và trước đây là tiếng Hán); “ngôn

Trang 15

ngữ dân tộc/tộc người” (ở người Cao Lan đó là tiếng Cao Lan); “tiếng mẹ đẻ”:ngôn ngữ con người học được trong những năm đầu của đời mình, thường làcông cụ tư duy và quan trọng nhất của mỗi người (ở người Cao Lan đó làtiếng Cao Lan)

1.1.1.2 Ngôn ngữ văn học

Hiện nay có hai cách hiểu về ngôn ngữ văn học: 1, là hình thức ngôn ngữtrùng với “ngôn ngữ văn hoá” (ngôn ngữ toàn dân tộc có hệ thống chuẩn thốngnhất, được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống văn hoá, chính trị, xã hội)[53;tr.683]; 2, là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học Trongcách hiểu thứ hai này, ngôn ngữ được xem là yếu tố quan trọng nhất của văn học.Hai cách hiểu trên không hoàn toàn đồng nhất, nhưng có điểm chung là chú ýđến ngôn ngữ ở phương diện sử dụng trong đời sống xã hội Mặt khác, khi đãđược dùng để sáng tác văn học, thì ngôn ngữ của một cộng đồng thường đượckhẳng định những ưu điểm (chẳng hạn như “chuẩn mực” về ngữ âm, từ vựng,ngữ pháp) và có khả năng sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống

Tuy nhiên trong thực tế, một ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác vănhọc (văn học hiểu theo nghĩa chung nhất, là “nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hìnhtượng để thể hiện đời sống và xã hội con người” [52; tr.1079]), chưa hẳn đã cóđược những ưu điểm và được "sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống” Đây làtrường hợp trong cộng đồng Cao Lan ở Việt Nam

Ở người Cao Lan, tiếng Cao Lan được sử dụng trong đời sống hàng ngày

và phần nào đã được sử dụng trong văn nghệ dân gian (xình ca là một loại sáng

tác như vậy) Tuy nhiên, hình thức “ngôn ngữ văn học” này chưa được xác định

là “chuẩn mực”, cũng chưa được sử dụng rộng rãi mà chỉ trong phạm vi giađình và làng bản Hình thức trong văn nghệ dân gian Cao Lan này cũng chưa

Trang 16

được ghi nhận bằng thứ chữ viết ai cũng đọc được, cho nên không có điều kiệnphổ biến Như vậy, trong điều kiện hiện nay, nên hiểu ngôn ngữ văn học củangười Cao Lan theo cách thứ hai (đó là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trongsáng tác văn học).

Tuỳ theo phạm vi sử dụng, trong ngôn ngữ văn học có ba dạng thức khácnhau, đó là: ngôn từ hội thoại, ngôn từ chuyên môn và ngôn từ nghệ thuật

1.1.1.3 Ngôn từ nghệ thuật

NTNT là một dạng trong ngôn ngữ văn học, là "khái niệm chỉ loại hìnhngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm ngôn từ (sángtác lời truyền miệng và văn học viết)" [52; tr.1090]

Xét về mặt chất liệu, NTNT bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ được sửdụng đạt tới mức nghệ thuật, đó là các hình thức ngôn ngữ bóng bẩy thường được

sử dụng trong tác phẩm văn học như ví von, ẩn dụ, khoa trương, tượng trưng, nhânhoá… Đồng thời, NTNT cũng bao gồm cả những yếu tố như phương thức tổchức, cách gieo vần, ngắt nhịp, sử dụng thể thơ, tạo dựng kết cấu…

Như vậy, NTNT là sự thể hiện của ngôn ngữ chung một cách khéo léo vànăng động, nhằm phản ánh đầy đủ, sinh động và gợi cảm mọi hình tượng, đồngthời truyền đạt được tư tưởng, tình cảm của người nói, người viết

Xét về mặt tính chất, NTNT được các nhà nghiên cứu xác định là mangnhiều đặc trưng của ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng Tác giảĐinh Trọng Lạc cho rằng có bốn đặc trưng là: "tính cấu trúc; tính hình tượng; tính

cá thể hoá; tính cụ thể hoá" [20] Tác giả Đào Thản nhấn mạnh ba đặc trưng cơbản của NTNT là: "tính tạo hình; tính truyền cảm; tính cá thể hoá" [20] Khi bàn

về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thế Lịch xác định cóbảy

Trang 17

đặc trưng là: "tính hình tượng; tính biểu cảm; tính cụ thể; tính cá thể hoá; tính chính xác; tính hàm súc; tính phóng đại; tính cách điệu [20]

Có thể nói, từ ngôn ngữ chung đến NTNT là cả một quá trình, bắt đầu là

sự tìm kiếm, thu nạp những yếu tố ngôn ngữ chung, để rồi lựa chọn mài giũachúng, phát triển thành NTNT Đó là con đường sáng tạo theo qui luật của cáiđẹp khiến NTNT không ngừng được hoàn thiện

Tác giả Trần Đình Sử cho rằng "đặc trưng thứ nhất của lời văn là tínhhình tượng từ trong nội dung của lời nói" [20] Trong các tác phẩm văn nghệnói chung, XCCL nói riêng, ngôn từ là chất liệu chính để xây dựng hình tượng.Chắc hẳn, cùng với việc sáng tác theo khuôn mẫu có tính chất qui ước của dân

ca nói chung, các TGDG Cao Lan đã có những sáng tạo riêng trong sử dụngngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật, để xình ca có được sức sống lâubền và hấp dẫn

1.1.2.1 Dân ca

Theo cách hiểu phổ biến nhất, dân ca là bài hát lưu truyền trong dân gian.Trong cách định nghĩa mang tính thuật ngữ thì dân ca là “một loại hình sáng tácdân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợpvới nhau trong diễn xướng” [9; tr.91]

Căn cứ vào đặc điểm âm nhạc, làn điệu có thể chia dân ca thành hai loạichính: loại đa điệu và loại đơn điệu Đa điệu là loại có nhiều làn điệu như dân caquan họ Bắc Ninh (có khoảng 200 làn điệu khác nhau) Đơn điệu như hát ví,giặm Nghệ Tĩnh, hát trống quân, hát đúm Ở loại dân ca đa điệu, “khi hát đốiđáp, người ta thường yêu cầu phải đổi giọng (nghĩa là bên nam hát làn điệu nào

Trang 18

thì bên nữ cũng phải hát đúng làn điệu ấy) Còn ở loại đơn điệu thì khi hát đốiđáp, đôi bên chỉ đối nhau bằng lời, bằng ý” theo một điệu nhất định [9; tr.33].Xình ca Cao Lan có thể được coi là loại dân ca đơn điệu.

