1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng việt ở chương trình ngữ văn 7

110 684 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 11,36 MB

Nội dung

Tác giả Trương Thị Xuân Huệ với công trình “Xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5, 6 tuổi” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên q

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến T.S Lê Thị Minh Nguyệt, người đã luôn động viên và khích lệ, tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ PP dạy học Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn sát cánh động viên và

hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Phùng Thị Tâm

Trang 2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

CNTT Công nghệ thông tin

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Giả thuyết khoa học 7

8 Cấu trúc khóa luận 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NHÓM BÀI TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 8

1.1 Trò chơi dạy học trong xu hướng đổi mới PPDH hiện nay 8

1.1.1 Vấn đề đổi mới PPDH trong nhà trường 8

1.1.2 Lí thuyết về trò chơi dạy học 9

1.1.2.1 Các khái niệm công cụ 9

1.1.2.2 Trò chơi dạy học 10

1.1.2.3 Cấu trúc chung của trò chơi dạy học 11

1.1.2.4 Các loại trò chơi dạy học 11

1.2 Nhóm bài từ ngữ tiếng Việt trong chương trình ngữ văn 7 12

1.3 Đặc điểm nhận thức và tâm lí của HS lứa tuổi THCS 14

1.4 Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Viêt ở chương trình Ngữ văn 7 15

1.4.1 Mục đích, đối tượng và nội dung khảo sát 15

1.4.2 Kết quả khảo sát 16

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NHÓM BÀI TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 19

2.1 Xây dựng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 19

Trang 4

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở

chươn` trình Ngữ văn 7 19

2.1.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của chương trình 19

2.1.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn, đa dạng 19

2.1.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 19

2.1.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tạo sức và phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS 20

2.1.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính chất của hoạt động chơi 20

2.1.2 Các bước xây dựng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 20

2.1.3 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 23

2.1.3.1 Trò chơi Đi tìm chìa khóa 23

2.1.3.2 Trò chơi Đuổi hình bắt thành ngữ 27

2.1.3.3 Trò chơi Tìm bạn 29

2.1.3.4 Trò chơi Đomino 31

2.1.3.5 Trò chơi Khán giả thông thái 32

2.1.3.6 Trò chơi Điền từ 33

2.1.3.7 Trò chơi Đường lên đỉnh Olympia 35

2.2 Tổ chức trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 37

2.2.1 Các bước tổ chức trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 37

2.2.2 Tổ chức một số trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 39

2.2.2.1 Tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động bài học 39

2.2.2.2 Tổ chức trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới 44

2.2.2.3 Tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập 48

2.2.2.4 Tổ chức trò chơi trong hoạt động ôn tập 52

2.3 Những lưu ý khi sử dụng trò chơi dạy học 57

2.3.1 Về thời gian ứng dụng 57

Trang 5

2.3.2 Về hoàn cảnh ứng dụng 57

2.3.3 Về phía giáo viên và học sinh 57

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM 59

3.1 Thiết kế một số giáo án thử nghiệm 59

3.1.1 Giáo án 1 59

3.1.2 Giáo án 2 69

3.2 Đáng giá vai trò và ý nghĩa của trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 79

3.2.1 Với học sinh 79

3.2.2 Với giáo viên 80

3.2.3 Với môi trường học tập 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về PPDH

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và thông tin trên toàncầu, hệ thống giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đặt ra những yêucầu cấp thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, trong đó có đổi mới PPDH

PP giáo dục truyền thống một chiều từ phía GV không còn giữ vị trí độc tôn nữa, thayvào đó là các PP đòi hỏi sự tương tác cao giữa thầy và trò GV trở thành người tổchức, hướng dẫn các hoạt động giáo dục, HS là chủ thể chiếm lĩnh tri thức Nghị quyếtĐại hội XI của Đảng (1/2011) về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đào tạo đãnêu rõ việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế cần được tiến hành với cácgiải pháp toàn diện, đồng bộ và nhất quán, trong đó có nội dung là cần đổi mới PP dạy

và học Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 (6/2012)

đã nêu ra những bất cập và yếu kém của tình hình giáo dục Việt Nam giai đoạn

2001-2010 đó là “Nội dung chương trình, PP dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giáchậm được đổi mới Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, PPDH lạc hậu,chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục…” Đồng thờinêu ra các giải pháp phát triển chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011- 2020,trong đó có việc đổi mới nội dung, PPDH, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáodục Chiến lược nêu rõ cần “tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rènluyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự họccủa người học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy vàhọc” Như vậy, một trong những nội dung mà Đảng nhấn mạnh trong việc nâng caochất lượng giáo dục đó là cần đẩy mạnh đổi mới PPDH

1.2 Trò chơi là PPDH tích cực, hiệu quả góp phần vào việc đổi mới PPDH

Trò chơi là một hoạt động của con người mà mục đích trước tiên là giải trí, thưgiãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi Nhưng qua đó, người chơi còn đượcrèn luyện các giác quan, rèn luyện tư duy, khả năng hợp tác, làm việc nhóm, tạo cơ hộigiao lưu với mọi người… Đối với học sinh THCS thì hoạt động chơi không còn đóngvai trò chủ đạo nữa, song cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu Trò chơitrong dạy học được coi là PPDH có hiệu quả bởi nó có tác dụng khơi dậy hứng thú chongười dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học trởnên nhẹ nhàng Trong các hoạt động học tập, nếu chúng ta kết hợp khéo léo việc cungcấp kiến thức gắn với trò chơi sẽ góp phần phát huy khả năng tự học của HS, làm chocác em phát triển các năng lực một cách tự nhiên Trò chơi với tính hấp dẫn tự thân

Trang 7

của nó là tiềm năng lớn để trở thành một PPDH hiệu quả, kích thích sự hào hứng, vuisay học tập và tích cực sáng tạo của HS.

1.3 Tầm quan trọng của nhóm bài từ ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS

Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị tín hiệu đích thực, là bộ phận quan trọnghàng đầu trong hệ thống ngôn ngữ, là cơ sở để ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếphiệu quả nhất của xã hội loài người Do đó việc dạy học từ ngữ tiếng Việt vô cùng cầnthiết, số lượng các giờ học nhóm bài này trong chương trình phổ thông rất lớn, đặc biệt

là ở cấp THCS Thực tế chứng minh, do không nắm chắc các kiến thức về từ ngữ tiếngViệt mà rất nhiều HS tỏ ra lúng túng khi giao tiếp, đặc biệt là trong những trường hợptrình bày các vấn đề có tính chính thức như: tập làm văn, phát biểu trước đám đông,phỏng vấn…Chính vì vậy, việc dạy học từ ngữ giúp HS nắm chắc các kiến thức thuộcnhóm bài này, tạo nền tảng cơ bản về ngôn ngữ để các em có cơ sở lĩnh hội tốt nhấtcác môn học khác nói chung và môn Ngữ văn nói riêng

1.4 Thực trạng dạy học nhóm bài từ ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS

Tuy nhiên do đây là phần tương đối khó, GV còn gặp nhiều khó khăn, lúng túngtrong việc tổ chức tiết dạy sao cho phù hợp với đặc trưng của phân môn, mục tiêu bàidạy, lôi cuốn được HS Thẳng thắn nhìn nhận, chúng ta phải thấy rằng nhiều GV tronggiờ dạy học từ ngữ còn bị động, phần lớn lệ thuộc vào tài liệu có sẵn, chủ yếu sử dụngcác PPDH truyền thống chưa kích thích được tính chủ động, sáng tạo của HS, chưa tạođược không khí sôi nổi, hứng thú cho các em Vì vậy, hiệu quả của giờ học thấp, chưađáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của nhóm bài này

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng trò chơi

trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7”.

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về trò chơi dạy học

Để đáp ứng yêu cầu của thời đại phát triển, các nhà nghiên cứu giáo dục luôn đềxuất các PP, biện pháp dạy học mới bên cạnh các PP, biện pháp truyền thống Trong

đó trò chơi dạy học luôn được các nhà giáo dục quan tâm bởi vui chơi trước hết là mộtnhu cầu thiết yếu của con người ở mọi lứa tuổi, tồn tại trong mọi lĩnh vực

Ở nước ngoài, vấn đề trò chơi trong giáo dục sớm được nhắc tới Trong thời cổđiển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ nhất trongquan điểm của nhà sư phạm Đức Ph Phroebel Chính ông là người đề xuất ý tưởng kếthợp dạy học với trò chơi Ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình pháttriển thể chất, làm giàu vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng củatrẻ Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, các nhà nghiên cứu Nga như P.A.Bexonova,O.P.Seina…đã đánh giá cao vai trò giáo dục đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân

Trang 8

gian Nga đối với trẻ em Ngoài ra còn một số cái tên tiêu biểu trong việc nghiên cứu về

PP trò chơi như: M Montessori, Ovida Dekroli, Nathan Bennelt, I.A.Komenxki…

Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi dạy học được công bố,trong đó có hai xu hướng là sử dụng trò chơi trong giờ học chính khóa và giờ họcngoại khóa

Việc sử dụng trò chơi trong giờ học chính khóa được nghiên cứu khá rộng rãi ở

các cấp học khác nhau Tác giả Trương Thị Xuân Huệ với công trình “Xây dựng và sử

dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5, 6 tuổi”

đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan tới việc sử dụng trò chơi trong hoạt

động dạy học, xây dựng được một hệ thống các trò chơi với nội dung phù hợp nhằmhình thành biểu tượng toán học cho HS 5,6 tuổi Các luận văn của Nguyễn Thị Hương

“Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học hóa học”, Nguyễn Xuân Việt “Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp vào bài giảng điện tử nhằm nâng cao tính tích cực học tập môn Hóa học cho học sinh (Phần phi kim - Hóa học 10 nâng cao)” đã chỉ ra vai trò tích cực của trò chơi, đặc biệt là kết

hợp chúng với CNTT trong quá trình dạy học Ngoài ra ở một số bài đăng trên các tạpchí, các nhà nghiên cứu đã nêu ra những trò chơi đặc thù với từng môn học để kích

thích sự hứng thú học tập của HS như “Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử ở

trường tiểu học”của Nguyễn Thị Hường trên tạp chí Giáo dục (2003), “Sử dụng trò chơi toán học góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh tiểu học” của tác giả

Đăng Thị Thu Thủyđăng trên tạp chí Thiết bị Giáo dục (2010)

Về việc sử dụng trò chơi trong giờ học ngoại khóa, dựa vào đặc trưng của giờ họcngoại khóa so với các tiết học trên lớp, các luận văn dưới đây đã nghiên cứu và ứngdụng các trò chơi phù hợp với quy mô về thời gian, không gian của các bài Luận

văn“Sử dụng trò chơi điện tử để tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục biến đổi

khí hậu trong chương trình Địa lí 10 – THPT” của Nguyễn Thị Thanh Tâm đã thiết kế,

thay đổi một số phần mền trò chơi điện tử, biến nó thành một hình thức hoạt động cho

HS Tác giả Nguyễn Công Tâm với công trình “Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập

trong hình thức hoạt động ngoại khóa phần giáo dục học cho sinh viên sư phạm trương Đại học Tây Bắc” chỉ rõ các đặc điểm của giờ học ngoại khóa và mức độ phù

hợp của việc ứng dụng trò chơi cho phần giáo dục học của sinh viên đại học Trong

cuốn “Cẩm nang phương pháp sư phạm” của các tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng và

