1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều

22 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 193,5 KB
File đính kèm Nội dung, nghệ thuật Truyện Kiều.rar (38 KB)

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều gồm 23 trang. Sáng kiến gồm 3 phần: phần mở đầu; phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung, tác giả đi sâu vào vận dụng giảng dạy các đoạn trích của Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 9.

Trang 1

PhÇn Më §Çu

I Lý do chọn đề tài

Đất nước ta tự hào với bạn bè thế giới bằng một tác phẩm mang đậm đà bản

sắc dân tộc, đồng thời cũng là đỉnh cao về nghệ thuật, đó là kiệt tác Đoạn trường tân thanh - thường được gọi bằng nhan đề quen thuộc là Truyện Kiều của Nguyễn Du

(1) Trong chương trình THCS, giáo viên và học sinh được tìm hiểu nhiều đoạn tríchhay của tác phẩm, song đó chỉ là những mảng nhỏ mà dẫu có tuyệt đối đến mấy cũngkhông thể tạo nên được một cái nhìn trọn vẹn, chỉ đến với tác phẩm trong sự toànvẹn của một chỉnh thể mới có thể cho chúng ta một cái nhìn nghiêm túc, khoa học,thấu đáo về đỉnh cao nghệ thuật này của nước nhà Với ý nghĩa như vậy, bản thân đi

vào tìm hiểu đề tài Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều, đây

là một công trình khoa học nhỏ, song nó có thể hữu ích với giáo viên và học sinh khi

đi vào tìm hiểu những đoạn trích được giảng dạy trong chương trình

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Trong đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu là giá trị nội dung và nghệ thuật của

Truyện Kiều Bản thân đi vào tìm hiểu một cách sơ lược nhất những giá trị căn bản

về nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đồng thời đi vào tóm tắt những chi tiết về conngười cũng như sự nghiệp văn chương của tác giả Nguyễn Du

III Lịch sử vấn đề

Với vị trí là đỉnh cao nghệ thuật của đất nước, Truyện Kiều được hầu hết

những nhà nghiên cứu lớn về văn học tìm hiểu, với những tên tuổi như Đào DuyAnh, Trương Chính, Hoài Thanh, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Đăng Na,Trần Nho Thìn v.v Trong đó có thể kể đến những công trình như chương viết về

Nguyễn Du trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc, Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh

Lê v.v Đây là những công trình nghiên cứu trọn vẹn về Nguyễn Du và Truyện Kiều,

bản thân đã thực hiện đề tài này dựa trên những gợi ý hết sức quý báu của các nhà

nghiên cứu, đặc biệt là từ hai công trình của Nguyễn Lộc và Đặng Thanh Lê

IV Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một tác phẩm cụ thể, hơn nữa đây lại là tác phẩm dựa trêncốt truyện của văn học Trung Quốc, do đó cần sử dụng đồng thời các phương pháp

so sánh, phân tích, tổng hợp… để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

PhÇn néi dung

Trang 2

1920 tại Huế Nhà thơ sống vào giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biếnđộng dữ dội, nhất là khoảng 30 năm đầu của cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du đã có dịpchứng kiến những biến cố lịch sử trọng đại nhất: Sự sụp đổ thảm hại của tập đoànphong kiến thống trị Lê-Trịnh, vận mệnh ngắn ngủi nhưng rạng rỡ của phong tràoTây Sơn và triều đại Quang Trung, công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn

Như vậy, Nguyễn Du đã có một cuộc đời trải dài theo một thời đại màtruyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc được kết tinh một cách rực rỡ Nhữngbiến cố xã hội, truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc của thời đại ấy đã để lạinhững âm hưởng, những màu sắc trong nhân cách cũng như sáng tác của nhà thơ

2 Gia đình

Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc, trí thức, tàihoa và có danh vọng vào bậc nhất đương thời Không những thế, gia đình ông còn cómột truyền thống về văn học Hoàn cảnh gia đình đã có những tác động rõ rệt đối với

sự hình thành thiên tài văn học ở Nguyễn Du

Gia đình Nguyễn Du có nhiều người đậu đạt cao và làm quan to tại triều đình: Thân sinh của Nguyễn Du đậu tiến sĩ, từng làm tể tướng

Nguyễn Khản, anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du đậu tiến sĩ giữ chức lớndưới cả hai thời Trịnh Sâm và Trịnh Tông