Khi nói đến dân ca, người ta thường nghĩ đến đồng thời ba yếu tố cơ bảncấu thành nó: lời ca, âm nhạc và phương thức diễn xướng

Dân ca các dân tộc thiểu số, theo đặc điểm diễn xướng của văn hoá dângian nói chung, luôn gắn bó mật thiết với sinh hoạt xã hội (như lao động sảnxuất, giao duyên, phong tục, nghi lễ, sinh hoạt ngày thường ) và mang đậm dấu

ấn của từng cộng đồng

Với những nét đặc sắc trong kết cấu ngôn ngữ, trong cách sử dụng ngônngữ để xây dựng hình tượng nghệ thuật, tạo nên nhịp điệu với cách thức diễnxướng , đi kèm với ý nghĩa sâu sắc của lời ca, XCCL đã được lưu truyền trongdân gian và có sức sống tới ngày nay

1.1.2.2 Xình ca

Cho đến nay, chưa có định nghĩa đủ rõ xình ca (còn viết là “xịnh ca”,

“sịnh ca”, “sình ca”) là gì Nhưng khi nghiên cứu xình ca, nhiều nhà nghiên cứu

đã đề cập đến khái niệm này

Theo tác giả Lâm Quý thì xình ca là tác phẩm thơ ca dân gian mang tính

sử thi về một cuộc thiên di đầy vất vả gian lao của tộc người Cao Lan di cư từnội địa các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống

từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII vì nhiều lí do như giặc giã, đời sống khókhăn [34; tr.12]

Trong lời nhà xuất bản cuốn “Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất” có

đoạn viết: “Đây là tác phẩm thơ ca dân gian cổ của người dân tộc Cao Lan đượcghi chép bằng chữ Hán Nôm Cao Lan và lưu truyền trong đồng bào từ nhiều đời

Trang 19

nay” [34; tr.2] Xuất phát từ ý nghĩa của chính từ này (xình ca nghĩa là xướng lên

(để đối đáp) - ca, hát), có thể hiểu “xình ca” là một tên gọi chung chỉ dân ca CaoLan, nhưng chủ yếu là hát giao duyên

Xình ca hay xịnh ca, hay sịnh ca, sình ca? Căn cứ vào cách ghi phổ biến

hiện nay và “giọng” của người Cao Lan khi phát âm từ này, đồng thời căn cứ vào

sự tương ứng kí hiệu của chữ Quốc ngữ, theo chúng tôi, nên viết là xình ca.

1.1.3.1 Kết cấu

Hiểu theo cách chung nhất, kết cấu là "sự phân chia và bố trí các phần, cácchương, các mục theo hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm"[53; tr.485] Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tưtưởng của tác phẩm, triển khai hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống tínhcách nhân vật, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả , kết cấu tạo ra "tínhtoàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ" [9; tr.131-132]

Trong kết cấu XCCL, những khái niệm như "chương hát", "bài hát", "khúchát", "câu hát", "lời hát" cần được hiểu một cách thống nhất

Theo cách hiểu chung nhất, Chương là một "phần của sách có nội dung

tương đối trọn vẹn" [53; tr.203] Chương hát xình ca cũng tương tự là một bộphận được chia ra và được đặt trong quan hệ với tổng thể đêm hát, có nội dungtương đối hoàn chỉnh

Trong chương hát có một đơn vị (trên chữ viết được ghi thành 4 "dòngthơ", mỗi "dòng" 7 chữ) được các tác giả trước đây gọi bằng nhiều tên khác nhaunhư: "câu", "bài" [34; tr.193], "bài", "câu", "lời ca" [48; tr.121-124]

Trang 20

Theo cách hiểu chung nhất, câu là "đơn vị cơ bản của lời nói, do từ tạo

thành, có một ngữ điệu nhất định, diễn đạt một ý trọn vẹn" [53; tr.137], đồng vìvậy để dễ dàng trong miêu tả chúng tôi đề nghị một "dòng" thơ như trong XCCL(trên chữ viết là một dòng) nên gọi là một câu

Nếu hiểu "lời" là một "chuỗi âm thanh phát ra trong không khí nói mangmột nội dung trọn vẹn nhất định" [53; tr.582], thì một đến hai "dòng" thơ có thểgọi là "lời" Như vậy, không nên gọi cả 4 "dòng" thơ 7 chữ hoặc những hình thứctương tự là "lời hát", "câu hát", vì như vậy rất đại khái và khó phân định từ nó ranhững đơn vị nhỏ hơn

Khái niệm "bài" chỉ "công trình sáng tác hoặc biên tập, có nội dung tương

đối hoàn chỉnh, nhưng không dài" [53; tr.40] có thể phù hợp với đơn vị đang xét(4 "dòng thơ" mỗi "dòng" 7 chữ) Tuy nhiên đối chiếu vào những văn bản XCCLsưu tầm và dịch của các tác giả Lâm Quý, Ngô Văn Trụ, Phương Bằng…, chúngtôi thấy rằng XCCL còn bao gồm cả những "cụm ca" [44;tr.14], gồm có từ mộtđến nhiều "bài" hợp thành

Vì vậy, đơn vị ở trong một chương hát (thường gồm 4 dòng thơ 7 chữ) cóthể được gọi là một "khúc hát" - là "phần có độ dài nhất định được tách ra khỏimột vật để thành một đơn vị riêng" [53; tr.512] Có thể một khúc hát là một bàixình ca hoàn chỉnh, có thể nhiều khúc hát mới hợp thành một bài, nhiều bài hợpthành một chương, nhiều chương làm nên một đêm hát

Hình thức và biện pháp kết cấu của xình ca Cao Lan như thế nào, xinđược phân tích kĩ hơn ở chương sau

1.1.3.2 Nhịp điệu (tiết tấu, tiết điệu)

Trang 21

Theo cách hiểu chung nhất, nhịp điệu là "sự nối tiếp và lặp lại một cáchđều đặn, tuần hoàn các độ dài thời gian bằng nhau làm nền cho nhạc"[53;tr.714].