Phạm Thị Thúy có nhắc tới việc sử dụng “trò chơi sư phạm: chơi mà học”, công trìnhnày đã nêu một cách ngắn gọn việc phân loại, các yếu tố cần thiết để thực hiện trò chơi

sư phạm và một số trò chơi sử dụng trong việc dạy học

Trang 9

2.2 Nghiên cứu về trò chơi trong dạy học Ngữ văn nói chung và phần tiếng Việt nói riêng

Vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở Việt Nam nhìn chung chưa

có nhiều

Một số công trình có nhắc đến việc sử dụng trò chơi trong hệ thống PPDH

nghiên cứu Trước tiên phải kể đến luận văn của Trương Thị Minh Hằng “Phương

pháp dạy học phần tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp và tích cực”, trong phần đề xuất một số PP dạy và học phát huy tính tích cực của HS,

công trình đã nhắc tới PP sử dụng trò chơi và gợi ý một số trò chơi có thể áp dụng.Tuy nhiên, chúng chỉ dừng ở mức độ đơn giản, sơ lược chứ chưa đi sâu, làm rõ đượccác vấn đề liên quan đến trò chơi dạy học và cách chơi của mỗi trò cũng như hiệu quả

dạy học đối với từng bài sử dụng Luận văn “Một số hình thức tổ chức hoạt động

ngoại khóa tiếng Việt ở nhà trường phổ thông” của Nguyễn Thị Hiền đề cập đến việc

ứng dụng trò chơi trong các cuộc thi trí tuệ, hình thức câu lạc bộ Trong công trình nàyviệc thiết kế, xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học như một PPDH hầu như chưa đượcchú trọng và nhắc đến cụ thể, đầy đủ

Một số công trình nghiên cứu trực tiếp về trò chơi dạy học như: khóa luận tốt

nghiệp của Phạm Trà My “Xây dựng trò chơi ngôn ngữ trong dạy học nhóm bài phong

cách học ở trung học phổ thông” bước đầu đưa ra một số quan điểm về nguồn gốc,

bản chất của trò chơi và một vài trò nhằm rèn luyện ngôn ngữ cho HS THPT khi họcnhóm bài phong cách học Bài đăng trên tạp chí giáo dục của Nguyễn Thị Hạnh (2007)

“Dùng phương pháp sử dụng trò chơi học tập để dạy học tự chọn môn tiếng Việt” đã

trình bày bản chất của trò chơi học tập là “dạy học thông qua việc tổ chức hoạt độngcho HS, dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi…”[14; tr.19] Bài viết này nhắc tới một cách sơ lược quy trình thực hiện trò chơi, ưuđiểm, nhược điểm, những lưu ý khi sử dụng trò chơi; đồng thời nêu ra hai ví dụ về tròchơi học tập để dạy nội dung tự chọn tiếng Việt ở tiểu học

Đối với việc sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ, chưa có công trình,luận văn, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Thảng hoặc nó chỉ được

đề cập đến ở một vài điểm trong các bài đăng trên tạp chí như: “Giới thiệu thêm về trò

chơi vui học môn tiếng Việt THCS” của Nguyễn Thế Truyền Tác giả mới dừng ở việc

giới thiệu sơ lược một số trò chơi áp dụng được vào các bài thuộc nhóm bài từ ngữnhư : trò ô chữ cầu thang [13; tr.65]; trò Đômino với bài Từ Hán Việt [13; tr.66-67]

Trang 10

2.3 Nghiên cứu về dạy học nhóm bài từ ngữ trong nhà trường phổ thông

Nhóm bài từ ngữ là nhóm bài có vị trí quan trọng trong phần tiếng Việt, đặc biệt

là ở cấp THCS Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về dạy học nhóm bài từ ngữ ởTHCS đi theo hai hướng

Hướng thứ nhất là nghiên cứu về nguyên tắc, PPDH nhóm bài từ ngữ nói chung.Nguyễn Đức Tồn có nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy học các bài này ở THCS

như bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ “Vấn đề dạy và học từ ngữ trong sách giáo khoa

tiếng Việt THCS”; trong cuốn“Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy - học từ ngữ

tiếng Việt trong nhà trường”, tác giả trình bày chi tiết về cấu trúc chương trình nhóm

bài từ ngữ trong SGK THCS, một số PPDH từ ngữ được sử dụng như PP so sánh, PP

liên tưởng, PP đặt câu hỏi gợi ý, PP định nghĩa và diễn giảng [9; tr.47- 49] Trong

cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt” [6], các tác giả đã cung cấp cho người đọc

những vấn đề chung về PPDH tiếng Việt và các hợp phần tiếng Việt ở THPT, trong đónội dung dạy học nhóm bài từ ngữ được trình bày rõ ràng, cụ thể Các tác giả đưa ramột số PPDH lí thuyết, PPDH thực hành đối với nhóm bài này, đặc biệt dành riêngmột mục để đi vào chi tiết PPDH từ Hán Việt (là một trong số những bài khó củanhóm bài từ ngữ)

Hướng thứ hai là nghiên cứu việc dạy học một bài cụ thể trong nhóm bài từ ngữ

tiếng Việt Công trình “Dạy học từ đồng nghĩa trong môn Tiếng Việt theo định hướng

phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học” của Trần Thị Quỳnh Nga đã chỉ ra

những đặc điểm của từ đồng nghĩa, thực tế giảng dạy bài “Từ đồng nghĩa” ở tiểu học

và đề xuất hệ thống bài tập dạy học theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho HS

Vũ Thị Hồng Lụa với công trình “Ứng dụng CNTT vào dạy học bài “Thành ngữ” theo

hướng đa dạng hóa ngữ liệu” đã chỉ ra hết sức ngắn gọn đặc trưng của bài “Thành ngữ” trong chương trình tiếng Việt lớp 7, đồng thời ứng dụng CNTT vào dạy học bài

này với hệ thống ngữ liệu đa dạng, hấp dẫn Khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Thu

Trang “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho nhóm bài về từ vựng (từ ghép - từ

láy) trong chương trình ngữ văn 7” chỉ ra vị trí của nhóm bài từ vựng trong hệ thống

kiến thức, kĩ năng của tiếng Việt 7, đặc biệt là hai bài “Từ ghép” và “Từ láy” Cùng

với đó, tác giả xây dựng 2 bộ câu hỏi trắc ngiệm để phục vụ kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của HS Phí Thị Phương Thanh với công trình “Dạy học từ Hán Việt cho học

sinh lớp 7 THCS” đã hệ thống hóa một số tri thức về từ Hán Việt: khái niệm, cấu tạo,

phân loại Ngoài ra, tác giả đề xuất những biện pháp dạy học lí thuyết: hình thành trithức về từ Hán Việt theo cách quy nạp; theo cách diễn dịch; bằng cách so sánh, đốichiếu với đặc điểm của từ thuần Việt và thực hành từ Hán Việt cho HS lớp 7 theonhiều hướng khác nhau

Trang 11

Nhìn chung, các công trình trên có đề cập đến các biện pháp, PPDH khác nhau,nhưng chưa có công trình nào nhắc tới việc sử dụng trò chơi như một PPDH trong việcdạy học nhóm bài từ ngữ.

Như vậy, việc sử dụng trò chơi vào dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chươngtrình Ngữ văn 7 đến nay vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa có một công trình nào đisâu tìm hiểu cụ thể, chi tiết Trên tinh thần nghiên cứu, học hỏi và kế thừa những ưuđiểm của các công trình đã có, đồng thời kết hợp với những ý kiến và quan điểm riêng,

đề tài của chúng tôi sẽ lựa chọn vấn đề sử dụng trò chơi vào dạy học nhóm bài từ ngữtiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 để nghiên cứu và phát triển

3 Mục đích nghiên cứu

Sử dụng trò chơi vào dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữvăn 7 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nhóm bài từ ngữ nói riêng, môn Ngữ văn nóichung và phát triển năng lực của học sinh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về trò chơi trong dạy học nói chung và tròchơi dạy học trong dạy và học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt

- Thiết kế một số trò chơi để dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trìnhNgữ văn 7

- Thiết kế giáo án thử nghiệm và đánh giá vai trò của trò chơi dạy học

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Lấy quá trình dạy học các bài học từ ngữ tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 7 (Nhàxuất bản Giáo dục Việt Nam) dưới sự trợ giúp của các trò chơi dạy học làm đối tượngnghiên cứu

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thiết kế và sử dụng trò chơi trong giờ học từ ngữ tiếng Việt ởchương trình Ngữ văn 7

6 Phương pháp nghiên cứu

- PP nghiên cứu lí luận: Chúng tôi tiến hành đọc và nghiên cứu các tài liệu có

liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài như: tâm lí học, lí luận dạy học tiếngViệt, SGK, các công trình nghiên cứu có liên quan Sau đó tiến hành phân tích, tổnghợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu để xác định được cơ sở, vai trò của việc sử dụngtrò chơi dạy học Từ đó thiết kế, sử dụng một số trò chơi phù hợp với các bài từ ngữtiếng Việt lớp 7

Trang 12

- PP điều tra: Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi điều tra về thực tiễn áp dụng trò

chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ đối với một số GV THCS và mức độ hứng thú của

HS đối với PPDH này

- PP thống kê: Sử dụng PP thống kê toán học để xử lí các kết quả thu được sau

điều tra

- PP thực nghiệm sư phạm: Trong điều kiện có hạn và khuôn khổ của khóa luận,

chúng tôi dừng lại ở khâu thiết kế giáo án thử nghiệm và đánh giá vai trò của trò chơitrong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt

7 Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7 một cáchhợp lí, sáng tạo sẽ góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho HS, từ đó nângcao hiệu quả dạy học từ ngữ nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, khóa luận này

được triển khai thành ba nội dung lớn, tương ứng với ba chương sau:

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ

ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7

Trong xu hướng đổi mới PPDH ngày nay, trò chơi dạy học là một PP mới mẻthường được nhắc tới Chương này đề cập tới các vấn đề liên quan đến trò chơi dạyhọc như: trò chơi, hoạt động chơi, cấu trúc, phân loại…Đồng thời chỉ ra vị trí, vai tròcủa nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7 trong chương trình tiếng Việt ở phổ thông, đặcđiểm tâm sinh lí của HS THCS cũng như thực trạng việc dạy và học nhóm bài từ ngữ ởlớp 7 để làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng trò chơi dạy học vào nhóm bài này

Chương 2: Xây dựng và tổ chức trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng

Việt ở chương trình Ngữ văn 7

Ở chương này, từ vị trí, nội dung của nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7 kết hợpvới những nguyên tắc cũng như các bước xây dựng trò chơi dạy học, chúng tôi đã tiếnhành xây dựng một số trò chơi trong các giờ học từ ngữ tiếng Việt lớp 7 Đồng thờiđưa ra quy trình tổ chức trò chơi dạy học và tổ chức các trò chơi đã xây dựng trongtừng hoạt động của quá trình dạy học nhóm bài này: hoạt động khởi động bài học, hoạtđộng hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập và hoạt động ôn tập

Chương 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm.

Chúng tôi tiến hành thiết kế một số giáo án mẫu nhằm bước đầu sử dụng trò chơitrong thực tiễn giảng dạy và đưa ra những dự báo mang tính thực tiễn về tác dụng và ýnghĩa của trò chơi với việc dạy học

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NHÓM BÀI TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

1.1 Trò chơi dạy học trong xu hướng đổi mới PPDH hiện nay

1.1.1 Vấn đề đổi mới PPDH trong nhà trường

PPDH là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của người dạy và người học,trong đó người học dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của người dạy nhằm thực hiện tối ưumục đích và nhiệm vụ dạy học Đây là một trong những khái niệm quan trọng, thườngxuyên được nhắc đến trong việc đổi mới giáo dục

Để theo kịp tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật, trình độ của các nước trongkhu vực cũng như trên thế giới, giáo dục Việt Nam cần được đầu tư không ngừngnhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước Muốn hoànthành mục tiêu này, trước tiên chúng ta cần có sự đổi mới về PPDH Nghị quyết Hội

nghị Trung ương 8 khóa XI về giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ

PP dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vậndụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ họcchủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông trong dạy và học” Như vậy, trong các văn kiện chính trị của Nhà nước về Đàotạo và Giáo dục thì việc đổi mới PPDH là một vấn đề trọng yếu để hoàn thành mụctiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Cốt lõi của đổi mới là hướng tới hoạtđộng học tập tích cực, dần loại bỏ thói quen học thụ động, đổi mới hình thức hoạt động

của GV và HS, hình thức tương tác trong dạy học, giúp HS thấy mình được học chứ không phải bị học.

