1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng trò chơi học tập trong dạy học lịch sử lớp 4

136 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 5,56 MB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử lớp 4 một cách hợp lí, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểuhọc, phù hợp với nội

Trang 1

L ỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên trong khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – PGS.TS Nguyễn Thị Thấn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em

trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học –Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dạy bảo, tạo điều kiện cho em trong quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy, cô giáotrường tiểu học Thành Công B và trường tiểu học Dịch Vọng B đã nhiệt tìnhtạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thựcnghiệm và hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người đã

cổ vũ, động viên em trong suốt thời gian qua

Do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn nên bản khóa luận nàykhông tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất Vì vậy, em rất mong nhận được sựgóp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận thêm hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Mai Thị Thúy Nga

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Trang 3

DANH MỤC BIỂU BẢNG VÀ BIỀU ĐỒ

Bảng 1 Kết quả thăm dò mức độ sử dụng các hình thức dạy học phần

Lịch sử

22

Bảng 2 Kết quả thăm dò quan niệm về vai trò của TCHT 23Bảng 3 Kết quả thăm dò về mục đích sử dụng TCHT 23Bảng 4 Kết quả thăm dò về những thuận lợi khi sử dụng TCHT trong

DH lịch sử

24

Bảng 5 Kết quả thăm dò về những khó khăn khi sử dụng TCHT 25Bảng 6 Các nguồn trò chơi học tập dạy học lịch sử 26Bảng 7 Kết quả đánh giá của GV về các TCHT Lịch sử trong một số

tài liệu hiện hành

4A4 trong học kì 1 năm học 2014 - 2015

70

Bảng 16 Kết quả kiểm tra sau TN bài 14 của lớp TN và lớp ĐC 73Bảng 17 Đánh giá kết quả kiểm tra sau TN bài 14 của lớp TN và 73

Trang 4

lớp ĐCBảng 18 Kết quả kiểm tra sau TN bài 19 của lớp TN và lớp ĐC 75Bảng 19 Đánh giá kết quả kiểm tra sau TN bài 19 của lớp TN và

Biểu đồ 1 Kết quả xếp loại trước thực nghiệm giữa lớp 4A4 và 4A5 71Biểu đồ 2 Kết quả xếp loại học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng

76

Trang 5

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

8 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4 5

1.1 TRÒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI HỌC TẬP 5

1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ TRÒ CHƠI 5

1.1.2 KHÁI NIỆM VỀ TRÒ CHƠI HỌC TẬP 6

1.1.3 PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI HỌC TẬP 6

1.2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4 8

1.2.1 MỤC TIÊU PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4 8

1.2.2 NỘI DUNG PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4 9

1.2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4 13

1.3 VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 15

1.4 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VỀ VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 17

1.4.1 VỀ TRI GIÁC 17

Trang 6

1.4.3 VỀ TRÍ NHỚ 18

1.4.4 VỀ TƯ DUY 19

1.4.5 VỀ TÌNH CẢM 20

1.4.6 VỀ NHU CẦU 20

1.5 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC 21

1.5.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA 21

1.5.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 22

1.5.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 34

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4 35

2.1 CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP 35

2.2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP 37

2.3 CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 38 CĂN CỨ VÀO NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4, KHÓA LUẬN ĐÃ THIẾT KẾ QUY TRÌNH TỔ CHỨC 10 DẠNG TRÒ CHƠI CÓ THỂ SỬ DỤNG TRỌNG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 NHƯ SAU: 38

2.3.1 TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI 38

2.3.2 TRÒ CHƠI HOÀN THÀNH SƠ ĐỒ TRỐNG 42

2.3.3 TRÒ CHƠI Ô CHỮ KÌ DIỆU 44

2.3.5 TRÒ CHƠI HÁI HOA DÂN CHỦ 51

2.3.6 TRÒ CHƠI BỨC TRANH BÍ ẨN 53

2.3.7 TRÒ CHƠI BUỘC DÂY BÓNG 55

2.3.8 TRÒ CHƠI TIẾP SỨC ĐỒNG ĐỘI 58

2.3.9 TRÒ CHƠI: GẮN MŨI TÊN VÀO LƯỢC ĐỒ 61

Trang 7

2.3.10 TRÒ CHƠI ĐỐ BẠN 63

2.4 MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 69

3.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM 69

3.1.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 69

3.1.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM 69

3.1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM 69

3.1.4 NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM 69

C KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 79

1 KẾT LUẬN 79

2 KHUYẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC

Trang 8

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học là những viên gạch nền móng của ngôi nhà giáo dụcquốc dân Cấp Tiểu học là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc giáo dụcnhân cách của học sinh Bước vào trường tiểu học, học sinh được hình thànhcách học với hệ thống kĩ năng cơ bản tạo thành năng lực học tập của các em,năng lực này tạo ra năng lực khác Chính vì vậy ngay từ cấp học này, chúng taphải dạy cho học sinh biết cách tư duy, sáng tạo, tự mình chiếm lĩnh tri thứcbằng hoạt động của mình Vì vậy người giáo viên phải tổ chức quy trình dạyhọc theo hướng tích cực, thiết kế những hoạt động học tập theo phương châm

“Thầy thiết kế - trò thi công” giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng

và phát triển các năng lực một cách tự nhiên

Ngày nay, giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh là vấn đề đượcquan tâm hàng đầu Vì thế mà ở cấp tiểu học cùng với Toán và Tiếng Việt cácmôn học khác cùng không kém phần quan trọng đặc biệt là môn lịch sử.Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim có tác dụngkhông chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh Những con người thực, việcthực trong quá khứ sẽ khơi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúngđắn, xây dựng hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện hội nhập vớithế giới Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Phần Lịch sử giúp học sinh tiểu học lĩnh hội một số tri thức cơ bản,thiết thực về các sự kiện lịch sử và văn hóa, một số danh nhân anh hùng dântộc, các nhà khoa học tiêu biểu điển hình từ buổi đầu dựng nước cho đến nay.Đồng thời, giáo dục cho học sinh lòng tự hào về truyền thống anh hùng của

Trang 9

dân tộc, ngưỡng mộ và noi theo các tấm gương, các danh nhân, các nhà khoahọc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thực tế hiện nay, dạy và học lịch sử chưa đạt được kết quả như mongđợi, đa số học sinh sau khi học xong chương trình phổ thông mà vẫn chưahiểu biết rõ về lịch sử Các em thường không nhớ, không biết hoặc nhớ nhầm

và dẫn đến những lỗi sai lầm trầm trọng về lịch sử Điều này đã được phảnảnh rõ nét trên các phương tiện thông tin đại chúng Có nhiều nguyên nhândẫn đến tình trạng này song nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là môn Lịch sửchưa được coi trọng đúng mức nhất là ở trường Tiểu học Ở trường Tiểu học,các môn Toán, Tiếng Việt được coi ngầm là môn học “chính”, các môn cònlại trong đó có Lịch sử là những môn “phụ” Vì vậy, giáo viên chưa thực sựquan tâm đến việc giảng dạy Lịch sử, chưa thường xuyên đầu tư vào bài học

để phát huy tính tích cực nhận thức, hứng thú cho học sinh Ngoài ra, nộidung dạy học Lịch sử chưa gây được hứng thú cho đa số học sinh

Nhà sử học Xô viết Patusô đã khẳng định: “Muốn đào tạo con ngườiphù hợp với thời đại, chúng ta cần phải không ngừng cải tiến và nâng cao chấtlượng dạy học lịch sử Để nâng cao được kết quả dạy học lịch sử thì giáo viênphải khơi dậy hứng thú học tập của học sinh khi học tập Lịch sử” Khổng Tửtừng dạy học trò rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà họckhông bằng vui say mà học” Vì vậy một trong những biện pháp để tạo hứngthú học tập cho các em là sử dụng trò chơi học tập Trò chơi là một phươngpháp rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học Trò chơithực sự là một phương pháp hữu hiệu để tạo ra sự hài hòa, không khô cứngtrong môn học lịch sử và giúp phát huy tính tích cực nhận thức, học sinh được

“học mà vui, vui mà học” Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức lịch sửmột cách nhẹ nhàng, tự nhiên, giờ học sinh động hơn, nhờ đó các em có thểhiểu và ghi nhớ kiến thức lịch sử sâu sắc hơn

Trang 10

Hiện nay việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học không phải vấn đềmới mẻ, song chưa được thường xuyên và chưa đạt kết quả cao Mặt khác cácnguồn tư liệu giúp giáo viên thiết kế, xây dựng các trò chơi còn ít.

Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 4”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch

sử lớp 4 nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập lịch sử cho học sinh tiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học Lịch sử lớp 4

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế, sưu tầm trò chơi và cách thức sử dụng chúng trong quá trìnhdạy học phần Lịch sử lớp 4

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch

sử lớp 4 một cách hợp lí, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểuhọc, phù hợp với nội dung của từng bài học thì sẽ góp phần nâng cao kết quảhọc tập nội dung này ở học sinh tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về trò chơi học tập nói chung và tròchơi học tập trong dạy học Lịch sử nói riêng

- Nghiên cứu thực tiễn tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử ở tiểu học

- Xây dựng và sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 4 vàcách thức sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong dạy học phần Lịch sử lớp 4

- Thử nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả thực tế của sử dụng phươngpháp trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử lớp 4

Trang 11

+ Học sinh lớp 4 trường tiểu học Thành Công B và Dịch Vọng B

- Phạm vi thực nghiệm: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thành Công B

7 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc và nghiên cứu, tổng kết các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiêncứu để làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng trò chơi họctập ở tiểu học

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra anket trên đối tượng giáo viên và học sinh: Điềutra thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học lịch sử lớp 4 ở trườngtiểu học

- Phương pháp quan sát sư phạm: Chúng tôi quan sát hoạt động dạy vàhọc của giáo viên và học sinh các trường tiểu học

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch bài học và trựctiếp dạy học ứng dụng tổ chức trò chơi trong giờ dạy một số bài lịch sử lớp 4

- Phương pháp thống kê toán học: Sau khi thu thập các thông tin cũng như

số liệu liên quan chúng tôi tiến hành thống kê và xử lí các số liệu liên quan

8 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng trò chơi học tậpChương 2: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 4

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA VIỆC VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP

TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4

1.1 Trò chơi và trò chơi học tập

1.1.1 Khái niệm về trò chơi

Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc và gần gũi với mọingười Ở nhiều góc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa theo các cáchriêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thỏa mãn nhu cầugiải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối vớiviệc hình thành và phát triển nhân cách và trí lực của trẻ em…

Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa trò chơi như sau: “Trò chơi là hoạt độngbày ra để vui chơi giải trí” [18, tr1018]

Khái niệm trò chơi theo từ điển tâm lý học được nêu như sau: “Trò chơi

là một loại hình hoạt động trong các tình huống có điều kiện mà hoạt động đóhướng đến sự tái tạo và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội được ấn định trong cácphương thức tồn tại của các hành động vật chất, trong các đối tượng của khoahọc và văn hóa” Qua trò chơi với tư cách là dạng hoạt động thực tiễn xã hội,các tiêu chuẩn của cuộc sống và hoạt động của con người được tái tạo, việctuân thủ các tiêu chuẩn đó đảm bảo việc nhận thức và lĩnh hội hiện thực vậtchất và xã hội, đảm bảo sự phát triển trí tuệ, tình cảm và đạo đức nhân cách

Theo quan điểm của tác giả Hà Nhật Thăng, trong cuốn “Tổ chức hoạtđộng vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho họcsinh”: “Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, mang một nội dungnhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ” [13, tr17]

Trang 13

Như vậy, trò chơi có nội dung, tổ chức của nhiều người và có quy định,luật lệ riêng Nó mang ý nghĩa giáo dục, rèn luyện đối với người tham gia,góp phần hình thành nên những phẩm chất nhân cách cho trẻ.

1.1.2 Khái niệm về trò chơi học tập

Các nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học trẻ em đưa ra khái niệmtrò chơi học tập như sau: Trò chơi học tập là trò chơi có luật và những nộidung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chínhxác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trítuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của trẻ - trong đó nội dung học tập kết hợpvới hình thức chơi [6]

Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dunggắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học tập trên lớpđược hứng thú, vui vẻ hơn Trò chơi học tập giúp học sinh khai thác vốn kinhnghiệm của bản thân để chơi và để học Từ trò chơi học tập có tác dụng rèn luyện

về cả mặt thể chất, trí tuệ cũng như các phẩm chất đạo đức

1.1.3 Phân loại trò chơi học tập

Dựa vào đặc điểm của trò chơi, ta có thể phân loại trò chơi như sau:

Phân loại trò chơi theo sự năng động của trò chơi gồm có trò chơi vận động và trò chơi tĩnh.

Trò chơi động là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến

cơ bắp của người chơi như: nhảy, kéo đẩy, chạy,…

Trò chơi tĩnh là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, ngườichơi ít di chuyển cũng như vận dụng cơ bắp

Phân loại trò chơi theo không gian chơi gồm có trò chơi ngoài trời

và trò chơi trong nhà.

Trò chơi ngoài trời là trò chơi có thể tổ chức chơi được ngoài trời,ngoài lớp học như sân trường công viên,…

Trang 14

Trò chơi trong nhà thường thường là trò chơi tĩnh, ít di chuyển, khôngcần không gian rộng,…

Phân loại trò chơi theo thời gian chơi gồm có trò chơi nhỏ và trò chơi lớn.

Trò chơi nhỏ là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên bãinhỏ, ứng dụng trong sinh hoạt, học tập,… và thời lượng chơi rất ngắn chỉkhoảng 5 – 10 phút

Trò chơi lớn là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo mộtcâu chuyện, một lịch sử, truyền thuyết Cũng có khi dùng trò chơi lớn nhưmột cách ôn tập các kiến thức đã học Trò chơi lớn được dàn dựng ở nhữngđịa thế rộng lớn, được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt có những tròchơi dài đến hàng tháng

Trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triểntâm lực, trí lực và thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng lại đưa ra cáchphân loại trò chơi như sau: [13, tr26]

+ Trò chơi với đồ vật (hay trò chơi xây dựng)

Trẻ thường chơi với những vật thể đơn giản như cát, các hình khối, các mảnh gỗnhựa… hay với những đồ chơi, kể cả đồ chơi chuyển động (ô tô, tàu hỏa)

+ Trò chơi theo chủ đề:

Trò chơi theo chủ đề rất đa dạng, phù hợp với cuộc sống muôn màu,muôn vẻ xung quanh bao gồm trò chơi sắm vai, trò chơi đạo diễn, trò chơiđóng kịch Các trò chơi có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách,trong sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ của trẻ em

+ Trò chơi vận động (hay trò chơi linh hoạt)

Đây là trò chơi có sự vận động của cơ bắp Các trò chơi vận động cũng

có nội dung trí tuệ phong phú, đòi hỏi ở người chơi sự chú ý, nhanh trí, phản

Trang 15

ứng nhanh, mau lẹ có ý thức Trò chơi vận động có ảnh hưởng tốt đến sự pháttriển của trẻ.