Đặc điểm nổi bật của thơ và ca là ngôn từ có nhịp điệu Từ yêu cầu nhịpđiệu, văn bản thường được tổ chức thành từng dòng, từng khổ, từng câu, từngkhúc Sau đây là nhận xét về nhịp điệu trong thơ: "Cứ nhìn những khổ thơ tươngđối như nhau, sắp xếp nối tiếp nhau với những khoảng cách nhất định, người đọc

đã nhận ra một nhịp điệu hài hoà nào đó Sự hài hoà về thị giác đó sẽ được củng

cố hơn nữa với sự hài hoà âm thanh, nhịp điệu khi đọc" [52;tr.1686]

Cơ sở của khái niệm này là từ Hy Lạp “Rhythmós”, có nghĩa là “tính nhịp

nhàng, đều đặn” Từ điển giải thích thuật ngữ văn học định nghĩa “Sự lặp lại

đều đặn các đơn vị lời nói giống nhau, được dùng để thực hiện các chức năngcấu trúc, cấu tạo văn bản và chức năng cảm xúc - biểu cảm” [46 tr.292] đượcxem là "tiết điệu", hay còn gọi là "tiết tấu"

Có thể xem nhịp điệu như đặc trưng của một tác phẩm nghệ thuật có hìnhthức thể hiện là lời ca Đó là “lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của cáchiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtip nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ vềthế giới” [9; tr.205] Nhịp điệu, tiết tấu tạo ra cảm giác vận động nhịp nhàng cóqui luật, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của tác phẩm

Tác giả Mã Giang Lân khẳng định rằng "nhịp điệu là linh hồn của thơ ca,vần và nhịp điệu còn gắn liền với thể" [18; tr.20] Ở mỗi thể, nhịp điệu được sửdụng khác nhau, chẳng hạn trong thơ: thơ 2 chữ - nhịp 2/2 giống đồng dao; thơ 3chữ - nhịp 1/2; thơ 4 chữ - nhịp 2/2; thơ 5 chữ - nhịp 3/2 và 2/3; thơ 6 chữ - nhịp2/2/2 và 2/4; thơ 7 chữ - nhịp 2/2/3, nhịp 3/2/2, nhịp 4/3, nhịp 3/4; thơ 8 chữ -nhịp 3/2/5 Thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp 2, có khi ngắt nhịp 1, nhịp 3…hoặc

Trang 22

hỗn hợp cho thích ứng với nội dung cảm xúc; thơ tự do - nhịp được sử dụng linhhoạt, phong phú.

Trong cấu trúc ngôn ngữ của các tác phẩm nghệ thuật dân gian nói chung,XCCL nói riêng đều có những yếu tố ngôn ngữ được lặp lại, luân phiên tạo thànhnhịp điệu Chức năng của nhịp điệu không chỉ là cấu trúc, cấu tạo văn bản màcòn được sử dụng để tạo cảm xúc và sự gợi cảm

1.1.3.3 Vần

Nói đến nhịp điệu trong thơ ca, không thể không nhắc đến vần Theo cáchhiểu chung nhất, vần được sử dụng trong thơ ca là hiện tượng lặp lại một (hoặccác) bộ phận của âm tiết ở một (hoặc những) vị trí nhất định trong câu, để tạo nênnhịp điệu Đồng thời, vần có vai trò liên kết các câu trong khúc ca hay bài thơ

Phân biệt theo vị trí gieo vần, ta có vần chân và vần lưng; phân biệt theomức độ hoà âm, ta có vần chính và vần thông

Trong thơ, vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánhdấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ, có các dạngvần liền, vần ôm, vần cách

Vần lưng là vần “được gieo vào giữa dòng thơ” Vần thông "được tạo nênbởi sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng được gieo vần” Còn vần chính cũngđược tạo bởi “sự hoà phối âm thanh ở mức độ cao giữa các tiếng được gieo vần”nhưng trong đó “bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) hoàntoàn trùng hợp” [9; tr.362-364]

1.1.4 So sánh - Ẩn dụ - Nhân hoá

1.1.4.1 So sánh

Trang 23

Có thể hiểu so sánh là: "Phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hìnhtượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồngnhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm thuộctính của hiện tượng kia" [9; tr.237].

So sánh thường có hai vế Một vế là đối tượng cần được biểu đạt một cáchhình tượng Vế kia là đối tượng được dùng để so sánh Hai vế này thường được

nối liền với nhau bởi các từ so sánh: như, bằng, hơn, kém

Phương thức so sánh đem lại hiệu quả cao đối với nghệ thuật biểu đạtbằng ngôn từ, vì vậy được dùng phổ biến trong dân ca các dân tộc thiểu số, trong

đó có XCCL

1.1.4.2 Ẩn dụ

"Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của một đối tượng này để lâm thời biểu thị mộtđối tượng khác, trên cơ sở thừa nhận ngầm một nét giống nhau nào đấy giữa haiđối tượng" [9; tr.11]

Có thể hiểu, ẩn dụ là so sánh ngầm, nghĩa là trong cấu trúc so sánh có ẩn

từ so sánh và cái được so sánh Để nhận diện ẩn dụ, cần phải có căn cứ vào tiêuchí ngôn ngữ và phi ngôn ngữ:

- Tiêu chí ngôn ngữ gồm có ngữ cảnh hẹp (những yếu tố, những quan hệ cụ thể củacâu chữ có mặt trong ngôn bản) và ngữ cảnh rộng (hoàn cảnh giao tiếp)

- Tiêu chí phi ngôn ngữ: gồm tính lôgic và thói quen thẩm mĩ hay giá trị truyềnthống văn hóa

Có thể nói, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa hữu hiệu

để thực hiện việc trao đổi thông tin ngầm, đưa đẩy, bóng gió, lời ít mà ý nhiều

Vì vậy ca dao, dân ca các dân tộc và xình ca của người Cao Lan thường sử dụngphương thức này

Trang 24

1.1.4.3 Nhân hoá

Hiểu một cách chung nhất, nhân hoá hay nhân cách hoá là "một biến thểcủa ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính củacon người sang đối tượng khác không phải con người" [53; tr.704]

"Tác dụng chủ yếu của nhân hoá đối với sự biểu đạt là miêu tả và trữtình"[53; tr.704] Việc đưa ra các sự vật hiện tượng không phải là con người sangthế giới loài người đã tạo nên một không khí mới, sinh động, làm cho chúng trởlên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn

Nhân hoá là một cách biểu đạt trữ tình, là cách nói năng hình ảnh màngười Cao Lan hay sử dụng, đặc biệt trong xình ca

1.1.5 Biểu tƣợng nghệ thuật

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "biểu tượng" Theo nghĩa rộngnhất, "biểu tượng là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảmtính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của conngười, được gọi là cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mangtính có lí do, tính tất yếu" [12] Hiểu đơn giản hơn, biểu tượng là "hình ảnhtượng trưng" hay hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệmthẩm mĩ, tư tưởng của người sáng tạo ra nó, ví dụ hình ảnh "chim bồ câu" là biểutượng của hoà bình Để tạo nên các biểu tượng, từ ngữ phải được khai thác chủyếu ở nét nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng

Từ hình ảnh trở thành biểu tượng phải trải qua một quá trình biến đổi ýnghĩa Quá trình chuyển hoá này diễn ra trong một phạm vi khác nhau: đời sống

Trang 25

văn hoá, nghệ thuật, văn học… Vì vậy, khi nghiên cứu về biểu tượng cần phânbiệt rõ các khái niệm: "biểu tượng văn hoá", "biểu tượng nghệ thuật", "biểutượng NTNT".

