Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển khả năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán...45 2.7.2.. Việc tổ chức c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-NGUYỄN THỊ TRIỀU TIÊN
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số: 60.14.01.01
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Lời cảm ơn
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội - Người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy, Cô trong Khoa Giáo dụcMầm non, Phòng sau Đại Học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – là cơ sởđào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 2 năm học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và tập thể Giáo viêntrường Mầm non 20/10, trường Mầm non 19/5 thuộc quận Hải Châu – TP ĐàNẵng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài
Xin biết ơn Gia đình đã luôn luôn là điểm tựa vững chắc để tôi có đượccông trình này
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
NGUYỄN THỊ TRIỀU TIÊN
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Những đóng góp của đề tài 5
9 Cấu trúc của luận văn 5
NỘI DUNG 7
Chương 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 7
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các nhà tâm lý- giáo dục 7
1.1.2 Nghiên cứu về vấn đề thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 14
1.2.1 Khái niệm quan sát 14
1.2.2.Khái niệm khả năng 15
1.2.3 Khái niệm khả năng quan sát 16
1.2.4 Khái niệm về trò chơi học tập 17
1.2.5 Khái niệm thiết kế trò chơi học tập 19
Trang 51.2.6 Khái niệm thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán
nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 19
1.3 Sự phát triển khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 20
1.3.1 Đặc điểm khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 20
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 22
1.3.2.1 Yếu tố di truyền……… 22
1.3.2.2 Yếu tố về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi……… 23
1.3.2.3 Yếu tố giáo dục……… 26
1.3.2.4 Yếu tố về tính tích cực hoạt động của trẻ……… 29
1.3.3 Cơ sở tâm lý của hoạt động quan sát ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 30
1.4 Trò chơi học tập với sự phát triển khả năng quan sát cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi……… …………31
1.4.1.Đặc điểm trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 31
1.4.2 Phân loại trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 32
1.4.3.Cấu trúc trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 34
1.4.4 Vai trò của quan sát và ưu thế của trò chơi học tập trong việc phát triển khả năng quan sát cho trẻ MG 5-6 tuổi ở hoạt động
làm quen với toán 35
Kết luận chương 1 40
Chương 2 . THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 42
2.1 Địa bàn và khách thể điều tra 42
2.2 Mục đích điều tra 42
2.3 Nội dung điều tra 42
2.4 Thời gian điều tra thực trạng 43
2.5 Phương pháp điều tra 43
Trang 62.6 Tiêu chí và thang đánh giá 43
2.7 Phân tích kết quả điều tra 45
2.7.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển khả năng
quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trong
hoạt động làm quen với toán 45
2.7.2 Thực trạng mức độ phát triển khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán 57
2.7.2.1 Cách tiến hành khảo sát 57 2.7.2.2 Kết quả điều tra mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi 57 Kết luận chương 2 60
Chương 3 . THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 62
3.1 Các nguyên tắc của việc thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động LQVT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 62
3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 62
3.1.2 Đảm bảo tính hấp dẫn 62
3.1.3 Đảm bảo tính phát triển 63
3.1.4 Đảm bảo tính đa dạng 63
3.1.5 Đảm bảo tính linh hoạt 63
3.2 Yêu cầu việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm giúp phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 64
3.2.1 Yêu cầu việc thiết kế TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT 64
3.2.2 Yêu cầu việc sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi 65
3.3 Quy trình thiết kế TCHT nhằm nâng cao KNQS cho trẻ MG 5 -6 tuổi 66
3.4 Một số TCHT đã thiết kế nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 72 3.5 Cách thức sử dụng TCHT trọng hoạt động LQVT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 72
Trang 73.5.1 Tổ chức môi trường hoạt động chơi cho trẻ 72
3.5.2 Hướng dẫn cách sử dụng TCHT đã thiết kế cho trẻ 5-6 tuổi 75
3.5.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi 80
3.6 Điều kiện để thực hiện việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động LQVT 81
3.6.1 Về phía nhà trường 81
3.6.2 Về phía trẻ 82
3.6.3 Về phía gia đình 83
3.6.4 Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình 83
Kết luận chương 3 83
Chương 4 . THỰC NGHIỆM TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐÃ THIẾT KẾ NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 85
4.1 Mục đích thực nghiệm 85
4.2 Nội dung thực nghiệm 85
4.3 Thời gian thực nghiệm 85
4.4 Đối tượng thực nghiệm 85
4.5 Cách tiến hành thực nghiệm 86
4.6 Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá TN 87
Trong quá trình TN, sử dụng tiêu chí và thang đánh giá TN
như đã nêu ở mục 2.6 87
4.7 Phương pháp đánh giá kết quả TN 87
4.8 Kết quả TN 89
4.8.1 Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành TN 89
4.8.1.1 Mức độ phát KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi thông quan TCHT trong hoạt động LQVT trên hai nhóm TN và ĐC trước khi tiến hành TN…… ….89
4.8.1.2 Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi học tập trên hai nhóm ĐC và TN trước TN qua từng tiêu chí…… … 92
4.8.2 Kết quả sau thực nghiệm 96
Trang 84.8.2.1 Mức độ phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua TCHT
trên hai nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành thực nghiệm………96