+ Trò chơi học tập (hay trò chơi giáo dục)

Đối với trẻ nhỏ, trò chơi học tập thường có nội dung giản đơn với yêucầu thấp, vừa sức như trò chơi: “Đoán xem quả gì, con gì?”

+ Trò chơi trí tuệ

Đây là trò chơi hoàn toàn dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của trẻ emnhư các câu đố, đố ghép chữ, trả lời câu hỏi…

Một số tài liệu khác lại phân loại trò chơi như sau:

+ Phân loại theo mục tiêu dạy học thì có: trò chơi hình thành kiến thức,trò chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi, thói quen…

+ Phân loại trò chơi theo tiến trình bài học thì có: trò chơi khởi động,trò chơi hình thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố

+ Phân loại theo hình thức tổ chức thì có: trò chơi tập thể, trò chơi cánhân, trò chơi trong giờ lên lớp, trò chơi ngoài giờ lên lớp…

Ngoài các cách phân loại trò chơi như trên, người ta còn phân trò chơithành hai loại là: Trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại

1.2 Đặc điểm nội dung dạy học phần Lịch sử lớp 4

1.2.1 Mục tiêu phần Lịch sử lớp 4

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự kiện,hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gianlịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến triều Nguyễn (1858)

Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: quan sát sựvật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau; nêuthắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp;trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…, vận dụngcác kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

Trang 16

Từng bước phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: ham họchỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh, yêu thiên nhiên, đất nước, tôntrọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, văn hóa.

1.2.2 Nội dung phần Lịch sử lớp 4

Phần Lịch sử lớp 4 gồm có tất cả 29 bài được bố trí trong 35 tuần chianhư sau:

+ Phần bài học 29 bài, tương đương với 29 tiết của 29 tuần

+ Phần ôn tập, kiểm tra cuối học kì I và cuối học kì II: 4 tiết

+ Dành cho dạy học lịch sử địa phương và dã ngoại: 2 tiết

Chương trình Lịch sử lớp 4 bao gồm những nội dung chính sau:

Phần thứ nhất, đề cập đến nội dung buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ

khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN) như: Nước Văn Lang, Nước Âu Lạc Mụcđích của phần này: giúp cho học sinh có những kiến thức nhất định về nhà nướcVăn Lang, kinh đô, thời gian tồn tại, những nét chính về đời sống vật chất và tinhthần của người Việt cổ (sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội…) Nắm được mộtcách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc

Phần thứ hai, đề cập đến nội dung hơn một nghìn năm đấu tranh giành

lại độc lập (từ năm 179 TCC đến thế kỉ X) như: Những chính sách thống trị

và đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc và phong trào đấu tranhcủa nhân dân ta để giành lại quyền độc lập, tự chủ (tiêu biểu là khởi nghĩa Hai

Bà Trưng năm 40 và chiến thắng Bạch Đằng năm 938) Mục đích của phầnnày là: giúp học sinh nắm được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắcđối với nước ta Đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộcủa phong kiến phương Bắc, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) vàtrận Bạch Đằng (năm 938)

Phần thứ ba, đề cập đến nội dung buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến

1009) với những sự kiện tiêu biểu: Nhà Ngô, Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ

Trang 17

quân thống nhất đất nước; Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộckháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 938) Mục đích của phần này là:giúp cho học sinh nắm được các sự kiện từ năm 938 đến năm 1009; chú trọnghai sự kiện lớn: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và cuộc kháng chiếnchống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

Phần thứ tư, đề cập đến nội dung nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009

đến năm 1226) với những sự kiện tiêu biểu: dời đô ra Thăng Long; Lí ThánhTông đổi tên nước là Đại Việt; sự phát triển của đạo Phật; cuộc kháng chiếnchống Tống lần thứ hai Mục đích của phần này là: giúp cho học sinh nắmđược các sự kiện từ năm 1009 đến năm 1226

Phần thứ năm, đề cập đến nội dung nước Đại Việt thời Trần (từ năm

1226 đến năm 1400) với những sự kiện tiêu biểu: sự quan tâm của nhà Trầntới sản xuất nông nghiệp; nêu một số sự kiện tiêu biểu về ba lần kháng chiếnchống quân Mông – Nguyên; sự suy tàn của nhà Trần Mục đích của phần nàylà: giúp cho học sinh nắm được các sự kiện từ năm 1226 đến năm 1400

Phần thứ sáu, đề cập đến nội dung nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê

(thế kỉ XV) với những sự kiện tiêu biểu: khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vàotrận Chi Lăng) và nhà Hậu Lê được thành lập; sự phát triển của giáo dục, vănhọc và khoa học thời Hậu Lê Mục đích của phần này là giúp học sinh nắmđược một số sự kiện thế kỉ XV

Phần thứ bảy, đề cập đến nội dung nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVII.

Nội dung chính giai đoạn này được đề cập: Một vài sự kiện về sự chia cắt đấtnước; sơ lược về quá trình khẩn hoang Đàng Trong; miêu tả những nét cụ thể,sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An để thấy sự pháttriển của thương nghiệp trong thời kì này Mục đích của phần này là: giúp chohọc sinh nắm được một số sự kiện thế kỉ XVI – XVII

Trang 18

Phần thứ tám, đề cập đến nội dung buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802

đến năm 1858) như: việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúaTrịnh (1786) Nhà Nguyễn thành lập, Kinh đô Huế Mục đích của phần nàylà: giúp cho học sinh nắm được một số sự kiện từ năm 1802 đến năm 1858

Sau đây là bảng tóm tắt nội dung:

STT Giai đoạn

lịch sử Thời gian Các bài học

Triều đại trị vì Tên nước – kinh đô

Nội dung cơ bản của lịch sử Nhân vật lịch sử tiêu biểu

- Nước Văn Lang

- Nước Âu Lạc

- Các Vua Hùng, nước Văn Lang, đóng

đô Phong Châu – Phú Thọ

- An Dương Vương, nước

Âu Lạc, đóng

đô ở Cổ Loa.

- Hình thành đất nước với phong tục, tập quán riêng.

- Đạt được nhiều thành tựu như: đúc đồng (trống đồng), xây thành Cổ Loa.

938

- Nước ta dưới ách

đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Khởi nghĩa Hai

Bà Trưng (năm 40).

- Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938).

- Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta.

- Hơn 1000 năm nhân dân ta anh dũng đấu tranh.

- Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa tiểu biểu như: Hai

- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

- Nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa.

- Sau ngày độc lập, nhà nước đầu tiên đã được xây dựng.

- Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào thời kì loạn 12

sứ quân Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn, thống nhất

Trang 19

đất nước.

- Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo sang xâm lược nước

ta, Lê Hoàn lên ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Tống.

4 Nước Đại

Việt thời

1009 – 1226

- Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.

- Chùa thời Lý.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1075 – 1077).

- Nhà Lý, nước Đại Việt, kinh

đô Thăng Long.

- Xây dựng đất nước thịnh vượng về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, cuối triều đại vua quan ăn chơi xã ỉ nên suy vong.

- Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lần thứ 2.

- Nhân vật lịch sử tiêu biểu:

Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt

Việt thời

Trần

1226 – 1400

- Nhà Trần thành lập.

- Nhà Trần và việc đắp đê.

Triều Trần, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long.

- Tiếp tục xây dựng đất nước, đặc biệt chú trọng đắp đê, phát triển nông nghiệp.

- Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông – Nguyên.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản.

- Trường học thời Hậu Lê.

- Văn học và khoa học thời Hậu Lê.