Nguyễn Huệ, bác ruột Nguyễn Du, đậu tiến sĩ

Theo Phạm Ðình Hổ thì dòng họ này có 12 tiến sĩ và 5 quận công

Hoàn cảnh gia đình đã để lại những dấu ấn vàng son trong tâm hồn nhà thơ vàcũng chắc chắn rằng qua thực tiễn của gia đình, ông cũng đã nhận thức được nhiềuđiều về giới quan lại đương thời

Dòng họ này còn có truyền thống văn học Thân sinh của ông là Nguyễn Nghiễm

- một sử gia cũng là một nhà thơ Nguyễn Khản giỏi thơ Nôm, tương truyền có dịchChinh phụ ngâm Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện (cháu gọi Nguyễn Du bằng chú) đều

là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đương thời

Trang 3

dài khoảng 16 năm sống lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh Những nămtháng bất hạnh này có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con ngườinghệ sĩ vĩ đại ở ông

Nguyễn Du là một nhà thơ có tấm lòng nhân đạo sâu xa Qua Thơ chữ Hán, Văn chiêu hồn, đặc biệt Truyện Kiều ta thấy ông luôn day dứt về số phận con người, đã

hơn một lần nhà thơ thốt lên tiếng kêu ai oán cho những số phận người phụ nữ bấthạnh:

Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) 1786-1804

Nam trung tạp ngâm: 1805-1812

Bắc hành tạp lục: 1813-1814

Cả ba tập thơ đã được tập hợp lại thành tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Du do nhóm

Lê Thước và Trương Chính giới thiệu, xuất bản năm 1965 gồm 243 bài thơ

2 Tác phẩm chữ Nôm

Ðoạn trường tân thanh (tên Truyện Kiều là do quần chúng đặt cho tác phẩm) Văn chiêu hồn (còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh)

Sinh tế Trường Lưu nhị nữ

Thác lời trai phường nón

Chương II

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

I Một số vấn đề chung về Truyện Kiều

1 Nguồn gốc tác phẩm

Truyện Kiều của Nguyễn Du có tên là Ðoạn trường tân thanh, theo ý kiến

truyền thống thì nhan đề tác phẩm có nghĩa là tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột Gần

đây nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã đưa ra một công trình nghiên cứu mới,

trong đó lý giải về nhan đề tác phẩm: Đoạn trường là một loài hoa màu hồng, gọi là

thu hải đường, liên quan đến tích một cô gái khóc nhớ người yêu, nước mắt nhỏ

xuống loài hoa này; tân thanh là từ chỉ một thể văn viết theo lối nhạc phủ, do đó ý nghĩa tên tác phẩm phải là một tác phẩm thơ ca viết theo lối nhạc phủ về một kiếp hoa đau khổ Đây là một ý kiến mới cho độc giả hướng đến một cách hiểu rất khoa

học, hợp lý

Tác phẩm không phải do Nguyễn Du hoàn toàn hư cấu mà tác giả đã dựa vào một

tác phẩm của văn học cổ Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện của tác giả có

biệt hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân

Trang 4

So sánh nội dung hai tác phẩm Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện người ta thấy chúng giống nhau về cơ bản Có thể nói Nguyễn Du đã dựa khá sát vào Kim Vân Kiều truyện để viết tác phẩm của mình Từ đây đã làm nảy sinh hai vấn đề trong

giới nghiên cứu

Tại sao Nguyễn Du lại dựa vào tác phẩm của Thanh Tâm mà không dựa vào tácphẩm khác để sáng tác?

Phần sáng tạo của Nguyễn Du là ở đâu?

Với vấn đề thứ nhất, năm 1954 trở về trước có nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ

Nguyễn Du dựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện để viết Truyện Kiều là vì hoàn cảnh và tâm sự của nhân vật chính trong Kim Vân Kiều truyện giống hoàn cảnh và

tâm sự của Nguyễn Du Kiều đính ước với Kim Trọng, về sau do hiện thực nên lỗihẹn, không còn giữ được chữ trinh Nguyễn Du là tôi trung của nhà Lê mà lại làmquan cho nhà Nguyễn Nguyễn Du không giữ được chữ trung Ông đã dịch, phỏngdịch tác phẩm của Thanh Tâm để gửi gắm tâm sự của mình (Tiêu biểu cho loại ýkiến này là ý kiến của cụ Ðào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Dương Quảng Hàm) Sau này luận điểm này bị bác bỏ vì các giải thích trên đã thu hẹp giá trị vốn cócủa Truyện Kiều Ðã quy vấn đề xã hội thành vấn đề cá nhân thì không đáng với nộidung thực của tác phẩm