4.8.2.2 Mức độ phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua TCHT ở hai nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành thực nghiệm ở từng tiêu chí…….99
4.8.3 So sánh mức độ phát triển khả năng quan sát cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi qua những trò chơi học tập trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm của hai nhóm ĐC và TN 105
4.8.3.1 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng… 105
4.8.3.2 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm 106
4.8.4 Kiểm định kết quả thực nghiệm 107
Kết luận chương 4 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 9trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT 48 Bảng 2.4 Thống kê ý kiến của giáo viên về vấn đề QS………… … 49Bảng 2.5 Thống kê ý kiến của giáo viên về hình thức tổ chức TCHT nhằm
phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động
LQVT……… …50 Bảng 2.6 Thống kê ý kiến của GV về biểu hiện về KNQS của trẻ trong
TCHT thông qua hoạt động LQVT……… 51Bảng 2.7 Thống kê ý kiến của GV về những cơ sở khoa học để GV thiết kế
và sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi……… 52 Bảng 2.8 Thống kê ý kiến của GV về những nguyên tắc lựa chọn TCHT
trong hoạt động LQVT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi………53 Bảng 2.9 Thống kê ý kiến của GV về quy trình thiết kế TCHT trong
hoạt động LQVT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi 54Bảng 2.10 Thống kê ý kiến của GV về những khó khăn GV gặp phải khi
tổ chức TCHT trong hoạt động LQVT nhằm phát triển KNQS
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 55Bảng 2.11 Mức độ phát triển khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi 57
Trang 10Bảng 4.1 Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNQS của MG 5 – 6 tuổi ở
nhóm ĐC và TN trước TN 89
Bảng 4.2 Mức độ phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua TCHT của nhóm ĐC và TN trước TN qua từng tiêu chí 92
Bảng 4.4 Mức độ phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua TCHT ở hai nhóm ĐC và TN sau TN qua từng tiêu chí 99
Bảng 4.5 Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm ĐC 105
TCHT của nhóm ĐC trước TN và sau TN……….……106
Bảng 4.6 Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm TN 106
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 So sánh mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
ở hai nhóm ĐC và TN trước TN 91Biểu đồ 4.2 Mức độ hứng thú, tập trung chú ý quan sát đối tượng của trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi của nhóm ĐC và TN trước TN 93Biểu đồ 4.3 Khả năng sử dụng cách thức quan sát, sử dụng hợp lý các
giác quan để phát hiện các dấu hiệu đặc trưng, chính xác của
đối tượng quan sát trong quá trình tham gia trò chơi của hai
nhóm ĐC và TN trước TN 95Biểu đồ 4.4 Tốc độ và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ quan sát của
trẻ trong khi chơi của hai nhóm ĐC và TN trước TN 96Biểu đồ 4.5 Mức độ phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông
qua TCHT trong hoạt động LQVT ở hai nhóm
ĐC và TN sau TN 98
Biểu đồ 4.6 Mức độ hứng thú, tập trung chú ý quan sát đối tượng
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của nhóm ĐC và TN sau TN 101
Biểu đồ 4.7 Khả năng sử dụng cách thức quan sát, sử dụng hợp lý các
giác quan để phát hiện các dấu hiệu đặc trưng, chính xác của
đối tượng quan sát trong quá trình tham gia trò chơi của hai
nhóm ĐC và TN sau TN 103Biểu đồ 4.8 Tốc độ và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ quan sát của
trẻ trong khi chơi của hai nhóm ĐC và TN sau TN 104Biểu đồ 4.9 Mức độ phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi thông qua TCHT của nhóm ĐC trước TN và sau TN 106Biểu đồ 4.10 Hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua TCHT
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khả năng quan sát (KNQS) là một trong những thuộc tính tâm lý quantrọng của nhân cách và là con đường chủ yếu để con người học tập, lao động vànhận thức thế giới Quan sát (QS) là quá trình tri giác các sự vật hiện tượngcủa hiện thực khách quan một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, phảnánh nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu của sự vật hiệntượng Phần lớn thông tin con người có được là nhờ QS QS là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục nhận thức, do đó việc phát hiện,bồi dưỡng năng lực QS có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diệncủa con người, nhất là đối với trẻ em
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, chơichính là cuộc sống của trẻ Nhà tâm lý học G Piagie coi trò chơi là một trongnhững hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệcủa trẻ Nhà giáo dục học K.D Usinxki cũng đã nhận định “Nếu việc dạy họchướng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ thì trước hết nó cần phải rèn luyện chotrẻ năng lực QS” Trò chơi học tập (TCHT) trong hoạt động làm quen vớitoán (LQVT) không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, khả năng chú ý;ghi nhớ và so sánh… mà đặc biệt còn giúp trẻ phát triển KNQS Khả năngnày không chỉ giúp trẻ tiến bộ trong khi hình thành và củng cố các biểu tượngtoán học sơ đẳng mà còn biết ứng biến linh hoạt, nhanh nhạy trong sinh hoạt
và trong cuộc sống TCHT trong hoạt động LQVT vừa là phương tiện vừa làđối tượng tạo ra nhiều cơ hội kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và QS Như vậy,TCHT trong hoạt động LQVT có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giúp trẻphát triển KNQS Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo (MG) 5 – 6 tuổi, KNQS lạicàng cần thiết và cần được phát triển để làm tiền đề cho cấp học tiếp theo
Trang 14Trên thực tế tại các trường mầm non hiện nay, nhận thức của giáo viên(GV) về tầm quan trọng của giác quan đối với sự phát triển cả thể chất và tinhthần của trẻ được nâng lên đáng kể Việc tổ chức cho trẻ chơi các TCHTđược tổ chức thường xuyên trong hoạt động LQVT nhưng hầu hết các tròchơi này chỉ nặng về cung cấp và cũng cố kiến thức nên chưa thực sự quantâm đến việc phát triển KNQS cho trẻ.