Trong việc đổi mới PPDH người ta thường nhắc tới các kĩ thuật dạy học tích cực

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong cáctình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện điều khiển quá trình dạy học Kĩ thuật dạy

học tích cực vô cùng đa dạng, phong phú như: kĩ thuật “Khăn trải bàn”; kĩ thuật dạy

học theo sơ đồ KWL và bản đồ tư duy; kĩ thuật “ổ bi”; kĩ thuật tia chớp; kĩ thuật

"Động não"; kĩ thuật XYZ …

Một số tài liệu cho trò chơi dạy học là một kĩ thuật dạy học tích cực Tuy nhiên,trong khuôn khổ khóa luận này, người viết coi trò chơi dạy học là một PPDH tích cực

Do việc thiết kế và tiến hành một trò chơi dạy học cần sử dụng kết hợp nhiều kĩ thuật

Trang 14

dạy học Ví dụ như: kĩ thuật tia chớp để tham gia trực tiếp vào hoạt động chơi; tranhluận để trả lời câu hỏi và thảo luận sau khi chơi, kĩ thuật sơ đồ tư duy để khái quát,củng cố lí thuyết sau trò chơi…

Trò chơi là một PPDH tích cực, nếu được sử dụng hợp lí sẽ thúc đẩy một cách tựnhiên thái độ học tập của HS, tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ, lí thú,nâng cao chất lượng giáo dục

1.1.2 Lí thuyết về trò chơi dạy học

1.1.2.1 Các khái niệm công cụ

- Chơi và hoạt động chơi

Nhà nghiên cứu Hoàng Phê đề cập đến khái niệm chơi với tư cách một danh từ

có nhiều nét nghĩa Để phục vụ cho khái niệm trò chơi dạy học trong khóa luận này,chúng tôi lựa chọn nét nghĩa “Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ nghơi” và “Chơi làhoạt động chỉ nhằm mua vui mà thôi, không nhằm mục đích nào khác (đùa chơi)” [5;tr.171]

Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng, “Chơi là kiểu hành vi hoạt động tự nhiên, tựnguyện, có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi, mà chủ thểkhông nhất thiết phải theo đuổi những mục tiêu và lợi ích thực dụng trong quá trìnhchơi Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân, những yếu tố tâm lí của conngười, trong khi chơi nhìn chung là mang tính vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thưgiãn, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng, hoặc tạo ra sự khuây khỏa chobản thân mình”.[1; tr.384]

Tóm lại, chơi có thể hiểu là một trong những hoạt động của con người ở mọi lứa

tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người lớn lên và già đi Khi chơi, tất cảmọi người đều say mê, vui vẻ, thoải mái Đối với người lớn thì hoạt động chơi chiếmmột vị trí nhất định trong cuộc sống

Hoạt động chơi được tạo ra khi cá nhân có thể thực hiện hành vi chơi, hoặc chơinhư một hoạt động Đây là hình thái đặc biệt của sự chơi và chỉ có ở con người diễn ratheo nhu cầu của chủ thể, được điều khiển bởi động cơ bên trong quá trình chơi

Yếu tố động cơ là căn cứ để khu biệt hoạt động chơi, nó chỉ nằm trong hành động

và quá trình thực hiện hành động khi chơi Nó biến mất khi hành động chơi kết thúc,hoặc chuyển thành động cơ có nội dung khác và vấn đề thắng thua chỉ có ý nghĩa trongquá trình chơi

- Trò chơi

Một số nhà tâm lí - giáo dục theo trường phái sinh học như K.Gross, S.Hall…chorằng trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa.Còn G.Piagie cho rằng trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một nhân tố quan

Trang 15

trọng đối với sự phát triển trí tuệ Trên quan điểm Macxit, các nhà khoa học Xô Viếtkhẳng định rằng, trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội, đượctruyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục

Trong cuốn “Giải thích thuật ngữ tâm lí - giáo dục”, Trần Hồng Cẩm có đề cập

trò chơi là hoạt động tâm lí học hay tinh thần hoàn toàn không có tính vụ lợi, thường

có cơ sở là qui ước hay tưởng tượng trong ý thức của người chơi, không ngoài mụcđích tự thân và miêu tả là tạo khoái cảm

Như vậy, trò chơi nhìn chung là một tập hợp các yếu tố quan trọng, có vai tròtrung tâm trong hoạt động chơi, bao gồm mục đích, luật chơi, quy tắc, thao tác chơi vàcác hành động trong quá trình chơi Trò chơi có tính cạnh tranh, thi đấu, có tính tháchthức đối với người tham gia

1.1.2.2 Trò chơi dạy học

Có khá nhiều quan điểm về trò chơi sử dụng trong dạy học, ngay cả vấn đề têngọi của chúng cũng có sự khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là các cách gọi tên như:trò chơi học tập và trò chơi dạy học

Một số nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ trò chơi học tập, là loại trò chơi có luật

tiêu biểu, khi tham gia, người chơi gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ học tập như: củng

cố, chính xác hóa các biểu tượng, phát triển các kĩ năng hoạt động và khả năng giaotiếp Khái niệm trên nhấn mạnh đến đặc trưng có luật của trò chơi và mục đích dạy họccủa nó

Một số khác lại sử dụng thuật ngữ trò chơi dạy học là “những trò chơi được lựa

chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc vàPPDH, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên HS tìm kiếm và lĩnh hội trithức, học tập và rèn luyện kĩ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động vàhành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cảithiện và phát triển phẩm chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học

sinh khi họ tham gia trò chơi” [1; tr.395] Các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ trò

chơi dạy học này cho rằng cần nhấn mạnh đến đối tượng sáng tạo ra trò chơi là các nhà

giáo chứ không phải HS Họ coi cách gọi tên trò chơi học tập thật ra chưa chính xác vì

HS không xây dựng và thiết kế chúng, ý tưởng và mục tiêu không phải do HS đề ra,

HS chỉ là người tham gia trò chơi

Chúng tôi cho rằng việc phân loại và gọi tên trò chơi như trên chỉ mang tínhtương đối, chúng ta sử dụng một trong hai thuật ngữ đều được Bởi cả hai đều mangbản chất là dạy học cho HS thông qua việc tổ chức hoạt động chơi cho các em Dưới

sự hướng dẫn của GV, HS tham gia trò chơi, qua đó nắm được các đơn vị kiến thức,hình thành kĩ năng, kĩ xảo…Trò chơi sử dụng trong dạy học không nhất thiết chỉ do

Trang 16

GV thiết kế, HS có thể thông qua hướng dẫn của GV để tự thiết kế trò chơi đáp ứngcác mục tiêu dạy học và tự tổ chức trên lớp dưới sự quan sát, điều chỉnh của GV Việcngười thiết kế ra trò chơi không phải là vấn đề trọng yếu cần quan tâm, mà phải là mụcđích dạy học do trò chơi đem lại.

Tuy nhiên, để đề tài mang tính nhất quán và tiện cho việc nghiên cứu, trong khóa

luận này, chúng tôi lựa chọn thuật ngữ trò chơi dạy học để sử dụng.

Nhìn chung, trò chơi dạy học được hiểu là loại trò chơi có luật định, có nội dungtri thức gắn với nội dung bài học, hoạt động học tập của HS bổ trợ cho tiết học nhằmtạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học, khiến các em có khả năng tiếp thubài học với hiệu quả cao Trò chơi dạy học là một hình thức học bằng trải nghiệm, học

mà chơi, chơi mà học nhằm kích thích sự chủ động, tích cực, tự giác của người học

1.1.2.3 Cấu trúc chung của trò chơi dạy học

Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu trúc

nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan

hệ hiện thực Cấu trúc ấy gồm các thành tố sau:

- Mục đích chơi: đây là cái đích cuối cùng mà một trò chơi dạy học cần đạt được,

cụ thể là các nội dung kiến thức, các nhiệm vụ học tập mà HS cần tiếp thu được saukhi chơi Nhiệm vụ học tập chứa đựng trong các trò chơi thường nhằm mục đích ôntập, củng cố kiến thức đã học, cung cấp kiến thức mới, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp,các kĩ năng chung…

- Hành động chơi: là các thao tác, hoạt động mà người chơi cần thực hiện để

tham gia trò chơi và giải quyết nhiệm vụ học tập

- Luật chơi: mỗi trò chơi dạy học đều có luật chơi cụ thể, đó là những quy tắc

về việc thực hiện các hành động mà người chơi phải tuân theo như cách chơi, cáchtính điểm… Luật chơi quyết định trò chơi, nếu phá vỡ nó thì trò chơi dạy học cũng

bị phá vỡ

Như vậy, ba yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết, quy định, tác động qua lại lẫnnhau Nếu thiếu một trong ba yếu tố thì không thể giải quyết được nhiệm vụ đặt ratrong trò chơi dạy học

1.1.2.4 Các loại trò chơi dạy học

Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà chúng ta có thể phân loại thành các trò chơidạy học khác nhau

a) Phân loại trò chơi theo sự năng động

- Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắpcủa người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, vượt chướng ngại Nhìn chung, cáctrò chơi này nghiêng về phát triển thể chất là chủ yếu

Trang 17

- Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan là chính,người chơi không cần di chuyển nhiều hoặc không di chuyển.

b) Phân loại trò chơi theo khả năng kết hợp với CNTT

- Trò chơi có sự hỗ trợ của các phương tiện CNTT: là những trò chơi được thiết

kế và biểu diễn trên máy tính, máy chiếu, được hỗ trợ bởi các hiệu ứng, màu sắc, âmthanh phong phú

- Trò chơi không có sự hỗ trợ của các phương tiện CNTT: là những trò chơi đượcthiết kế và tổ chức không phải trên máy tính

c) Phân loại trò chơi theo số lượng người tham gia chơi

- Trò chơi tập thể: Gồm nhiều người (cả một tập thể) tham gia vào cùng một trò

1.2 Nhóm bài từ ngữ tiếng Việt trong chương trình ngữ văn 7

Nhóm bài từ ngữ tiếng Việt được phân phối trong chương trình Ngữ văn 7

Số thứ tự Số tiết Tiết theo phân phối

Nhìn chung, thời lượng cho nhóm bài từ ngữ tiếng Việt khá lớn, chiếm 12 trêntổng số 32 tiết của phần tiếng Việt lớp 7 (không tính những tiết kiểm tra tiếng Việt).Đặc biệt các bài này nằm hoàn toàn trong học kì I của chương trình Ngữ văn 7 (chiếm

Trang 18

12/17 tiết tiếng Việt), mang tính hệ thống tiếp nối với nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở lớp

6 với mong muốn cung cấp tương đối đầy đủ kiến thức về từ vựng cho HS ngay từnhững lớp đầu cấp, tạo cơ sở để lĩnh hội tri thức tiếng Việt khi lên các lớp trên Hầunhư tất cả các bài đều có thời lượng 1 tiết cho việc dạy lí thuyết và luyện tập, ngoại trừ

bài “Từ Hán Việt” được bố trí thành 2 tiết khác nhau Do đây là bài có thể coi là khó

nhất trong nhóm bài từ ngữ, khối lượng kiến thức khá nặng với HS, vì vậy cần lưu ýkhi thiết kế và sử dụng trò chơi phù hợp trong dạy học

Qua việc khảo sát các bài thuộc nhóm bài từ ngữ tiếng Việt trong chương trìnhNgữ văn 7, chúng tôi thấy hầu hết các bài đều được triển khai theo cấu trúc sau: Ngữliệu  Ghi nhớ  Luyện tập

Bước 1 : Cung cấp ngữ liệu để phân tích (Ngữ liệu thường là các câu văn, đoạn trích

được trích ra từ một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 7) và đưa racác câu hỏi mang tính chất định hướng đến nội dung bài học

Bước 2 : Rút ra ghi nhớ (Bảng ghi nhớ).