- Nhà Hồ, nước Đại Ngu, kinh

đô Tây Đô

- Nhà Hậu Lê, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long

- 20 năm chống giặc Minh, giải phóng đất nước (1407 – 1428)

- Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt được đỉnh cao trong mọi lĩnh vực thời Lê Thánh Tông.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.

Trang 20

Việt thế kỉ

XVI - XVII

XVI – XVII

phân tranh.

- Cuộc khẩn hoang

ở Đàng Trong.

- Thành thị ở thế kỉ XVI – XXVII.

vong.

- Triều Mạc.

- Trịnh – Nguyễn.

nhau giành quyền lợi, nhà Lê suy vong, đất nước loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài hơn 200 năm.

- Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở Đàng Trong.

- Thành thị phát triển.

- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786).

- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.

- Triều Tây Sơn.

- Nghĩa quân Tây Sơn đánh

đổ chính quyền họ Nguyễn,

họ Trịnh.

- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng

đế, lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Thanh.

- Bước đầu xây dựng đất nước.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang Trung.

8 Buổi đầu

thời

Nguyễn

1802 – 1858

- Nhà Nguyễn thành lập.

- Kinh thành Huế.

- Triều Nguyễn, nước Đại Việt, kinh đô Huế.

- Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách để thâu tóm quyền lực.

- Xây dựng kinh thành Huế.

Phần Lịch sử lớp 4 trình bày lịch sử Việt Nam lần lượt theo các thời kìlịch sử từ buổi đầu dựng nước cho đến giai đoạn đầu của triều nhà Nguyễn(1858) Trong từng thời kì, chương trình giới thiệu các nhân vật, các sự kiệnlịch sử, các thành tựu về văn hóa, khoa học tiêu biểu

1.2.3 Đặc điểm của chương trình phần Lịch sử lớp 4

Một là, chương trình chọn yếu tố cốt lõi là hoạt động của con người và

những thành tựu của hoạt động trong không gian và thời gian Vì vậy, chươngtrình phần Lịch sử lớp 4 có nội dung cơ bản: Thời gian và tiến trình lịch sửdân tộc; những hiểu biết cơ bản, ban đầu về một số sự kiện, hiện tượng và

Trang 21

nhân vật lịch sử điển hình; một số thành tựu văn hóa tiêu biểu đánh dấu sựtiến triển của lịch sử dân tộc.

Hai là, chương trình Lịch sử gắn với địa phương: Chương trình Lịch sử

4 dành 2 tiết để tìm hiểu lịch sử địa phương

Phần Lịch sử lớp 4, không trình bày Lịch sử theo một hệ thống chặt chẽmỗi bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật Lịch sử tiêu biểu điểnhình của một giai đoạn Lịch sử nhất định Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nộidung như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với thời lượng dành cho mônhọc cũng như trình độ nhận thức của học sinh Tuy nhiên, một sự kiện hiệntượng hay nhân vật lịch sử không thể hình thành và phát triển một cách cô lập

mà trong một bối cảnh cụ thể có liên quan rất nhiều sự kiện nhân vật Lịch sửtrong bối cảnh đó

Phần Lịch sử cung cấp kiến thức cho học sinh Tiểu học gồm bốn loại

+ Kiến thức cơ bản về một giai đoạn thời kì Lịch sử

Trong các nhóm kiến thức trên thì nhóm kiến thức về các sự kiện Lịch

sử chiếm thời lượng lớn, nhân vật Lịch sử vừa phải

Từ những đặc điểm của môn học như đã trình bày ở trên, chúng tôinhận thấy đây là môn học mà GV có nhiều cơ hội để đổi mới hình thức dạyhọc Vận dụng hình thức dạy học sử dụng trò chơi vào trong dạy học phầnLịch sử là một trong những phương hướng đổi mới phù hợp Hướng đổi mớinày không những phát huy được vốn sống, vốn kiến thức ở các em mà cònphù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con

Trang 22

người mới trong giai đoạn hiện nay Khi sử dụng hình thức dạy học này giáoviên không còn là người truyền thụ những tri thức có sẵn cho học sinh theokiểu áp đặt, bắt học sinh phải nhớ, phải thuộc mà giáo viên trở thành ngườithiết kế, người tổ chức định hướng các hoạt động cho các em, tạo điều kiệncho các em được trực tiếp tiếp cận với đối tượng học tập, được tham gia hoạtđộng vui chơi để từ đó rút ra tri thức của bài học, học sinh đóng vai trò chủthể của hoạt động nhận thức, các em tiếp nhận nhiệm vụ học tập thông quaviệc tham gia vào hoạt động vui chơi, qua sự tổ chức của giáo viên và rút rakết luận khoa học.

Tóm lại: Sử dụng hình thức trò chơi học tập vào trong dạy học phần

Lịch sử thực chất là việc chuyển giao nội dung kiến thức của bài học thànhcác nhiệm vụ học tập thông qua cách chơi để tìm kiếm tri thức của bài học.Trong lúc chơi các em sẽ không ý thức được là mình đang học mà các em sẽđược thúc đẩy bằng động cơ vui chơi, cố gắng làm nhanh, làm đúng để thắngcuộc Bằng cách này trẻ sẽ tự mình giải quyết được các nhiệm vụ nhận thức

mà nội dung học tập được lồng vào nội dung thực hiện các trò chơi

1.3 Vai trò của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 4

Nét tâm lí nổi bật ở lứa tuổi học sinh tiểu học là “Vừa học vừa chơi”

Do vậy, khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử sẽ vừa thỏamãn nhu cầu tâm lý của trẻ vừa đạt được mục tiêu là nhằm hình thành, củng

cố, khắc sâu kiến thức ở mỗi bài học lịch sử

Tổ chức trò chơi học tập sẽ nâng cao tính hấp dẫn, sự hứng thú, lôicuốn các em vào bài học Từ đó các em cảm thấy say mê, phấn khởi khi họcLịch sử Qua việc tích cực tham gia các trò chơi, trẻ sẽ phát huy tính chủđộng, tích cực của mình trong giờ học Trò chơi là một hình thức dạy họcthường được sử dụng trong quá trình dạy học để thực hiện một nhiệm vụ hoặcgiải quyết một vấn đề của bài học, muốn nhiều người tham gia Vì vậy, sử

Trang 23

dụng hình thức trò chơi học tập sẽ động viên được nhiều HS tham gia vào bàihọc, kể cả những học sinh e thẹn, nhút nhát Khi sử dụng trò chơi học tập, HShọc tập tích cực hơn trở thành nhân vật trung tâm của giờ học, tự mình giảiquyết những vấn đề của bài học.

Phần Lịch sử ở lớp 4 có 5 nội dung: Loại bài có nội dung về tình hình kinh tế chính trị; loại bài có nội dung về nhân vật lịch sử; loại bài có nội dung về các cuộckhởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công…; loại bài có nội dung

-về thành tựu văn hóa – khoa học; loại bài ôn tập, tổng kết Đây là những nội dungyêu cầu HS phải biết và hiểu về những sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử tiêubiểu trong tiến trình lịch sử dân tộc từ thời kì dựng nước đến triều Nguyễn Nhữngnội dung này thường khô khan và khó nhớ với học sinh việc sử dụng trò chơi vào giờhọc các nội dung này sẽ góp phần làm tăng tính hấp dẫn, giảm được độ khó và khôkhan của bài học Trò chơi học tập sẽ giúp các em tái hiện lại diễn biến các trận chiếnlịch sử, tích cách, phẩm chất của các nhân vật lịch sử tiêu biểu, qua đó cũng góp phầngiúp các em hiểu, ghi nhớ được công lao, những đóng góp và học được các phẩmchất, đức tính tốt đẹp của thế hệ cha ông như trò chơi đóng vai Ngoài ra trò chơi họctập còn giúp các em khắc sâu hơn về hoàn cảnh, mốc thời gian, tên vua, nước, thờigian, địa điểm các cuộc khởi nghĩa, chiến thắng, chiến dịch, thành tựu trong các lĩnhvực như các trò chơi Ô chữ kì diệu, Theo dòng lịch sử, Tiếp sức đồng đội,…