Ý kiến chung hiện nay là thừa nhận sự gửi gắm tâm sự của Nguyễn Du nhưng đókhông phải là tất cả, là chủ yếu Sở dĩ ông đến với tác phẩm này là vì trong tác phẩm

là câu chuyện về một con người tài hoa bị vùi dập Vấn đề số phận con người là vấn

đề thường trực trong tâm hồn nhà thơ Ông dựa vào tác phẩm để viết Truyện Kiều đểgiải bày những băn khoăn, những day dứt của mình về số phận con người

Với vấn đề thứ hai, có hai khuynh hướng sai lầm Các học giả thời thực dân coi

Truyện Kiều là một tác phẩm dịch, phỏng dịch, khuynh hướng khác lại cho rằng Truyện Kiều là hoàn toàn sáng tác (Phan Khôi)

Chúng ta phải thấy rằng, vấn đề vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học nướcngoài là một hiện tượng bình thường của văn học thế giới Thời đại Nguyễn Du, hiệntượng này rất phổ biến, việc vay mượn này không hề hạ thấp nhà văn và cũng khôngngăn cản sáng tạo của người cầm bút Hơn nữa, tác phẩm của Thanh Tâm có tác

dụng gợi ý rất lớn đối với Nguyễn Du, nói như Hoài Thanh không có Kim Vân Kiều truyện thì chưa chắc có Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dựa khá sát vào Kim Vân Kiều truyện nhưng Nguyễn Du sáng tạo cũng rất

nhiều Ông đã tạo theo cách riêng của mình trên cơ sở những điều trông thấy, nhữngcảm xúc, những suy nghĩ của bản thân hoàn cảnh xã hội Việt nam đương thời Nóichung nhà thơ đã có cống hiến về nhiều mặt, nổi bật nhất là vấn đề ngôn ngữ, thipháp, nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyễn Du cũng đã tước bỏ những chi tiết tựnhiên chủ nghĩa của nguyên tác Về mặt tinh thần nhân đạo ông vượt xa Thanh Tâm,mặt khác ông là một nhà nho thâm trầm nên nhưng yếu tố tiêu cực càng sâu sắc hơn

Tổng quát lại về nội dung cũng như về nghệ thuật, Truyện Kiều của Nguyễn Du

đã vượt xa bản gốc đúng như Nhữ Bá Sĩ (1788-1876) đã nhận xét “Kỳ tài diệu bút, Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm"

2 Thời điểm sáng tác Truyện Kiều

Có hai loại ý kiến khác nhau:

Trang 5

Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều trước khi đi sứ Trung

Quốc, cụ thể có ý kiến cho là ông viết tác phẩm khi giữ chức quan Ðông Các 1809)

(1805-Có ý kiến cho rằng Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều sau khi đi sứ về 1820)

(1814-Dư luận hiện nay đồng tình với ý kiến thứ nhất

II Nội dung Truyện Kiều

Truyện Kiều là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ, là tác phẩm phản ánh xã hội

thông qua vận mệnh và tính cách nhân vật trung tâm: Vương Thúy Kiều

Ngoài nhân vật trung tâm Thúy Kiều, nhân vật Từ Hải giữ vị trí quan trọng thứhai trong tác phẩm Từ không chỉ đóng vai trò là vị cứu tinh của Kiều, không chỉ cótác dụng soi sáng một số nét trong tính cách của Kiều mà nhân vật này còn giữ một

vị trí tương đối độc lập trong tác phẩm Từ phản ánh nhiều vấn đề xã hội, Từ biểuhiện nhiều chủ đề có tính độc lập tương đối so với các vấn đề xã hội, các chủ đềđược xác định từ nhân vật Thúy Kiều

Vậy việc phân tích tác phẩm phải dựa trên cơ sở phân tích số phận và tính cáchhai nhân vật này (chủ yếu là phân tích tính cách)

Tác phẩm mở đầu bằng thuyết tài mệnh tương đố (tài mệnh ghét nhau) và kết thúc bằng giải pháp tu tâm nhưng chất liệu làm nên tác phẩm lại là những điều trông

thấy mà đau đớn lòng của tác giả Ngoài vấn đề trung tâm được đặt ra trong tác phẩm

là vấn đề số phận con người trong xã hội phong kiến suy tàn nhà thơ còn phản ánhkhát vọng lớn lao của con người thời đại nên phải phân tích tác phẩm với hai nộidung này