- Biểu tượng văn hoá:

"Những thực tế vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm,…) cókhả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồntại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hoá nhất định"[12] là những biểu tượng văn hoá Biểu tượng văn hoá bao gồm cả những biếnthể vật thể (trong các ngành nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc,…) vàphi vật thể (tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, văn học)

- Biểu tượng nghệ thuật: là các biến thể loại hình của biểu tượng văn hoá trongnhững ngành nghệ thuật khác nhau như hội hoạ, âm nhạc, văn học…

- Biểu tượng NTNT: là các biểu tượng nghệ thuật được thể hiện dưới dạng tín hiệungôn ngữ trong văn học, còn gọi là "từ - biểu tượng" (word-symbols) [12] Nếu nhưbiểu tượng chỉ là hình ảnh cảm tính của con người về các hình thức vật chất cụ thể

ở hiện thực khách quan, thì biểu tượng ngôn từ là sự tín hiệu hoá các hình thức vậtchất cụ thể ấy qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ

Có thể nói, "ngôn từ đã mở ra cho biểu tượng những quan hệ mới, nhữngkhả năng mới, những khả năng kết hợp còn đang tiềm ẩn hoặc không xuất hiệntrong thực tế khách quan, hiện thực hoá và phát triển ý nghĩa của một biểu tượngtrong một năng lực biểu hiện to lớn" [12]

Cấu trúc NTNT trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung, xình ca nóiriêng có thể xem như một tổng thể các tín hiệu thẩm mĩ, trong đó vai trò quantrọng thuộc về các "từ - biểu tượng" với tư cách là những điểm nhấn trong tổngthể cấu trúc

Trang 26

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Một vài đặc điểm tiếng Cao Lan

Như đã nói ở phần Mở đầu (mục 2.3), cho đến nay những nghiên cứu về

tiếng Cao Lan không nhiều và không phong phú, đặc biệt chưa thấy có mộtchuyên luận nào miêu tả tiếng Cao Lan ở diện đồng đại Tuy nhiên, qua các tàiliệu đã công bố, có thể phác hoạ một số nét chung về tiềng Cao Lan như sau:

Xét về quan hệ cội nguồn, tiếng Cao Lan là một ngôn ngữ thuộc nhóm TaiBắc (ở Việt Nam có các đại diện là: Giáy, Bố Y, Pu Nà ) của nhánh Tày - Thái(gồm các nhóm Tai Bắc, Tai Tây Nam, Tai Trung Tâm) của chi Tai (gồm cácnhánh Tày Thái và Đồng Thuỷ) của ngữ hệ Tai - Kađai (gồm các chi Tai, Hlai -

Như vậy, có một điểm đáng chú ý khi xét về quan hệ cội nguồn: Ở trạngthái hiện nay, tiếng Cao Lan và tiếng Sán Chí (tiếng nói của hai cộng đồng thuộc

“dân tộc” Sán Chay) không có điểm chung: tiếng Cao Lan thuộc ngữ hệ Tai Kađai, còn tiếng Sán Chí thuộc ngữ hệ Hán - Tạng (người Sán Chí đang nói bằngmột phương ngữ tiếng Hán)

-Trạng thái ngôn ngữ phổ biến ở vùng đồng bào Cao Lan hiện nay là đangữ, trong đó chủ yếu là song ngữ (Cao Lan - Việt) Đa số người Cao Lannói

Trang 27

được tiếng Việt Ở một số nơi, đồng bào còn nói được tiếng Tày, tiếng Hoa Một

số người già Cao Lan biết chữ Hán

Trạng thái đa/song ngữ kể trên, bên cạnh khía cạnh tích cực (là giúp chocác dân tộc hiểu nhau) còn có cả mặt trái, vì đó là trạng thái đa/song ngữ tự nhiên

và không bình đẳng Người Cao Lan, đặc biệt là lớp trẻ, trong khi cố gắng sửdụng thành thạo ngôn ngữ khác (chủ yếu là tiếng Việt) thì lại quên đi một phần,hoặc hoàn toàn tiếng mẹ đẻ của mình Đây cũng là trường hợp của người Sán Chí(quên hoàn toàn tiếng dân tộc mình chuyển sang nói tiếng Hán), và điều này cóthể lặp lại ở người Cao Lan

Chưa có tài liệu nào giúp ta hình dung được đầy đủ và sâu sắc về tiếng CaoLan hiện nay (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tiếng địa phương, chữ viết )

Sau đây là một số nhận xét rút ra từ các tài liệu đã có:

Xét về cấu trúc, tiếng Cao Lan là một ngôn ngữ rất gần với các ngôn ngữ Tày Thái ở Việt Nam (Tày, Nùng, Giáy, Thái ), với một số đặc điểm: đơn tiết (các

-“tiếng” được phát âm tách rời, thường trùng với các đơn vị nhỏ nhất có nghĩa là

từ và hình vị ); có thanh điệu (thường được chi nhận là 6 thanh); hệ thống cácphụ âm giữ chức năng âm đầu tương đối phong phú, các âm cuối có đối lập giữacác âm mũi và không mũi, hệ thống nguyên âm có đối lập không đều đặn giữa các

âm dài/ngắn; đơn/đôi

- Trong từ vựng tiếng Cao Lan, có sự phân biệt giữa các từ ngữ “thuần” Cao Lanđược sử dụng hàng ngày kết hợp với các từ vay mượn mới đây từ tiếng Việt; Các

từ ngữ “cổ” mang sắc thái trang trọng được dùng trong cúng bái và xình ca, phầnlớn là các từ có nguồn gốc từ tiếng Hán

- Người Cao Lan có một hệ thống chữ cổ - chữ “Nôm Cao Lan”, được hình thànhtrên cơ sở chữ Hán (là chữ khối vuông ghi ý), theo cách vừa biểu

Trang 28

đạt ý vừa biểu đạt âm Cao Lan (giống như chữ “Hán Nôm” của người Việt).Chữ này được dùng trong các sách cúng, ghi gia phả, một số tác phẩm thơ ca

dân gian Nhà thơ Lâm Quý, người Cao Lan , tác giả cuốn Văn hoá Cao Lan

nhận xét rằng thứ chữ này “rất khó đọc và khó hiểu nghĩa”, “đại đa số quầnchúng nhân dân khi nghe đọc là hiểu, còn không tự đọc và viết được” [34 ;tr 172-173]