Bước 3 : Luyện tập (Đây là hệ thống các bài tập từ dễ đến khó với mục đích củng cố,

tái hiện lại các tri thức ngôn ngữ mà HS vừa học trước đó)

Trong chương trình Ngữ văn, phần tiếng Việt ở THCS và THPT bao gồm hai bộphận: tri thức về hệ thống tiếng Việt và kĩ năng về sử dụng tiếng Việt Một trongnhững mục tiêu hàng đầu của chương trình phần tiếng Việt đó là giúp HS sử dụngthành thạo tiếng mẹ đẻ với cả bốn kĩ năng: đọc, viết, nghe, nói

Nhóm bài từ ngữ chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung tiếng Việt ở THCSnói riêng và phổ thông nói chung Ngay từ bậc tiểu học, các em đã bắt đầu làm quen

với một số bài thuộc nhóm bài này ở mức độ đơn giản, đặc biệt là những bài liên quan

đến nghĩa của từ như: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm….Đến lớp 6, nhóm bài

từ ngữ tiếp tục được đưa vào chương trình một cách cụ thể và khái quát hơn Đi theo

hệ thống ấy, chương trình phần tiếng Việt lớp 7 kì I đã dành hầu hết thời lượng chocác bài thuộc nhóm bài này (12/17 tiết ) Đến THPT, HS được thực hành các tiết học

về nhóm bài từ ngữ là chủ yếu

Nhóm bài từ ngữ tiếng Việt xuất hiện xuyên suốt trong cả ba cấp học phổ thông,cho thấy tầm quan trọng của nó Trước tiên, từ ngữ là công cụ không thể thiếu của quátrình giao tiếp Muốn tham gia giao tiếp với đối tượng thứ hai trở đi, chúng ta cần phảihiểu được từ, có khả năng huy động và sử dụng từ Nếu một trong các đối tượng thamgia không nắm được từ thì quá trình giao tiếp sẽ gặp rất nhiều cản trở, không đạt đượchiệu quả Thứ hai, từ ngữ giúp con người nắm bắt được các hiện thực phong phú, phứctạp và đa dạng thành những nhóm đồng nhất với những nét tương đồng và khác biệt,tức là nắm được các khái niệm của sự vật, làm đơn vị trong quá trình tư duy của mình

Trang 19

Thứ ba, từ ngữ chính là cơ sở xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩmvăn học Việc dạy học từ ngữ tốt, đặc biệt là dạy học từ ngữ theo hướng ngôn ngữnghệ thuật sẽ giúp HS có đà để đi vào thế giới nghệ thuật, đào sâu các tầng ý nghĩathẩm mĩ, dụng ý, giá trị nghệ thuật của tác giả trong các sáng tác văn chương Cuốicùng, việc được trang bị các tri thức về từ ngữ tiếng Việt sẽ bồi đắp thêm tình yêu vàniềm tự hào với tiếng mẹ đẻ cho HS, tạo ra sự đề kháng, chọn lọc cho các em trướchiện tượng xâm lấn ồ ạt của hàng loạt các từ mới, cách nói mới mang tính tiêu cực, laicăng, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

1.3 Đặc điểm nhận thức và tâm lí của HS lứa tuổi THCS

Lứa tuổi THCS bao gồm những em từ 11 - 15 tuổi (lớp 6 đến lớp 9) Trên thực

tế, đa số các em đã bước vào lứa tuổi thiếu niên, là thời kì chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ

em sang giai đoạn người trưởng thành với những đặc điểm tâm lí và nhận thức quantrọng, phức tạp trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân Việc sử dụng trò chơi trongdạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7 cần chú ý đến các đặcđiểm sau:

- Về nhu cầu giao tiếp

Nhu cầu giao tiếp với bạn bè phát triển mạnh là một đặc điểm quan trọng của tuổithiếu niên Các em khao khát được giao tiếp và hoạt động chung với nhau, có nguyệnvọng được sống tập thể, có những bạn bè tin cậy và luôn đòi hỏi bạn phải có thái độtôn trọng GV cần tạo điều kiện cho HS phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác trongnhóm, biết hướng dẫn, uốn nắn phù hợp với mục tiêu giáo dục GV nên sử dụng cácPPDH nhằm tạo ra các hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn để HS vừa lĩnh hội trithức, vừa hình thành và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp

- Về tâm lí “thích chơi”

Đây là độ tuổi chuyển giao từ giai đoạn trẻ em sang giai đoạn “người lớn”, các

em vẫn rất hào hứng được tham gia vào các hoạt động mang tính chất vui chơi, sôi nổi.Đặc biệt là được chơi các trò chơi để thể hiện khả năng của bản thân với các bạn kháctrong lớp

- Về động cơ học tập

Đối với lứa tuổi này, học tập là hoạt động chủ đạo Tuy nhiên ở thời kì đầu, các

em chưa có kĩ năng cơ bản để tổ chức tự học, động cơ học tập còn đa dạng, chưa bềnvững, nhiều khi có biểu hiện mâu thuẫn, thờ ơ, lười biếng HS thường chỉ chú ý vàonhững môn mà các em cho rằng mình có khả năng hoặc nó hấp dẫn, lỗi cuốn

- Về khả năng ghi nhớ và chú ý

Trang 20

Ở lứa tuổi THCS, HS đã bắt đầu có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơnkhi tri giác các sự vật, hiện tượng Trí nhớ dần mang tính chất của quá trình có điềukhiển, điều chỉnh và có tổ chức Các em có tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu, từ ngữtrừu tượng một cách khái quát, tổng hợp chứ không còn ghi nhớ từng bài, từng chữnhư lứa tuổi tiểu học Trong quá trình ghi nhớ, các em thiết lập được mối quan hệ phứctạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, biết cách khái quát các vấn đề, tốc độ ghi nhớ

và khối lượng ghi nhớ được tăng lên Tùy theo yêu cầu của bài học mà mỗi em sẽ lựachọn cho mình cách ghi nhớ thích hợp để nhớ nhanh, nhớ lâu hơn

Sự phát triển chú ý của HS lứa tuổi này cũng có những đặc trưng riêng Một mặt,chú ý có chủ định bền vững được hình thành Nhưng mặt khác, sự phong phú củanhững ấn tượng, sự rung động tích cực và xung động mạnh mẽ của lứa tuổi nàythường dẫn đến sự chú ý không bền vững Việc chú ý của các em có tính lựa chọn rất

rõ, các em có khả năng say mê, tập trung học tập, sôi nổi tham gia vào việc lĩnh hội trithức nếu các em thấy vấn đề cần thiết và hấp dẫn

Trò chơi hoàn toàn phù hợp với HS lứa tuổi này vì các em đã có khả năng kháiquát, ghi nhớ nhanh những đơn vị kiến thức có trong trò chơi Đây sẽ là một hoạt động

lí thú thu hút sự chú ý của các em, làm cho việc học hấp dẫn hơn bao giờ hết

Tóm lại, khi dạy học phần từ ngữ tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 7 có sử dụng tròchơi cần chú ý tới đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS để đạt hiệu quả cao nhất

1.4 Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Viêt ở chương trình Ngữ văn 7

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế việc dạy và học nhóm bài từ ngữ tiếngViệt lớp 7

1.4.1 Mục đích, đối tượng và nội dung khảo sát

- Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng

Việt, và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học nhóm bài này

- Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 25 GV ( đã hoặc đang

dạy Ngữ văn 7) và 150 HS lớp 7 ở ba trường THCS Phùng Xá, trường THCS ChàngSơn và trường THCS Hương Ngải ( Thạch Thất - Hà Nội )

- Nội dung khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát về các nội dung cụ thể sau: + Hứng thú của HS khi học tập nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7.

+ Thực trạng dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt của GV.

1.4.2 Kết quả khảo sát

1.4.2.1 Thực trạng việc học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7 của HS

Trang 21

Chúng tôi tiến hành khảo sát 150 HS về thực trạng và hứng thú học tập nhóm bài

từ ngữ tiếng Việt tại 3 trường THCS trên địa bàn Thạch Thất như đã nêu ở trên và thuđược kết quả như sau:

+ 64,7% HS được hỏi trả lời rằng GV của các em không bao giờ sử dụng trò chơitrong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt, có 35,3% HS đã từng được tham gia tròchơi trong khi học các bài từ ngữ

+ 56,7% HS (85/150 HS) cho rằng sẽ rất hứng thú nếu được học các giờ từ ngữ

có sử dụng trò chơi

Bảng 1.1: Tầm quan trọng của nhóm bài từ ngữ tiếng Việt với HS

Tầm quan trọng của nhóm bài từ ngữ tiếng

Bảng 1.2: Mức độ hứng thú của HS với giờ học từ ngữ tiếng Việt lớp 7

Mức độ hứng thú của HS với giờ học từ ngữ

em chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhóm bài này đối với quá trình học củabản thân cho nên thường có thái độ thờ ơ đối với giờ học Ngoài ra cũng theo điều tra,chúng tôi được biết nguyên nhân chủ yếu khiến các em không thích những giờ học này

là do giờ dạy của GV khô khan, chưa gây được hứng thú với các em, chưa có nhiềuhoạt động học tập phong phú để đưa các em vào thế chủ động

1.4.2.2 Thực trạng việc dạy nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7 của GV

Trang 22

Để tìm hiểu thực trạng dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt 7, chúng tôi tiến hànhkhảo sát trên 25 GV ở 3 trường THCS của huyện Thạch Thất như đã nêu ở trên và kếtquả thu được là:

+ 1 GV (4%) thấy rất khó khăn khi dạy các bài từ ngữ tiếng Việt; 19 GV (76 %)cảm thấy bình thường và có tới 5 GV (20%) cảm thấy tương đối khó khăn khi dạynhóm bài này

+ 39% GV quan sát thấy trong giờ dạy học từ ngữ của mình HS thường mất tậptrung khi học, chỉ 12% GV thấy các em chú ý vào giờ học

+ 72% GV (18/25 GV) chưa bao giờ sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từngữ tiếng Việt lớp 7, có 4% GV (1/25 GV) thường xuyên sử dụng trò chơi vào dạy họcnhóm bài từ ngữ, có 24% GV (6/25 GV) từng sử dụng trò chơi vào dạy học nhóm bài

từ ngữ nhưng mức độ không thường xuyên

+ 53% GV được hỏi cho rằng nếu sử dụng trò chơi trong dạy học nhóm bài từngữ tiếng Việt lớp 7 sẽ đem lại hiệu quả học tập, 18% GV cho rằng trò chơi rất hiệuquả khi sử dụng trong nhóm bài này

Về các PPDH được GV sử dụng thường xuyên trong giờ dạy học nhóm bài từngữ tiếng Việt, kết quả chi tiết như sau:

Bảng 1.3: Các PPDH thường được sử dụng trong dạy học nhóm bài từ ngữ

sử dụng trò chơi dạy học trong bài giảng của mình, nhưng mức độ không thườngxuyên, chỉ có 1/25 GV thường xuyên sử dụng trò chơi dạy học trong nhóm bài từ ngữ

Trang 23

Như vậy, các GV chủ yếu tiến hành giờ học theo các PPDH truyền thống, nhóm

PP dùng lời chiếm ưu thế tuyệt đối Nói cách khác, người GV thường sử dụng PP giảithích, minh họa, PP vấn đáp Một số GV có sử dụng hình thức trò chơi trong dạy họcnhóm bài từ ngữ nhưng mức độ không thường xuyên, nội dung trò chơi chưa thậtphong phú, hấp dẫn Có thể thấy PPDH từ ngữ của GV THCS còn đơn điệu, chưa thật

sự thu hút được sự chú ý và hứng thú của HS vào giờ học, lâu dần sẽ làm các em chánghét giờ học, dẫn đến kết quả học tập không cao Do vậy mà việc đổi mới các PPDH,

tổ chức phong phú các hoạt động học tập trong đó có trò chơi dạy học sẽ phần nàokhắc phục được những hạn chế đã thể hiện ở kết quả điều tra

Tiểu kết chương 1

Đổi mới các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học là nhu cầu thiết yếu trong tìnhhình giáo dục hiện nay Trước thực tế đó, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đề xuấtnhiều biện pháp, PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, trong