Có nhiều lý do dẫn đến thực trạng này, một phần là do GV chưa nhậnthức đầy đủ quá trình thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS chotrẻ, phần khác là do GV chưa biết cách tận dụng ưu thế của TCHT trong việcphát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, hơn nữa nhiều GV còn gặp khó khăntrong việc thiết kế và sử dụng TCHT để hình thành KNQS cho trẻ MG 5-6tuổi Mặt khác do khi áp dụng các trò chơi này GV không chú ý đến quy trình
sử dụng, cách thức tiến hành trò chơi nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 –
6 tuổi… Chính vì những lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng quan sát
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán”
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng một số TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.3.2.Đối tượng nghiên cứu
Cách thức thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
Trang 154 Giả thuyết khoa học
Hiện nay ở trường mầm non, KNQS của trẻ MG 5 – 6 tuổi còn thấp
và hạn chế Nếu như chúng ta nghiên cứu cách thức thiết kế và sử dụngTCHT phù hợp với mục tiêu – nội dung chương trình phát triển nhận thức chotrẻ MG 5 – 6 tuổi, phù hợp với đặc điểm QS và với đặc điểm nhu cầu vui chơicủa trẻ MG 5 – 6 tuổi… thì sẽ nâng cao được KNQS của trẻ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
5.2. Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
5.3. Nghiên cứu cách thức thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của việc sử dụng các trò chơi học tập đã được thiết kế nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi.
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu cách thức thiết kế
và sử dụng một số trò chơi học tập nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6tuổi thông qua hoạt động LQVT tại trường mầm non 19/5 và trường mầm non20/10 thuộc Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc những tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở
lí luận cho đề tài nghiên cứu
Trang 167.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
Dự hoạt động dạy trẻ LQVT của GV, quan sát, ghi chép các TCHTđược GV sử dụng trong các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Quan sát biểu hiện, kết quả QS của trẻ trong các hoạt động học LQVT
có sử dụng TCHT do GV tự thiết kế
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
Dùng phiếu điều tra nhằm đánh giá nhận thức, thái độ, thực trạng vềviệc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động LQVT của giáo viênnhằm giúp trẻ MG 5-6 tuổi phát triển KNQS tại một số trường mầm nonthuộc Quận Hải Châu và Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với GV và trẻ về việc tổ chức TCHTnhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động LQVT, từ đó thuthập thông tin có liên quan tới đề tài, phát hiện ra thực trạng cần điều tra
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm cách thức sử dụng những TCHT đã được thiết kế, nhằmkiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các TCHT đã thiết kế,đối với việc phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
7.3 Phương pháp thống kê giáo dục
Sử dụng một số phép tính thống kê trong toán học để xử lí số liệu thuđược trong nghiên cứu đề tài
8 Những đóng góp của đề tài
8.1 Về lí luận
Trang 17Xây dựng cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm pháttriển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc thiết kế và sử dụng TCHTnhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt độngLQVT
- Tìm hiểu thực trạng của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm pháttriển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
- Đề xuất quy trình thiết kế TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5– 6 tuổi
- Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi quaTCHT trong hoạt động LQVT
8.2 Về thực tiễn
Đóng góp và làm phong phú thêm hệ thống TCHT, cách thức thiết kế
và sử dụng chúng góp phần phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
9 Cấu trúc của luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1 Cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát
triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
Chương 2 Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát
triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
Chương 3 Thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động LQVT
Chương 4 Thực nghiệm hệ thống TCHT đã thiết kế nhằm phát triển
KNQS cho trẻ MG 5 - 6 thông quan hoạt động LQVT
Trang 18- Phần kết luận chung và kiến nghị sư phạm
Trang 19NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ
MG 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi của các nhà tâm lý- giáo dục
* Các công trình nghiên cứu về khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi của các nhà tâm lý- giáo dục trên thế giới