1 Vận mệnh của con người thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều

a Thúy Kiều là hiện thân cho tài hoa, nhan sắc và những phẩm chất tốt đẹp của con người

Dụng ý của Nguyễn Du là muốn xây dựng Kiều thành một hình ảnh lý tưởng vềngười phụ nữ, nàng là hiện thân của tài hoa, nhan sắc và những phẩm chất tốt đẹpcủa con người

* Kiều là hiện thân của tài hoa, nhan sắc

Nguyễn Du đã rất dụng công trong việc giới thiệu tài sắc của nàng Kiều, bút phápmiêu tả của ông khá độc đáo Trước khi đi vào giới thiệu Thúy Kiều, nhà thơ đã cực

tả vẻ đẹp của Thúy Vân tưởng như không thể có một vẻ đẹp nào khác sánh bằng:

Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, nhà thơ đã tạo tiền đề, tạo điểm tựa của nghệ thuậtđòn bẩy để tập trung khắc họa tài sắc của Thúy Kiều Bằng một loạt nét miêu tả cótính chất ước lệ kết hợp với những từ ngữ chọn lọc Nguyễn Du đã khắc họa một cáchđậm nét vẻ đẹp của Thúy Vân, một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu

Trang 6

Từ nét đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đưa ta đến với vẻ đẹp của Thúy Kiều bằngmột câu thơ chuyển tiếp rất tài tình:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn Nhà thơ đã không đi vào miêu tả trực tiếp, cụ thể hình tượng mà chỉ viết “Kiều càng…”, lời đánh giá chỉ có một ý là không có gì so sánh được Nếu ở Vân tác giả

chú ý làm nổi bật nét đoan trang, phúc hậu thì ở Kiều cái mà ông muốn nhấn mạnh lànét sắc sảo, mặn mà Cái sắc sảo là cái thông minh, cái mặn mà chính là cái đằmthắm, cái đa tình, cái cốt cách nổi bật nhất ở Thúy Kiều

Kiều là con người tuyệt sắc và cũng là con người tuyệt tài Tài của nàng là tàicầm, kỳ, thi, họa Cái tài này thật ra là biểu hiện của cái tình Tài năng của ThúyKiều được thể hiện tập trung nhất là ở tài thi phú, ở cung đàn có sức chinh phục tuyệt

đối

Như vậy, cốt cách tài sắc của Kiều hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Du khá nổibật Những trang thơ miêu tả tài sắc ấy là một trong những biểu hiện của tư tưởng

nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và khi viết nên những trang thơ ấy nhà

thơ đã được đánh giá là nghệ sĩ của cuộc đời

Thuý Kiều là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, của con

người bị áp bức dưới thời đại phong kiến

* Thúy Kiều là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp

Khía cạnh đặc sắc nhất trong phẩm chất của Kiều là trong nàng luôn tồn tại mộtcon người thiết tha với tình yêu tự do, với hạnh phúc lứa đôi Ðiều này được thể hiệntập trung nhất trong mối tình Kim- Kiều

Vốn là một con người thông minh, nhạy cảm nên qua cuộc đời Ðạm Tiên, Kiều

đã nhận ra đau khổ như một quy luật nghiệt ngã, tất yếu đối với tất cả những ngườiphụ nữ và tất nhiên là không loại trừ nàng:

Ðau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Kiều cũng đã dự cảm được những bất hạnh của đời mình

Rằng hồng nhan tự nghìn xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu Nỗi niềm tưởng đến mà đau Thấy người nằm đó biết sau thế nào.