Cách “sáng tạo” ra chữ Cao Lan như thế lại lặp lại một lần nữa: Người ta

đã dùng các kí hiệu của hệ thống chữ Quốc ngữ kết hợp với một vài cải tiến đểghi tiếng Cao Lan Kết quả là một loại chữ Cao Lan ra đời, với các chữ cái vànguyên tắc tương tự như chữ Quốc ngữ Nhà thơ Lâm Quý nhận xét rằng: “Loạichữ này rất phổ thông Chỉ cần đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ là có thể viếtthư, thông tin cho nhau bằng tiếng Cao Lan trong cộng đồng dân tộc mình”[34;tr.176-177] Ông cho biết rất nhiều bài ca dao, dân ca, tục ngữ, vở kịch đã đượcchi chép lại bằng chữ này, chẳng hạn sau đây là một bài thơ bộ đội viết ra để trêucác cô gái Cao Lan (1):

Slính nung slam tọn mấy kêu ngoài Nhớ em ba bữa không ăn cơm

Slính nung slam tọn mấy kêu láu Nhớ em ba bữa không uống rượu

Mấy đáy au nung tụp láu thai Khôngđược lấy em (anh) đậpđầuchết

Trong các bản xình ca do Lâm Quý, Ngô Văn Trụ sưu tầm được, ở phầntiếng Cao Lan cũng được ghi bằng loại “chữ” này

1.2.2 Xình ca trong vốn văn nghệ dân gian Cao Lan

Trang 29

Đồng bào Cao Lan không chỉ biết lao động chăm chỉ để tạo cho mình cuộcsống ấm no, mà họ còn rất chú trọng xây dựng một kho báu văn nghệ dângian

Trang 30

vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn Đó là kho tàng truyện cổ tích, tục ngữ,

ca dao, dân ca, hội họa , cùng với những lễ hội dân gian tưng bừng, những vũđiệu nhịp nhàng uyển chuyển theo tiếng trống tang sành Tất cả đã tạo nên mộtđời sống văn hoá tinh thần của người Cao Lan thật trí tuệ mà tình cảm, gần gũi,vui vẻ, cởi mở

1.1.2.1 Truyện dân gian

Truyện dân gian Cao Lan có nội dung phong phú, phản ánh quan niệm về nguồn gốc vũ trụ, loài người như "Truyện quả bầu", "Sự tích bàn chân người"; phản ánh quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên của người Cao Lan như "Sự tích hạt lúa", "Ba chàng khổng lồ", "Chàng khổng lồ gánh núi"; truyện ngợi ca tình yêu thương, lòng kính trọng, hiếu thảo của con cái với cha mẹ như:

"Láu Đoi", "Sự tích con bìm bịp", "Chiếc hũ vàng"; lại có truyện ngợi ca tinh thần đấu tranh chống áp bức và giặc ngoại xâm: "Lâm Khê", "Cây

trám", "Chuyện kể về người mồ côi"; truyện lí giải về loài vật như "Sự tích conbìm bịp", "Truyện hươu, rùa, cua" Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện dân giancủa người Cao Lan rất đa dạng mộc mạc, giản dị, có lúc thâm trầm, sâu sắc nhiềukhi lại dí dỏm, vui tươi

Dân gian Cao Lan còn lưu truyền một truyện đặc sắc kể về bà Chúa thơ cacủa người Cao Lan - "Kó Lằu Slam" Đây được xem là: tác phẩm mang chất tự

sự của truyện cổ Truyện này có nguồn gốc từ các đêm hát ví và lấy thể của xình

ca để sáng tác, vì vậy gắn bó chặt chẽ với những đêm hát của các chàng trai, cô

(1)

Để tiện trình bày và dễ theo dõi, các ví dụ bằng tiếng Cao Lan dẫn trong luận văn sẽ được ghi bằng chữ này (mượn các kí hiệu chữ Quốc ngữ để ghi, với một số cải tiến)

Trang 31

gái Cao Lan Cụ thể, truyện gồm nhiều chương hát về Lằu Slam (hát mời, háttiễn và kể về chuyện tình của Lằu Slam) Vì vậy, nghiên cứu về xình ca trước hếtphải tìm hiểu tích truyện này.

Bao trùm lên những truyện cổ tích Cao Lan là tư tưởng nhân nghĩa sâusắc, là khát vọng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người sống với nhaunhân ái, thủy chung Tiếc rằng, mảng tự sự dân gian này chưa thực sự được cácnhà khoa học quan tâm sưu tầm, nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc

1.2.2.2 Múa - Âm nhạc - Hội họa

XCCL không có múa phụ hoạ và có ít âm nhạc đệm, nếu có chỉ dùng sáo,hoặc gõ phách khi hát đố

Cùng với múa và âm nhạc, hội hoạ cũng là một nét đẹp văn hoá của đồngbào Cao Lan Tranh vẽ Cao Lan vừa thể hiện thế giới tâm linh và tín ngưỡng củangười xưa, vừa mang khát vọng về cuộc sống ấm no của con người nơi trần thế

Ví dụ như các bức tranh vẽ thần Nông, thần Đất, thần Sông, thần bà Mụ Đặcbiệt là bức tranh “Vương ca” mô phỏng về bà Lằu Slam và cảnh sinh hoạt ca hátcủa dân tộc Cao Lan có liên quan đến Bà Chúa thơ ca này của họ

1.2.2.3 Tục ngữ - Ca dao (dân ca)

Dân tộc nào cũng có tục ngữ - ca dao để mọi người trong cộng đồngthưởng thức, tiếp thu những lời dạy, những đức tính tốt đẹp, những kinh nghiệmứng xử trong cuộc sống Đặc trưng của tục ngữ - ca dao là ngắn gọn, cô đúc, cóquy luật vần điệu dễ nhớ, dễ bắt chước làm theo trong đời sống hàng ngày Tụcngữ - ca dao Cao Lan không ngoài đặc trưng đó

Tục ngữ Cao Lan đã đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động sảnxuất; nhắc nhở những điều sai, khuyên răn, dạy bảo những điều hay lẽ phải chomọi người

Trang 32

Cho đến nay, ta chỉ biết người Cao Lan có một loại bài hát ru (ru con và ruem) với làn điệu du dương, dịu dàng Bên cạnh đó, trẻ em Cao Lan có nhiều bàihát đồng dao rất hay, được sáng tác tự nhiên khi vui chơi.