Theo một số tác giả: Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, Hoàng ThịPhương, Đinh Văn Vang…chuyên nghiên cứu tâm lý học trẻ em, giáo dụchọc trẻ em thì QS là một khả năng không thể thiếu được Khi bắt đầu tham giahoạt động đứa trẻ cần phải QS để tái tạo lại một cách tích cực và phong phúnhất nhưng đồng thời QS đã được phát triển trong quá trình tham gia trò chơi.Chính môi trường của trò chơi là nơi có thể phát triển mãnh liệt khả năng vàcác phẩm chất của QS Có thể đề cập A.Z Xorokiana hay V X Mukhina lànhững tác giả rất sâu sắc khi đề cập đến vấn đề này [42]
Nhà giáo dục lỗi lạc của Tiệp Khắc - Komenxki cho rằng: Việc họctập không nên bắt đầu bằng việc giải thích bằng lời nói về các sự vật hiệntượng mà bằng những QS, tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng đó.Muốn cho biểu tượng của trẻ được chính xác, cần phải QS vật thật tất cảnhững gì có thể, chỉ trong trường hợp không thể mới sử dụng tranh ảnh, môhình và bản vẽ [35] Đây là quan điểm giáo dục tiến bộ mang tính duy vật,những đề xuất của ông đối với việc tổ chức hướng dẫn trẻ QS tiếp xúc với các
Trang 20sự vật hiện tượng xung quanh đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nhà tâm lý học A.A Liu Blinxkaia đã khẳng định vai trò của QS tri giáctrong hoạt động của trẻ MG và đặc biệt trẻ MG 5 - 6 tuổi Tác giả đặc biệt nhấnmạnh vai trò của QS khi nó góp phần làm cho các hành động trí tuệ của trẻ diễn
ra một cách nhanh chóng và hiệu quả Sự phối hợp hoạt động của tay với hoạtđộng của mắt làm cho sự tri giác hình dạng của trẻ MG 5 – 6 tuổi tốt hơn [42]
Những nghiên cứu được tiến hành ở Viện giáo dục MG thuộc Viện hànlâm sư phạm Liên Xô trước đây cho thấy một cuộc khảo sát về hình thức củađối tượng, nếu được GV tổ chức đúng sẽ tạo cơ sở để trẻ em nhận thức đượcmối liên hệ chung giữa hình thức bên ngoài của các đối tượng với công dụngcủa chúng Mối liên hệ này không thể tách ra được trong quá trình tri giáctrực tiếp các hiện tượng.[53]
Theo quan điểm của X.L.Rubinstein và B.M.Cheplov thì “QS là tri giác có suy nghĩ” Không phủ định thành phần nhận cảm của QS, các nhà tâm
lí học theo quan điểm này đã dịch chuyển trọng tâm QS vào các quá trình trítuệ Ở đây thành phần chính của QS là các quá trình nhận thức lý tính TheoX.L Rubinstein thì các giai đoạn phát triển của QS phản ánh những mức độphát triển trí tuệ của trẻ [35]
* Các công trình nghiên cứu về khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi của các nhà tâm lý- giáo dục ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu vấn đề về phát triển KNQS đã được khá nhiềucác nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm:
Nghiên cứu KNQS là một trong lĩnh vực được nhiều tác giả trong
nước quan tâm Đề tài nghiên cứu cấp Bộ "Nghiên cứu đặc điểm sự phát triển trí tuệ của trẻ MG" của tác giả Nguyễn Thạc và các cộng sự đã sử dụng trắc
nghiệm tâm lý "Xem tranh đo KNQS" để nghiên cứu 426 trẻ em Các tác giả
Trang 21đã đi đến kết luận về đặc điểm QS của trẻ 5 - 6 tuổi: " QS đại thể trước, chi tiết sau, QS gắn chặt với xúc cảm, tư duy và ngôn ngữ, QS không bền vững và khi
QS sự vật hoặc mô hình, tranh vẽ thường chỉ tay, sờ mó, hành động vật chất thực với đối tượng QS"
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (chuyên gia tâm lý trẻ em) thì khi béthường xuyên đặt những câu hỏi liên quan đến màu sắc, đó là biểu hiện chothấy bé đang muốn học thông qua KNQS [49]
Vấn đề QS của trẻ trong các dạng hoạt động giáo dục cũng được khánhiều tác giả quan tâm Có thể đề cập đến các tác giả như Nguyễn Ánh Tuyết,Ngô Công Hoàn, Hoàng Thị Phương đều khẳng định rằng QS trước khi tổchức hoạt động và QS diễn ra trong quá trình diễn ra hoạt động là một yếu tốhết sức quan trọng
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu và sử dụng các biệnpháp nâng cao KNQS của trẻ cũng được đề cập đến trong một số luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ Tác giả Nguyễn Thị Xuân với đề tài " Một số biện pháp hướng dẫn trẻ MG 5 - 6 tuổi làm quen với thiên nhiên nhằm phát triển năng lực QS" [58]; Đề tài " Một số biện pháp nâng cao KNQS của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả" của tác giả Phạm Quỳnh Hương; Võ Thị Ánh Tuyết với đề tài " Một số biện pháp nâng cao KNQS của trẻ qua trò chơi xây dựng" [41], Đề tài "Một số biện pháp hình thành kĩ năng
QS cho trẻ 5 - 6 tuổi trong giờ học làm quen với môi trường xung quanh" của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương [36], Đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ MG 5 – 6 tuổi khám phá thiên nhiên vô sinh nhằm phát triển khả năng QS”của tác giả Nguyễn Thị Hà Lương [27]…
Như vậy có thể nói rằng, vấn đề phát triển KNQS cho trẻ mầm non nóichung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng đã nhận được sự quan tâm nhất định
Trang 22của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Các công trình nghiên cứu đãtập trung vào các vấn đề phát triển KNQS cho trẻ hầu hết đều thông qua hoạtđộng khám phá môi trường xung quanh Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa cótác giả nào nghiên cứu về vấn đề phát triển KNQS cho trẻ thông qua TCHTtrong hoạt động LQVT Chính vì vậy nên chúng tôi nhận thấy việc nghiêncứu về vấn đề KNQS của trẻ thông qua TCHT trong hoạt động LQVT là việclàm hết sức quan trọng và cần thiết.