đó có trò chơi Có nhiều cách gọi tên trò chơi trong dạy học, trong khóa luận này,chúng tôi sử dụng thuật ngữ trò chơi dạy học là loại trò chơi có nội dung tri thức gắnvới hoạt động học tập của HS, gắn với nội dung bài học, trò chơi có luật định, có địnhhướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học dùng cho mục đích giáo dục và dạyhọc Tùy theo các tiêu chí mà người ta phân loại thành các trò chơi dạy học khác nhau,nhưng về cấu trúc trò chơi dạy học nào cũng có sự kết hợp các yếu tố chơi và các yếu

tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực, cấu trúc gồm các thànhtố: mục đích chơi, hành động chơi và luật chơi Với vai trò quan trọng, nhóm bài từngữ tiếng Việt luôn được chú ý giảng dạy trong các cấp ở phổ thông Qua đó nhằmhình thành cho HS các tri thức về từ ngữ cơ bản, cung cấp hành trang cho các em thamgia vào giao tiếp, học tập các môn học khác một cách hiệu quả Mặt khác, thực tế khảosát cho thấy việc dạy học nhóm bài này ở cấp THCS còn chưa đem lại hiệu quả cao,PPDH chưa đa dạng, thu hút được hứng thú của HS HS lứa tuổi THCS có đầy đủphẩm chất tư duy, trí tuệ để đáp ứng yêu cầu của trò chơi dạy học Hoạt động học tậpcủa các em đã có tính độc lập cao, có khả năng ghi nhớ nhanh và khái quát Các em sẽthực sự chú ý vào những nội dung bài học có sự thu hút, hấp dẫn, mới lạ với mình Tròchơi dạy học hoàn toàn đảm nhiệm được yêu cầu này, nói sẽ giúp cho con đường đếnvới các tri thức từ ngữ của HS thú vị hơn, các em sẽ hào hứng để tự mình bước đi đếnđích dưới sự theo dõi của GV, chứ không phải đi một cách uể oải

Trang 24

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NHÓM BÀI TỪ

NGỮ TIẾNG VIỆT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

2.1 Xây dựng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt

ở chươn` trình Ngữ văn 7

2.1.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của chương trình

Việc sử dụng trò chơi cho một đơn vị kiến thức trong nhóm bài từ ngữ tiếng Việtlớp 7 cần dựa trên cơ sở quán triệt đúng đắn mục tiêu đào tạo trong chương trình.Tránh việc ứng dụng trò chơi một cách lan man, thừa thãi, xa rời mục tiêu đào tạo vàtrọng tâm kiến thức của bài học

2.1.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn, đa dạng

Sự đa dạng tự thân nó đã tạo nên sức hấp dẫn thu hút HS tham gia hứng khởihơn, phát huy khả năng tìm tòi khám phá của các em Vì thế cần xây dựng các trò chơiphong phú với cách thức tiến hành sinh động Sự đa dạng các hình thức tổ chức (thiđấu cá nhân, theo nhóm đôi, theo đội…), các hoạt động chơi sôi nổi phù hợp với lứatuổi, đặc điểm nhận thức…sẽ là những yếu tố tạo nên sự mới mẻ và hấp dẫn của tròchơi Không nên chỉ áp dụng một vài hình thức chơi, một vài trò quá nhiều, quá lâudẫn đến nhàm chán

2.1.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đất nước ta đang trong đà phát triển, cơ sở vật chất giáo dục ở các địa phươngkhác nhau còn chưa đồng đều Vì vậy người thiết kế cần cân nhắc, tính toán kĩ để xâydựng trò chơi phù hợp với cơ sở vật chất của từng lớp học, (máy tính, máy chiếu, âmthanh…), HS từng lớp, từng vùng miền, phù hợp với quĩ thời gian của hình thức dạyhọc (với giờ học chính khóa, mỗi trò chơi chỉ nên tiến hành trong 5-10 phút; với giờhọc ngoại khóa, vấn đề thời gian có thể thoải mái hơn) Trò chơi không cần quá phứctạp, cầu kì, quan trọng là nó phải gắn liền với nội dung học tập Tuy nhiên, không phảibài nào, đơn vị kiến thức nào của nhóm bài từ ngữ tiếng Việt cũng có thể áp dụng tròchơi Hay, có những trò rất phù hợp với nội dung kiến thức này nhưng chưa chắc đã ănkhớp với nội dung kiến thức khác, do đó hình thức chơi phải thay đổi theo từng bàimột cách hợp lí

Trang 25

2.1.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tạo sức và phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS

Trò chơi phải huy động, khơi gợi các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có ở

HS, khả năng biết làm việc tập thể, sự chú ý, sức tập trung…để hoàn thành trò chơi Vìvậy các nhiệm vụ trong trò chơi không được quá dễ hay quá khó Trò chơi có nhiệm

vụ quá dễ sẽ tạo cho HS sự nhàm chán, nhưng quá khó sẽ làm cho các em nản chí,những trò chơi như thế không đem lại tác dụng giáo dục như mong muốn Trò chơidạy học phải được xây dựng trên những thử thách, tạo điều kiện cho HS từng bướckhám phá các kiến thức mới từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đếnnâng cao, tạo đà cho các em “nâng” được những kiến thức ngày càng “nặng” hơn.Dạy học nói chung và việc sử dụng trò chơi trong dạy học nói riêng luôn phảiphù hợp với quá trình lĩnh hội kiến thức và đặc điểm tâm lý, nhận thức của HS

2.1.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính chất của hoạt động chơi

Trò chơi dạy học là một hình thức vừa học vừa chơi Khi tham gia, HS sử dụngnhững kiến thức của mình để hoàn thành trò chơi, từ đó tiếp thu được tri thức mới Vìvậy, muốn sử dụng trò chơi hiệu quả thì nó trước hết phải hấp dẫn, kích thích sự năngđộng, tự giác, tích cực của HS Trò chơi mà không mang tính chất “vui” và “chơi” thìrất khó thu hút, làm giảm sự hứng thú của các em vào bài học Tuy rằng mục đíchchính của việc sử dụng trò chơi là dạy học nhưng người thiết kế, tổ chức tuyệt đốikhông được làm trò chơi xa rời bản chất của nó

Ngoài ra, trong quá trình chơi, GV cần quan sát để tất cả lớp đều có cơ hội thamgia vào trò chơi, đặc biệt là những HS trầm tính, ngại đám đông Tuyệt đối tránh việctạo cho các em có cảm giác trò chơi chỉ dành cho những bạn hăng hái, sôi nổi

Cuối cùng, sau khi kết thúc mỗi phần của trò chơi, GV phải có sự đánh giá côngbằng đáp án, được sự nhất trí đa số từ phía HS, có phần thưởng cho người thắng cuộc

2.1.2 Các bước xây dựng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7

Trước khi tổ chức trên lớp, trò chơi dạy học cần được xây dựng, chuẩn bị Cónhư thế thì GV và HS mới chủ động được thời gian và việc tiến hành trò chơi diễn rathuận lợi nhất Có thể tiến hành xây dựng trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếngViệt 7 theo các bước cụ thể sau:

Trang 26

Bước 1: Nghiên cứu đặc điểm nhận thức của HS

Có thể thấy, trong quá trình xây dựng trò chơi dạy học người ta thường khôngchú ý tới khâu này, đôi khi một trò chơi được xây dựng và sử dụng cho tất cả các lớp.Trò chơi khi thiết kế cần phải được nghiên cứu, cân nhắc tới trình độ nhận thức của

HS ở các lớp khác nhau để có sự điều chỉnh nhất định trong cách chơi, nội dung chơi,giúp trò chơi dạy học đạt hiệu quả và phù hợp với từng lớp

Bước 2: Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trước khi xây dựng, người thiết kế phải xác định trò chơi ấy sẽ áp dụng vào phầnđơn vị kiến thức nào của bài học nào, những mục tiêu cuối cùng cần đạt được là gì, từ

đó lấy đây là định hướng xác định mục tiêu của trò chơi dạy học Muốn làm tốt điềunày, người thiết kế phải tự mình trả lời câu hỏi trò chơi ấy sẽ mang lại những kiến thức

và hình thành những kĩ năng gì cho HS thông qua các hoạt động chơi Nhìn chungtrong mỗi trò chơi, mục tiêu của bài học và của trò chơi phải có sự kết hợp nhuầnnhuyễn, thống nhất với nhau

Nghiên cứu đặc điểm nhận thức của

HS

Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học

và mục đích trò chơi

Thiết kế trò chơi

Xác định luật chơi và cách tính điểm

Chuẩn bị phương tiện chơi

Thiết kế bài học

Trang 27

Bước 3: Thiết kế trò chơi

Đây là bước phức tạp và cần đầu tư nhiều thời gian nhất của người thiết kế Saukhi xác định được mục tiêu bài học, mục đích trò chơi và lớp tiến hành tổ chức, ngườithiết kế phải xác định trò chơi mà mình sử dụng có tên, hình thức chơi…như thế nào.Đây là khâu lên ý tưởng về trò chơi trong đầu sau đó hiện thực hóa nó Việc thiết kếkhá phức tạp, vì vậy có thể sáng tạo ra những trò chơi mới hoặc lấy gợi ý từ những trò

chơi quen thuộc như Đuổi hình bắt chữ, Ai là triệu phú, Chiếc nón kì diệu…,sau đó

điều chỉnh lại nội dung câu hỏi và cách chơi cho phù hợp với điều kiện lớp học về thờigian và không gian

Với những trò chơi có sử dụng CNTT, tiến hành trên máy tính, máy chiếu, ngườithiết kế phải có sự chuẩn bị công phu và đầu tư nhiều về thời gian Trước hết cần lựachọn phần mềm sẽ sử dụng để thiết kế, tiến hành các thao tác trên máy tính để xâydựng trò chơi đó (tạo các thao tác chơi trên máy tính, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh) sau

đó chạy thử trò chơi trên máy tính cho thật trơn tru Điều quan trọng cần chú ý ởnhững trò chơi này là cơ sở vật chất của lớp học có đủ yêu cầu đáp ứng tiến hành tròchơi hay không

Với các trò không tiến hành trên máy tính, người thiết kế phải tính toán, tưởngtượng trong đầu các thao tác chơi sẽ diễn ra để trò chơi mang tính khả thi cao nhất.Ngoài ra, cần căn cứ vào không gian, thời gian lớp học để lựa chọn hình thức chơiphù hợp

Lưu ý: Như đã nhấn mạnh ở trên, khi sử dụng trò chơi dạy học, việc quan trọng

nhất không phải ai là người xây dựng, thiết kế trò chơi mà là mục đích dạy học mà tròchơi đó đem lại Vì vậy, GV có thể là người thiết kế, xây dựng các trò chơi hoặc ở một

số trò, HS sẽ là người thiết kế trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV

Bước 4: Xác định luật chơi và cách tính điểm

Luật chơi là một trong những yếu tố quan trọng của trò chơi Người thiết kế phảinghiên cứu kĩ luật chơi trước khi tổ chức chơi đó là: xác định quy định với nhữngngười tham gia chơi, vai trò cụ thể của từng người, quy định về thời gian, lượt chơi…Tất cả phải được tính toán kĩ để tránh những mâu thuẫn làm ảnh hưởng tới việc tổchức và tính công bằng của trò chơi

Sau khi thiết lập được luật chơi, cần chú ý tới cách tính điểm Điểm số là vấn đềđược các em HS cấp THCS hết sức chú ý Đây là nấc thang đánh giá mức độ chơi tốthay không, do đó mà thang điểm càng chi tiết, khoa học, rõ ràng bao nhiêu thì quátrình chơi càng thuận lợi bấy nhiêu, tránh được các tranh cãi về cách tính điểm khôngcần thiết cho HS, tạo cho các em cảm giác cạnh tranh công bằng

Trang 28

Bước 5: Chuẩn bị phương tiện chơi

Trò chơi muốn sinh động, hấp dẫn, phong phú và đa dạng thì người thiết kế cần

có sự đầu tư, nghiên cứu công phu Vì vậy mà việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện

hỗ trợ cho trò chơi là hết sức quan trọng, sự chuẩn bị này cần linh hoạt, tùy vào từngtrò và điều kiện lớp học cụ thể

Ngoài ra, GV có thể chuẩn bị một số phần thưởng nho nhỏ, phù hợp với điềukiện kinh tế để tăng sức hấp dẫn của trò chơi, sự hào hứng của HS

Bước 6: Thiết kế bài học

Trong những tiết học có sử dụng trò chơi dạy học, khi thiết kế bài học, ngoài việcđảm bảo các yêu cầu kiến thức còn phải thể hiện được chuỗi các hoạt động tương ứngvới tiến trình chơi của HS, mục tiêu cần đạt và phương tiện dạy học cần thiết Giáo áncần được thiết kế khoa học trong việc phân bố thời gian giữa việc tổ chức trò chơi vàcác hoạt động dạy học khác của GV

Trong quá trình xây dựng trò chơi, người thiết kế sẽ có sự sắp xếp, điều tiết linhhoạt các thao tác trên cho phù hợp với thực tiễn

2.1.3 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học nhóm bài từ ngữ tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 7

2.1.3.1 Trò chơi Đi tìm chìa khóa

Đây là trò chơi sử dụng các ô chữ hàng dọc, hàng ngang khá phổ biến trong một

số trò chơi truyền hình như Đường lên đỉnh Olympia Sau khi trả lời được các ô chữ hàng ngang, HS sẽ có các gợi ý để tìm ra từ chìa khóa - ô chữ hàng dọc.