Bên cạnh đó trò chơi học tập trong phần lịch sử còn tạo cho các em khảnăng quan sát tốt, tinh thần đoàn kết giao lưu, tạo tính chủ động, tự tin, mạnhdạn cho các em Trẻ học được cách tuân thủ kỉ luật và luật chơi, kiên nhẫntrong khi chơi, biết sáng tạo, linh động trước những nhiệm vụ mà trò chơi yêucầu… Những phẩm chất đó là tiền đề quan trọng để hình thành nhân cách củanhững “nhà sử học” tương lai

Như vậy, có thể nói việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phầnLịch sử có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Trò chơi học tậpthực sự là “con đường dẫn trẻ tới việc nhận thức thế giới mà trẻ sống trong đó

và trẻ có nhiệm vụ thay đổi thế giới ấy” (M Goorki)

Trang 24

1.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử

Quá trình giáo dục nói chung bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó cóđặc điểm tâm lí của đối tượng giáo dục Theo các nhà tâm lí, những đặc điểmtâm lí của lứa tuổi học sinh làm thay đổi đáng kể hình thức và phương phápcủa hoạt động giáo dục Do đó, để đạt được thành công khi vận dụng trò chơihọc tập trong dạy học phần Lịch sử lớp 4, chúng ta cần quan tâm đến các đặcđiểm tâm sinh lí của HS ở lứa tuổi này

Tri giác của học sinh Tiểu học phát triển trong quá trình học tập Sựphát triển này diễn ra theo hướng ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn, phânhóa rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn Tri giác của HS cuối cấp Tiểu học nóichung, học sinh lớp 4 nói riêng chuyển dần từ tính chất đại thể sang đi sâuvào chi tiết và dần mang tính chủ động Tuy nhiên các em vẫn tri giác tốtnhững sự vật, hiện tượng mà các em gắn với hành động, với hoạt động thựctiễn Trò chơi học tập phần Lịch sử lớp 4 có những hoạt động đòi hỏi các emtri giác nhanh, chi tiết sự vật vì vậy mà sẽ thu hút và kích thích quá trình trigiác của các em

1.4.2 Về chú ý

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm đối tượng, sựvật nào đó, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lícần thiết cho hoạt động tiến hành và có kết quả

Trang 25

Ở lứa tuổi HS cuối cấp Tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng,chú ý chủ định đang dần được hình thành Chỉ cần hướng dẫn cụ thể là các em

có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao Các em thích hoạt động, thích học tậptrong môi trường hợp tác, thi đua, thân thiện Do đó, nếu GV tổ chức quátrình học tập có trò chơi học tập trong giờ Lịch sử thì dễ gây được chú ý,hứng thú của học sinh

Chú ý không chủ định là đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học Chú ýkhông chủ định của học sinh tiểu học phát triển nhờ những thứ mang tính mới

mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em, không

có sự nỗ lực của ý chí Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khigiáo viên sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp; sử dụng nhiều phươngpháp, hình thức dạy học đa dạng như trò chơi, dạy học theo nhóm thì sẽ gâyđược chú ý của học sinh Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ýkhông chủ định nên khi giáo viên tổ chức trò chơi thì giờ học sẽ hấp dẫn, tạonhu cầu, hứng thú, lôi cuốn sự chú ý của học sinh

Học sinh tiểu học sự tập trung chú ý của các em còn yếu, thiếu bềnvững, chú ý của các em còn bị phân tán Nhiều công trình nghiên cứu về chú

ý đã cho thấy, học sinh tiểu học thường chỉ tập trung chú ý liên tục trongkhoảng từ 30 đến 35 phút Sự chú ý của học sinh tiểu học còn phụ thuộc vàonhịp độ học tập: nhịp độ học tập quá nhanh hoặc quá chậm đều không thuậnlợi cho tính bền vững và sự tập trung chú ý Vì vậy, khi học sinh tiểu họckhông thể chú ý học tập được nữa thì giáo viên tổ chức trò chơi học tập, họcsinh tiểu học nào cũng thích được chơi nên trò chơi học tập sẽ khơi dậy lại sựchú ý của các em, giúp các em hứng thú để chơi mà học

1.4.3 Về trí nhớ

Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của con ngườidưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lạinhững điều mà con người đã trải qua

Trang 26

Trí nhớ có vai trò rất to lớn trong đời sống của con người: không có trí nhớthì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất cứ một hoạtđộng nào, cũng như không thể hình thành nhân cách được Đối với hoạt động họctập cũng vậy, không có trí nhớ thì không thể học tập một cách bình thường.

Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưuthế hơn trí nhớ từ ngữ - logic, vì ở lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tínhiệu thứ nhất ở các em tương đối chiếm ưu thế Các em nhớ và giữ gìn chínhxác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa,những câu giải thích bằng lời HS cuối cấp Tiểu học nói chung, học sinh lớp 4nói riêng chuyển dần từ trí nhớ không chủ định sang có chủ định Trẻ nhớ rấtlâu những gì gây ấn tượng mạnh mẽ với mình Việc bắt học sinh học thuộc,ghi nhớ kiến thức một cách máy móc là một yêu cầu khó khăn đối với các em

Vì vậy, khi tham gia vào các trò chơi các em sẽ được chơi mà học, kiến thứcđược tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, tự nhiên

Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định do tính tích cực học tập của họcsinh quy định Điều này còn phụ thuộc vào kĩ năng nhận biết và phân biệt cácnhiệm vụ ghi nhớ Hiểu mục đích của ghi nhớ và tạo ra được tâm thế thíchhợp là điều kiện rất quan trọng để học sinh ghi nhớ tài liệu học tập Do đó,cần rèn luyện cho học sinh tiểu học cả phương pháp nhớ lại tài liệu

Trí nhớ của học sinh phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nội dung vàphương pháp dạy học Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là hình thành cho họcsinh tâm thế học tập, ghi nhớ, hướng dẫn các em cách ghi nhớ tài liệu học tập

Do vậy, trò chơi học tập là phương pháp giúp các em có tâm thế vui vẻ, tíchcực trong việc tiếp nhận tri thức một cách thoải mái, tự nhiên

1.4.4 Về tư duy

Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước

Trang 27

đó ta chưa được biết Tư duy giúp con người hiểu biết sự vật, hiện tượng mộtcách sâu sắc, chính xác, đầy đủ hơn.