1.1.2 Nghiên cứu về vấn đề thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ
Ở lứa tuổi MG, vui chơi là hoạt động chủ đạo, vì vậy việc sử dụng TCnói chung và TCHT nói riêng là đặc biệt cần thiết, không chỉ trong hoạt độngnhận thức mà trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ lứa tuổimầm non hiện nay
Việc sử dụng TCHT trong hoạt động LQVT, đặc biệt trong quá trìnhhình thành và phát triển trí tuệ cho trẻ, có ý nghĩa quan trọng đối với sự pháttriển nhân cách trẻ, cũng như nhu cầu nhận thức của trẻ Chính vì thế, việcnghiên cứu thiết kế TCHT, cách thức thiết kế, sử dụng TC này được nhiềunhà sư phạm trong nước và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu
* Nghiên cứu về vấn đề thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ ở thế giới
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, các nhà giáo dục:K.Đ.Usinki, E.I.Chikhiêva…đặc biệt chú ý đến nhận thức cảm tính của trẻ trongkhi chơi, coi đây là cơ sở đầu tiên để trẻ lĩnh hội tri thức, xem TC chính làphương tiện để làm giàu biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ, giúp trẻ chủđộng tiếp nhận tri thức và sự sáng tạo của chính đứa trẻ Nguyên tắc sử dụng TCphải tự do, phù hợp theo lứa tuổi và không được áp đặt với trẻ trong khi chơi…
Trang 23Từ đó, các nhà giáo dục phát triển các TC nhằm phát triển một số năng lực như
QS, ghi nhớ, tư duy…Cũng theo K.Đ.Usinki, trẻ rất hướng thú với TC, sự tácđộng mạnh mẽ của TC với trẻ gắn liền với tính độc lập của trẻ đối với trẻ TC làhiện thực, và hiện thực đó còn hấp dẫn hơn nhiều so với cuộc sống xung quanhtrẻ, nó thu hút trẻ bởi trẻ hiểu nó và có thể tự tạo ra nó Sẽ không còn là TC nữanếu khi chơi đứa trẻ quá lệ thuộc vào thế giới hiện tại [12,tr.42]
Trong tác phẩm “TCHT” E.I.Chikhiêva đã xem TC là một quá trình sưphạm trong trường MG, TC là một trong những phương tiện tác động toàndiện lên nhân cách của trẻ Bà cũng đánh giá rất cao ý nghĩa của TCHT về vaitrò của nó đối với sự phát triển mọi mặt của trẻ đặc biệt là những năng lựctrong đó có năng lực QS
Riêng lí thuyết phát triển nhận thức của J.Piaget(1896-1980), đã ảnhhưởng lớn tới việc xây dựng chương trình giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là lứatuổi MG và đầu tiểu học Ông đánh giá “khi chơi ở trẻ phát triển tri giác, tríthông minh, những khuynh hướng thử nghiệm, những bản năng xã hội…”
TC là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển ở trẻ (học đọc, học làm tính, quá trìnhsáng tạo…), do đó cần khuyến khích khả năng sáng tạo khi chơi [30]
Theo quan điểm của L.X.Vưgôtski, TC là phương tiện hiệu quả nhằmhình thành và phát triển các biểu tượng về thế giới xung quanh ở trẻ, khi có sựhướng dẫn sư phạm đúng đắn của người lớn Bản chất của phương thức dạyhọc này là dựa trên khả năng hiện tại của trẻ, đồng thời cần tính đến nhữngđiều mà trẻ có thể thực hiện được dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức củangười lớn, theo quy luật tác động “vùng phát triển gần nhất” của trẻ [59] Nhưvậy, với quan điểm này, khi sử dụng TCHT trong hoạt động LQVT nhằmphát triển KNQS cho trẻ, các nhà sư phạm cần phải dựa vào đặc điểm tâmsinh lí, khả năng nhận thức của của trẻ để đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ khi
sử dụng TC Chính vì thế, để đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển
Trang 24KNQS cho trẻ, cần sử dụng TCHT một cách linh hoạt, các hình thức chơiphong phú và đa dạng nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy trẻ.
Như vậy từ những kết quả nghiên cứu trên đây, cho chúng ta cái nhìnkhái quát từng thời kì, các quan điểm giáo dục, về vai trò và mục đích sử dụngTCHT nhằm phát triển nhận thức nói chung cũng như phát triển khả năng QScho trẻ nói riêng Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hướng vào được việc thiết kế
và sử dụng TCHT nhằm mục đích dạy học, đặc biệt trong việc phát triểnKNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Nghiên cứu về vấn đề thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, TCHT được sử dụng tại các trường mầm non như là mộtphương tiện hiệu quả nhất nhằm giáo dục trẻ Các công trình nghiên cứu cùngvới hệ thống cơ sở lí luận về việc thiết kế và sử dụng TCHT chịu ảnh hưởngsâu sắc của các nhà TLH-GDH Xô Viết Việc thiết kế và sử dụng TCHT đượccác tác giả nhìn nhận như một phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ mầmnon, đặc biệt là trong việc phát triển nhận thức cho trẻ MG
Vấn đề sử dụng TCHT vào việc phát triển nhận thức cho trẻ, đầu tiên
phải kể đến tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Tổ chức, hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi” Bà đã đề cập đến thế mạnh của TCHT về phương diện
giáo dục trí tuệ, cũng như việc dạy trẻ định hướng trong không gian Bà chorằng, trí khôn của đứa trẻ được biểu hiện ở chổ trẻ biết định hướng vào khônggian, thời gian và các mối quan hệ xã hội
Tác giả Nguyễn Thị Hòa, trong cuốn “Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT”, cũng đã khẳng định về vai trò và
tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng TCHT, cũng như tiến trình tổchức, cách thức tổ chức và một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cựcnhận thức của trẻ thông qua TCHT ở trường mầm non Từ đó, GV có thể
Trang 25ứng dụng việc thiết kế và sử dụng TCHT trong các hoạt động giáo dục, saocho phù hợp với đặc điểm tâm- sinh lí của trẻ tại trường mầm non qua từnghoạt động cụ thể của trẻ.
