Giáo viên cần phải nắm được lực học của các học sinh trong lớp để đưa ra được biện pháp phân hóa phù hợp với từng đối tượng học sinh, tránh việcyêu cầu quá cao hoặc quá thấp đối với học
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -PHẠM THỊ THU
VẬN DỤNG DẠY HỌC PHÂN HÓA
VÀO DẠY HỌC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -PHẠM THỊ THU
VẬN DỤNG DẠY HỌC PHÂN HÓA
VÀO DẠY HỌC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : LL&PPDH bộ môn Toán
Mã số : 60.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
HÀ NỘI, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Toán - Tin, Phòng sau đại học, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, tổ Toán trường THPT Bình Thanh, Kiến Xương, Thái Bình đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thử nghiệm sư phạm.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, tới những người thân, bạn bè đồng nghiệp cũng như bạn bè trong nhóm Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán K22 đã tận tình giúp đỡ, cổ vũ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Thu
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 5M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA 4
1.1.1 Khái niệm dạy học phân hóa 4
1.1.2 Tư tưởng chủ đạo 4
1.1.3 Phương hướng phân hóa 5
1.1.4 Những ưu điểm, nhược điểm của dạy học phân hóa 5
1.2 QUY TRÌNH DẠY HỌC PHÂN HÓA 6
1.2.1 Nhiệm vụ của thầy trước khi lên lớp 6
1.2.2 Nhiệm vụ của học sinh trước khi lên lớp 9
1.2.3 Quy trình tổ chức dạy học phân hóa 9
1.3 NHỮNG HÌNH THỨC CỦA PHÂN HÓA 10
1.3.1 Dạy học ngoại khóa 11
1.3.2 Dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi 11
1.3.3 Dạy học giúp đỡ học sinh yếu kém toán 12
1.4 NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA 13
1.4.1 Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt 13
1.4.2 Tổ chức những pha phân hóa trên lớp 14
1.4.3 Phân hóa bài tập về nhà 17
1.5 PHÂN BẬC HOẠT ĐỘNG 18
1.5.1 Tư tưởng chủ đạo 18
1.5.2 Những căn cứ để phân bậc hoạt động 18
1.5.3 Điều khiển quá trình học tập dựa vào sự phân bậc hoạt động 18
1.6 BÀI TẬP PHÂN HÓA 19
1.6.1 Khái niệm bài tập phân hóa 19
1.6.2 Tác dụng của bài tập phân hóa 19
1.7 MỐI QUAN HỆ GIỮA DẠY HỌC PHÂN HÓA VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁC 20
1.8 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÂN HÓA TRONG MÔN TOÁN NÓI CHUNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ NÓI RIÊNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 21
1.8.1 Nội dung phương trình vô tỉ ở trường phổ thông 21
Trang 61.8.2 Tình hình dạy học phương trình vô tỉ ở trường phổ thông 22
1.9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA NỘI DUNG PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ Ở TRƯỜNG THPT 24
2.1 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC PHÂN HÓA PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ Ở THPT 24 2.2 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ 28
2.2.1 Biện pháp 1: Giáo viên thực hiện đối xử cá biệt với từng loại đối tượng học sinh ngay trong những pha dạy học đồng loạt trên lớp 29
2.2.2 Biện pháp 2: Giáo viên tổ chức những pha phân hóa trên lớp đối với từng loại đối tượng học sinh 33
2.2.3 Biện pháp 3: Giáo viên thực hiện phân hóa nội dung và mức độ yêu cầu đối với học sinh khi giao nhiệm vụ học tập ở nhà 58
2.2.4 Biện pháp 4: Giáo viên thực hiện dạy học phân hóa ngoài khi bồi dưỡng học sinh khá giỏi 61
2.2.5 Biện pháp 5: Giáo viên thực hiện dạy học phân hóa ngoài khi phụ đạo học sinh yếu kém 75
2.2.6 Biện pháp 6: Giáo viên thực hiện phân hóa trong nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá 84
2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 87
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 89
3.1 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 89
3.1.1 Mục đích thử nghiệm 89
3.1.2 Nội dung thử nghiệm 89
3.2 TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 95
3.2.1 Chọn trường, chọn lớp thử nghiệm 95
3.2.2 Tiến trình thử nghiệm 95
3.3 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 97
3.3.1 Đánh giá định lượng 97
3.3.2 Đánh giá định tính 99
3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 7PHỤ LỤC
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay.Đại hội Đảng khóa VII đã khẳng định “ Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàngđầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài Tầm quantrọng của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp đổi mới hiện đại hóa đất nước đãđặt lên vai đội ngũ giáo dục nhiều trách nhiệm nặng nề…”
Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ
về phương pháp giáo dục phổ thông như sau: “ Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh,phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng năng lực tựhọc, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tìnhcảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” (Trích luật giáo dục2005- chương II, mục 2, điều 2)
Tiếp đó là nghị quyết hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Việt Nam khóa VII khẳng định: “Cuộc cách mạng về phương phápgiảng dạy phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng suynghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo ngaytrong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông Áp dụng những phương phápgiáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, nănglực giải quyết vấn đề”
Giáo dục phổ thông giúp người học có thêm kiến thức để tiếp tục họclên hoặc đi vào cuộc sống Cũng như các ngành khoa học khác toán học cũnggiữ một vị trí quan trọng Nó giúp con người ta có tư duy sáng tạo, phát triểntrí tuệ, rèn luyện kĩ năng, tính tự lập, tính chính xác,…
Thực tế cho thấy, mức độ tiếp thu kiến thức của HS không đồng đều,
có sự phân hóa rõ rệt giữa HS khá, giỏi với HS trung bình, yếu Để HS hứngthú đồng thời có sự tiến bộ trong học tập thì GV cần phải thực hiện các phaphân hóa Dạy học phân hóa phát huy được tính tích cực, chủ động của ngườihọc Bên cạnh đó dạy học phân hóa còn khắc phục được hiện tượng không
Trang 9đồng đều, chưa hiệu quả của các phương pháp dạy học khác.
Phương trình là một nội dung có vị trí quan trọng trong toán học Chủ
đề này được đưa vào trường phổ thông, thể hiện trong nhiều chương, phầncủa SGK môn Toán Trong các kì thi do tính đa dạng về chủng loại, cách giảicủa phương trình vô tỉ nên học sinh thường hay lúng túng và gặp khó khăn
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài được chọn là: “Vận dụng dạy học
phân hóa vào dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường THPT”.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng những biện pháp vận dụng dạy học phân hóa vào nội dunggiải phương trình vô tỉ ở trường THPT
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phân hóa
- Xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả trong dạyhoc phân hóa
- Vận dụng những biện pháp sư phạm vào dạy học những dạng phương trình vô tỉ
- Thử nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận dụng dạy học phân hóa vào dạyhọc giải phương trình vô tỉ ở trường THPT
- Khách thể và phạm vi nghiên cứu: Học sinh và giáo viên ở THPT
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Có thể xây dựng những biện pháp sư phạm để vận dụng dạy học phân hóatrong giải phương trình vô tỉ cho học sinh THPT và nhờ vậy sẽ giúp học sinhhứng thú học tập góp phân nâng cao chất lượng dạy học phương trình vô tỉ
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về líluận dạy học môn toán, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề có liên quan đến
đề tài
- Phương pháp điều tra, quan sát, tìm hiểu: Tiến hành thăm lớp, dự giờtrao đổi, tìm hiểu ý kiến của một số đồng nghiệp có kinh nghiệm, có tâmhuyết và quan tâm đến đề tài
Trang 10- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tại trường phổthông đối với học sinh nhằm kiểm nghiệm thực tiễn tính khả thi và hiệu quảcủa đề tài nghiên cứu.