Nhận thức như thế, dự cảm như thế nhưng đến khi Kim Trọng xuất hiện Kiều đã

đi theo tiếng gọi của tình yêu một cách mãnh liệt Ðến với tình yêu, Kiều đã dành hếtlòng mình cho một tình yêu tha thiết, sâu sắc và nàng đã chủ động xây dựng hạnhphúc của tình yêu Tất cả những điều ấy đã nói lên một điều: Kiều là một con ngườirất thiết tha với hạnh phúc

Con người thiết tha với hạnh phúc tình yêu ấy cũng chính là một con người giàuđức hi sinh Kiều luôn nghĩ đến hạnh phúc của người khác trước khi nghĩ đến hạnhphúc của mình Gia đình gặp cơn tai biến, Kiều đã quyết định bán thân để làm trònchữ hiếu, hành động này khiến nàng buộc phải hi sinh tình yêu đầu tiên trong sángnhưng vô cùng mặn nồng của mình với Kim Trọng

Trang 7

Kiều là một con người giàu ý thức, trong đau khổ nàng luôn ý thức được nhữngkhổ đau của bản thân và luôn có khát vọng vươn lên một cuộc sống trong sạch Rơivào lầu xanh của Tú Bà, Thúy Kiều đã tìm đến cái chết rồi sau đó lại trốn theo SởKhanh Sự gắn bó của nàng với Thúc Sinh, Từ Hải cũng đều xuất phát từ khát vọng

đó

Ngoài ra nàng còn là một con người giàu tình nghĩa, chung thủy trong tình yêu Tóm lại, hoàn toàn có thể nói Kiều là hiện thân của những vẻ đẹp của con người,nàng là kết tinh những tinh hoa của con người, là con người chứa đựng tất cả những

gì đẹp đẽ nhất

b Kiều là hiện thân của những con người bị áp bức

Thúy Kiều là hiện thân của tất cả những nỗi oan khổ của người phụ nữ trong xãhội xưa Bao trùm là nỗi khổ vì hạnh phúc tình yêu tan vỡ, nỗi khổ của kiếp lầu xanh,kiếp làm lẽ, kiếp làm nô tỳ và những sự chà đạp khác về mặt nhân phẩm Thiên tàicủa Nguyễn Du đặc biệt được biểu hiện khi ông đi sâu miêu tả những đau khổ củacon người nạn nhân này

Mở đầu cho chương lệ sử của cuộc đời Kiều là nỗi oan kêu trời không thấu củagia đình nàng Tai họa đã ập đến đột ngột trong lúc những rung động về mối tình đầuđang còn ngân nga trong lòng người thiếu nữ Vì mục đích làm tiền, bọn sai nha đầutrâu, mặt ngựa đã đánh đập cha và em nàng một cách tàn nhẫn Trong hoàn cảnh biđát ấy, Kiều đành phải đi đến quyết định bán mình

Bán mình để cứu cha, để vãn hồi hạnh phúc gia đình, một vấn đề đặt ra với nànglúc này Ðó là lời thề với chàng Kim Khi từ biệt Kim Trọng về Liêu Dương thọ tangchú, Kiều đã hẹn ước trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai Ðây là lời thề sâu nặng,lời thề được thốt ra từ đáy lòng nàng Cuối cùng người con gái ấy đã quyết định nhờ

em gái mình là Thúy Vân thay lời nước non Với tài năng, với tấm lòng nhân đạo cao

cả, với tấm lòng yêu thương con người bao la của mình, Nguyễn Du đã miêu tả mộtmàn trao duyên này rất thành công Có lẽ nhờ sự cảm thông kỳ diệu mà tác giả đã lột

tả hết những đau đớn của nhân vật khi mối tình tuyệt đẹp tan vỡ một cách chân thực

Cậy có nghĩa là nhờ, nhờ với tất cả sự tha thiết; chịu là nhận, nhận với tất cả sự

thiệt thòi Cậy, chịu đã nói lên cái tinh tế của Kiều; lạy, thưa thể hiện thái độ của

nàng, Kiều đã coi em mình như ân nhân, tạo nên không khí trang trọng để đưa ThúyVân vào cuộc, cũng là để Thúy Vân không thể từ chối Nếu em nhận lời thì Kiều sẽmãn nguyện lắm:

Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Thế nhưng khi giở đến những kỷ vật, trao kỷ vật tình yêu cho em Nàng lại trởnên lúng túng, mâu thuẫn:

Chiếc thoa với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung.