Trong cuốn “Sử dụng TCHT nhằm hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ MG”, tác giả Đỗ Thị Minh Liên đã nêu lên những vấn đề
như: cơ sở lí luận về TCHT, cách thức thiết kế, sử dụng TCHT thông qua cácnội dung chương trình hình thành những biểu tượng toán ban đầu cho trẻ Bêncạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên những điều kiện, cách thức, phương tiện, bồidưỡng giáo viên cách thức việc sử dụng TCHT, cũng như xây dựng một sốTCHT trong việc dạy trẻ hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻmầm non
Bên cạnh đó có rất nhiều luận văn đã nghiên cứu về vấn đề thiết kế sửdụng TCHT nhằm hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, như tác giả
Lưu Ngọc Sơn qua đề tài “Kĩ năng thiết kế TCHT nhằm phát triển biểu tượng không gian cho trẻ MG lớn (5-6 tuổi)” Tác giả Phạm Thị Thu Thủy qua đề tài “thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi” Tác giả Lê Đình Hoàng qua đề tài “Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng không gian” …
tất cả những đề tài trên đã đưa ra được những lí luận về cách thức thiết kế và
sử dụng TCHT nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán học cho trẻ.Tuy nhiên, để hình thành và phát triển biểu tượng toán học thông qua TCHTthì nhất thiết không thể thiếu tới sự QS của trẻ Thế nhưng hiện nay, việcnghiên cứu cách thức sử dụng TCHT theo một quy trình nhằm phát triểnKNQS thì chưa có cũng như chưa có công trình nào đi sâu vào việc nghiên cứuriêng quá trình phát triển KNQS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TCHT trong hoạtđộng LQVT một cách cụ thể Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu các công trình lý
luận nghiên cứu về KNQS nói chung của trẻ độ tuổi này, đề tài “Thiết kế và sử
Trang 26dụng TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động LQVT” sẽ còn góp phần bổ sung, hệ thống hóa lại các công trình lí luận nghiên
cứu về sự phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi nói riêng, trẻ MG nói chung vàhướng đến nhiệm vụ cụ thể là thiết kế một TCHT trong hoạt động LQVT nhằmphát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động đó
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quan sát
Có nhiều tác giả đã đề cập đến khái niệm QS như:
“QS là mức độ phát triển cao của tri giác ” - [18] (Ngô Công Hoàn)
“QS là tri giác có chủ định” [42] - (Nguyễn Ánh Tuyết)
“QS là một hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích” [52] - (Nguyễn Quang Uẩn)
Theo tác giả Hoàng Thị Phương: "QS là sự tri giác sự vật, hiện tượng
có kế hoạch, có mục đích Đó là hoạt động nhận thức phức tạp, có sự tham giacủa tri giác, tư duy, lời nói, sự chú ý bền vững Trong đó kinh nghiệm, trithức, kĩ năng của trẻ có ý nghĩa lớn đối với việc hiểu đối tượng QS" [35]
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm : "QS là hướng sự chú ý có tính mục đích
rõ rệt vào đối tượng được QS QS là một kỹ năng cho phép trẻ học được nhiềuhơn những gì chúng đang nhìn thấy" [51]
Còn tác giả Hoàng Thị Oanh cho rằng: “QS là quá trình nhận thức cảmtính tích cực, là sự tri giác một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức.Trong quá trình QS, trẻ phải huy động sự tập trung chú ý, tri giác, tư duy,ngôn ngữ để nhận biết đối tượng ”
Như vậy từ các khái niệm về QS của các nhà nghiên cứu cho thấy: “QS
là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích, có
Trang 27kế hoạch rõ rệt Hình thức này diễn ra tương đối độc lập, lâu dài nhằm phản ánh đầy đủ, rõ nét các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng”.
1.2.2 Khái niệm khả năng
Theo Từ điển tiếng Việt, 1992, Viện ngôn ngữ thì “Khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định” Ở đây khả năng dựa
trên sự xuất hiện, tồn tại của hiện tượng nào đó Ngoài ra, trong cuốn Từ điển
Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định”, vừa là “cái vốn có về vật chất và tinh thần để có thể làm được việc gì.” [34, Tr528] khả năng được xem xét trên phương diện như là một năng lực, phẩm chất của cá nhân Từ điển ngôn ngữ của Đại học Glasgow định nghĩa: Khả năng là năng lực thực hiện một nhiệm
vụ nào đó, được xem xét cả về mặt thể chất cũng như tinh thần, thậm chí cả khả năng về mặt đáp ứng các yêu cầu mang tính vật chất” và chỉ ra nó có các
đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, khả năng là đa chiều và chỉ có một số khía cạnh của nó có
thể đo được
Thứ hai, khả năng là sự kết hợp của những thiên hướng di truyền cộng
hưởng với môi trường, cá tính và các yếu tố theo ngữ cảnh
Thứ ba, khả năng là phát triển Điều này có nghĩa rằng những gì được
xem là khả năng cao với trẻ nhỏ có thể sẽ là có sự khác biệt nếu đặt trong địa
vị của người lớn
Thứ tư, khả năng chỉ phát triển nếu như nó được nuôi dưỡng thông qua
các cơ hội hành động và sự hỗ trợ
1.2.3 Khái niệm khả năng quan sát
Khả năng là năng lực thực hiện một nhiệm vụ nào đó cả về thể chất, tinh
Trang 28thần, vật chất QS là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động
và có mục đích, có kế hoạch rõ rệt Hình thức này diễn ra tương đối độc lập,lâu dài nhằm phản ánh đầy đủ, rõ nét các sự vật, hiện tượng và những biến đổicủa chúng Có một số nhà tâm lý học định nghĩa về KNQS, nhưng nhìn chungnội dung đều bao hàm một trong những vấn đề mà định nghĩa về KNQS của
nhóm nhiên cứu do tác giả Nguyễn Quang Uẩn chủ biên đã nêu Đó là "Khả năng tri giác một cách nhanh nhạy, chính xác những điều quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhìn thấy hoặc có vẻ thứ yếu" [54]
KNQS ở mỗi người là khác nhau, không hoàn toàn bẩm sinh mà nóđược hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của con người Sựkhác biệt này được thể hiện ở mức độ tri giác nhanh chóng, chính xác nhữngđiểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng đến mức nào Nóphụ thuộc vào năng lực cảm giác và năng lực tri giác ở mỗi người, phụ thuộcvào quá trình hoạt động, sự rèn luyện và giáo dục
Như vậy: KNQS là khả năng tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng.