Các thao tác xây dựng

 Xác định đặc điểm nhận thức của HS: đây là trò chơi mà bằng cách trả lờiđúng các câu hỏi HS sẽ lật mở được các ô chữ, GV sẽ tùy vào đặc điểm, trình độchung của từng lớp để tạo ra các bộ câu hỏi với mức độ khó dễ khác nhau

 Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trò chơi Đi tìm chìa khóa có khả năng áp dụng vào nhiều bài thuộc nhóm bài từ ngữ tiếng Việt 7 như: Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Thành ngữ…Tùy

từng bài để thiết kế các câu hỏi phù hợp với nội dung học tập, ví dụ, nếu áp dụng trong

bài Thành ngữ thì các ô chữ sẽ chứa câu trả lời liên quan đến một số thành ngữ quen

thuộc…

Mục đích trò chơi (Tổ chức trò chơi trong các hoạt động khác nhau của bài học

sẽ hướng tới những mục đích cụ thể khác nhau)

+ Ôn tập các đơn vị kiến thức mà HS đã học ở lớp dưới hoặc củng cố lại nộidung nào đó của bài học

+ Khởi động không khí học tập của lớp học

Trang 29

+ Kiểm tra nhanh mức độ ghi nhớ bài của HS qua những câu hỏi liên quan đếnbài học.

+ Trao dồi vốn từ vựng của HS

 Thiết kế trò chơi

Trò chơi Đi tìm chìa khóa tương đối phù hợp với hoạt động khởi động bài học và

hoạt động luyện tập, củng cố trong tiết học Trò chơi cần tiến hành nhanh gọn, khôngkéo dài ảnh hưởng tới tiến độ chung của giờ học Trò chơi thường diễn ra trong thờigian 8-10 phút trong các giờ học chính khóa, nếu tổ chức trong các giờ ngoại khóa thìquy mô sẽ lớn hơn (có thể chia làm nhiều vòng, với nhiều gói câu hỏi khác nhau).Đối với những lớp học chưa được trang bị CNTT, người thiết kế có thể tạo ra các

ô chữ trên khổ giấy A0, đọc câu hỏi cho các em trả lời sau đó điền câu trả lời vào các ôchữ vẽ trên khổ giấy

Đối với những lớp học được trang bị các thiết bị CNTT cần thiết: máy tính, máychiếu, loa…Người thiết kế có thể thiết kế trò chơi trên máy để tăng sự sinh động, hấpdẫn Một số phần mềm có thể tạo lập trò chơi này đó là: M.S Powerpoint, phần mềmOlympia crossword 6.0 Qua trải nghiệm thực tế, người viết nhận thấy phần mềmOlympia crossword 6.0 khá dễ sử dụng, các hướng dẫn bằng tiếng Việt, vô cùng tiện

lợi và dễ dàng (Các thao tác tạo lập trò chơi được trình bày chi tiết trong phụ lục 2.1)

Tùy vào từng bài áp dụng, từng lớp tổ chức mà người thiết kế có thể tạo ra cácgói câu hỏi khác nhau để phục vụ trò chơi, sau đây là một số gợi ý:

 Các câu hỏi có thể sử dụng khi thiết kế trò chơi Đi tìm chìa khóa cho bài Từ đồng

âm ( Có 6 từ hàng ngang tương ứng với 6 câu hỏi để dẫn HS đến với từ chìa khóa)

Câu 1: Có 6 chữ cái, xét về chức năng ngữ pháp, từ ĐẬU (in hoa) trong câu “Con ruồiĐẬU mâm xôi đậu” thuộc từ loại nào?

Câu 2: Có 8 chữ cái, “lồng” trong các từ hoặc cụm từ gạch chân nào sau đây là danh

từ?

- Con ngựa lồng lên giận giữ

- Chiếc lồng chim được sơn son rất đẹp

Câu 3: Có 8 chữ cái, hai từ “đậu” trong câu “Con ruồi đậu mâm xôi đậu” có ý nghĩa

giống hay khác nhau?

Câu 4: Có 4 chữ cái, tiếng “đồng” trong các từ sau đây có nghĩa là gì: “đồng nghĩa,

đồng đảng, đồng môn”

Câu 5: Có 7 chữ cái, “âm” trong cụm từ “từ đồng âm” có nghĩa là gì?

Câu 6: Có 3 chữ cái, điền một tiếng vào hai chỗ trống dưới đây để được 2 từ có nghĩakhác nhau: Phương… ; …tính

 Từ chìa khóa ĐỒNG ÂM

Trang 30

 Các câu hỏi có thể sử dụng khi thiết kế trò chơi Đi tìm chìa khóa cho bài Từ

đồng nghĩa (Có 5 từ hàng ngang tương ứng với 5 câu hỏi để dẫn HS đến với từ chìa

khóa)

Câu 1: Có 2 chữ cái, đây là từ có nghĩa giống với các từ: “tỏi, chết, hai năm mươi”.Câu 2: Có 11 chữ cái, đây là cụm từ gọi chung “những từ có ý nghĩa giống nhau hoặcgần giống nhau” mà các em đã học ở tiểu học?

Câu 3: Có 6 chữ cái, đây là từ đồng nghĩa không hoàn toàn với từ “hi sinh”?

Câu 4: Có 7 chữ cái, tìm từ thay thế từ in đậm trong câu “Bằng lòng gan dạ, các chiến

sĩ đã giành thắng lợi hoàn toàn.”

Câu 5: Có 9 chữ cái, đây là từ đồng nghĩa với từ “đủng đỉnh”, với ý nghĩa chỉ trạngthái thong thả, chậm rãi trong từng cử chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương

hoặc không vội vã.

 Từ chìa khóa là TỪ NGỮ

 Các câu hỏi có thể sử dụng khi thiết kế trò chơi Đi tìm chìa khóa cho bài Từ trái

nghĩa (Có 9 từ hàng ngang tương ứng với 9 câu hỏi để dẫn HS đến với từ chìa khóa).

Câu 1: Có 4 chữ cái, hãy tìm từ thích hợp để hoàn thành câu thành ngữ sau: “Vô

thưởng vô….”?

Câu 2: Có 4 chữ cái, tìm từ có nghĩa trái ngược với tính từ “Đục”?

Trang 31

Câu 3: Có 9 chữ cái, hãy điền từ vào chỗ trống để tạo ra một câu có nội dung đúng:

“Từ phi nghĩa và chính nghĩa có ý nghĩa……với nhau.”

Câu 4: Có 6 chữ cái, điền từ để hoàn thành câu sau: “Việc đặt các từ có nghĩa tráingược bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hành động, trạngthái………nhau.”

Câu 5: Có 9 chữ cái, tìm cặp từ có nghĩa trái ngược nhau chỉ sự trái ngược về thờigian (Ở ô chữ này, người tổ chức mở ra ô chữ có chứa dấu gạch ngang (-) ngăn cáchgiữa 2 từ)

Câu 6: Có 7 chữ cái, tìm từ có nghĩa trái ngược với từ “Tối tăm” trong các từ sau:

“hào quang, sáng sủa, sáng dạ”.

Câu 7: Có 3 chữ cái, từ trái nghĩa với từ “Dở” trong câu tục ngữ sau là:

Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Câu 8: Có 6 chữ cái, đây là từ có ý nghĩa trái ngược với “dễ tính”?

Câu 9: Có 5 chữ cái, đây là từ có nghĩa trái ngược với từ “sớm”.

 Từ chìa khóa là TRÁI NGHĨA

 Xác định luật chơi và cách tính điểm

Mỗi lần HS được chọn một hàng ngang bất kì, sau đó câu hỏi sẽ hiện ra trên mànhình, HS có 10 giây để vừa suy nghĩ và trả lời

HS trả lời bằng cách giơ tay tại chỗ (người điều khiển hoặc thư kí trò chơi sẽchọn bạn giơ tay nhanh nhất) Nếu trả lời sai, ô chữ sẽ bị bôi đen, nếu trả lời đúng từhàng ngang sẽ hiện ra, chữ cái có màu khác trong hàng ngang đó chính là một trongcác chữ cái nằm trong từ chìa khóa ở hàng dọc cần tìm

Nếu câu hỏi nào khó, không có HS giơ tay, người điều khiển sẽ lần lượt lật

mở một trong các ô gợi ý của từ hàng ngang đó (không được lật mở ô chữ trong từhàng dọc)

Trang 32

Trả lời đúng từ hàng ngang, HS được 10 điểm, mỗi lần lật mở một gợi ý tươngứng với 3 điểm bị mất đi Trả lời đúng và nhanh nhất từ hàng dọc khi mở 1/3 số từhàng ngang, được 30 điểm Trả lời đúng và nhanh nhất từ hàng dọc sau khi mở được2/3 số từ hàng ngang được 20 điểm Trả lời đúng và nhanh nhất từ hàng dọc sau khi

mở tất cả các từ hàng ngang được 10 điểm

Trò chơi kết thúc sau khi HS tìm ra được ô chữ ở hàng dọc

 Chuẩn bị phương tiện chơi

Máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh…

Chuẩn bị một vài phần quà nhỏ, tùy vào kinh phí tổ chức

 Thiết kế bài học

Khi thiết kế bài học, GV cần thể hiện các câu hỏi tương ứng với các từ hàngngang trong trò chơi để chủ động trong việc lật mở gợi ý khi cần thiết, có sự dự tínhthời gian chi tiết để không làm ảnh hưởng tới tiến trình bài học

2.1.3.2 Trò chơi Đuổi hình bắt thành ngữ

Trò chơi này được lấy ý tưởng từ gameshow Đuổi hình bắt chữ trên truyền hình.

Đây là trò chơi khá phổ biến, luật chơi dễ hiểu và thu hút được HS nhờ những hìnhảnh thú vị

Các thao tác xây dựng

 Xác định đặc điểm nhận thức của HS: đây là trò chơi sử dụng các hình ảnh đặtcạnh nhau làm gợi ý cho HS đoán biết câu trả lời Người thiết kế tùy vào đặc điểm, trình

độ chung của từng lớp mà xây dựng, lựa chọn các hình ảnh khác nhau để sử dụng

 Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trong nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7 thì trò chơi này đặc biệt phù hợp với hoạt

động luyện tập bài Thành ngữ (bởi đây là những cụm từ cố định giàu hình ảnh).