7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồmcác phần sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp dạy học phân hóa nội dung phương trình
vô tỉ ở trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA
Mục này được viết dựa trên dạy học phân hóa trong giáo trình phươngpháp dạy học môn Toán của Nguyễn Bá Kim [9]
1.1.1 Khái niệm dạy học phân hóa
Trong lịch sử giáo dục, học sinh là một danh từ chung chỉ những ngườitiếp thu tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Lớp học là một tập thểthống nhất, gồm những học sinh cùng một trình độ, cùng một lứa tuổi… cócùng một mục tiêu chung
Theo từ điển tiếng việt, phân hóa chia ra thành nhiều bộ phân khác hẳnnhau Có nhiều tiêu chí để chia như chia theo lứa tuổi, theo trình độ, theo giớitính, theo dân tộc…Ở đây chỉ giới hạn chia theo năng lực và nhu cầu củangười học
Dạy học phân hóa xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phânhóa, từ sự yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu dạy học đối với tất cảmọi học sinh, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khảnăng của cá nhân
Dạy học phân hóa là cách thức dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hànhcác hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực,nhu cầu nhận thức, các điều kiện nhận thức nhằm tạo ra những kết quả họctập và sự phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công bằng tronggiáo dục, tức là đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học
1.1.2 Tư tưởng chủ đạo
Việc kết hợp giữa giáo dục diện “đại trà” với giáo dục diện “mũinhọn”, giữa “phổ cập” với “nâng cao” trong dạy học toán ở trường phổ thôngcần được tiến hành theo các tư tưởng chủ đạo sau:
i) Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảng
Việc dạy học toán phải lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chungcủa học sinh trong lớp làm nền tảng, phải hướng vào những yêu cầu thật cơbản Chúng ta phải tinh giảm những nội dung chưa sát thực, chưa phù hợp vớiyêu cầu cơ bản Mỗi học sinh bình thường đều có khả năng học được, nắm
Trang 12được chương trình phổ thông Nhưng giữa các học sinh lại có sự khác biệt vềđặc điểm tâm lí cá nhân khiến cho học sinh này có khả năng và hứng thúnhiều hơn một mặt nào đó so với học sinh kia; học sinh khác lại có khả năng,
sở trường hứng thú nhiều hơn về mặt khác trong quá trình học tập Do đó,ngoài việc làm cho mọi học sinh đều đạt được những yêu cầu của chươngtrình và phát triển toàn diện Mặt khác, cần phát huy sở trường, hứng thú,năng khiếu của từng học sinh Vì vậy, nội dung và phương pháp dạy họctrước hết cần phải phù hợp với trình độ và điều kiện chung này
ii) Sử dụng những biện pháp phân hóa đưa diện học sinh yếu kém lên trình độ chung.
Giáo viên phải phát hiện ra những học sinh yếu kém để trong quá trìnhgiảng dạy có biện pháp phù hợp Cố gắng làm sao để những học sinh yếu kémđạt được những tiền đề cần thiết để có thể hòa vào học tập đồng loạt theotrình độ chung
iii) Có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hóa giúp học sinh khá, giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản.
Đối với những học sinh khá giỏi trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu
cơ bản và để tạo cho học sinh khá giỏi phát huy được tối đa năng lực, sởtrường,…Giáo viên cần có những bổ sung, đào sâu kiến thức giúp học sinhkhá giỏi nâng cao kiến thức
1.1.3 Phương hướng phân hóa
Dạy học phân hóa có thể được thực hiện theo hai hướng:
- Phân hóa nội tại (còn gọi là phân hóa trong), tức là dùng những biệnpháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế hoạchhọc tập, cùng một chương trình và sách giáo khoa
- Phân hóa về tổ chức (còn gọi là phân hóa ngoài), tức là hình thànhnhững nhóm ngoại khóa, lớp chuyên, giáo trình tự chọn,…
1.1.4 Những ưu điểm, nhược điểm của dạy học phân hóa
i) Ưu điểm của dạy học phân hóa
Dạy phân hóa phát huy tốt khả năng cá thể hóa hoạt động của người
Trang 13học, đưa người học trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, tiếp thu kiếnthức một cách chủ động, sáng tạo phù hợp với năng lực nhận thức của bảnthân Bên cạnh đó giáo viên có cơ hội hiểu và nắm được mức độ nhận thứccủa từng người học để từ đó đề ra những biện pháp tác động, uốn nắn kip thời
và đánh giá một cách khách quan, chính xác
Dạy học phân hóa gây được hứng thú cho mọi đối tượng học sinh, xóa
bỏ mặc cảm tự ti của đối tượng học sinh có nhịp độ nhận thức thấp cùng thamgia tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài
Dạy học phân hóa trong giờ học toán không cần yêu cầu các phươngtiện thiết bị hiện đại, mà nó phù hợp với thực trạng điều kiện vật chất cònthiếu thốn của nước ta
ii) Nhược điểm của dạy học phân hóa
Nhược điểm lớn nhất của dạy học phân hóa là trước khi lên lớp ngườigiáo viên phải chuẩn bị bài soạn, hệ thống bài tập phân hóa được chọn lọcmột cách kỹ lưỡng, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức
Số lượng HS trong lớp học đông, có sự chênh lệch nhau về trình độ cóthể gây khó khăn cho các giáo viên mới, GV dạy thay chưa kịp nắm đượctrình độ nhận thức của từng HS
Giáo viên cần phải nắm được lực học của các học sinh trong lớp để đưa
ra được biện pháp phân hóa phù hợp với từng đối tượng học sinh, tránh việcyêu cầu quá cao hoặc quá thấp đối với học sinh
1.2 QUY TRÌNH DẠY HỌC PHÂN HÓA
Mục này được viết dựa trên dạy học phân hóa trong giáo trình phươngpháp dạy học môn Toán của Nguyễn Bá Kim [9]
1.2.1 Nhiệm vụ của thầy trước khi lên lớp
i) Phân hóa được đối tượng học sinh
Nhiệm vụ của GV là phải nghiên cứu được những mặt mạnh, nhữngmặt còn hạn chế của từng học sinh để có những biện pháp phù hợp Có nhưvậy mới giúp cho tất cả các học sinh đều tiếp thu được kiến thức mong muốn
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải thường xuyên theo dõi, tìmhiểu, kiểm tra phân loại học sinh, có thể chia học sinh làm 3 nhóm như sau:
Trang 14nhóm học sinh khá giỏi, nhóm học sinh trung bình và nhóm học sinh yếukém Từ đó, đề ra được những yêu cầu khác nhau với từng nhóm đối tượng đó
kể cả hoạt động trên lớp và việc làm bài tập về nhà Mỗi nhóm đối tượng cómột biểu hiện và cách suy nghĩ học tập khác nhau Cụ thể:
- Đối với học sinh khá giỏi thì nhận thức của các em rất tốt, có tư duynhanh trong các bài tập khó nhưng dễ chủ quan trong những bài tập đơn giản
Vì vậy, điều quan trọng là giáo viên cần phải rèn luyện cho các em lòng hamhọc, hứng thú, sự say mê, tính cẩn thận,…Trong giờ học cần cho các em khaithác được những bài tập theo các góc độ khác nhau chứ không đơn thuần làmtheo hướng dẫn, hay theo một cách nhất định
- Đối với những học sinh trung bình thì mức độ nhận thức của các emthấp hơn so với những học sinh khá giỏi và chỉ nắm được những kiến thức cơbản trong sách giáo khoa, cần đến sự hỗ trợ của giáo viên trong những bài tập
ở mức độ nâng cao hơn
- Còn đối với học sinh diện yếu kém thì cần phải có sự hỗ trợ của giáoviên rất nhiều Chỉ cần các em nắm được lí thuyết trong sách giáo khoa và cóthể vận dụng lí thuyết để làm được bài tập đơn giản Bên cạnh đó giáo viên cầnphải tìm ra nguyên nhân học kém toán: có em học kém vì không có khả nănghọc toán nhưng có em lại học kém vì những nguyên nhân khác (như tác độngcủa gia đình, bạn bè xung quanh, tư tưởng không tập trung,…) để từ đó cónhững biện pháp giáo dục, giúp đỡ các em như thường xuyên theo dõi, độngviên kịp thời, xây dựng lòng tin ở bản thân,…Ngoài ra, giáo viên cũng cầnnghiên cứu những đặc điểm tư duy, về phương pháp suy nghĩ thể hiện ở nhữngđặc điểm sau như hổng kiến thức, tiếp thu chậm, phương pháp học tập toánchưa tốt Không nên đồng nhất các em học kém toán với nhau mà GV cần nắmđược điểm yếu của từng học sinh để có những biện pháp giúp đỡ kịp thời
ii) Thiết kế bài học
- Nghiên cứu nắm vững những nội dung và yêu cầu của bài học: Vì chỉkhi nắm vững nội dung kiến thức bài học thì giáo viên mới có thể hình thànhđược các phương pháp dạy học để thiết kế được những tình huống học tập lítưởng, đạt được mục đích dạy học của mình Giáo viên cần làm cẩn thận và
Trang 15xem xét nhiều khía cạnh của bài tập.