Những ý tứ thâm sâu trong tục ngữ, những vần điệu nhịp nhàng của bàihát ru và đồng dao, có thể được tìm thấy trong xình ca

1.2.3 Xình ca Cao Lan

XCCL có từ bao giờ? Điều này chưa ai có thể nói rõ được Theo lời kể củacác cụ già Cao Lan thì xình ca được lưu truyền từ xa xưa cho đến ngày nay Lànđiệu này tương truyền do nàng Lằu Slam sáng tạo ra, vì thế nó gắn liền với truyệnthơ “Kó Lằu Slam” và truyền thuyết “Truyện tình nàng Lưu Tam”

Truyền rằng, khi mới biết nói, cô bé Lằu Slam “thần đồng” này đã nói lênnhững lời thơ, bảy tuổi đã hát ra những bài hát, đọc những lời đồng dao cho trẻchăn trâu trong làng vui hát trong những đêm trăng Lời hát có câu:

Mệt phứ tèo tèo háy bôn heo Mây bay bay trời cao cao

Mười sáu tuổi, Lằu Slam đã trở thành cô gái xinh đẹp, hát ví hay, đối đápgiỏi làm mê hồn các chàng trai trong vùng Trong đám hội làng ném còn, hát ví,nàng đem lòng yêu chàng trai nghèo tên là Dừn Chị dâu ép gả Lằu Slam cho nhàgiàu Nàng phải giả làm người câm điếc suốt ba năm Trong lòng nàng luôn nhớngười tình cũ, ấp ủ hàng nghìn lời ca nhưng không được hát ra thành lời Cuốicùng, Lằu Slam đi hết núi này đến bản nọ để tìm người yêu Những lời ca tìnhyêu nhớ nhung được sáng tác trong suốt mấy chục năm ròng Người đời chép lạibằng chữ Nôm với hàng thuyền sách, hát 36 ngày đêm không hết

Trang 33

Chuyện kể rằng, khi biết chàng Dừn đã chết, Lằu Slam tựa vào gốc thônghát lên những lời thương tiếc và cũng trút hơi thở cuối cùng ở đó Hồn nàngnhập vào gốc cây, từ đó cây thông này xanh mướt, quanh năm bốn mùa vi vutrong gió, hát mãi những bài xình ca tình yêu da diết.

Nhân vật huyền thoại Lằu Slam đã được đồng bào Cao Lan tôn là “BàChúa thơ ca” Mỗi dịp vui xuân, đám hát ví đều có những lời ca mời hồn nàng vềnhập cuộc, để con trai con gái hát hay và đối đáp thông minh Sau cuộc vui lại cónhững lời hát tiễn nàng về cõi Phật

Người Cao Lan coi xình ca là “kho báu trí tuệ” và “kho tàng tình cảm” củamình Đời sống của người Cao Lan xưa gắn bó với xình ca Xình ca gần gũi,thân thiết như bếp lửa, như nếp nhà sàn, như ruộng nương Xình ca đã được gìngiữ và lưu truyền bằng việc ghi chép, tập hợp thành sách, và chủ yếu vẫn là nhờtruyền miệng

XCCL có nhiều loại:

- Xình ca Thsăn lèn (hát năm mới): đó là những bài hát chúc nhau an khang thịnh

vượng trong những ngày đầu năm mới âm lịch

- Xình ca Thsao bạo (hát đối đáp hay còn gọi là giao duyên): đây là loại xình ca

được nhiêu người ưa thích Nội dung những bài ca này là những lời yêu thương,nhớ nhung, hờn giận

- Xình ca Kên láu (hát đám cưới).

- Xình ca Tò tèn (hát đố): người hát phải thuộc những bài có sẵn, phải nhanh trí

nghĩ ra câu đố và trả lời được câu đố của bạn hát…

Hai môi trường diễn xướng cơ bản của xình ca là trong nhà sàn và ngoài trời.Xình ca trong nhà sàn thường diễn ra vào ban đêm (mùa xuân hoặc lúc nông nhàn).Trai gái hát theo các tập sách ghi chép của người già truyền lại Tương truyền xìnhca

Trang 34

có mười hai tập, ứng với mỗi tập là một đêm hát với nội dung khác nhau Hai bênhát phải cùng nhau hát theo các chương có tính chất bắt buộc Người Cao Lan gọi

đó là “ca bậc” - hát lớn để mọi người cùng nghe Đêm hát tổ chức ở đâu, chủ nhàtrải chiếu hoa, chuẩn bị ấm chè, miếng trầu mời khách Một đêm hát thường bắtđầu khoảng từ tám, chín giờ tối đến sáng hôm sau

Những đêm hát xình ca trong nhà có nội dung rất phong phú Dường nhưngười Cao Lan hát về tất cả mọi điều xung quanh cuộc sống lao động và đờisống tinh thần của họ Những điều gần gũi như ngày tháng trong năm, các nông

cụ, thiên nhiên, quá trình di cư , đến cả những điều xa xôi như vũ trụ, côngchúa, hoàng tử, các vị thần thánh rồi cả những vấn đề thuộc về tâm linh nhưcan chi ngũ hành trong bát quái, kiện cáo số mệnh, con người chết vào tháng nào

sẽ đi hướng nào, số mệnh cung tuổi hợp hôn, xem ngày giờ làm nhà, lấy vợ, đặt

mồ mả, thờ cúng tổ tiên Nhưng trên tất cả, xình ca vẫn hấp dẫn bởi nhữngchương hát về tình yêu đôi lứa với tất cả cung bậc tình cảm, hát về khát vọng đượccùng nhau trao đổi tâm tình, xây đắp hạnh phúc, đi đến hôn nhân

Ngoài những đêm hát bên bếp lửa nhà sàn, trai gái Cao Lan còn hát ởnhiều không gian khác nhau (ở chợ phiên, trên nương, trong rừng, suối nước ),gọi chung là xình ca ngoài trời Đây là không gian diễn xướng phóng khoáng đểtrai gái Cao Lan tự do đặt lời, ứng khẩu đối đáp mà không cần sách Vì thế, đặctrưng của lời xình ca hát ngoài trời là không cố định, bắt buộc, người hát có thể

tự thay đổi, thêm bớt sao cho phù hợp với hoàn cảnh và với bạn hát, với tìnhcảnh của hai bên Bao giờ họ cũng đứng thành tốp hát tập thể, rồi từng cặp từngđôi “ưng nhau” mới tách ra hát riêng Loại xình ca này còn được gọi là "caoshềnh" (hát giao duyên) Nội dung chủ yếu của nó là hỏi thăm, trao đổi tâm tình,

Trang 35

bày tỏ yêu đương, đố chữ, đố vật, trêu đùa nhau Tuy vậy, xình ca dạng “ứng khẩu biến hoá” này cũng phải tuân theo các bước sau:

- Vèo ca: hát để gọi bạn đến.

- Sạo ca: hát dạo đầu (hỏi tên, tuổi, họ hàng, quê quán để làm quen).