Mục đích trò chơi:

+ Ôn tập, củng cố lại một số kiến thức về thành ngữ

+ Kiểm tra nhanh mức độ ghi nhớ bài của HS qua những câu hỏi liên quan đếnbài học

+ Trao dồi vốn thành ngữ của HS

+Thay đổi không khí, tạo cảm giác thư giãn cho HS trong giờ học

 Thiết kế trò chơi

Trò chơi Đuổi hình bắt thành ngữ được tổ chức trong hoạt động luyện tập, củng

cố sau khi HS đã học xong các kiến thức lí thuyết trong bài Thành ngữ Vì vậy, nó

thường được tổ chức ở cuối buổi học, người thiết kế tùy vào tiến độ bài học của từnglớp mà điều chỉnh thời gian chơi Dự kiến, trò chơi này thường diễn ra trong thời gian8-10 phút trong các giờ học chính khóa (Nếu tổ chức trong các giờ học ngoại khóa thì

Trang 33

quy mô sẽ lớn hơn, có thể chia làm nhiều vòng, mỗi vòng có thể là một gói các hìnhảnh có chủ đề khác nhau).

Đối với những lớp học chưa được trang bị CNTT, có thể in màu các hình ảnh rakhổ giấy A3 để HS “đuổi hình”

Đối với những lớp học được trang bị các thiết bị CNTT cần thiết, người thiết kế

có thể thiết kế trò chơi trên máy để tăng sự sinh động, hấp dẫn Trò chơi này có thểđược tạo lập trên phần mềm MS.Powerpoint

 Xác định luật chơi và cách tính điểm

Luật chơi: Trò chơi gồm 10 hình ảnh tương ứng với 10 miếng ghép HS sẽ lựachọn các miếng ghép bất kì được đánh số từ 1 đến 10 Sau đó hình ảnh sẽ hiện ra để

HS đoán, đáp án của các miếng ghép chính là những câu thành ngữ quen thuộc trongcuộc sống Người điều khiển gọi ngẫu nhiên một HS mở các miếng ghép từ 1-10 giúp

cả lớp Đội nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ được trả lời (tín hiệu là giơ tay của độitrưởng) Mỗi hình ảnh, HS có 10 giây để vừa quan sát vừa trả lời

Ví dụ: câu thành ngữ “Giả nhân giả nghĩa” sẽ được mô phỏng bằng hình ảnh:

Ví dụ: câu thành ngữ “Mưa to gió lớn” sẽ được mô phỏng bằng hình ảnh:

Cách tính điểm: Trả lời đúng mỗi miếng ghép, đội chơi được 10 điểm, giải thíchđược ý nghĩa của thành ngữ đó được 10 điểm

 Chuẩn bị phương tiện chơi

Máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh, hoặc tranh ảnh

Chuẩn bị một vài phần quà nhỏ (tùy vào kinh phí tổ chức)

Trang 34

 Thiết kế bài học

GV cần chuẩn bị một số gợi ý đối với những hình ảnh khó đoán để giúp HS tìm

ra đáp án và một số câu hỏi thảo luận để khắc sâu kiến thức cho HS

 Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trò chơi này phù hợp với hoạt động hình thành kiến thức mới trong các bài về

cấu tạo của từ như Từ ghép, Từ láy, Từ Hán Việt (tiết 1).

Có thể tiến hành thêm một lần nữa để tìm ra các từ khác phù hợp với yêu cầu.Trò chơi thường diễn ra trong thời gian 10-15 phút với các giờ học chính khóa và ởthời điểm đầu hoặc giữa tiết học

Ví dụ:

+ Với bài Từ ghép, khi dạy đơn vị kiến thức phần I- Các loại từ ghép, người

thiết kế chuẩn bị 15 tấm bảng phụ (số lượng các tiếng có thể thay đổi linh hoạt tùy vàongười thiết kế), một mặt của bảng ghi một tiếng: THƠM, BÀ, HOA, QUẦN, TRẦM,NGOẠI, NỘI, BÒ, VẢI, ÁO, HUỆ, LAN, QUẢ, PHỨC, BỔNG

Câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Như các em thấy, từ 15 tiếng trên, chúng ta có thể ghép thành các từ cónghĩa là: “bà nội, bà ngoại, hoa lan, hoa huệ, hoa quả, quần bò, quần vải, quần áo, trầmbổng, thơm phức” Trong các từ ấy, những từ nào có thể phân ra thành tiếng chính,tiếng phụ (Nhóm I) và hãy chỉ ra đâu là tiếng chính, đâu là tiếng phụ, những từ nàokhông thể phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ (Nhóm II)

Trang 35

Câu 2: Em có nhận xét gì về vị trí các tiếng chính và tiếng phụ ở các từ thuộcnhóm I?

+ Với bài Từ láy, khi dạy đơn vị kiến thức phần I- Các loại từ láy, người thiết kế

chuẩn bị 10 bảng phụ, một mặt của bảng phụ ghi một tiếng: MẾU, LIÊU, THĂM,BẬT, ĐĂM, XIÊU, THẲM, ĐĂM, BẦN, MÁO (Đáp án trò chơi và câu hỏi thảo luận

dùng để tổ chức trò chơi này được trình bày trong phần phụ lục 2.2).

Câu hỏi thảo luận:

GV sẽ sắp xếp các từ trên thành ba nhóm, nhóm I gồm: MẾU MÁO, LIÊUXIÊU; nhóm II gồm: ĐĂM ĐĂM; nhóm III gồm từ THĂM THẲM, BẦN BẬT

Câu 1: Các em hãy thảo luận theo cặp và cho cô biết, các tiếng trong mỗi từ ởnhóm I có đặc điểm âm thanh gì giống nhau và khác nhau, các tiếng trong mỗi từ ởnhóm II có đặc điểm âm thanh gì giống nhau và khác nhau?

Câu 2: Căn cứ vào đặc điểm về âm thanh này của các từ để chia chúng thành cácloại: láy toàn bộ, láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy phần vần) Hãy chỉ ra các từ ởnhóm I và nhóm II thuộc loại từ láy nào?

Câu 3: Vì sao từ THĂM THẲM, BẦN BẬT ở nhóm 3, không được viết là “bật

bật, thẳm thẳm” trong câu văn sau (trích trong văn bản “Cuộc chia tay của những con

búp bê”)

+ Với bài Từ Hán Việt (tiết 1), khi dạy đơn vị kiến thức phần II- Từ ghép Hán Việt, người thiết kế chuẩn bị 10 bảng phụ, một mặt của bảng phụ ghi một tiếng:

THIÊN, QUỐC, ĐẠO, THỦ, SƠN, PHẠM, THƯ, PHÁP, TRƯỞNG, MÔN, XÂM,

HÀ (Đáp án trò chơi và câu hỏi thảo luận dùng để tổ chức trò chơi này được trình bày

trong phần phụ lục 2.3).

Câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Trong các từ vừa ghép được, từ nào là từ ghép chính phụ, từ nào là từghép đẳng lập Với các từ ghép chính phụ, hãy chỉ ra tiếng chính và tiếng phụ

Câu 2: Em nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt so

với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?

 Xác định luật chơi và cách tính điểm

Luật chơi: Khi được phát bảng (phát ngẫu nhiên cho các HS) người chơi phải úpmặt có ghi chữ xuống dưới Sau khi HS nắm rõ yêu cầu và sẵn sàng, người điều khiểnphát hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, các HS quay mặt có ghi chữ ra phía ngoài nhanh chóngtìm tới bạn có chữ trên bảng phụ để khi ghép với chữ của mình thì phù hợp với yêucầu trò chơi Tùy vào số lượng bảng phụ mà người thiết sẽ đặt ra yêu cầu về thời gianchơi, trò chơi có thể kết thúc sớm hơn nếu tất cả các HS đều “tìm được bạn” Nếu hết

Trang 36

thời gian mà có những người chơi không tìm được bảng phù hợp với bảng của mìnhthì người điều khiển sẽ yêu cầu các HS dưới lớp hỗ trợ cho người chơi đó.

 Chuẩn bị phương tiện chơi

Chuẩn bị các bảng có diện tích như khổ giấy A4, sau đó dán giấy trắng vào cả haimặt (Có thể đơn giản hóa bằng việc dùng tờ giấy A4 thay cho bảng phụ)

Chuẩn bị một vài phần quà nhỏ (tùy vào kinh phí tổ chức)

 Thiết kế bài học

GV cần thể hiện rõ các câu hỏi thảo luận dành cho cả lớp sau trò chơi, đây chính

là mục đích quan trọng nhất của trò chơi Các câu hỏi thảo luận cần bám sát mục tiêubài học

2.1.3.4 Trò chơi Đomino

Trò chơi này được lấy ý tưởng từ cách sắp xếp các quân trong trò chơi Đomino

(Nhật Bản), giống như trò chơi Tìm bạn ở trên, trò chơi này có thể áp dụng ở tất cả

các lớp học, kể các những lớp chưa được trang bị các thiết bị CNTT

Các thao tác xây dựng

 Xác định đặc điểm nhận thức của HS: ở mỗi lớp khác nhau, cần có sự điềuchỉnh số lượng quân đomino khác nhau (càng ít quân thì trò chơi càng dễ)

 Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trò chơi này phù hợp với hoạt động luyện tập trong bài Từ Hán Việt (tiết 1)

Mục đích trò chơi:

+ Nâng cao vốn từ Hán Việt cho HS

+ Giúp HS nắm được cấu tạo của từ Hán Việt

+ Rèn luyện cho HS tư duy nhạy bén và khả năng hoạt động nhóm

 Thiết kế trò chơi

Người thiết kế chuẩn bị các mảnh bìa cứng nhỏ (gọi là “quân”), trên mỗi quân,một mặt ghi yếu tố Hán Việt lên, mặt còn lại có băng dính hai mặt, mỗi yếu tố ghi hai

lần lên hai quân khác nhau Trong bài Từ Hán Việt, người thiết kế chuẩn bị 4 bộ quân,

mỗi bộ gồm 26 quân, ghi lên các quân một yếu tố Hán Việt theo danh sách: 1- QUỐC,

Trang 37

2- VƯƠNG, 3- GIÁO, 4- PHÁP, 5- TRƯỞNG, 6- SƯ, 7- NỮ, 8- GIA, 9- CƯỜNG,10- QUYỀN, 11-LÍ, 12- PHỤ, 13- ĐẠO.

Trò chơi diễn ra vào thời gian cuối buổi học, dự kiến trong 8-10 phút

 Xác định luật chơi và cách tính điểm

Luật chơi: Trong thời gian 5 phút, nhóm HS phải xếp 26 quân đomino này thànhmột vòng tròn với yêu cầu hai quân kề nhau phải tạo thành một từ Hán Việt (đọcngược hoặc đọc xuôi đều được) Sau đó người điều khiển gọi một số HS lên giải nghĩa

3 từ Hán Việt bất kì trong số những từ đội của HS đó vừa ghép được

Cách tính điểm: Mỗi từ Hán Việt sắp xếp đúng được 5 điểm, mỗi từ giải nghĩađúng được 5 điểm

 Chuẩn bị phương tiện chơi và thiết kế bài học

Chuẩn bị các quân đomino bằng bìa cứng, diện tích khoảng 3cm x 5cm Tùy từngngười thiết kế trò chơi mà số lượng quân khác nhau Theo trên, người thiết kế phảichuẩn bị: 104 (26 x 4) quân Chuẩn bị 4 tấm bảng rộng để HS dán các quân đominokhi xếp

Chuẩn bị một vài phần quà nhỏ (tùy vào kinh phí tổ chức)

Giáo án phải cân đối được thời gian dành cho việc dạy lí thuyết và thời gian tổchức trò chơi bằng những hoạt động cụ thể

2.1.3.5 Trò chơi Khán giả thông thái

Trò chơi này là trò chơi mà HS được đặt vào vị thế những khán giả theo dõi mộtđoạn tiểu phẩm Trong khi xem, HS phải chú ý phát hiện ra những chỗ sai trong cáclời thoại của nhân vật

Các thao tác xây dựng

 Xác định đặc điểm nhận thức của HS: với những lớp có HS có năng khiếu,thích diễn xuất, người thiết kế có thể giao kịch bản cho HS đóng trực tiếp trên lớp.Ngược lại với những lớp không thể thực hiện được điều này, người thiết kế sẽ tiếnhành quay trước tiểu phẩm và phát qua máy chiếu cho HS theo dõi

 Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trò chơi thích hợp với hoạt động hình thành kiến thức mới trong bài Chuẩn mực

sử dụng từ của nhóm bài từ ngữ tiếng Việt 7 Thông qua những tình huống giao tiếp

gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của lứa tuổi HS được tái hiện trong tiểu phẩm, các

em khi theo dõi sẽ nhận ra những lỗi sai mình hay gặp khi sử dụng từ ngữ và có ý thứcsửa chữa

Mục đích trò chơi:

+ HS nắm được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ

Trang 38

+ Củng cố các kĩ năng giao tiếp, nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi giao tiếpcũng như khi tạo lập văn bản cho HS.

