1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị hiện thực và nghệ thuật của “Hồng Lâu Mộng”

8 5K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 53 KB

Nội dung

Không phải tự dưng những người Trung Quốc đời sau lại suy tôn Hồng Lâu Mộng (giấc mộng lầu son) là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại của Trung Quốc đồng thời là cuốn tiểu thuyết ái tình hay nhất mọi thời đại. Đó là bởi vì cho đến nay, tác phẩm vẫn là đỉnh cao trong bút pháp nghệ thuật tiểu thuyết cũng như để lại những bức chân dung đậm nét về hiện thực xã hội Trung Quốc xưa kia. Tác phẩm ra đời vào thời Càn Long (cuối thế kỷ 18). Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi có khối lượng đồ sộ, gồm 120 hồi (80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm).

Trang 1

Tiểu luận: Giá trị hiện thực và nghệ thuật của “Hồng Lâu Mộng”

A Mở đầu

Không phải tự dưng những người Trung Quốc đời sau lại suy tôn

"Hồng Lâu Mộng" (giấc mộng lầu son) là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại của Trung Quốc đồng thời là cuốn tiểu thuyết ái tình hay nhất mọi thời đại

Đó là bởi vì cho đến nay, tác phẩm vẫn là đỉnh cao trong bút pháp nghệ thuật tiểu thuyết cũng như để lại những bức chân dung đậm nét về hiện thực xã hội Trung Quốc xưa kia Tác phẩm ra đời vào thời Càn Long (cuối thế kỷ 18) Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi có khối lượng đồ sộ, gồm 120 hồi (80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm)

B Nội dung chính

I Giá trị hiện thực của “Hồng Lâu Mộng”

Sự đồ sộ của “Hồng Lâu Mộng” ẩn chứa hiện thực rộng lớn của xã hội Trung Quốc Hiện thực ấy lấy từ ngay hiện thực của chính dòng họ gia đình Tào Tuyết Cần trước đây Tào Tuyết Cần vốn sinh ra trong gia đình quyền quý song bị sa cơ lỡ vận, ông viết cuốn tiểu thuyết này chỉ để kể lại chính

số phận của gia đình ông đồng thời giải tỏa nỗi niềm "cô phẫn" của mình

1 Bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn

Cái đầu tiên chúng ta thấy trong bức tranh là cuộc sống xã hội thượng lưu đang mục ruỗng của Trung Quốc Nó được tập trung thể hiện qua cuộc sống của một gia đình quý tộc họ Giả đời Thanh Tác giả không quá tay, không phóng đại bất kì điều gì trong gia đình ấy Từng dòng bút cứ từ từ kể một cách điềm tĩnh nhưng lại dần hé mở cho ta thấy một cuộc sống xa hoa, thừ mứa, lãng phí đến kinh ngạc Bên cạnh đó là sự dâm ô, tàn nhẫn giữa

Trang 2

họ với nhau Trông thì mọi thứ có vẻ đầy nề nếp song thực tế tất cả chỉ là cái mặt nạ che đậy sự mọt ruỗng, giả dối bên trong Vì lẽ đó, nếu không có họa giáng xuống từ triều đình thì bản thân Giả phủ cũng dần lâm vào con đường tàn tạ không cứu vãn được

Trong bức tranh mục ruỗng ấy, tiêu biểu là hình ảnh vườn ở phủ Đông trong Hội Phương Viên Đó là nơi bẩn thỉu, là nơi để các lão thiếu gia rượu chè hành lạc Chỉ cần xem cảnh tổ chức đánh bạc, uống rượu và dâm ô với hầu trai của bọn Giả Trân là đủ biết Đây cũng là nơi sinh ra những chuyện bất chính giữa Tần Khả Khanh và Thuỵ Châu, giữa Hy Phượng và Giả Thụy

Để làm rõ bức tranh hiện thực suy tàn ấy, tác giả đã tập trung khắc họa lối sống với những giáo điều cổ hủ Vì vậy, tác phẩm bên cạnh sự phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, nó còn thể hiện ước nguyện đòi

tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, giải phóng cá tính, khao khát tự do bình đẳng…

Như vậy, tác phẩm đã đề cập đến vấn đề hết sức trọng đại, đó là sự hưng vong của một gia tộc điển hình cho sự hưng vong của một giai cấp