- Mầng ca: hát thề thốt (bày tỏ tình cảm, hẹn ước)…

Những bài hát tình yêu này được gọi chung là “ca ý” Những ý tứ yêuđương luôn tiềm ẩn trong đầu những chàng trai cô gái ở tuổi đang yêu, nhưng sẽthành kỉ niệm khi họ đã có vợ có chồng…

Có thể khẳng định rằng, xình ca là mảng văn nghệ dân gian còn giữ lạiđược nhiều nhất những giá trị quý báu của văn hoá truyền thống Cao Lan, trong

đó có vốn ngôn ngữ của cộng đồng này Có thể xem NTNT trong xình ca nhưchìa khoá để chúng ta mở cánh cửa bước vào thế giới đa chiều, phong phú về đờisống xã hội và đặc biệt tinh thần của người Cao Lan, được phản ánh qua XCCL

TIỂU KẾT

Được thể hiện chủ yếu qua truyền khẩu, được ghi lại qua chữ viết sau này,NTNT trong XCCL mang những đặc trưng của ngôn ngữ văn nghệ dân gian nóichung: vừa bị ràng buộc bởi các khuôn mẫu truyền thống, vừa được ứng tác sángtạo tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích cụ thể của cuộc xướng ca, đồng thời cóthể có những đặc điểm riêng của một hình thức cụ thể của một cộng đồng

Xuất phát từ quan niệm như vậy, việc chỉ ra các cơ sở lí thuyết và thực tiễntrong nghiên cứu xình ca Cao Lan là nhằm hình dung đối tượng này trong nhữngphổ niệm về ngôn ngữ trong văn bản văn nghệ dân gian và các phương thứcchuyển nghĩa, những cách liên kết văn bản thường gặp, đồng thời xác định bước

Trang 36

đầu những điểm đáng chú ý trong xình ca của cộng đồng này Các khái niệmđược xác định là: ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn từ nghệ thuật, so sánh, ẩn

dụ, nhân hoá, biểu tượng, nhịp điệu, vần, xình ca , có vai trò định hướng khixem xét những đặc trưng của NTNT trong xình ca về hình thức và ngữ nghĩa ởnhững chương sau

Trang 37

2.1.1 Các dạng kết cấu

Do ảnh hưởng của thể tứ tuyệt (Trung Quốc) nên những khúc hát xình cagiao duyên bao giờ cũng có bốn câu hát, mỗi câu 7 chữ Trường hợp đặc biệt lànhững khúc có 3 câu mỗi câu 7 chữ, hoặc bốn câu, câu đầu 3 chữ, ba câu sau mỗicâu 7 chữ Như vậy, câu hát xình ca không quá dài, trong khi hát, người hát

thường phải thêm những từ đưa đẩy “ư ờ ” để ngân nga Khúc hát chỉ có bốn

câu hát và chỉ gồm 28 chữ là một khúc hát ngắn nên đa số các bài xình ca phảigồm từ hai khúc trở lên

Xình ca được hát vào ban đêm và xình ca được hát trong nghi lễ (hát trongđám cưới, đám tang ) được ghi chép vào sách in thành tập, khi hát người hátphải cầm sách hoặc học thuộc lòng từng câu rồi hát theo Vì thế, một khúc hátđến cả tập sách thường có tính công thức, khuôn mẫu, bắt buộc người hát phảighi nhớ Nếu không thuộc và không hát được sẽ bị chê cười

Bên cạnh kết cấu cố định, bắt buộc, XCCL còn có những khúc hát giaoduyên, đối đáp có kết cấu khá linh hoạt Từ mẫu gốc có sẵn, câu hát, khúc

Trang 38

hát có thể được thay đổi ít nhiều sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Lại

có cả những câu hát, khúc hát được sáng tác nhất thời với yêu cầu phải ứngđối nhanh, thông minh, nên người ta khi hát phải nghĩ ra lời mới để đối đápvới nhau

Một số bài xình ca còn có cấu trúc tựa như một câu chuyện kể, mà cốttruyện được trình bày qua lời đối đáp của bên nam và bên nữ Đó là những tích

truyện cổ gắn liền đời sống văn hóa, tinh thần của người Cao Lan như Lương

Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Nàng Lằu Slam Có những truyện gắn với các biến cố

lịch sử của tộc người như kể về cuộc bơi thuyền vượt biển, về quá trình di cưđầy gian khổ của người Cao Lan từ Trung Quốc sang Việt Nam Trong sốnhững bài xình ca trên, bài hát kể về Lằu Slam có cấu trúc cốt truyện rõ nétnhất Chuyện bắt đầu giới thiệu về "quê quán Lằu Slam ở Tây Châu", "nhà ởhướng Tây", vì nàng làm ra nhiều thơ hay nên bị ganh ghét đẩy xuống vực,nàng leo lên vực bằng dây rừng, rồi lại đến chuyện Lằu Slam đi tìm người yêu,chuyện nàng tắm suối bị bọn trẻ trâu nhìn trộm Kết thúc bài xình ca là chuyệnLằu Slam chết bên gốc cây thông…

Yếu tố cốt truyện trong một bài xình ca làm cho những câu hát, khúc hát trongbài liên kết chặt hơn, tình tiết chuyện phát triển theo những khúc hát cứ liên tiếp nhau,khiến cho người nghe có cảm giác như nghe một câu truyện cổ có kết cấu chặt chẽ,cốt truyện li kì Ví dụ đoạn cuối câu chuyện về Lằu Slam như sau:

Lằu Slam cáo kích mục tàu tặng Lênh pén lủy nhừ tun dắt chăng Pắt slặn ngo họn Lằu Slam mòi Dắt pin hay mép dắt pin hằng.

Trang 39

Lấy cọ họn nhàu hai nhờn cáng Lău Slam pắt tỉnh slấy ngoày ngoày Cấy to co sì cáng cú lêu

Ậy ắc họn nhàu kịch slấy màu Sồng phéc mộc Dơu cọ mò phằn và sắc háo Phông sui thin dính Lằu Slam ca.