- Thiết kế các pha dạy học: Giáo viên nên sử dụng kết hợp với cácphương pháp dạy học khác Khi đưa các yếu tố phát hiện và giải quyết vấn đềcùng với kết hợp với hệ thống câu hỏi phân hóa vào bài học sẽ phát triển được
tư duy, tăng cường tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo cho các đốitượng học sinh Những tri thức mới được kiến tạo nhờ quá trình phát hiện vàgiải quyết vấn đề học sinh được khám phá, phân tích vấn đề để tìm ra hướnggiải quyết Tạo ra tình huống có vấn đề sẽ giúp học sinh chủ động trong việctìm ra tri thức mới Có nhiều cách để tạo tình huống có vấn đề như:
+ Khai thác, kiểm tra bài cũ để đặt vấn đề mới cần nghiên cứu
+ Đưa ra một mâu thuẫn để tìm cách giải quyết
+ Đặt vấn đề từ tình huống thực tiễn
+ Chọn một bài toán mà dung kiến thức mới giải quyết nhanh hơn.Trong dạy học phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề giáo viênđặt học sinh vào một tình huống có vấn đề sau đó đưa ra một hệ thống câu hỏidẫn dắt Làm theo cách này thì học sinh vừa nắm được tri thức mới, phát triểnđược tư duy sáng tạo đồng thời giải quyết được các tình huống đặt ra
iii) Ra bài tập phân hóa cho học sinh
Tùy theo lớp học và trình độ nhận thức của học sinh mà giáo viên xâydựng hệ thống bài tập khác nhau Trong tiết bài tập, giáo viên có thể xây dựngmột hệ thống bài tập phân hóa cho các đối tượng học sinh cũng có thể sửdụng 1 bài tập phân hóa cho nhiều đối tượng học sinh, bài tập giải bằng nhiềucách để phân loại học sinh Đồng thời cần chuẩn bị bài tập về nhà với nhiềumức độ khác nhau tùy theo từng nhóm đối tượng học sinh
iv) Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức thì để giờ học đạt kết quả tốt thìgiáo viên cũng cần xem xét đến những tác động từ môi trường, phương tiệndạy học, điều kiện Nếu học sinh được học trong điều kiện thuận lợi thì sẽgiúp các em học tập tốt hơn Sử dụng phương tiện dạy học cũng giúp giáoviên có thời gian quan tâm đến học sinh nhiều hơn, có thể theo sát, giúp đỡđến từng học sinh trong lớp
Trang 161.2.2 Nhiệm vụ của học sinh trước khi lên lớp
Trước khi lên lớp thì học sinh cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về nhà: Học và làm bài tập ở nhà,nghiên cứu trước nội dung bài học, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập cầnthiết cho giờ học Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà học sinh cần phải thựchiện tốt trước khi lên lớp
Học sinh cần hiểu rõ được những kiến thức cơ bản để làm bài tập chứkhông phải học một cách máy móc, dập khuôn, vận dụng linh hoạt được cáckiến thức đã biết để làm bài tập Ngoài ra, những học sinh khá giỏi cần làmthêm những bài tập nâng cao, những bài tập có tính suy luận, tính tư duy cao
1.2.3 Quy trình tổ chức dạy học phân hóa
i) Tổ chức các pha dạy học đồng loạt
- Kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy học không truyền thốngnhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu tốt các tri thức khái niệm và định lí.Các phương pháp này có ưu điểm là tạo ra tình huống gợi vấn đề, điều khiểnhọc sinh hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo
- Đối xử cá biệt trong các pha dạy học đồng loạt sẽ thu hút tất cả cácđối tượng học sinh trong lớp tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cáchgiao nhiệm vụ phù hợp cho từng đối tượng học sinh Nêu những câu hỏi khóhơn cho các em có nhận thức nhanh và những câu hỏi dễ, những câu hỏi cótính chất gợi mở cho những học sinh có nhận thức chậm
ii) Điều khiển các pha phân hóa
- Trong việc điều khiển học sinh hoạt động trong các pha phân hóa giáoviên có thể đưa ra những yêu cầu khác nhau cũng như mức độ hoạt động độclập của học sinh Tùy theo từng nội dung học tập mà GV có thể hướng dẫnnhiều hơn cho đối tượng học sinh này, ít hơn hoặc không gợi ý cho đối tượnghọc sinh khác tùy theo khả năng và trình độ
- Việc tổ chức điều khiển quá trình giải bài tập phân hóa có thể đượcthực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên tổ chức, giao nhiệm vụ cho các đối tượng học sinh
và đặt ra mục đích yêu cầu rõ ràng cho học sinh
Trang 17+ Bước 2: Từng cá nhân tiến hành làm việc độc lập dưới sự quan sát,hướng dẫn, gợi mở của giáo viên Giáo viên có thể định ra yêu cầu khác nhauvới từng nhóm đối tượng về mức độ hoạt động
+ Bước 3: Thảo luận nhóm hoặc làm chung cả lớp Nếu thảo luận nhómthì giáo viên gọi bất kì hoặc nhóm cử đại diện một thành viên lên bảng trìnhbày Nếu làm việc chung cả lớp thì tùy vào mức độ câu hỏi mà giáo viên chỉđịnh học sinh trình bày phương án giải quyết
iii) Giao bài tập phân hóa về nhà
Trong dạy học phân hóa, ngoài các pha dạy học trên lớp thì giáo viêncũng có thể phân hóa bài tập về nhà Bài tập giao về nhà phải phù hợp vớimức độ nhận thức của học sinh Có hai cách để phân hóa bài tâp về nhà làphân hóa theo số lượng bài tập và phân hóa về nội dung bài tập
1.3 NHỮNG HÌNH THỨC CỦA PHÂN HÓA
Mục này được viết dựa trên dạy học phân hóa trong giáo trình phươngpháp dạy học môn Toán của Nguyễn Bá Kim [9]
Trong quá trình dạy học ta có thể phân hóa theo các hình thức sau:
- Phân hóa theo sự nhận thức của học sinh: Tức là lấy sự phân nhịp độlàm căn cứ phân hóa Nhịp độ nhận thức được tính bằng lượng thời gianchuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm
vụ khác Đối với hình thức này phân học sinh trong lớp thành ba nhóm: nhómnhận thức nhanh, nhóm nhận thức trung bình và nhóm nhận thức chậm Khiphân chia nhóm theo hình thức này trong quá trình thảo luận nhóm giáo viêncần quan tâm nhiều hơn đến nhóm có nhận thức trung bình và nhận thứcchậm Những học sinh có nhận thức chậm mặc dù làm những bài tập rất đơn
Trang 18giản nhưng các em có thể không làm được do không nắm được lí thuyết, cònnhững học sinh có nhận thức trung bình lí thuyết nắm được nhưng có thểkhông biết vận dụng vào để làm bài tập
- Phân hóa theo hứng thú: Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập củahọc sinh để tổ chức cho người học tìm hiểu khám phá nhận thức
- Phân hóa theo học lực: Căn cứ vào học lực có thực của người học để
có những tác động sư phạm phù hợp với người học
Các hình thức của dạy học phân hóa
1.3.1 Dạy học ngoại khóa
- Mục đích của dạy học ngoại khóa là: Gây hứng thú cho học sinh họctập bổ sung, đào sâu mở rộng kiến thức nội khóa, tạo điều kiện gắn liền nhàtrường với đời sống, lý thuyết với thực hành Rèn luyện cách thức làm việctập thể phân hóa phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu
- Nội dung: Dạy học ngoại khóa bổ sung nội khóa nhưng không bị hạnchế bởi chương trình, mở rộng, đào sâu chương trình Thực hiện tốt nguyên lýgiáo dục: học đi đôi với hành, giáo duc kết hợp với lao động sản xuất, nhàtrường gắn liền với lao động xã hội
- Tổ chức: dạy học ngoại khóa có tính chất tự nguyện không bắt buộc
- Phương pháp tiến hành sinh động hấp dẫn
- Hình thức dạy học ngoai khóa: nói chuyện chuyên đề, thăm quan, họpbáo, câu lac bộ toán học…
Việc kiểm tra dạy học ngoại khóa nên có tính chất quần chúng để họcsinh thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình với tập thể Khuyến khích nhữnghình thức kiểm tra, nhận xét công khai kết quả học tập trước lớp, toàn trường
1.3.2 Dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi
Bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm rất quan trọng và cần thiết, cầnđược thực hiện ngay trong những tiết học đồng loạt, bằng những biện phápphân hóa nội tại thích hợp Hai hình thức thường tổ chức là: Nhóm học sinhgiỏi toán và lớp phổ thông chuyên toán
- Nhóm học sinh giỏi toán gồm những học sinh cùng một lớp hoặctrong cùng một khối, có năng lực về toán, yêu thích nghiên cứu toán và tự
Trang 19nguyện xin bồi dưỡng nâng cao về toán Để đảm bảo học sinh không học lệch,nhóm không nhận một học sinh nào kém về một môn khác, dù rằng có thànhtích cao về toán.