2 Bức tranh về con người

Xuất hiện như là nạn nhân của xã hội, các nhân vật hiện lên làm rõ thêm số phận con người trong xã hội phong lưu rơi vào mạt vận

Giả Bảo Ngọc là nhân vật xuyên suốt cuốn tiểu thuyết Xuất thân từ một gia đình quý tộc, Giả Bảo Ngọc cũng sống cuộc đời sung túc tuy nhiên trong con người của Bảo Ngọc luôn muốn thoát ra khỏi hàng rào sắt của cuộc sóng quý tộc bao bọc Cuộc sống ấy như cái lồng nhốt chàng cả ngày trong nhà, không được một chút tự chủ Vì vậy, để phản kháng lại cuộc sống tù túng, Bảo Ngọc đã chống lại khoa cử, không muốn đi con đường

“ra làm quan trị nước” theo lối sống phong kiến Chàng thường xuyên trốn học, không ngoan ngoãn tiếp thu nền giáo dục phong kiến nghiêm khắc

Trang 3

Vậy là ngay từ nhỏ, chàng đã bị mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến Đến khi nảy sinh tình yêu với Đại Ngọc thì mâu thuẫn ấy còn rõ hơn Bảo Ngọc đã không vượt qua được rào cản của gia đình cũng chính là rào cản của xã hội phong kiến để bảo vệ tình yêu của mình Sau cái chết của Lâm Đại Ngọc lại vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, Bảo Ngọc sinh ra mắc chứng

“ngây”, cứ cười hì hì suốt ngày Cuối cùng giải pháp “đi tu” đã được Bảo Ngọc chọn lựa Tóm lại, Bảo Ngọc là điển hình của nhân vật là nạn nhân của xã hội cũ Chàng mang bi kịch tư tưởng và số phận của con người giao thời

Bên cạnh Giả Bảo Ngọc thì Lâm Đại Ngọc cũng là nhân vật chính và

là nhân vật trung tâm trong tác phẩm Lâm Đại Ngọc cũng là một hình tượng phản nghịch của chế độ phong kiến Lâm Đại Ngọc không bao giờ khuyên Giả Bảo ngọc đi thi để lập công danh mà thích và khát khao cuộc sống tự do, hạnh phúc trong tình yêu Nhưng xã hội phong kiến không cho nàng cái quyền đó Nàng không làm sao thoát ra khỏi số mệnh Giả Mẫu và Vương phu nhân bèn theo cái “kì mưu” của Phượng Thư, dùng quỷ kế

“đánh tráo”, cưới vụng Tiết Bảo Thoa cho Bảo Ngọc Chính những thế lực phong kiến ấy là nguyên nhân phá hoại tình yêu của Lâm Đại Ngọc và cũng hủy hoại luôn sinh mệnh của nàng Điều đó gián tiếp dẫn tới cái chết đau đớn của Đại Ngọc

Nạn nhân thứ ba là Tiết Bảo Thoa Tuy nàng sống hòa hợp với gia pháp phong kiến song nàng vẫn mang bi kịch của kẻ trung thành với gia pháp ấy Với Giả Bảo Ngọc, một người không yêu nàng, nhưng theo sự sắp đặt của

bề trên, nàng đã lấy Giả Bảo Ngọc Tình yêu của nàng không dám phá vỡ

sự ràng buộc kiên cố của quan niệm phong kiến, nó luôn bị che giấu, kìm nén trong lòng Vì thế, nó ngấm ngầm tạo thành xung đột với chồng Điều

đó đưa đến mâu thuẫn trong tình yêu của nàng đối với Giả Bảo Ngọc, quan

Trang 4

hệ của nàng với Giả Bảo Ngọc “như gần như xa” Tuy nàng và Bảo Ngọc thành vợ chồng nhưng không được hưởng hạnh phúc của tình yêu

Tóm lại, “Hồng Lâu Mộng” tái hiện con người trong những tấn bi kịch dưới xã hội nhiều hủ tục, mà đại diện ở đây là nhân vật Bảo Ngọc và Đại Ngọc Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất hiếu" của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến

II Giá trị nghệ thuật của “Hồng Lâu Mộng”