Học sinh giai đoạn cuối tiểu học đã có bước phát triển cao hơn về tưduy Các thao tác trí óc đã được hình thành và ngày càng trở nên hoàn thiện,nhanh nhạy hơn, chính xác hơn Học sinh cuối cấp học này có thể phân tíchcác đối tượng mà không cần những hành động thực tiễn với đối tượng đó Các

em có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đốitượng dưới dạng ngôn ngữ Khi hình thành khái niệm, học sinh hoàn toàn dựavào dấu hiệu phản ánh những mối liên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật,hiện tượng Các em đã biết xếp bậc các khái niệm, phân biệt các khái niệmrộng hơn, hẹp hơn…

Tư duy của HS ở giai đoạn này đang dần chuyển từ tư duy cụ thể sang

tư duy trừu tượng: phạm vi các sự vật cần nhận thức rộng hơn, các sự vật cầnnhận thức sâu sắc hơn, từ đó tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn Vì vậy,việc học sinh thực hiện trả lời các câu hỏi hay đáp ứng các hoạt động của tròchơi sẽ vừa củng cố và phát triển tư duy cụ thể cho trẻ

1.4.5 Về tình cảm

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắnliền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,…Lúc này khả năng kiềm chếcảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện

cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên, vô tư… Vì thế có thểnói tình cảm trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi Như vậy khi cho trẻ được hóathân vào các nhân vật lịch sử, được giới thiệu về chiến thắng lịch sử hàohùng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, vẻ vang … HS sẽ hiểu được giá trị, có nhữngtình cảm, niềm tự hào

1.4.6 Về nhu cầu

Bước vào trường tiểu học, các em được hoạt động trong một môitrường mới, môi trường nhà trường với hoạt động chủ đạo là học tập Do đó,

Trang 28

nhu cầu học tập của học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với sựphát triển trí tuệ Chính nhu cầu học tập đã trở thành động cơ thúc đẩy các em

tự giác, tích cực học tập Theo các nhà tâm lý học “Ở tiểu học phần lớn họcsinh chưa hứng thú chuyên biệt với từng môn học, các em cũng chưa chú ý đisâu vào ý nghĩa mỗi môn học Việc các em học sinh tiểu học thích môn nào,bài nào phụ thuộc khả năng sư phạm của người giáo viên” [12] Các nhànghiên cứu còn cho thấy “Động cơ học tập không sẵn có, cũng không thể ápđặt từ ngoài vào mà phải hình thành dần trong quá trình học sinh ngày càng đisâu và chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Nếutrong tiết học, giáo viên biết tổ chức cho học sinh phát hiện ra những điều mới

lạ (cả nội dung lẫn phương pháp dạy học) thì dần dần quan hệ thân thiết giữacác em với tri thức khoa học sẽ được hình thành, học tập dần trở thành mộtnhu cầu không thể thiếu được của các em và sẽ thúc đẩy các em vươn tớigiành lấy tri thức.”

Như vậy, việc tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy họcmột cách phù hợp sẽ góp phần khơi gợi nhu cầu, hình thành động cơ đúngđắn, hứng thú học tập cho học sinh

1.5 Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử ở tiểu học

1.5.1 Khái quát về quá trình điều tra

Điều tra được tiến hành nhằm tìm hiểu cũng như đánh giá hoạt động sửdụng trò chơi khi dạy học phần Lịch sử lớp 4 của giáo viên ở trường tiểu học

Từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng trò chơi để dạy học phầnLịch sử lớp 4 ở tiểu học

Đối tượng điều tra: 45 giáo viên tiểu học thuộc thành phố Hà Nội; 45giáo viên tiểu học thuộc tỉnh Lạng Sơn; 6 giáo viên tiểu học thuộc tỉnh vĩnhphúc và 4 giáo viên tiểu học thuộc tỉnh Hưng Yên đang tham gia vào các lớphọc từ xa, tại chức và cao học của khoa Giáo dục Tiểu học

Trang 29

Điều tra được tiến hành theo phiếu (anket) gồm 10 câu hỏi để làm rõthực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học ở các trường tiểu học trên các địabàn khác nhau.

1.5.2 Kết quả điều tra

1.5.2.1 Kết quả điều tra giáo viên tiểu học

Về thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần lịch sử ởtiểu học của giáo viên

Sau khi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 100 giáoviên tiểu học tại thành phố Hà Nội và các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, HưngYên chúng tôi đã tổng hợp, đánh giá và thu được kết quả như sau:

Mức độ sử dụng các hình thức để tổ chức dạy học phần Lịch sử ở Tiểu

học.

STT

Tên hình thức dạy học

Mức độ sử dụng

Thường xuyên

Thỉnh

Chưa bao giờ

Bảng 1: Kết quả thăm dò mức độ sử dụng các hình thức dạy học phần Lịch sử

Bảng 1 cho thấy ở mức độ sử dụng thường xuyên nhất là các hình thức:dạy học cá nhân (82%), dạy học theo nhóm (78%) và dạy học cả lớp (78%)

Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ít được thường xuyên sử dụng làcác hoạt động ngoại khóa (0%), tham quan (1%) và trò chơi học tập (19%).Kết quả này cho thấy phần lớn các hình thức tổ chức dạy học Lịch sử được sửdụng còn ít hấp dẫn và sáng tạo Trò chơi là hình thức tổ chức dễ thực hiện,không đòi hỏi về các điều kiện không gian, thời gian, vật chất như tham quan,hoạt động ngoai khóa, song cũng ít được thường xuyên sử dụng

 Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học phần lịch sử lớp 4

Trang 30

STT Quan niệm về vai trò của trò chơi học tập Tỉ lệ %

1 Nâng cao kết quả học tập phần Lịch sử lớp 4 40%

Bảng 2: Kết quả thăm dò quan niệm về vai trò của trò chơi học tập

Bảng 2 cho thấy GV nhận thức rất đúng về vai trò của trò chơi học tập.78% GV cho rằng trò chơi kích thích hứng thú học tập của HS 60% GV chorằng trò chơi học tập phát huy tính tích cực nhận thức, chủ động chiếm lĩnh trithức của học sinh Việc kích thích hứng thú học tập của HS và phát huy đượctính tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức là yếu tố cho thấy học sinh là trungtâm Đây là quan niệm dạy học mà người giáo viên đang hướng tới Giờ học lịch

sử sẽ dễ dàng bị rơi vào trạng thái buồn tẻ, khô khan vì nó mang nhiều kiến thức

về sự kiện, nhân vật lịch sử từ xa xưa và nó ít gần gũi với HS nhưng khi sử dụngtrò chơi học tập thì 57% GV cho rằng giờ học nhẹ nhàng, sinh động hơn Tròchơi học tập góp phần giúp HS được chơi mà học, học mà chơi

 Mục đích sử dụng trò chơi học tập khi dạy học phần Lịch sử

ST

Bảng 3: Kết quả thăm dò về mục đích sử dụng trò chơi học tập

Từ kết quả điều tra mục đích sử dụng trò chơi học tập khi dạy học lịch

sử của GV (bảng 3) cho thấy GV thường sử dụng trò chơi học tập để củng cố,

ôn tập kiến thức 15% GV sử dụng để khởi động trước khi vào bài mới 21%

GV sử dụng để kiểm tra bài cũ 20% GV sử dụng để kiểm tra, đánh giá HS.Còn việc sử dụng trò chơi học tập như một phương tiện để tìm hiểu kiến thứcmới thì còn ít chỉ chiếm 25% Kết quả trên cho thấy GV đã sử dụng trò chơi

Trang 31

dạy học vào các giai đoạn của tiết học với các mục đích khác nhau Tuynhiên, mức độ sử dụng ở mỗi giai đoạn có khác nhau Giáo viên thường sửdụng trò chơi học tập để củng cố, ôn tập kiến thức sau mỗi tiết học hay trongcác tiết ôn tập Trò chơi học tập có thể sử dụng với nhiểu mục đích khác nhau,tùy vào khả năng vận dụng của GV mà việc sử dụng sẽ đạt hiệu quả.

Những ưu điểm và khó khăn khi sử dụng TCHT trong dạy học lịch sử ở tiểu học.