Trong những buổi sinh hoạt ngoai khóa, học sinh giỏi toán chính là lựclượng nòng cốt của nhà trường
Mục đích bồi dưỡng nhóm học sinh giỏi toán: Nâng cao hứng thú họctập môn toán, đào sâu và mở rộng tri thức trong giáo trình Giáo viên làm nổibật vai trò của môn toán trong đời sống, bồi dưỡng tác phong, phương phápnghiên cứu và thói quen tự đọc sách cho học sinh
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng bởi các phần: Nghethuyết trình những kiến thức bổ sung cho nội khóa, giải các bài tập nâng cao,học chuyên đề toán, thăm quan thực hành và ứng dụng toán
- Lớp phổ thông chuyên toán:
Hiện nay ở nước ta đang tập hợp những học sinh giỏi toán ở trường phổthông thành những lớp đặc biệt, giao cho một số trường đại học hoặc cáctrường chuyên phụ trách Những lớp này được gọi là những lớp phổ thôngchuyên toán
Mục đích của những lớp học này là phát hiện những học sinh có nănglực về toán, bồi dưỡng các em phát triển tốt về mặt này trên cơ sở giáo dụctoàn diện, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, một số cóthể trở thành nhân tài cho đất nước Để thực hiện tốt mục đích đào tạo lớpchuyên toán, chương trình các môn học ở các lớp này được Bộ giáo dục vàĐào tạo quy định là chương trình phân hóa phổ thông có thêm một số giờ toán
và ngoại ngữ Trong đó chú trọng những ứng dụng thực tiễn của toán học,tăng cường một số yếu tố về logic học, bổ sung một số yếu tố về toán họchiện đại…
1.3.3 Dạy học giúp đỡ học sinh yếu kém toán
- Trong trường phổ thông, những học sinh có kết quả toán thườngxuyên dưới trung bình gọi là những học sinh yếu toán Việc lĩnh hội tri thức,rèn luyện kỹ năng đối với những học sinh này đòi hỏi nhiều thời gian và côngsức hơn đối với học sinh khác Song song với việc giảng dạy trên lớp, giáo
Trang 20viên cần tách riêng đối với nhóm học sinh yếu kém ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung giúp đỡ học sinh yếu kém nên nhằm vào những phươnghướng sau:
+ Đảm bảo trình độ xuất phát của học sinh: Cần trang bị cho các emnhững tiền đề cần thiết để đảm bảo trình độ xuất phát cho những tiết trên lớp
+ Lấp “lỗ hổng” về kiến thức, kỹ năng: Đây là một điểm yếu rõ nét vàphổ biến của học sinh yếu kém Thông qua những giờ lý thuyết và thực hành,giáo viên tập cho học sinh có ý thức phát hiện ra lỗ hổng kiến thức của mình
và biết tra cứu tài liệu, sách vở để tự lấp chỗ hổng đó
+ Luyện những bài tập vừa sức: Do tính vững chắc của kiến thức cầnđược coi trọng, người giáo viên cần dành thì giờ để học sinh tăng cường luyệntập vừa sức mình
+ Đảm bảo học sinh hiểu đề bài, tăng số lượng bài tập cùng thể loại vàvừa mức độ
+ Sử dụng các bài tập phân bậc cần trang bị cho họ những hiểu biết sơđẳng về phương pháp học toán đó là: Nắm được lý thuyết mới làm bài tập,đọc kỹ đầu bài, hình vẽ cẩn thận… Đấu tranh kiên trì với thói quen xấu củahọc sinh như chưa học lí thuyết đã làm bài tập, không đọc kỹ đầu bài đã laovào làm bài, hình vẽ cẩu thả…
1.4 NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA
Mục này được viết dựa trên dạy học phân hóa trong giáo trình phươngpháp dạy học môn Toán của Nguyễn Bá Kim [9]
1.4.1 Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt
Theo tư tưởng chủ đạo là lấy trình độ phát triển chung của học sinhtrong lớp làm nền tảng do đó những pha cơ bản là những pha dạy học đồngloạt Tuy nhiên, ngay trong những pha này, thông qua quan sát, vấn đáp vàkiểm tra, người thầy giáo cần phát hiện những sự sai khác giữa các học sinh
về tình trạng lĩnh hội và trình độ phát triển, từ đó có những biện pháp phânhóa nhẹ, chẳng hạn như:
- Lôi cuốn đông đảo học sinh có trình độ khác nhau vào quá trình dạyhọc bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp với từng loại đối tượng, khuyến khích
Trang 21học sinh yếu kém khi họ tỏ ý muốn trả lời câu hỏi, tận dụng những tri thức và
kĩ năng riêng biệt của từng học sinh,…
- Phân hóa việc giúp đỡ, kiểm tra và đánh giá học sinh Tùy từng đốitượng học sinh mà việc giúp đỡ khác nhau Đối với những học sinh có lực họcyếu kém, trung bình thì giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn so vớinhững học sinh có lực học khá, giỏi về một nội dung học tập cụ thể nào đó.Còn khi kiểm tra, đánh giá học sinh thì cũng cần đến sự phân hóa Cụ thểnhư: mức độ kiểm tra dành cho học sinh yếu kém, trung bình thấp hơn so vớinhững học sinh khá giỏi, có những câu hỏi gợi mở để những học sinh đó cóthể trả lời được Còn khi đánh giá thì tiêu chuẩn học sinh có lực học yếu kém,trung bình sẽ thấp hơn so với học sinh có lực học khá giỏi
1.4.2 Tổ chức những pha phân hóa trên lớp
Trong lớp học luôn có ba nhóm đối tượng học sinh khác nhau: nhómkhá giỏi, nhóm trung bình và nhóm yếu kém Trong quá trình dạy học vàonhững thời điểm thích hợp có thể thực hiện những pha phân hóa tạm thời, tổchức cho học sinh hoạt động một cách phân hóa Biện pháp này được thựchiện khi trình độ học sinh có sự sai khác lớn, có nguy cơ yêu cầu quá caohoặc quá thấp nếu cứ dạy học đồng loạt
Ở những lúc nhất định trong quá trình dạy học có thể thực hiện nhữngpha phân hóa tạm thời, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách phân hóa.Biện pháp này được áp dụng khi trình độ học sinh có sự sai khác lớn có nguy
cơ yêu cầu qua cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy học đồng loạt
Ở những pha này, thầy giáo giao cho học sinh những nhiệm vụ phânhóa (thường thể hiện thành những bài tập phân hóa), điều khiển quá trình giảinhững bài tập này một cách phân hóa và tạo điều kiện giao lưu gây tác độngqua lại trong những người học Điều đó có thể được minh họa bởi sơ đồ sau:
Trang 22Những khả năng phân hóa biểu thị trong sơ đồ trên còn có thể được tổhợp với nhau và như vậy chúng khá đa dạng Chúng có thể được áp dụng ở tất
cả các chức năng điều hành quá trình dạy học Tuy nhiên nhiều nghiên cứu về
lí luận dạy học môn Toán cho thấy rằng dạy học phân hóa ở các chức năngcủng cố và đảm bảo trình độ xuất phát là thuận lợi nhất
Sau đây là một vài giải thích về các khả năng phân hóa trong sơ đồ trên:
- Ra bài tập phân hóa
Bài tập phân hóa có mức độ cao thấp khác nhau, phù hợp với từng loạiđối tượng, từng lớp học khác nhau
Ý đồ ra bài tập phân hóa là để những học sinh khác nhau có thể tiếnhành những hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ khác nhau của họ
Có thể phân hóa về yêu cầu bằng cách sử dụng những bài tập phân bậc:những bài tập có mức độ khó dễ khác nhau cho từng nhóm đối tượng họcsinh Cũng có thể trong một bài tập có sự phân bậc, có những hoạt động dànhcho các đối tượng học sinh Có những phần dành cho học sinh khá giỏi nhưngcũng có những hoạt động dành cho học sinh trung bình và học sinh yếu kém
Cũng có thể phân hóa về mặt số lượng Để kiến tạo một kiến thức, rènluyện một kĩ năng nào đó, một học sinh này có thể cần nhiều bài tập cùng loại
Tác động qua lại giữacác học trò:
- Thảo luận trong lớp
Điều khiển phân hóa của thầygiáo:
- Phân hóa mức độ độc lập hoạtđộng của trò
- Quan tâm cá biệt
Trang 23nhiều hơn một số học sinh khác Nên ra đủ liều lượng bài tập như vậy chotừng loại đối tượng Những học sinh còn thừa thời gian, đặc biệt là học sinhgiỏi, sẽ nhận thêm những bài tập khác để đào sâu và nâng cao.