1 Kết cấu

Hồng lâu mộngcủa Tào Tuyết Cần được viết theo kết cấu chương hồi, gồm 120 hồi, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết Mỗi một chương hồi là một sự việc, một hành động xảy ra trọn vẹn, và tiếp tục các chương hồi sau là các sự việc, hành động khác Điểm khác là kết cấu, cốt truyện của tác phẩm nghiêng về cuộc sống thường nhật Các nhân vật, tình tiết được Tào Tuyết Cần xây dựng nên như một cá thể độc lập rất riêng biệt nhưng cũng mang nét chung cho kiểu người Tiểu thuyết vừa có tính cổ điển trong tiểu thuyết chương hồi, đồng thời xuất hiện sự phá vỡ kết cấu truyền thống bằng việc viết lại câu chuyện đời thường, để từ

đó đề cập đến vấn đề hết sức trọng đại, đó là tư tưởng dân chủ ban đầu Điều đặc biệt của Hồng lâu mộng là sự xuất hiện của chương đầu và chương cuối như một kiến giải riêng cho tác phẩm Hồi thứ nhất trong tác phẩm nêu tóm tắt nguyên nội dung cuốn truyện và dụng ý của tác giả Nó tưởng như chẳng ăn nhập gì với toàn bộ cốt truyện nhưng kì thực là sự tổng kết lại toàn bộ tác phẩm, coi mọi chuyện bày đặt viễn vông cả Phần kết thúc tác phẩm không có hậu: Lâm Đại Ngọc uất ức quá thổ huyết mà chết,

Trang 5

Giả Bảo Ngọc đi tu Phá vỡ kết cấu truyền thống, tiểu thuyết đã mở ra hướng giải quyết mới cũng như cách nhìn khác về cuộc sống của nhà văn

2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Tiểu thuyết Hồng lâu mộng có một khối lượng nhân vật khổng lồ Nhân vật nam là 235, nhân vật nữ là 213, tổng cộng là 448 nhân vật, đủ mọi tầng lớp, từ vương phi cung cấm đến những kẻ quyền thế, công tử tiểu thư khuê các, cho đến cả những người thuộc tầng lớp hạ lưu đều xoay quanh gia đình họ Giả Những nhân vật đó sống động, có máu thịt, có cá tính rõ nét, được chiếu dọi từ nhiều phía Có một số nhân vật có tính cách gần như đối nghịch nhau đã làm cho cuốn tiểu thuyết thêm hấp dẫn

Trong “Hồng Lâu Mộng”, ta có thể nhận thấy 3 loại nhân vật đó là nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm Nhân vật chính thường được khắc họa tương đối đầy đủ trên các mặt ngoại hình, nội tâm, tính cách, quá trình phát triển Đó chính là Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa Trong đó, Bảo Ngọc và Đại Ngọc là hai nhân vật trung tâm của tác phẩm Qua việc khắc họa quan hệ yêu đương phức tạp của họ, Tào Tuyết Cần còn phơi bày ra những mối xung đột, mâu thuẫn mang nhiều ý nghĩa xã hội

Tác giả còn tài tình khi xây dựng nhân vật bằng bút pháp miêu tả được tâm lý nhân vật đặc sắc Nhân vật xuất hiện trong cái nhín đầy tính nhân văn của tác giả

3 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ trong tác phẩm điêu luyện, giàu sức biểu hiện và cũng rất tự nhiên, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày Trong đó, lời dẫn chuyện rất ít xuất hiện mà tràn ngập là ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật đa dạng, phong phú, phù hợp với địa vị, trình độ học vấn, tính tình, tâm

trạng… của từng nhân vật Tác giả sắp xếp một cách hợp lý những mẫu đối thoại của nhân vật, làm sao qua đó nhân vật có thể bộc lộ được tính cách

Trang 6

Bằng các cách diễn đạt khác nhau, ông đã làm cho lời nói từng người khác nhau, làm toát lên được tính cách bề ngoài của họ Ví dụ: Lâm Đại Ngọc, một thiếu nữ thông minh, có tính tình thẳng thắn, bộ trực; nàng thường nghĩ sao nói vậy, không suy nghĩ trước sau Tiết Bảo Thoa lại được Tào Tuyết Cần xây dựng khôn khéo, hầu như không mất lòng ai Phượng Thư lúc thì lời lẽ ngon ngọt để dỗ dành người khác, lúc nàng lại coi trời bằng vung, hiếp đáp những kẻ yếu đuối, thực hiện mọi cách nhằm thỏa mãn ý đồ của mình