 Thiết kế trò chơi

Người thiết kế phải xây dựng được một kịch bản (phụ lục 2.4) có nội dung phù

hợp với mục tiêu bài học Đó là kịch bản có chứa các lời thoại vi phạm một trong các

chuẩn mực sử dụng từ khi giao tiếp, tạo lập văn bản như: sai chính tả, sai phát âm, sainghĩa của từ, dùng từ sai tính chất ngữ pháp, sai sắc thái biểu cảm hay lạm dụng từ địaphương, từ Hán Việt

Trò chơi dự kiến diễn ra trong thời gian 20-25 phút

 Xác định luật chơi và cách tính điểm

Luật chơi: HS theo dõi, chú ý lắng nghe các lời thoại của nhân vật trong tiểuphẩm, phát hiện ra các lỗi sai của lời thoại, nhanh chóng ghi vào giấy Sau khi kết thúctiểu phẩm 3 phút, các đội phải nộp lại tờ giấy đó Sau đó cử đại điện lên trình bày kếtquả ghi trong giấy trước cả lớp

Cách tính điểm: đội nào phát hiện đúng và đầy đủ các lỗi sai nhất, giải thích tạisao đó lại là chỗ sai và sửa chính xác lỗi sai sẽ là đội chiến thắng

 Chuẩn bị phương tiện chơi và thiết kế bài học

Người thiết kế chuẩn bị kịch bản và giao nhiệm vụ diễn xuất cho một nhóm HS

có khả năng trước vài ngày để các em học thuộc lời thoại và tập trước, máy tính, máychiếu

Giáo án phải thể hiện được các hoạt động và tiến trình của trò chơi, sự phân bốthời gian chi tiết cũng như những câu hỏi thảo luận nhằm hình thành kiến thức mớicho HS

2.1.3.6 Trò chơi Điền từ

Trò chơi này được xây dựng dựa trên việc mô tả những sự việc, cảnh vật xuấthiện trong một bức tranh bằng cách điền thêm từ vào một câu còn bỏ lửng Chínhnhững bức tranh ấy sẽ khơi dậy vốn từ vựng của HS, để các em biết cách sử dụng từtrong hoàn cảnh phù hợp

Các thao tác xây dựng

 Xác định đặc điểm nhận thức của HS: nhìn chung trò chơi này có thể tiến hành

ở đa số các lớp học, chỉ khác nhau ở chỗ, những lớp mà HS có vốn từ vựng phong phúthì các em sẽ có khả năng tìm ra nhiều từ để điền vào câu hơn

 Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trong nhóm bài từ ngữ tiếng Việt lớp 7 thì trò chơi này đặc biệt phù hợp với hoạt

động khởi động và hoạt động luyện tập trong bài Từ láy, Từ ghép.

Trang 39

Mục đích trò chơi (tùy vào việc trò chơi được tổ chức ở hoạt động nào của tiếthọc mà người thiết kế sẽ lựa chọn những mục đích cụ thể hơn của trò chơi):

+ Khởi động cho HS trước khi bước vào bài mới

+ Giúp HS trao dồi vốn từ vựng, biết lựa chọn từ vựng sử dụng trong những ngữcảnh phù hợp

+ Kiểm tra khả năng nắm cấu tạo từ láy, từ ghép của HS sau tiết học

+Thay đổi không khí cho lớp học, tạo cảm giác thư giãn cho HS trong giờ học

 Thiết kế trò chơi

Nếu trò chơi Điền từ được áp dụng cho hoạt động khởi động bài học thì nó sẽ

diễn ra vào đầu tiết học, trong khoảng 10 phút Nếu tổ chức trong hoạt động luyện tập,củng cố thì nó sẽ diễn ra vào cuối tiết học, tùy vào tiến độ giờ học trước đó mà người

tổ chức sẽ có sự căn chỉnh thời gian chơi cho hợp lí

Đối với những lớp học chưa được trang bị CNTT, người thiết kế có thể in màucác hình ảnh ra khổ giấy A3 để cả lớp quan sát

Đối với những lớp học được trang bị các thiết bị CNTT cần thiết: máy tính, máychiếu, loa…người tổ chức chiếu trực tiếp hình ảnh lên màn chiếu để HS quan sát, tròchơi này không cần đến trình độ CNTT cao, quan trọng là người thiết kế biết lựa chọnhình ảnh cho phù hợp với nội dung bài học

Ở mỗi bài, người thiết kế nên dự trù khoảng 3-5 bức tranh cho trò chơi

 Xác định luật chơi và cách tính điểm

Luật chơi: Mỗi bức tranh được đưa ra cùng với một câu văn chưa đầy đủ, HS căn

cứ vào bức tranh, tìm những từ thích hợp điền vào dấu ba chấm (…) để tạo ra câu cónghĩa Mỗi bức tranh HS có 30 giây để suy nghĩ và viết kết quả vào giấy

Ví dụ:

Một số đáp án: khúc khích; ngộ nghĩnh; khanh khách; rúc rích; ngây ngô…

Cách tính điểm: Mỗi từ điền đúng HS được 5 điểm Đội chơi chiến thắng sẽ đượccộng mỗi bạn 1 điểm vào điểm kiểm tra miệng những tiết sau

Em bé cười…

Trang 40

 Chuẩn bị phương tiện chơi

Chuẩn bị tranh in màu, hoặc màn chiếu để chiếu hình ảnh, máy tính, 4 bảng phụ

để HS ghi kết quả

 Thiết kế bài học

Nếu dự kiến tổ chức trò chơi ở đầu giờ, GV cần có sự dự tính thời gian chi tiết trongvới từng hoạt động của trò chơi để không làm ảnh hưởng tới tiến độ bài dạy Trong giáo

án hoặc phần chuẩn bị ở nhà, GV phải chuẩn bị sẵn một số đáp án của trò chơi

2.1.3.7 Trò chơi Đường lên đỉnh Olympia

Đây là trò chơi được lấy ý tưởng từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia trên truyền

hình, nó khá quen thuộc với lứa tuổi HS Trò chơi này có thời lượng dài hơn những tròchơi đã trình bày ở trên, được chia làm nhiều vòng chơi, huy động khối lượng kiếnthức bao quát

Các thao tác xây dựng

 Xác định đặc điểm nhận thức của HS: Người thiết kế tùy vào trình độ nhận thứcchung của từng lớp tổ chức mà có các điều chỉnh mức độ khó - dễ của các câu hỏi sửdụng trong trò chơi

 Lựa chọn bài học, xác định mục tiêu bài học và mục đích trò chơi

Trò chơi này sẽ gồm 4 vòng thi, nó huy động tất cả các kiến thức của những bàithuộc nhóm bài từ ngữ của chương trình Ngữ văn 7, vì vậy nó đặc biệt phù hợp cho bài

Ôn tập tiếng Việt.

Mục đích trò chơi:

+ Giúp HS ôn tập lại các nội dung kiến thức lí thuyết của nhóm bài từ ngữ tiếngViệt 7 và áp dụng nó để giải quyết các câu hỏi thực hành

+ Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho HS

+ Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát và tư duy nhạy bén

 Thiết kế trò chơi

Trò chơi Đường lên đỉnh Olympia thích hợp cho việc ôn tập lại các đơn vị kiến

thức đã học một cách tổng quát, trò chơi thường diễn ra trong thời gian 35-40 phút vớicác giờ học chính khóa

Trò chơi gồm 4 vòng thi: khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích.Mỗi vòng chơi sẽ có luật khác nhau, người thiết kế cần nghiên cứu và điều chỉnh luậtchơi phù hợp với điều kiện của lớp học để trò chơi tiến hành một cách thuận lợi

Ví dụ: vòng thi khởi động gồm 4 gói câu hỏi cho 4 đội chơi, người thiết kế phải

xây dựng được 4 gói câu hỏi với mức độ khó tương đương nhau, và trong mỗi gói có

sự phân bố kiến thức thuộc nhiều bài khác nhau

Ngày đăng: 11/07/2016, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại, lí luận, biện pháp, kĩ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2002
2. Đăng Thị Thu Thủy (2010), Sử dụng trò chơi toán học góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh tiểu học, Tạp chí Thiết bị Giáo dục năm, (số 59), (tr 12-14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trò chơi toán học góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh tiểu học
Tác giả: Đăng Thị Thu Thủy
Năm: 2010
3. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1981
5. Hoàng phê chủ biên (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng phê chủ biên
Nhà XB: NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học
Năm: 2003
7. Lê Hồng Phong (chủ biên) - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Tác giả: Lê Hồng Phong (chủ biên) - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2001
8. Nguyễn Công Tâm (2010), Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập trong hình thức hoạt động ngoại khóa phần giáo dục học cho sinh viên sư phạm trương đại học Tây Bắc” Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập trong hình thức hoạt động ngoại khóa phần giáo dục học cho sinh viên sư phạm trương đại học Tây Bắc
Tác giả: Nguyễn Công Tâm
Năm: 2010
9. Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lí luận và PP dạy - học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lí luận và PP dạy - học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2003
10. Nguyễn Đức Tồn (2000), Vấn đề dạy và học Từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt THCS, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 11), (tr 1-13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dạy và học Từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt THCS
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Năm: 2000
11. Nguyễn Như Ý (chủ biên) – Nguyễn Văn Khang – Phan Xuân Thành (2009), Từ điển thành ngữ học sinh” NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ học sinh”
Tác giả: Nguyễn Như Ý (chủ biên) – Nguyễn Văn Khang – Phan Xuân Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
12. Nguyễn Quang Ninh (2002), Một số PP đặc trưng của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường, Tạp chú Giáo dục, (số 41), (tr 19-21) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số PP đặc trưng của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Quang Ninh
Năm: 2002
13. Nguyễn Thế Truyền (2006), Giới thiệu thêm về trò chơi vui học môn tiếng Việt THCS, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 12), (tr 63-73) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu thêm về trò chơi vui học môn tiếng Việt THCS
Tác giả: Nguyễn Thế Truyền
Năm: 2006
14. Nguyễn Thị Hạnh (2007) Dùng PP sử dụng trò chơi học tập để dạy học tự chọn môn tiếng Việt, Tạp chí giáo dục, (số 168), (tr 19-20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dùng PP sử dụng trò chơi học tập để dạy học tự chọn môn tiếng Việt
15. Nguyễn Thị Hiền (2000), Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa tiếng Việt ở nhà trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa tiếng Việt ở nhà trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2000
16. Nguyễn Thị Hương (2014), Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học hóa học, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học hóa học
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2014
17. Nguyễn Thị Hường (2003), Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử ở trường tiểu học, Tạp chí Giáo dục, (số 61) (tr27-28) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử ở trường tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2003
18. Nguyễn Thị Minh Phượng - Phạm Thị Thúy (2014), Cẩm nang PP sư phạm, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang PP sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phượng - Phạm Thị Thúy
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh
Năm: 2014
19. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2013), Sử dụng trò chơi điện tử để tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lí 10 – THPT , Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trò chơi điện tử để tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lí 10 – THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Năm: 2013
20. Nguyễn Văn Khang (2011), Hệ thống kiến thức tiếng Việt trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kiến thức tiếng Việt trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
21. Nguyễn Xuân Việt (2011), Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp vào bài giảng điện tử nhằm nâng cao tính tích cực học tập môn hóa học cho học sinh (Phần phi kim - hóa học 10 nâng cao), Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp vào bài giảng điện tử nhằm nâng cao tính tích cực học tập môn hóa học cho học sinh (Phần phi kim - hóa học 10 nâng cao)
Tác giả: Nguyễn Xuân Việt
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w