Về ưu điểm:

1 Học sinh hứng thú, tích cực tham gia bài học 90%

3 Dễ truyền tải nội dung mang tính khô khan 43%

4 Dễ chủ động thực hiện mục tiêu của bài học 21%

Bảng 4: Kết quả thăm dò về những thuận lợi khi sử dụng TCHT trong DH lịch sử

Bảng 4 cho thấy việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy lịch sử có rấtnhiều thuận lợi 90% giáo viên cho rằng HS rất hứng thú, tích cực tham giabài học Học sinh hào hứng tham gia bài học là một thuận lợi góp phần đemlại hiệu quả và đạt được mục tiêu của tiết dạy Trò chơi học tập giúp truyền tảinội dung mang tính khô khan, điều đó được 43% GV nhận thấy Lịch sử làphần học mang nhiều kiến thức về những sự kiện, nhân vật xa xưa nên nókhông gần gũi với các em như các môn học khác và đó cũng là điều làm các

em bớt hứng thú học Nhưng với trò chơi học tập thì giáo viên nhận thấy rằng

HS chủ động tiếp thu kiến thức (40% GV nhận thấy) và dễ chủ động thựchiện mục tiêu của bài học Bên cạnh đó giáo viên còn cho rằng sử dụng tròchơi học tập khi dạy học lịch sử còn làm cho học sinh nhớ kiến thức lâu hơn.Đây là một ưu điểm để đạt được mục tiêu lâu dài của môn học Ngoài ra, giáoviên còn thấy khi sử dụng trò chơi học tập sẽ làm cho lớp học sôi động hơn vàtạo lập mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh

Trang 32

Kết quả điều tra cho thấy phần lớn giáo viên đều đánh giá được những

ưu điểm khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học lịch sử

Về khó khăn:

Khi tìm hiểu những hạn chế, khó khăn khiến cho GV không sử dụng hình thức này hay sử dụng hình thức trò chơi học tập chưa đạt kết quả cao như mong muốn có kết quả như ở bảng 5:

Bảng 5: Kết quả thăm dò về những khó khăn khi sử dụng TCHT

Kết quả tổng hợp ở bảng 5 cho thấy phần lớn giáo viên thấy khó khănkhi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học lịch sử là do mất nhiều thời gian vàcông sức để chuẩn bị bài (70%) 14% GV cho rằng khó quản lí nề nếp lớp họcnhất là với những lớp học ở thành phố có số lượng học sinh quá đông 40%

GV cho rằng không có đủ thời gian để tổ chức trò chơi học tập trong tiết họclịch sử Qua điều tra chúng tôi thấy học sinh rất thích chơi trò chơi học tậplịch sử nên việc điều chỉnh giữa giờ học các môn khác hay giờ ra chơi mộtchút là có thể có đủ thời gian để tổ chức trò chơi học tập cho học sinh Đâycũng là một hình thức chơi mà vẫn củng cố, khắc sâu kiến thức đã học

Qua điều tra cho thấy kĩ năng tổ chức trò chơi của GV còn hạn chế(44%), để có thể tổ chức tốt một trò chơi là một điều trương đối khó Nó đòihỏi người tổ chức ngoài việc chuẩn bị công phu thì phải có kinh nghiệm, kĩnăng tổ chức, cách hướng dẫn học sinh ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh nắmvững nội dung, luật chơi và thu hút được HS

Trang 33

Một khó khăn nữa mà giáo viên gặp phải là việc thiếu tài liệu giới thiệutrò chơi khi dạy học lịch sử Hiện nay có các tài liệu về trò chơi học tập khidạy học Lịch sử nhưng nó vẫn chưa có nhiều và chưa đa dạng Do vậy, muốn

tổ chức trò chơi học tập khi dạy học phần lịch sử thì cần phải có tài liệu vềcác trò chơi để giáo viên có thể tham khảo và sử dụng

Các nguồn trò chơi học tập khi dạy học phần Lịch sử mà giáo viên thường tham khảo

Bảng 6: Các nguồn trò chơi học tập dạy học lịch sử

Từ kết quả điều tra được ở bảng 6 cho thấy GV thường chủ yếu tìmkiếm trò chơi học tập từ các nguồn có sẵn và tham khảo từ đồng nghiệp Có40% GV tự thiết kế trò chơi học tập Điều này cho thấy GV khá tích cực tìmhiểu về trò chơi học tập

Đánh giá của giáo viên về trò chơi trong một số tài liệu hiện hành (sách giáo viên, sách thiết kế, sách tham khảo…)

Bảng 7: Kết quả đánh giá của GV về các TCHT Lịch sử trong một số tài liệu hiện hành

Qua kết quả thu được như ở bảng 7, cho thấy có đến 59% giáo viênthấy là các trò chơi trong các tài liệu hiện hành ở mức độ trung bình bởi lẽ cáctài liệu đó chỉ mang tính chất gợi ý nên thường chưa đa dạng và còn sơ sàinên giáo viên khó áp dụng Số giáo viên đánh giá trò chơi trong các tài liệuhiện hành ở loại tốt chiếm 38% và vẫn còn bị 3% giáo viên đánh giá là chưađạt yêu cầu

Trang 34

Thời lượng thực tế giáo viên sử dụng để tổ chức trò chơi cho học sinh trong giờ học Lịch sử

Những điều kiện cần có để đảm bảo cho việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 4 đạt hiệu quả cao.

STT Các điều kiện đảm bảo cho việc sử dụng TCHT Số

lượng Tỉ lệ %

1 Kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên 81 81%

3 Sách và tài liệu hướng dẫn về trò chơi 56 56%

Bảng 9: Kết quả thăm dò các điều kiện đảm bảo cho việc sử dụng TCHT trong

dạy học Lịch sử lớp 4

Nhằm tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho việc sử dụng trò chơitrong dạy học phần Lịch sử đạt hiệu quả cao, chúng tôi đưa ra câu hỏi:

“Theo thầy (cô) những điều kiện nào cần có để đảm bảo cho việc sử dụng

trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 4 đạt hiệu quả cao? 81 % GV

được điều tra cho rằng việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy học phầnLịch sử có hiệu quả thì điều kiện quan trọng nhất là bản thân người giáo

Trang 35

viên phải có kĩ năng tổ chức trò chơi Ngoài ra cơ sở vật chất là phươngtiện để giáo viên thực hiện trò chơi học tập cũng là điều kiện cần và có.56% GV cho rằng sách và tài liệu hướng dẫn về trò chơi là điều kiện cần

có Điều đó cho thấy rằng để tổ chức được trò chơi học tập phần Lịch sửcho HS thì GV cần có các tài liệu hướng dẫn về trò chơi học tập, nó là yếu

tố giúp GV đảm bảo thành công khi tổ chức trò chơi học tập Khi có cáctài liệu hướng dẫn thì sẽ giúp GV tổ chức dễ dàng và kĩ năng tổ chức sẽtốt hơn, từ đó hiệu quả mà trò chơi học tập đem lại cho phần Lịch sử sẽcao hơn

 Những biện pháp phổ biến rộng rãi hình thức trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử.