(Lằu Slam ghếch chân lên gốc cây / Quấn cho gọn lại đôi xà cạp / Hở racặp đùi trắng hây hây / Xâu vào đôi cá đang thở ngớp / Nép vào đôi bên mộtchãng cây / Đôi lời đồng dao trẻ chăn trâu / Thấy thế bèn chơi hát đôi câu / Mộtchốc vô tâm làm lộ hết / Của báu dành cho mối tình đầu / Bao nhiêu lời hát bayđâu hết / Để mắng đàn trẻ em mục đồng / Tựa ngồi buồn bã nơi gốc thông / Sốnglàm gì nữa chết cho xong / Dưới gốc thông già phần mộ ai / Cỏ hoa, bướm lượn vẽvòng chơi / Người đời thương cảm người dưới ấy/Gió reo thông vút tiếng ca vui)

Khi nói đến kết cấu của một bài dân ca, người ta thường nói đến hai dạngkết cấu đặc trưng là một chiều và đối đáp XCCL cũng được sáng tác theo haidạng này

Có thể hiểu kết cấu một chiều là kết cấu liên kết một lượt lời ca do mộtchủ thể phát ngôn diễn xướng Trong XCCL, kết cấu một chiều được sử dụng đểliên kết những câu hát, khúc hát liên tiếp của bên nam, hoặc bên nữ khi diễnxướng mà không có lời đáp Kết cấu một chiều được sử dụng ở những bài hát

“mời trầu”, “dâng tổ” trong xình ca đám cưới, bài “lời khuyên” của ông mòi (ông

mối) sau đám cưới, toàn bộ xình ca đám tang, và số bài hát mang tính tự sự diễnxướng trong 12 đêm hát giao duyên

Trang 40

Ở lễ “dâng tổ” và “mời trầu” của đám cưới người Cao Lan, có hai bài sángtác theo dạng kết cấu một chiều gồm trên 40 khúc hát, thể thơ thất ngôn tứ tuyệtbốn câu bảy chữ, có trường hợp câu đầu ba chữ Lời do bên nhà trai hát:

Kênh cụ slốc ông su tặng tàu Xin bẩm các cụ ngồi bàn đầu

Tạm pu phân phát pá lang đau Bạn bè chú rể được phát tiếp trầu

cau Chú công chóc slin tù phát lêu Trưởng họ chú cô đã phát hết

Lài vằn phát hấy mùn tài tàu. Xin được quay ra tiếp khắp nhà.Sau tất cả các nghi lễ trong đám cưới, người Cao Lan còn có một bài hátriêng do ông mòi hát khuyên răn cô dâu làm tròn bổn phận và trách nhiệm vớigia đình chồng Bài hát gồm nhiều khúc hát nối tiếp tạo thành lượt lời dàn trải.Kết cấu một chiều độc lập làm cho bài hát nghe như bài giảng về đạo lí:

Em chưa có chồng em chưa biết Lấy chồng ba năm em sẽ biếtBao nhiêu cơm cháy cũng là em ăn Bao nhiêu việc khó cũng là em làm

Xình ca đám tang có số lượng ít hơn xình ca đám cưới, đến nay chỉ sưu

tầm được một bài gồm năm khúc hát có kết cấu một chiều, bài hát này do say

phù (thầy cúng) hát lúc căn dặn linh hồn người chết về với tổ tiên Những câu

hát trong năm khúc hát mang tính trần thuật khá rõ nét, là lời của thầy cúng vừa

kể lể, vừa chuyện trò, tâm sự, khuyên bảo linh hồn Mở đầu bài cúng, say phù thường khai giọng bằng các từ “ờ ự ư” ngân dài rồi hát:

Dắt shồng mào nhằn mền dình tông Thứnhất tiễn linh hồn theo hướngĐông

Mài nhằn hời tạo mềnh vùng ốc Hìnhnhân hãyđếnvươngquốc (nhà)của mình

Dui mộc tạo lằn sằn chú công. Yêu cây đào (mà) về trần vớitổ tông

Ngày đăng: 17/07/2016, 13:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2006), "Tìm hiểu những nhân tố tác động tới quá trình biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật", Tạp chí Ngôn ngữ, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu những nhân tố tácđộng tới quá trình biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trong ngônngữ nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân Hoa
Năm: 2006
13. Nguyễn Thị Huế (1978), "Qua việc tìm hiểu diễn xướng một số dân ca vùng trung châu Bắc bộ", Tạp chí Văn hóa, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qua việc tìm hiểu diễn xướng một sốdân ca vùng trung châu Bắc bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Huế
Năm: 1978
14. Nguyễn Việt Hùng (2006), "Tính hai mặt của không gian nghệ thuật Truyện cổ tích", Tạp chí Văn hoá dân gian số 1 (103), 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính hai mặt của không gian nghệ thuật Truyện cổ tích
Tác giả: Nguyễn Việt Hùng
Năm: 2006
15. Đỗ Đức Hiển, Nguyễn Huệ Chi, Từ điển Văn học, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học
Nhà XB: Nxb Thế giới
16. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
17. Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Năm: 1997
18. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu Thơ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Thơ
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
19. Nguyễn Văn Lợi (2004), "Quan hệ Cao Lan - Sán Chí xét vềmặt ngôn ngữ”, báo cáo khoa học tại hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) ở Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Cao Lan - Sán Chí xét vềmặt ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Lợi
Năm: 2004
20. Nguyễn Thế Lịch (1998), Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thế Lịch
Năm: 1998
21. Đặng Văn Lung (1973), "Về các hình thức sinh hoạt dân ca", Tạp chí Văn hóa, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các hình thức sinh hoạt dân ca
Tác giả: Đặng Văn Lung
Năm: 1973
22. Đặng Văn Lung (1977), "Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xướng dân gian", Tạp chí Văn hóa số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xướng dân gian
Tác giả: Đặng Văn Lung
Năm: 1977
23. Hoàng Kim Ngọc (2004), So sánh và Ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh và Ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt
Tác giả: Hoàng Kim Ngọc
Năm: 2004
24. Nguyễn Hoài Nguyên (2007), Nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ, Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ
Tác giả: Nguyễn Hoài Nguyên
Năm: 2007
25. Phan Đăng Nhật (1997), Cốgắng phân loại văn họcdân gian các dân tộc ít người nhưnó vốn tồn tại trong cuộc sống, Tạp chí Văn hóa số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cốgắng phân loại văn họcdân gian các dân tộc ít người nhưnó vốn tồn tại trong cuộc sống
Tác giả: Phan Đăng Nhật
Năm: 1997
26. Phan Đăng Nhật (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam - Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Phan Đăng Nhật
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1997
27. Lê Kim Nhung (1998), Vai trò của điệp vần trong thơ lục bát, Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của điệp vần trong thơ lục bát
Tác giả: Lê Kim Nhung
Năm: 1998
28. Phù Ninh, Nguyễn Thịnh (1999), Văn hoá truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá truyền thống Cao Lan
Tác giả: Phù Ninh, Nguyễn Thịnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 1999
29. Bùi Mạnh Nhị (1998), "Thời gian nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình", Tạp chí Văn hóa, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình
Tác giả: Bùi Mạnh Nhị
Năm: 1998
30. Vũ Ngọc Phan (1977), "Những bước tìm hiểu văn học dân gian Việt Nam", Tạp chí Văn hóa số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước tìm hiểu văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Năm: 1977
31. Lê Trường Phát (1997), Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số
Tác giả: Lê Trường Phát
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w