Trang 8

Của chung là của ai, là của Kim Trọng và Thúy Vân và hãy cho Kiều một phầntrong đó nữa? Tại sao lại là của chung? Kiều như cảm thấy đời mình mất tất cả, nàngrơi vào hố sâu hụt hẫng Nàng cố bấu víu, cố níu kéo một chút xíu hạnh phúc lại cho

mình, "Biết bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ ấy" Trao duyên cho em với tất

cả sự khẩn cầu, mong em nhận tất cả rồi Kiều lại sợ mất tất cả vì thế tình cảm, suynghĩ của nàng càng trở nên lúng túng, mâu thuẫn:

Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Mai sau dù có bao giờ Ðốt lò hương ấy so tơ phím này

“Mai sau dù có bao giờ” - câu thơ toàn những hư từ chỉ khả năng, được xếp vào

loại những câu thơ hay nhất của tác phẩm diễn tả sự đau khổ đến tột cùng, đến mứckhông còn dám tin đó là sự thật nữa

Trao duyên cho em xong Kiều mới nghĩ đến mình Nàng thương cho thân phậncủa mình Tình cảm của Kiều lâm ly đến cực độ, Nàng đã quên cô em gái Thúy Vântrước mặt, nàng độc thoại với mình rồi nói với người yêu vắng mặt:

Bây giờ trâm gãy bình tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi

Ðã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

Thật ra đây không còn là những lời nói nữa Ðây là những tiếng khóc, tiếng khócnức nở đến quặn lòng Nước mắt của người trong truyện và người viết truyện nhưcòn dầm dề trên trang giấy

Tiếp theo là quãng đời 15 năm lưu lạc của Vương Thúy Kiều trong xã hội đầy rẫybọn ác nhân Suốt thời kỳ thanh xuân tươi đẹp và quý giá của mình nàng đã trải quabiết bao cảnh ngộ đoạn trường (những cảnh ngộ bi kịch): Hai lần làm gái lầu xanh,hai lần làm nô tỳ, một lần làm lẽ, ba lần đi tu Nói chung Kiều đã trải qua những địa

vị thấp hèn nhất trong xã hội ngày xưa Sống thân phận con người bị áp bức nàng đãphải nếm trải đủ mùi cay đắng, tủi nhục Thể xác bị chà đạp, tài hoa nhan sắc bị giày

vò, nhân phẩm bị sỉ nhục, quyền sống bị tước đoạt, tất cả những mơ ước lớn nhỏ hếtthảy đều tan tành thành mây khói

Thân lươn bao quản lấm đầu

Trang 9

Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.

Thậm chí Kiều chịu tra tấn cực hình để được yên thân làm một người vợ lẽ cũngkhông xong, đi tu cũng không được yên ổn

Tóm lại, cuộc đời Kiều, cuộc đời của một cô gái tài sắc vẹn toàn có những phẩmchất tốt đẹp kết cục chỉ là một cung gió thảm mưa sầu Nàng phải trải qua hầu hếtnhững kiếp đời oan khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến Với hình tượngcon người đa nạn này nhà thơ đã đề cập đến vấn đề số phận con người trong xã hộiphong kiến thối nát khá sâu sắc

Những trang thơ tố cáo xã hội của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở đấy, trong tácphẩm nhà thơ còn viết những lời phê phán trực tiếp đối với những thế lực tàn bạo Vìthế mà bản án tố cáo xã hội của Truyện Kiều trở nên sâu sắc hơn, toàn diện hơn bất

kỳ tác phẩm văn học nào cùng thời

2 Những ước mơ lớn lao của con người

a Giấc mơ về tình yêu tự do

Giấc mơ này được thể hiện tập trung trong mối tình Kim - Kiều Thái độ củaNguyễn Du đối với mối tình này là thái độì đồng tình, ngợi ca Ðiều đó được thể hiện

ở chỗ nhà thơ đã đem hết tài năng, tâm lực, tình cảm để xây dựng mối tình này Tất

cả chỉ độ vài tháng thôi, vài tháng so với 15 năm lưu lạc của Kiều thì quả là ngắnngủi Thế mà Nguyễn Du đã giành 1/8 tác phẩm để trang điểm cho cái thuở ban đầulưu luyến ấy

Qua mối tình Kim - Kiều tuyệt đẹp nhà thơ đã gửi gắm nhiều quan niệm mới mẻ,táo bạo của mình về tình yêu Nhưng nổi bật nhất là quan niệm, là khát vọng về tìnhyêu tự do Mối tình ấy là mối tình nằm ngoài mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến.Mối tình được diễn ra theo một quá trình diễn biến rất hợp lý nên rất hấp dẫn