* Biểu hiện của khả năng quan sát
KNQS được biểu hiện bởi các yếu tố sau:
- Tính mục đích của QS: Thể hiện có mục đích trong khi QS (QS để tìm
ra cái gì?) cả quá trình QS đều nhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra lúc đầu (Ví dụ:
QS để tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau của hai đối tượng )không chênh lệch khỏi nội dung yêu cầu QS
- Tính nhanh nhạy và chính xác của QS: Trong một thời gian cho phép
có thể tìm ra nhiều đặc điểm hoặc những chi tiết đặc trưng của sự vật Những
Trang 29phát hiện đó đảm bảo tính chính xác.
- Tính tổ chức của QS: Lúc QS tuân thủ theo một thứ tự nhất định (Ví
dụ: Từ tổng thể đến chi tiết rồi tổng thể hay từ bộ phận đến chi tiết, từ gầnđến xa, từ những nét đặc trưng nổi bật đến những chi tiết thứ yếu)
- Tính tỉ mỉ, chu đáo của sự QS: Có KNQS đến cái chi tiết, chú ý đến
những mặt cá biệt của sự vật, cái tinh tế thậm chí những nét đặc trưng tươngđối kín đáo, thấy được sự khác biệt nhỏ nhặt nhất, chi tiết vụn vặt nhất
- Tính liên tục của sự QS: Có khả năng kiên trì QS sự vật trong một
thời gian tương đối dài, không chuyển dịch đối tượng QS
- Tính khái quát của sự QS: Khi QS một số đối tượng cùng loại, phát
hiện được những đặc điểm chung của các đối tượng đó để khái quát hóa vàphân loại chúng, thấy được mối liên hệ của một số sự vật, hiện tượng với nhau
1.2.4 Khái niệm về trò chơi học tập
Tùy thuộc vào việc nhìn nhận TC theo chức năng, nguồn gốc, cấutrúc… khác nhau mà TCHT được các tác giả gọi bằng các tên khác nhau như:
“TC dạy học”, “TC trí tuệ”, “TC phát triển”, “TC khó”…
Theo E.I.Chikhieva, TC được gọi là TCHT vì gắn liền với mục đíchdạy học nhất định và đòi hỏi phải có tài liệu dạy học phối hợp kèm theo,P.G.Xamarucova cho rằng loại TC có nhiệm vụ chủ yếu là Giáo dục và pháttriển trí tuệ cho trẻ em Như vậy, TCHT chủ yếu hướng vào việc giáo dục vàphát triển hoạt động nhận thức, tuy nhiên trong TCHT thì nhiệm vụ nhận thứcđược đặt một cách gián tiếp thông qua nhiệm vụ chơi, TCHT được xem như
là phương pháp thực hành, trải nghiệm… một mặt củng cố kiến thức mặt khácnhằm tiếp thu tri thức mới
Trang 30Theo nhà giáo dục nổi tiếng Macarenco (người Nga): “Trò chơi có một
ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của đứa trẻ chẳng khác gì sự làm việc,
sự phục vụ của người lớn…” Không chơi đứa trẻ không phát triển được,không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải đang sống
Xét về nguồn gốc, TCHT có nội dung và luật chơi do người lớn nghĩ racho trẻ chơi theo A.P.Uxôva, TCHT sẽ nhanh chóng trở thành bài tập nếutrong quá trình điểu khiển nó người lớn can thiệp quá nhiều, do đó với tư cách
là “điểm tựa” , một mặt người lớn hướng dẫn trẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm lịch
sử xã hội mặt khác đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầunhận thức cũng như mục đích dạy học
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiêncứu TCHT hướng vào việc giáo dục và phát triển hoạt động nhận thức cho trẻ
có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của con người, buộc người chơi phảivận dụng sự hiểu biết cùng các thao tác trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ họctập TCHT được sử dụng trong việc giáo dục cho trẻ mầm non là hình thứcchơi của việc dạy học TCHT có nội dung và luật chơi cho trước, do ngườilớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ TCHT được người lớn hướng dẫn
và kiểm soát quá trình chơi tuy nhiên vẫn đảm bảo tính tự do, độc lập của trẻ
Như vậy, TCHT là loại trò chơi có luật, nội dung chơi do người lớn nghĩ ra, hướng dẫn và tổ chức cho trẻ nhằm cung cấp và củng cố hệ thống kiến thức, kĩ năng và phát triển các thao tác tư duy cho trẻ.