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, có thể nói rằng, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật cũng đóng một vai trò không nhỏ vào sự thành công về mặt ngôn ngữ trong tác phẩm Qua đó,ta hiểu những mưu mô, những suy nghĩ, tâm sự thầm kín của từng nhân vật Ví dụ: Tiết Bảo Thoa, một thiếu

nữ thông minh, khôn khéo, biết cách “tùy thời ứng xử” Nàng biết cách xử

lý mọi chuyện sao cho không liên lụy gì đến mình Như lúc vô tình nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng Ngọc và Trụy Nhi, không tiện ra mặt, Bảo Thoa cân nhắc kỹ càng: “Xưa nay những đứa gian dâm, trộm cướp, bụng dạ đều ra trò cả! Nếu mở cửa thấy ta ở đấy, lẽ nào chúng không hổ thẹn? …Nay ta biết được sự xấu xa của nó, nếu không cẩn thận, không những thêm chuyện mà ta cũng chẳng hay ho gì Bây giờ lánh đi không kịp, chi bằng dùng lối “kim thiền thoát xác” mới được”

Ngoài ngôn ngữ nhân vật thì trong tác phẩm ta còn bắt gặp ngôn ngữ trần thuật của tác giả Tuy nhiên, chúng xuất hiện rất ít Trong tác phẩm, tác giả chỉ mô tả hay thuật chuyện hết sức gọn ghẽ với một lối văn thành thục, mang màu sắc hiện đại, gọn gãy và cũng rất trang nhã

4 Thời gian – Không gian

Trong tác phẩm, Tào Tuyết Cần đã xây dựng nhiều cặp không gian đối lập, tương phản nhau để làm rõ dụng ý miêu tả thời đại Ví dụ như: Thông qua hình ảnh ở vườn Đại Quan nhỏ bé đối lập với phủ Vinh quốc

Trang 7

rộng lớn, tác giả muốn thể hiện sự đối lập giữa cái trong sạch với cái mưu

mô Hoặc đó là đối lập giữa không gian bên trong phủ Vinh quốc linh đình,

sa hoa vàng bạc châu báu và bên ngoài phủ khổ cực cả về thân xác và tinh thần của dân đen Giàu ý nghĩa hơn cả là sự đối lập giữa khung cảnh của sự thịnh vượng và lúc tàn lụi Nếu như ở phần đầu và phần giữa của tác phẩm

là sự hưng thịnh của gia tộc họ Giả với những cảnh đẹp, những bữa tiệc ồn

ào, náo nhiệt thì về cuối là một khung cảnh của sự chia li, tang thương, hoang vắng,trầm tư

Việc tạo ra nhiều cặp không gian mang hình ảnh trái ngược nhau góp phần nhấn mạnh vòng tuần hoàn nhân quả, hợp rồi tan,có thịnh ắt sẽ có lúc suy của sự vật Các nhân vật trong tác phẩm đã đi hết vòng xoay tuần hoàn của sự hưng thịnh rồi tàn lụi của gia tộc họ Giả

C Kết luận

Với “Hồng Lâu Mộng”, Tào Tuyết Cần là người đã đưa nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết cổ điển lên đỉnh cao nhất Tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng” có thể nói là tác phẩm mẫu mực nhất trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Chính vì những đóng góp to lớn đó mà ngay từ khi ra đời, Hồng Lâu Mộng đã lôi cuốn sự chú ý của độc giả và nhà nghiên cứu Tác phẩm được lưu truyền rộng rãi và cho đến này đã trở thành một trong những kiệt tác của dân tộc Trung Quốc nói riêng và của cả thế giới nói chung

Trang 8

Tài liệu tham khảo

1 Vietbao.vn/Vũ Sơn Tuyết

2 vi.wikipedia.org/wiki/Hồng lâu mộng

3 Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội

http://www.vannghequandoi.com.vn/vi-VN/News/Phe-binh-van-hoc/ Nhung-kham-pha-moi-ve-%E2%80%9CHong-Lau-Mong%E2%80%9D-113555.vnqd

Ngày đăng: 04/07/2016, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w