STT Biện pháp phổ biến rộng rãi hình thức TCHT Số lượng Tỉ lệ %

2 Thiết kế sẵn nội dung, cách thức tổ chức trò chơi

4 Rèn cho sinh viên, học viên các trường sư phạm 35 35%

5 Biên soạn một số tài liệu riêng về cách tổ chức

tổ chức trò chơi trong sách giáo viên cũng được nhiều giáo viên lựa chọn

1.5.2.2 Kết quả điều tra học sinh lớp 4

Trang 36

Phần Lịch sử có sức hấp dẫn đối với các em học sinh tiểu học như thếnào? Để biết được điều đó, chúng tôi tiến hành điều tra trên đối tượng HS

Đối tượng điều tra: 200 học sinh trong đó: 100 học sinh trường Tiểuhọc Thành Công B: lớp 4A4 và 4A5; 100 học sinh trường Tiểu học DịchVọng B: lớp 4A và 4B

Điều tra được tiến hành theo phiếu (anket) gồm 4 câu hỏi để làm rõnhu cầu học, mức độ và mục đích sử dụng trò chơi học tập phần Lịch sử củagiáo viên

 Mức độ hứng thú với phần Lịch sử của HS tiểu học

Mức độ hứng thú với phần Lịch sử của HS tiểu

Bảng 11: Mức độ hứng thú với phần Lịch sử của HS tiểu học

Theo kết quả điều tra cho thấy trong số 200 em HS thì có 61% (122HS) thích học phần Lịch sử Chỉ có 4,5% là không thích và 34,5% em thấybình thường Qua trò chuyện với các em học sinh cho thấy sở dĩ còn có những

em chưa thích học phần Lịch sử hay cảm thấy không thích cũng không ghét là

do khi học môn này các em phải học thuộc lòng nhiều, ý kiến khác thì chorằng do giờ học Lịch sử nhàm chán Vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tậptrong quá trình dạy học trong giờ học Lịch sử sẽ góp phần khắc phục nhữngđiều đó, làm cho các em cảm thấy giờ học hấp dẫn hơn, dễ hiểu hơn, nhớ lâuhơn và yêu thích môn học này hơn

 Mức độ GV sử dụng trò chơi học tập phần Lịch sử qua điều tra HS

Trang 37

Qua điều tra học sinh, chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng trò chơi họctập của GV trong dạy học phần Lịch sử chưa cao Chỉ có 19% GV thườngxuyên sử dụng trò chơi học tập và 63,5% GV thỉnh thoảng sử dụng Điều nàycũng phản ánh một phần về việc GV chưa thực sự quan tâm và chú trọngtrong việc tổ chức trò chơi học tập cho HS trong giờ học Lịch sử Thậm chítheo đánh giá của HS có tận 27% GV ít khi sử dụng trò chơi học tập Kết quảnày cũng phù hợp với kết quả điều tra GV đã nêu.

Đây là kết quả điều tra của 200 em HS ở thành phố Hà Nội, nơi mà cácthiết bị học tập được trang bị đầy đủ nhưng GV lại ít khi sử dụng trò chơi họctập Lí do của việc này chính là do GV gặp phải những khó khăn như: mấtthời gian và công sức để chuẩn bị bài; khó quản lí nề nếp lớp học; không đủthời gian để tổ chức trò chơi; kĩ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế và đặc biệt

là do GV thiếu tài liệu về trò chơi

Cảm nhận của HS khi được thầy (cô) tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Lịch sử

Để điều tra khi thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử HS

sẽ cảm thấy như thế nào Chúng tôi có đưa ra câu hỏi với HS như sau: “Khi thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử em cẩm thấy thế nào? (Em có thế chọn nhiều ý)” và thu được kết quả sau:

STT Cảm nhận của HS khi GV sử dụng TCHT trong DH phần Lịch sử Tỉ lệ %

Bảng 13: Cảm nhận của HS khi chơi TCHT trong DH phần Lịch sử

Bảng 13 cho thấy trò chơi học tập đã giúp cho 73,5% HS hứng thú học tập

và 69,5% HS dễ hiểu bài và nhớ lâu Số liệu này phản ảnh đúng khả năng mà tròchơi học tập đem lại Khi HS hứng thú học tập, hiểu bài, nhớ lâu thì mục tiêu dạyhọc Lịch sử đã đạt được

Trang 38

Nhận biết của HS về mục đích sử dụng TCHT của GV

Để tìm hiểu xem GV sử dụng trò chơi nhằm mục đích gì, chúng tôi đã

điều tra HS bằng câu hỏi: “Khi nào thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập trong

dạy học phần Lịch sử? (Em có thể chọn nhiều ý) Chúng tôi đã thu được kết

quả như sau:

STT Mục đích sử dụng TCHT của GV qua điều tra HS Tỉ lệ %

Bảng 14: Mục đích sử dụng TCHT của GV qua điều tra HS

Qua kết quả cho thấy GV đã sử dụng trò chơi học tập vào các giai đoạncủa tiết học với mỗi mục đích khác nhau Tuy nhiên, mức độ sử dụng ở mỗigiai đoạn có khác nhau Giáo viên thường sử dụng trò chơi học tập để kiểmtra bài cũ, củng cố, ôn tập kiến thức sau mỗi tiết học hay trong các tiết ôn tập.Trò chơi học tập có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, tùy vào khảnăng vận dụng của GV mà việc sử dụng sẽ đạt hiệu quả

Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử có nhiều ưuđiểm nhưng cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế như khó quản lí nề nếp lớp học,không có thời gian chuẩn bị cũng như tổ chức trò chơi, kĩ năng tổ chức trò chơi

Trang 39

của GV còn hạn chế, không có đủ tài liệu hướng dẫn và giới thiệu các trò chơihọc tập phần Lịch sử…Tất cả những khó khăn này khiến giáo viên ngại tổ chứccác trò chơi học tập khi dạy học phần Lịch sử và tổ chức chưa có hiệu quả.

Để sử dụng trò chơi học tập khi dạy học phần Lịch sử đạt hiệu quả thìcần có tài liệu hướng dẫn về trò chơi cho giáo viên để GV tham khảo trongkhi dạy học phần Lịch sử Đồng thời cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần đảmbảo để việc sử dụng trò chơi học tập đạt hiệu quả cao

Qua việc điều tra HS chúng tôi cũng nhận thấy rằng sử dụng trò chơihọc tập sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học phần Lịch sử Vì khi HS hứngthú học tập thì HS sẽ phát huy hết khả năng và học tập hết mình, từ đó HS sẽ

dễ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn Các em sẽ thoải mái tiếp nhận kiến thức mộtcách nhẹ nhàng, tiết học sẽ sinh động và hấp dẫn hơn qua trò chơi học tập

Thực trạng trên là cơ sở giúp chúng tôi có thể tiến hành tiếp tục nghiêncứu xây dựng và lựa chọn các trò chơi học tập để dạy học phần Lịch sử lớp 4

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trang 40

Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi họctập trong dạy học phần Lịch sử ở tiểu học, chúng tôi có một số kết luận như sau:

Về mặt cơ sở lí luận

Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động là nhu cầu cần thiết trong tình hình giáo dục hiện nay Trò chơihọc tập là hình thức dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, tạohứng thú học tập cho học sinh Hình thức dạy học này phù hợp với đặc điểmtâm sinh lí của học sinh tiểu học và làm cho việc lĩnh hội kiến thức lịch sửnhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả hơn Thông qua trò chơi sẽ làm sống lạinhững sự kiện, nhân vật lịch sử, quá khứ anh hùng của dân tộc một cách tựnhiên, chân thực, giúp các em hiểu lịch sử sâu sắc hơn, tránh sự gò bó, áp đặt

Về mặt cơ sở thực tiễn

Qua việc tìm hiểu thực trạng, chúng tôi nhận thấy trò chơi học tập làmột phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học quen thuộc đối với giáo viên.Giáo viên cũng đã biết sử dụng trò chơi học tập vào các tiết học của mình.Giáo viên nhận thức được rất rõ về vai trò mà trò chơi học tập đem lại Tuynhiên mức độ sử dụng chưa cao kể cả ở một số trường thành phố Hà Nội Họcsinh tiểu học đa số vẫn thích học Lịch sử và cảm thấy rất hứng thú, cuốn hútkhi được chơi trò chơi học tập trong giờ Lịch sử Những kết quả thu được quanghiên cứu thực trạng này là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp chúng tôi có căn

cứ để nghiên cứu sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử lớp 4,trên cơ sở đó tiến hành áp dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

CHƯƠNG 2

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w