- Điều khiển phân hóa của thầy giáo
Trong việc điều khiển học sinh giải bài tập, thầy giáo có thể định ra yêucầu khác nhau về mức độ độc lập của học sinh, hướng dẫn nhiều hơn cho họcsinh này, ít hoặc không gợi ý cho học sinh khác, tùy theo khả năng và trình độcủa họ Giáo viên có thể áp dụng dạy học theo nhóm đối tượng học sinh đểviệc phân hóa được hiệu quả
Đồng thời thầy giáo cần quan tâm cá biệt: động viên học sinh nào đó cóphần thiếu tự tin, lưu ý học sinh này thường hay tính toán nhầm lẫn, nhắc nhởhọc sinh kia đừng hấp tấp, chủ quan Bên cạnh đó cần động viên, giúp đỡnhững học sinh yếu kém để họ tiến bộ trong học tập
- Tác động qua lại giữa những người học
Trong quá trình điều khiển học sinh học tập nói chung và giải bài tập nóiriêng, cần phát huy những tác động qua lại giữa những người học bằng các hìnhthức học tập khuyến khích sự giao lưu giữa họ như thảo luận trong lớp, học theocặp và học theo nhóm Với những hình thức này, có thể tận dụng chỗ mạnh của một
số học sinh này để điều chỉnh nhận thức những học sinh khác Tác dụng điều chỉnhnày có một số ưu điểm so với tác dụng của thầy giáo: có tính thuyết phục, nêugương, không có tính chất áp đặt Đương nhiên, những hình thức này không phảichỉ có tác dụng một chiều: học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém Thực tiễncho thấy rằng những liên kết chỉ có một chiều sớm muộn cũng sẽ bị phá vỡ Chỉnhững liên kết hai bên cùng có lợi mới có sức sống nội tại Trong trường hợp củachúng ta, những hình thức học tập theo cặp, học theo nhóm (trong giờ học trên lớp)không phải chỉ có lợi cho học sinh yếu kém Điều quan trọng là thông qua các hìnhthức này, học sinh, cụ thể là các thành viên trong một cặp hoặc một nhóm được rènluyện cách thức làm việc để cùng hoạt động chung, trong đó có sự phân công, phânnhiệm, có trao đổi ý kiến, có diễn đạt, lí giải, thuyết phục để tìm ra con đường hoặcphương án giải quyết vấn đề Tình huống làm việc như trên: cùng thực hiện mộtnhiệm vụ, có sự giao lưu trong tập thể và phát triển những những mối quan hệ xã
Trang 24hội là một tình huống vẫn thường xảy ra trong đời sống Học sinh dù khá giỏi hayyếu kém cũng đều cần tập hoạt động trong những tình huống như vậy.
Trong khi chỉ đạo học tập theo cặp hoặc theo nhóm, người thầy giáocần lưu ý:
Thứ nhất, cần tập dượt cho học sinh cách thức làm việc tập thể có giao
lưu ý kiến, có phân công phân nhiệm, có người điều khiển, chịu trách nhiệm;cần gợi động cơ cho học sinh đối với cách làm việc này bằng cách thức làmviệc thường diễn ra trong thực tế
Thứ hai, cần thay đổi vai trò người thực hiện và người kiểm tra, thay
đổi phân công phân nhiệm để tập cho một người có thể thực hiện nhiều chứcnăng khác nhau, có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau
Thứ ba, cần tạo cho mọi thành viên trong cặp hoặc nhóm có ý thức và
thói quen tự kiểm tra và rút kinh nghiệm trong hoạt động
1.4.3 Phân hóa bài tập về nhà
Trong dạy học phân hóa, chúng ta không chỉ thực hiện những pha phânhóa trên lớp mà còn ở những bài tập về nhà Trong việc làm này người thầygiáo cần lưu ý:
- Phân hóa về số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đốitượng để cùng đạt một yêu cầu Tùy đặc điểm của các nhóm đối tượng họcsinh mà giáo viên giao số lượng bài tập thích hợp Chẳng hạn, học sinh yếukém thì cần giao những bài tập áp dụng lí thuyết và những bài tập tính toán,trái lại đối với những học sinh khá giỏi thì cần giao những bài tập có tính suyluận, những bài tập phát triển tư duy sáng tạo
- Phân hóa về nội dung bài tập: Bài tập mang tính vừa sức để tránh đòihỏi quá cao đối với học sinh yếu kém và quá thấp đối với học sinh giỏi
- Phân hóa yêu cầu về mặt tính độc lập: Bài tập cho diện yếu kém chứanhiều yếu tố dẫn dắt hơn bài tập cho diện khá giỏi
- Ra riêng những bài tập nhằm đảm bảo trình độ xuất phát cho nhữnghọc sinh yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau
- Ra riêng những bài tập nâng cao cho học sinh giỏi
Trang 251.5 PHÂN BẬC HOẠT ĐỘNG
Mục này được viết dựa trên những thành tố cơ sở của phương pháp dạyhọc trong giáo trình phương pháp dạy học môn Toán của Nguyễn Bá Kim [9]
1.5.1 Tư tưởng chủ đạo
Dạy học phải lấy xác định được những mức độ yêu cầu thể hiện ởnhững hoạt động mà học sinh phải đạt được hoặc có thể đạt được vào lúc cuốicùng hay ở những thời điểm trung gian Phân bậc được hiểu theo cả góc độ vĩ
mô và vi mô Theo nghĩa vĩ mô thì phân bậc là những mức độ của một hoạtđộng trong những giai đoạn khác nhau của toàn bộ thời gian học ở trường phổthông, của một lớp hay một cấp học nào đó Còn theo nghĩa vi mô thì phânbậc là những mức độ hoạt động ở những mức khó khăn hay mức độ yêu cầutrong một khoảng thời gian ngắn, trong một tiết học
1.5.2 Những căn cứ để phân bậc hoạt động
i) Sự phức tạp của đối tượng: Đối tượng càng phức tạp thì hoạt động đó
càng khó thực hiện Vì vậy có thể dựa vào sự phức tạp để phân bậc hoạt động
ii) Sự trừu tượng, khái quát của đối tượng: Đối tượng của hoạt động
càng trừu tượng, khái quát có nghĩa là yêu cầu thực hiện hoạt động càng cao
iii) Nội dung của hoạt động: Nội dung của hoạt động chủ yếu là những
tri thức liên quan tới hoạt động và những điều kiện khác của hoạt động Nộidung hoạt động càng gia tăng thì hoạt động càng khó thực hiện, vì thế nộidung cũng là một căn cứ để phân bậc hoạt động
iv) Sự phức tạp của hoạt động: Một hoạt động phức tạp là một hoạt
động gồm nhiều thành phần Gia tăng những hoạt động thành phần cũng cónghĩa là nâng cao yêu cầu đối với hoạt động
v) Chất lượng của hoạt động: Là tính độc lập hoặc độ thành thạo.