+ Bước1: Kim, Kiều gặp gỡ

Nhà thơ đã để cho Kim, Kiều gặp nhau trong một hoàn cảnh khá đặc biệt về

không gian và thời gian Ðó là một buổi chiều tà bên nấm mộ "hương khói vắng tanh" của Ðạm Tiên- nhân vật vừa là hiện thân của cái mệnh vừa là nạn nhân của cái

mệnh Lần gặp gỡ đầu tiên này thật ngắn ngủi và đột ngột Hai người chưa kịp nóivới nhau một lời nhưng trái tim đôi lứa đã thật sự xúc động Sự rung động ấy đãđược Nguyễn Du ghi nhận với một thái độ thông cảm, trân trọng và cũng đầy tế nhị:

Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e + Bước 2:Tiếp theo lần gặp gỡ ban đầu ấy là mối tương tư

Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không

Câu thơ như một lời trách móc, lời trách móc ấy bao hàm nhiều nỗi niềm: Có bănkhoăn, có lo lắng và có cả một chân trời hy vọng Thúy Kiều là vậy còn Kim Trọngthì sao?

Trở về nhà Kim Trọng cũng tương tư Kiều không kém Trước khi miêu tả mốitương tư của chàng trai si tình ấy nhà thơ đã viết hai câu thơ để biện hộ cho nhân vật,

để người đọc không hiểu nhầm nhân vật của mình

Cho hay là giống hữu tình,

Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong

Trang 10

Tình yêu là cái vốn có của con người , cái vốn có của cuộc sống, là quy luật củacon tim Ðã là quy luật thì không ai ngăn cản được Kim Trọng tương tư Kiều màquên cả nghĩa vụ, quên cả những thú vui hàng ngày Ðối với chàng hạnh phúc lứađôi được đặt lên trên hết Không phải chỉ ngồi mà tương tư, Kim Trọng đã tìm cáchđến ở gần nhà Kiều (Con người này đến với tình yêu rất quyết liệt):

Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều Xăm xăm, đè nẻo, Lam Kiều, lần sang

Câu thơ rất sinh động, nhịp thơ 2 – 2 – 2 - 2 gợi hình ảnh một chàng Kim đang xăm xăm bước đi, ý tưởng đang bị cuốn vào tình yêu không còn biết gì xung quanh + Bước 3: Sau đó mấy tuần trăng Kim, Kiều lại gặp nhau, lần này chàng đâu chịu

bỏ lỡ cơ hội, tuy chưa xin phép cha mẹ nhưng Kim Trọng đã ngỏ lời với Thúy Kiều.

Trước những lời tỏ tình đột ngột của Kim Trọng, Kiều đã đáp lại tế nhị, tâm lý nàycủa nhân vật cũng rất đạt Kiều từ chối mà không ra từ chối, từ chối mà không làmcho Kim Trọng thất vọng Chàng tiến thêm một bước nữa thuyết phục nàng, thuyếtphục trên cơ sở hạnh phúc Trước những lời thuyết phục có lý ấy nàng đã chấp nhậnmột cách tế nhị Kiều cũng đã chưa xin phép cha mẹ, nàng đã vượt quyền cha mẹ đếgắn bó với chàng Kim:

Rằng trong buổi mới lạ lùng

Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang

Ðã lòng quân tử đa mang Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung

Và cũng trong lần gặp gỡ đó họ đã trao kỷ vật cho nhau

Ðến với nhau, đến với tình yêu, cả Kim lẫn Kiều không hề để một chút tính toánnào về địa vị, về môn đăng hộ đối làm vẩn đục mối tình của họ Ðặt trong hoàn cảnh

xã hội phong kiến mối tình Kim-Kiều quả là táo bạo, vượt lễ giáo phong kiến, vượtthời đại

+ Bước 4: Tình yêu đã được nuôi dưỡng một thời gian và đã có được nhiều kỷniệm nên đến với Kim Trọng Thúy Kiều đã có những cử chỉ táo bạo Nàng đã chủđộng xây dựng hạnh phúc cho mình Nhân dịp cha mẹ và hai em đi vắng, Kiều đãsang nhà người yêu để tình tự:

Nhà lan thanh vắng một mình Ngẫm cơ hội ngộ đã giành hôm nay

Kiều mừng vui, nàng như reo lên, rối rít sắp đặt hoa quả và sang nhà chàng Kim:

Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường

Gót sen này quả thật còn làm ngơ ngác nhiều thiếu nữ ngày nay Nàng tình tự vớingười yêu trọn một ngày mà vẫn còn thấy quá ít ỏi Trời tối rồi nàng mới sực nhớ :

Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai.