vi) Phối hợp nhiều phương diện làm căn cứ để phân bậc hoạt động
1.5.3 Điều khiển quá trình học tập dựa vào sự phân bậc hoạt động
Để giờ dạy đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần biết lợi dụng sựphân bậc hoạt động để làm căn cứ để điều khiển quá trình học tập thường theonhững hướng sau:
Trang 26i) Chính xác hóa một mục tiêu
Nếu không có sự phân bậc hoạt động thì người ta thường đưa ra nhữngmục tiêu chung chung Nhờ phân bậc hoạt động mà ta có thể đề ra đượcnhững mục tiêu một cách chính xác, thiết thực hơn
ii) Tuần tự nâng cao yêu cầu khi cần thiết
Dùng sự phân bậc hoạt động để nâng cao yêu cầu đối với học sinh.Điều này sẽ giúp học sinh nhận được kiến thức phù hợp với mình và dần dầnnâng cao mức độ đòi hỏi từ đơn giản đến phức tạp
iii) Tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết
Trong quá trình học tập đôi khi gặp khó khăn trong khi hoạt động, ta cóthể tạm thời hạ thấp yêu cầu Sau khi học sinh đã đạt được nấc thang thấpnày, yêu cầu lại tuần tự được nâng cao Làm như thế sẽ giúp học sinh tiếp thuđược kiến thức mà không quá sức
iv) Dạy học phân hóa
Sự phân bậc hoạt động tạo khả năng dạy học phân hóa Nó được lợidụng để dạy học phân hóa nội tại theo cách cho những học sinh thuộc nhữngloại trình độ khác nhau đồng thời thực hiện những hoạt động có cùng nộidung nhưng trải qua hoặc ở những mức độ yêu cầu khác nhau
1.6 BÀI TẬP PHÂN HÓA
Mục này được viết dựa trên dạy học phân hóa trong giáo trình phươngpháp dạy học môn Toán của Nguyễn Bá Kim [9]
1.6.1 Khái niệm bài tập phân hóa
Bài tập phân hóa là những bài tập có ý đồ để những học sinh khác nhau
có thể tiến hành những hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ phát triểnkhác nhau của họ
1.6.2 Tác dụng của bài tập phân hóa
Thông qua bài tập phân hóa giúp học sinh khắc sâu tri thức, học sinhtrung bình và yếu kém nắm được kiến thức cơ bản; những học sinh khá giỏitrên nền tảng của kiến thức cơ bản làm được những bài tập có tính tư duy,sáng tạo từ đó phát huy trí tuệ
Trang 271.7 MỐI QUAN HỆ GIỮA DẠY HỌC PHÂN HÓA VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁC
Thực tế giảng dạy cho thấy không có một phương pháp dạy học nào làvạn năng, muốn giờ học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần biết kết hợpnhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau trong bài học để tạohứng thú cho học sinh và giờ học đạt kết quả cao nhất Vì vậy, nên áp dụngdạy học phân hóa với các phương pháp dạy học khác, sử dụng các phươngtiện dạy học khác trong quá trình dạy học Sự phối hợp các phương pháp dạyhọc không truyền thống có khả năng nâng cao hiệu quả và chất lượng dạyhọc Giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học, là người làm chủ kiếnthức chứ không phải tiếp nhận tri thức một cách thụ động Mỗi phương phápdạy học đề có ưu, nhược điểm khác nhau nên khi dạy học chúng ta nên kếthợp nhiều phương pháp để phát huy được tối đa các ưu điểm và khắc phụccác nhược điểm của từng phương pháp Cụ thể:
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học phát huyđược tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, đặc biệt là trong những tình huốngdạy học khái niệm và dạy học các tri thức mới Nếu trong phần gợi vấn đề chúng
ta kết hợp với dạy học phân hóa sẽ giúp cho tất cả các HS cùng tham gia vào quátrình khám phá ra tri thức mới tùy theo năng lực của từng em Làm như vậy khôngchỉ những HS khá giỏi, có năng lực học toán, có tư duy nhanh mới khám phá ranhững tri thức mới mà cả những HS có lực học trung bình và yếu cũng sẽ khámphá ra những tri thức mới Trong hệ thống những câu hỏi dẫn dắt HS đi tìm trithức mới, chúng ta cần quan tâm đến những câu hỏi mang tính tái hiện tri thức,những câu hỏi không đòi tư duy sâu để giúp những HS có nhận thức chậm cùngtham gia, hòa mình vào quá trình học tập chung của lớp Khi kết hợp giữa dạy họcphân hóa với phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề chúng ta không chỉ xemxét mặt tích cực của nó mà cần xét đến cả những mặt hạn chế để tìm ra cách khắcphục để giờ học đạt được hiệu quả cao
- Phương pháp dạy học chương trình hóa cũng có nhiều ưu điểm gópphần vào việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của từng HS Khi sử dụngphương pháp này chúng ta dễ dàng đánh giá được năng lực học tập, sự tiến bộ
và những sai lầm thường hay mắc phải của từng HS Dạy học chương trình
Trang 28hóa còn tạo điều kiện cá biệt hóa việc dạy học, người học được làm việc vớinhịp độ nhanh chậm khác nhau, đi theo những con đường khác nhau tùy thuộcvào khả năng, trình độ của từng người
Như vậy, trong giờ dạy học phân hóa giáo viên có thể sử dụng kết hợptất cả các phương pháp dạy học hiện có nhưng phải vận dụng linh hoạt, đặcbiệt là trong khi dạy học theo nhóm
1.8 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÂN HÓA TRONG MÔN TOÁN NÓI CHUNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ NÓI RIÊNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.8.1 Nội dung phương trình vô tỉ ở trường phổ thông
Phương trình vô tỉ là một bộ phận quan trọng trong chương trình dạyhọc toán ở trường phổ thông với định nghĩa là phương trình có ẩn số nằmdưới dấu căn
Ngay từ lớp 9 học sinh bắt đầu làm quen qua những bài giải phươngtrình quy về bậc hai
Lên lớp 10 học sinh được học phương trình chứa ẩn trong căn bậc haivới thời lượng rất ít Tuy trong phân phối chương trình ít nhưng cũng đã trang
bị cho học sinh các phép biến đổi để giải phương trình vô tỉ và là cơ sở để giảicác phương trình vô tỉ phức tạp hơn
- Một số phép biến đổi tương đương
2n
2 n
2n 1 2n 1
Trang 29+ Bước 1: Tìm tập xác định của phương trình
+ Bước 2: Biến đổi đưa phương trình về dạng phương trình đã học+ Bước 3: Giải phương trình vừa tìm được
+ Bước 4: So sánh kết quả với tập xác định và kết luận
1.8.2 Tình hình dạy học phương trình vô tỉ ở trường phổ thông
Qua thực tiễn giảng dạy và qua dự giờ chúng tôi thấy việc dạy học môntoán nói chung và dạy học phương trình vô tỉ nói riêng ở trường THPT vẫncòn một số tồn tại sau:
- Giáo viên dạy học chủ yếu bằng những phương pháp dạy học truyềnthống như thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp và chỉ mới tập trung vào việctruyền đạt kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa và lệ thuộc vào những tàiliệu có sẵn
- Học sinh chủ yếu là nghe giảng và tiếp thu kiến thức một cách thụđộng và làm bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên chứ không có sự tự giáctrong học tập
- Chưa có sư phân hóa về bài tập trên lớp cũng như bài tập về nhà mà chủyếu là học sinh được làm cùng một số bài tập nhất định trong sách giáo khoa
- Giáo viên chưa phân loại được các đối tượng học sinh nên chưa đưa
ra được những biện pháp phù hợp với từng đối tượng HS
- Việc kiểm tra đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học phânhóa, chưa thực sự sát với từng loại đối tượng học sinh
- Giáo viên ngại đầu tư trong bài dạy của mình, giáo án quá chungchung chưa có những tình huống học tập để phân loại học sinh
- Đặc biệt khi dạy học phương trình vô tỉ cho học sinh lớp 10 vì thờilượng giành cho phần này chỉ có 2 đến 3 tiết nên giáo viên chỉ dạy cho họcsinh nắm được lí thuyết và giải được một số phương trình có cách giải đơngiản Nhưng trong thực tế, để biến đổi và giải chính xác phương trình vô tỉ đòihỏi học sinh phải nắm vững nhiều kiến thức, phải có kĩ năng biến đổi toánhọc nhanh nhẹn và thuần thục
- Phương trình vô tỉ là một dạng khó thường hay gặp trong các đề thiđại học nhưng vẫn chưa được đa số giáo viên chú trọng, tìm hiểu sâu Các tiết
Trang 30luyện tập về giải phương trình vô tỉ vẫn còn chung chung chưa có sự phân hóađối tượng học sinh đối với từng dạng bài tập nên dẫn tới có yêu cầu quá caohoặc quá thấp đối với từng đối tượng học sinh trong lớp.
Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết tronggiáo dục nói chung, trong dạy học môn toán và đặc biệt trong khi dạy họcphương trình vô tỉ
1.9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 các vấn đề được đề cập đến bao gồm:
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về dạy học phân hóa bao gồm: Kháiniệm dạy học phân hóa, một số vấn đề trong dạy học phân hóa, qui trình dạyhọc phân hóa, hình thức của dạy học phân hóa, biện pháp dạy học phân hóa,bài tập phân hóa, mối quan hệ giữa dạy học phân hóa với các phương phápdạy học khác và thực trạng dạy học phân hóa môn toán
Dạy học phân hóa xuất phát từ nhu cầu đảm bảo thực hiện tốt mục đíchcủa dạy học, đồng thời còn khuyến khích học sinh phát triển tư duy sáng tạo,tính chủ động và phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân Để học sinh họctập có hiệu quả tốt nhất thì nhiệm vụ của giáo viên là phải nghiên cứu đượcmột phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh Muốn vậygiáo viên cần phải nghiên cứu kĩ đặc điểm của lớp học, năng lực nhận thứccủa từng học sinh Có như vậy mới tạo ra được hứng thú học tập cho học sinhgóp phần làm cho giờ học đạt hiệu quả, bên cạnh đó còn nâng cao chất lượngdạy và học môn toán
Trang 31CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA NỘI
DUNG PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ Ở TRƯỜNG THPT
2.1 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC PHÂN HÓA PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ Ở THPT
Dạy học phân hóa có những ưu điểm trong dạy và học môn toán ởtrường phổ thông Vì vậy người thầy giáo không chỉ phân hóa về lí thuyết họctập mà còn phân hóa về bài tập Bài tập phân hóa có tác dụng không chỉ trênlớp mà còn có tác dụng học tập ở nhà của học sinh Giúp học sinh có lực họckhác nhau có thể tiến hành các hoạt động khác nhau, giáo viên có thể sử dụngphân hóa theo yêu cầu bằng cách sử dụng mạch bài tập phân bậc, giao chonhững học sinh có lực học khá giỏi những bài tập đòi hỏi tư duy cao hơn sovới những học sinh khác Trong một bài tập cũng có thể tiến hành dạy họcphân hóa nếu như bài tập đó đảm bảo yêu cầu họat động của tất cả các nhómđối tượng học sinh
Phương trình vô tỉ là một nội dung đóng vai trò quan trọng trong môntoán Vì vậy việc thực hiện dạy học phân hóa với nội dung này được tuân theomột định hướng như sau:
- Phương trình vô tỉ được nhắc tới ở lớp 10 nhưng khi giải bài tập thì lại
có nhiều cách giải khác nhau Tùy từng lớp và từng nhóm đối tượng mà GVđưa ra phương pháp giải khác nhau Ở lớp 10 học sinh mới chỉ học giảiphương trình vô tỉ bằng phương pháp biến đổi tương đương, phương pháp đặt
ẩn phụ và phương pháp đánh giá Khi lên lớp 11, sau khi học xong về vectơ
và lượng giác thì các em lại có thêm hai phương pháp khác để giải phươngtrình vô tỉ là phương pháp vectơ và phương pháp lượng giác hóa Lên tới lớp
12 học sinh được học về hàm số thì có những phương trình vô tỉ còn có thểgiải được bằng phương pháp hàm số
- Để tất cả HS tiếp thu được các kiến thức, các phương pháp giải củaphương trình vô tỉ từ đơn giản đến phức tạp thì GV sử dụng phương pháp dạyhọc phân hóa và đề ra yêu cầu khác nhau đối với từng nhóm đối tượng HS
+ Đối với những HS có học lực yếu thì chỉ cần nắm được lí thuyết vàlàm được những bài tập có tính vận dụng Biết giải các phương trình vô tỉ
Trang 32bằng phương pháp biến đổi tương đương, phương pháp đặt ẩn phụ đơn giản.
+ Đối với những học sinh có lực học trung bình ngoài việc hoàn thànhnhững yêu cầu như HS yếu kém thì những HS này cần nắm chắc cách giải vàvận dụng linh hoạt những cách giải này trong các bài toán cụ thể mà có thểkhông cần đến sự trợ giúp, gợi ý của GV
+ Đối với những học sinh khá giỏi nhờ việc phân hóa sẽ giúp các emnâng cao được kiến thức, làm được nhiều bài tập khó, những bài tập đòi hỏi tưduy sáng tạo
- Để dạy học phân hóa đạt kết quả cao thì GV đề ra những biện pháp sưphạm không chỉ giờ học, trong tiết kiểm tra mà cả trong việc tự học ở nhà của
HS Bằng việc làm đó GV sẽ bồi dưỡng lấp chỗ hổng cho học sinh yếu kém,trang bị kiến thức chuẩn cho học sinh trung bình đồng thời bồi dưỡng nângcao kiến thức cho học sinh khá giỏi là một nhiệm vụ cần thiết của người GVtrong giai đoạn hiện nay
Sau đây là một ví dụ minh họa cho định hướng dạy học phân hóa bằngcách ra những bài tập phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh
Khi học sinh lớp 10 học về giải các phương trình vô tỉ GV cho học sinhgiải bài tập sau
- GV đặt ra yêu cầu đối với từng loại đối tượng HS:
Học sinh yếu kém: Giải ý a vì đây là phương trình vận dụng kiếnthức cơ bản có trong sách giáo khoa Kiến thức cơ bản đó là sử dựng phép
f(x) 0f(x) g(x)
Trang 33 Học sinh trung bình: Giải ý b vì đây là phương trình cần dùng mộtphép biến đổi đơn giản để đưa về phương trình đã biết cách giải Phép biếnđổi đó là chuyển vế để đưa phương trình về dạng f(x) g(x) h(x)
Học sinh khá giỏi: Giải ý c và ý d vì ý c đòi hỏi tư duy và phải có sựbiến đổi linh hoạt và từ cách làm của ý c học sinh sẽ trình bày được cách giảicủa những phương trình dạng tổng quát Ý c ngoài việc đưa phương trình vềdạng f(x) g(x) h(x)còn phải đặt ẩn phụ
Trang 34d) Cách giải của phương trình dạng au b cu d mu n là:
Bước 1: Đặt điều kiện để phương trình có nghĩa:
Trang 35 Bước 2: Chuyển phương trình về dạng sau: au b cu d mu n
Bước 3: Giải hệ phương trình trên để tìm x
Bước 4: Đối chiếu với điều kiện để tìm ra nghiệm thỏa mãn Sau đó kếtluận nghiệm của phương trình
Việc xây dựng và áp dụng bài tập phân hóa trong giờ dạy không nhữnggiúp cho học sinh nhận được những bài tập phù hợp với mình mà còn giúphọc sinh có hứng thú trong học tập và khơi dậy ở học sinh niềm tin vào khảnăng của bản thân Bên cạnh đó, học sinh còn nhận được mạch kiến thức từđơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó Với cách làm như vậy sẽ giúp nhữnghọc sinh yếu kém vừa được quan tâm bồi dưỡng kiến thức cơ bản vừa tiếp thunhững kiến thức từ những hoạt động của học sinh trung bình đến những kiếnthức từ hoạt động của học sinh khá giỏi Bằng việc phân hóa này không chỉgiúp cho học sinh trung bình và yếu kém mà ngay cả học sinh khá giỏi cũngđược đào sâu kiến thức thông qua bài tập đòi hỏi tính tư duy, sáng tạo của họcsinh Mặt khác thời gian mà giáo viên sử dụng dạy học bài tập phân hóa nàycho các đối tượng học sinh vẫn được đảm bảo theo yêu cầu, theo một trình tựhợp lí Việc làm này sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủđộng và dẫn đến sự thành công của giờ học Tuy nhiên, giáo viên cũng cầnchú ý đến nội dung bài tập phân hóa tránh yêu cầu quá cao hoặc quá thấp đốivới học sinh Để có giờ dạy học phân hóa tốt thì giáo viên cần phải nắm chắckiến thức cơ bản, những kiến thức nền tảng, có sự tham khảo nhiều tài liệu,bài soạn chu đáo để có được những bài tập phân hóa phù hợp đối với từngloại đối tượng học sinh
Cũng có thể phân hóa về số lượng bài tập: Tùy theo từng dạng bài tập,từng loại kiến thức mà từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp sẽ cần nhiềubài tập cùng loại hơn so với những học sinh khác Ra bài tập theo cách này sẽ
Trang 36giúp cho những học sinh có nhận thức chưa tốt sẽ được rèn luyện nhiều vànhững học sinh nhận thức nhanh sẽ làm thêm được những bài tập khó khi cònthời gian và khắc sâu được tri thức đồng thời rèn luyện tư duy sáng tạo và rènluyên khả năng làm toán.