Trở về nhà thấy cha mẹ và hai em vẫn chưa về nàng lại:

Cửa ngoài vội rủ rèm the Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

Hai từ xăm xăm gợi hình ảnh một nàng Kiều đi băng băng, không rón rén, không

nhìn trước nhìn sau Cái đáng sợ nhất là dư luận, là những quan niệm khắt khe của lễgiáo, Kiều cũng không sợ nốt Câu thơ không còn là một câu thơ bình thường nữa mà

Trang 11

là vũ khí, là gươm giáo Bằng hành động này của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã phủnhận những nguyên tắc của đạo đức phong kiến:

- Nam nữ thụ thụ bất tương thân

- Nam đáo phòng nữ nam tắc loạn

- Nữ đáo phòng nam nữ tắc dâm

Và cũng chính trong lần gặp gỡ này hai người đã thề nguyền với nhau Nhà thơ

đã miêu tả một đêm thề nguyện tuyệt đẹp Cái đẹp ở đây là sự thống nhất tuyệt vời:một mà hai, hai mà một, cái đẹp của sự bình đẳng

Tóm lại, đây là một mối tình sâu sắc trong ý nghĩa chống phong kiến.Kim- Kiều

đã hành động theo tiếng gọi của trái tim chứ không phải theo những tín điều của Nhogiáo Hạnh phúc của đôi lứa được đặt trên hết Còn lễ giáo phong kiến, công danhphong kiến bị đẩy xuống hàng thứ hai Tuy nhiên những hành động của Kim, Kiều

đã có cơ sở trong hiện thực đời sống Ðây là thời kỳ con người có yêu cầu đòi giảiphóng tình cảm, giải phóng bản năng Tình yêu ấy cũng được bắt nguồn từ nhữngtình cảm lành mạnh, hồn nhiên, trong sáng trong văn học dân gian

Tình yêu tự do có những sắc thái rất riêng: hồn nhiên, trong sáng, mãnh liệt, thủychung và bền vững

b Giấc mơ tự do và công lý

Giấc mơ này được thể hiện qua hình tượng nhân vật Từ Hải, đây là nhân vật màgiới nghiên cứu bình luận ít nhưng có nhiều mâu thuẫn Có một nhà nho vô danh đãbình luận về Từ Hải như sau:

Bốn bể anh hùng còn dại gái Thập thành con đĩ mắc mưu quan

Vấn đề mà giới nghiên cứu tranh luận nhiều là Từ có dính dáng gì đến NguyễnHuệ không? Cảm hứng của nhà thơ bắt nguồn từ đâu khi xây dựng Từ?

Từ Hải vốn là một con người có thật trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Từ làmột tên cướp biển vùng Giang Nam, bị lịch sử Trung Quốc lên án Ở hai tác phẩm

Sự tích Vương Thúy Kiều - Mao Khôn và Truyện Vương Thuý Kiều - Dư Hoài,

nhân vật chưa có gì để gọi là anh hùng

Ðến Thanh Tâm, tác giả đã đổi lốt cho nhân vật này, ông đã xây dựng Từ trởthành một đại vương Từ một con người có tài năng, đức độ của một người anh hùngnhưng trong tính cách của nhân vật này vẫn còn rơi rớt tính cách giặc cỏ - tính cáchcủa một tên tướng cướp tầm thường Nhìn chung Thanh Tâm Tài Nhân chưa gửi gắmvào nhân vật này một ước mơ gì lớn lao, nhân vật chưa đáp ứng được khát vọng gìcủa cuộc sống

Ðến Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng Từ thành một nhân vật anh hùng vơi

màu sắc lý tưởng, ông tước bỏ tất cả những chi tiết khiến người ta nghĩ Từ là mộtcon người tầm thường

Từ xuất hiện trong hoàn cảnh nào của cuộc đời Kiều? Rơi vào lầu xanh lần thứ

hai, thái độ của Kiều trong Kim Vân Kiều Truyện dường như bình thản đón nhận số

phận Thái độ ấy làm cho tính chất bi kịch của đoạn đời này không rõ nét, bị phá vỡ.Giữa lúc ấy Từ Hải xuất hiện Vai trò của Từ rõ ràng không được đề cao Còn trong

Truyện Kiều, rơi vào lầu xanh lần hai, Kiều bế tắc đến tuyệt vọng, nàng như bị dồn

đến chân tường:

Ngày đăng: 06/09/2016, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w