2.2 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ
Để thực hiện dạy học phân hóa đối với nội dung giải phương trình vô tỉchúng tôi dựa trên lí luận trong giáo trình phương pháp dạy học môn Toán (đãtrình bày trong mục 1.4 của chương 1) để xây dựng 6 biện pháp được trìnhbày theo cấu trúc như sau:
2.2.1 Biện pháp 1:
Giáo viên thực hiện đối xử cá biệt với từng loại đối tượng học sinh ngay trong những pha dạy học đồng loạt trên lớp.
i) Cơ sở lí lí luận của biện pháp
Trong một lớp học thì mức độ tiếp thu tri thức của mỗi học sinh làkhông giống nhau Vì vậy, trong những pha dạy học đồng loạt để tất cả họcsinh trong lớp có thể nắm bắt được kiến thức một cách chủ động và lĩnh hộiđược lượng kiến thức phù hợp với mức độ nhận thức của mình thì giáo viêncần phải đặt ra những yêu cầu hay những câu hỏi phù hợp cho từng loại đối
tượng HS Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích, động viên những HS yếu kém
tích cực tham gia vào các hoạt động giải toán
ii) Các bước tiến hành
Khi tiến hành các pha dạy học đồng loạt thì GV có thể thực hiện theocác bước như sau:
+ Trình bày lí thuyết phương pháp (nếu có)
+ Ra bài tập phân hóa
+ Đặt ra những câu hỏi gợi ý phù hợp với từng loại đối tượng HS
+ Gọi HS bất kì trong lớp lên bảng trình bày lời giải theo những câu hỏigợi ý đặt ra ở trên
+ GV nhận xét và rút ra những kết luận từ bài toán đó (như bài toántổng quát hay những sai lầm)
Trang 37+ Ra bài tập tương tự để học sinh làm: Đối với HS yếu kém thì GV cóthể gợi ý các bước làm nếu học sinh chưa biết cách giải.
iii) Ví dụ minh họa
Trong tiết học về phương trình và bất phương trình chứa ẩn trong cănbậc hai [15, Tr.148] GV cho HS thực hiện bài tập sau:
Ví dụ 2: Giải phương trình: 3x2 24x22 2x 1
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS giải theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu 1: Tìm điều kiện có nghĩa của phương trình?
Dự kiến: HS yếu kém trả lời, nếu chưa trả lời được GV đặt ra câu hỏi gợi ýtiếp “Tìm điều kiện để căn bậ
c hai có nghĩa?”
Trả lời: 3x2 24x 22 0
Câu 2: Với điều kiện của phương trình thì 2x 1 0, phương trình đã cho cónghiệm không?
Dự kiến: HS yếu kém trả lời
Câu trả lời: Phương trình đã cho vô nghiệm vì VT0còn VP<0
Câu 3: Khi 2x 1 0 thì phương trình đã cho có giải được không? Nếu giảiđược thì cách giải như thế nào?
Dự kiến: HS trung bình trả lời nếu không trả lời được thì GV đặt câu hỏi gợi ýtiếp “Để làm mất căn bậc hai của phương trình ta phải làm như thế nào?”Trả lời: Bình phương 2 vế của phương trình
Câu 4: Hãy giải phương trình theo các câu hỏi trên
Dự kiến: Gọi HS trung bình lên bảng giải
Đối với những HS khá giỏi thì có thể tự giải được mà không cần đếnnhững câu hỏi gợi trên của GV
Hoạt động 2: Trình bày lời giải
+ GV gọi HS trung bình lên bảng giải Trong thời gian đó GV theo dõi
và quan tâm đến những HS yếu kém, hướng dẫn để các em có thể làm đượctheo các câu hỏi trên và tìm ra được kết quả đúng
+ Tóm tắt lời giải
Trang 38Phương trình đã cho tương đương với hệ 2 2
2x 1 0
(1)3x 24x 22 (2x 1)
Hoạt động 3
GV: gọi một HS khá xây dựng bài toán tổng quát của phương trình dạng trên
và trình bày cách giải
HS khá trả lời và GV trình bày lại trên bảng
Bài toán tổng quát và cách giải
Tæng qu¸t: f(x) g(x) ( )
Cách giải:
Bước 1: Điều kiện g(x) 0
Bước 2: Với điều kiện trên bình phương hai vế của phương trình ( )sau đó giải tìm x
Bước 3: Đối chiếu với điều kiện của g(x), tìm ra được giá trị thỏa mãnBước 4: Kết luận nghiệm của phương trình đã cho
Hoạt động 4: GV ra bài tập tương tự để HS tự giải
Giải các phương trình sau:
Trang 39Bình luận: Ví dụ trên đã lôi cuốn cả lớp cùng tham gia, bên cạnh đó
bằng những câu hỏi gợi mở tùy theo từng nhóm đối tượng học sinh đã giúpcác em tìm ra được lời giải Bài tập tự luyện vừa sức với mức độ nhận thứccủa HS và từ đó HS hình thành được phương pháp giải tổng quát
Trong các tiết học thêm buổi chiều của HS lớp 10 khi ôn luyện vềphương trình vô tỉ GV có thể cho HS thực hiện bài tập sau:
Ví dụ 3: Giải phương trình sau
Hoạt động 1: Đối với HS trung bình và yếu kém khi giải phương trình này thì
GV phải đặt ra những câu hỏi theo từng bước để HS trả lời, còn đối với HSkhá giỏi thì giải phương trình này mà không có gợi ý của GV
Những câu hỏi gợi ý cho HS trung bình và yếu kém như sau:
+ Tìm điều kiện xác định của phương trình?
+ Sử dụng phép biến đổi tương đương để giải phương trình Cụ thể,nâng cả hai vế lên lũy thừa bậc hai sau đó đưa phương trình về dạng phươngtrình đã biết cách giải
+ Giải phương trình đó và tìm nghiệm
HS làm trong 10 phút sau đó GV gọi một HS khá và một HS trung bìnhlên bảng trình bày lời giải
Hoạt động 2: Trình bày lời giải
Trang 402 2 2
Vậy ph ơng trình đã cho có nghiệm x 0, x1
Hoạt động 3: GV nhận xột hai lời giải và chỉ ra những sai lầm mà HS trung
bỡnh và khỏ giỏi mắc phải trong lời giải Cho điểm khuyến khớch nếu HS làmđỳng
Vớ dụ này đũi hỏi học sinh phải cú sự linh hoạt, vận dụng được những
kiến thức cần thiết Đối với học sinh khỏ giỏi thỡ phải tự tỡm ra được lời giảicũn đối với những học sinh cú nhận thức kộm thỡ phải hiểu được lời giải
2.2.2 Biện phỏp 2:
Giỏo viờn tổ chức những pha phõn húa trờn lớp đối với từng loại đối tượng học sinh
i) Cơ sở lớ luận của biện phỏp
Biện phỏp này được sử dụng khi trỡnh độ học sinh cú sự sai khỏc lớn cúnguy cơ yờu cầu quỏ cao hoặc quỏ thấp nếu cứ dạy học đồng loạt Bằng việcthực hiện biện phỏp này sẽ giỳp cỏc nhúm đối tượng HS nhận được những bàitập phự hợp với mức độ nhận thức của mỡnh Khi tổ chức những pha phõn húatrờn lớp thỡ tựy theo từng dạng bài tập GV cú thể phõn húa về số lượng bài tậpcũng cú thể phõn húa về yờu cầu Tựy từng loại đối tượng HS mà GV ranhững bài tập và đặt ra những yờu cầu phự hợp Những bài tập dành cho HSyếu kộm thỡ dễ và chỉ mang tớnh chất vận dụng lớ thuyết hoặc đặt ra nhữngyờu cầu đơn giản Bài tập dành cho HS khỏ giỏi thỡ đũi hỏi phải cú sự tư duy,linh hoạt trong cỏch giải và đặt ra những yờu cầu cao hơn, phức tạp hơn Cũn
HS trung bỡnh thỡ những bài tập ra vừa sức, khụng đỏnh đố và yờu cầu caohơn một chỳt so với HS yếu kộm
ii) Cỏc bước tiến hành
Để tổ chức những pha phõn húa trờn lớp đạt kết quả cao thỡ GV tiến