* Trò chơi học tập đối với trẻ MG 5-6 tuổi: Ở lứa này trẻ thường đặc
biệt quan tâm và chú trọng đến việc thắng hay thua trong khi chơi nên trẻthường hay bị vi phạm luật chơi Nhiệm vụ của các TCHT ở trẻ MG lớnphức tạp hơn Cơ sở để giải quyết nhiệm vụ trong trò chơi phải dựa vào mốitương quan, dựa vào những dấu hiệu chung nhất của các hiện tượng và sự vật
Trang 31Các hành động chơi của trẻ MG lớn cũng phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sựliên hệ lẫn nhau giữa hành động chơi của một số trẻ này với một số trẻ khác,đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự Nhiều trò chơi của chúng đòi hỏi phảisuy nghĩ kĩ trước khi làm động tác chơi Chính điều này thúc đẩy trẻ tích cựcsuy nghĩ rồi mới hành động.
1.2.5 Khái niệm thiết kế trò chơi học tập
*Khái niệm thiết kế
Theo từ điển Tiếng Việt, thiết kế được hiểu theo hai nghĩa:
- Thiết kế (động từ) là làm đồ án, xây dựng một bản vẽ với tất cả nhữngtính toán cần thiết để theo đó mà xây dựng công trình sản xuất sản phẩm
- Thiết kế (danh từ) là tập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, gồm có bản tínhtoán, bản vẽ để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị
*Khái niệm thiết kế trò chơi học tập
Thiết kế TCHT là xây dựng mô hình TCHT trong đó có tên gọi của tròchơi, nhiệm vụ chơi, cách chơi, luật chơi và cách thức tổ chức trò chơi
1.2.6 Khái niệm thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Thiết kế TCHT nhằm phát triển KNQS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là xâydựng mô hình TCHT, trong đó có tên gọi của trò chơi, nhiệm vụ chơi, cáchchơi, luật chơi và cách thức tổ chức trò chơi nhằm phát triển KNQS và đạtđược những kiến thức, kỹ năng, thái độ về biểu tượng toán học học sơ đẳngmột cách phù hợp
1.3 Sự phát triển khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.3.1 Đặc điểm khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Trang 32QS là mức độ phát triển cao nhất của tri giác Đó là loại tri giác có chủđịnh, tương đối độc lập và lâu dài, cho phép trẻ phát hiện nhanh chóng,chính xác những đặc điểm quan trọng, chủ yếu và đặc biệt của sự vật hiệntượng Ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi, hoạt động QS của trẻ đã phức tạp hơn so với trẻlứa tuổi 3 – 5 tuổi về nhiệm vụ nhận thức, đối tượng QS và tính chất củachúng cũng đa dạng và phong phú hơn, thời gian QS của trẻ đã có thể kéodài hơn từ một vài phút đối với QS đặc điểm của sự vật hiện tượng đến hàngtuần, tháng, màu đối với sự thay đổi và phát triển Nhà tâm lý học Ngô CôngHoàn cho rằng: “Tri giác của trẻ 5-6 tuổi khác biệt rõ rệt về mặt chất lượng
so với tri giác của trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn Sự khác biệt đó thể hiện ở mức độphong phú của các kiểu, loại tri giác, ở mức độ chủ định của quá trình trigiác , ở độ nhạy cảm của các giác quan và tính mục đích của hoạt động”[17,tr178] Như vậy, thành phần cơ bản của QS là tri giác Trong hoạt động
QS tính chủ định của trẻ cũng tăng lênh song nó vẫn chưa phải là hoạt độnghoàn toàn độc lập của trẻ Các nhiệm vụ nhận thức chủ yếu vẫn do GV xácđịnh và đưa ra dưới hình thức câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ Trẻ chỉ có thế tự
đề ra những nhiệm vụ nhỏ trong những tình huống QS cụ thể chứ chưa tựxác định mục đích và nhiệm vụ QS
Hoạt động QS đòi hỏi ở trẻ sự tập trung chú ý, ý chí nỗ lực thực hiệnnhiệm vụ đến cùng và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các quá trình nhậnthức tri giác, tư duy ngôn ngữ và trí nhớ Quan sát của trẻ mang tính khoa họcbởi đó vừa là cái nhìn bao quát vừa là sự nắm bắt được cái đặc trưng của đốitượng trong mối quan hệ giữa các chi tiết bộ phận của chúng Khi QS trẻ phảibiết lựa chọn lựa sắp xếp các dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa đối ở đối tượng QStheo các nhiệm vụ và yêu cầu mà GV đặt ra Thái độ, động cơ QS của trẻ đượcxuất phát từ nhu cầu, hứng thú nhận thức được xuất hiện ở tuổi MG 5-6 tuổi
Vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG còn hoạt động họctập và lao động chỉ mới ở dạng sơ khai [45, Tr250] Hoạt động QS của trẻ
MG 5 - 6 tuổi đã phức tạp hơn về nhiệm vụ nhận thức, đối tượng QS và tính
Trang 33chất của chúng cũng đa dạng và phong phú hơn, thời gian QS của trẻ đã cóthể kéo dài hơn Trong hoạt động QS, tính chủ định của trẻ cũng tăng lên, trẻ
đã làm chủ tri giác song nó vẫn chưa phải là một hoạt động hoàn toàn độc lậpcủa trẻ Trẻ lứa tuổi này đã có thể chủ động lựa chọn và sử dụng cách thức
QS với những đối tượng QS quen thuộc Tuy nhiên với những đối tượng QSmới, cần đến cách thức QS mới đòi hỏi có sự gợi ý, hướng dẫn của GV
Hoạt động QS của trẻ 5 - 6 tuổi là một dạng hoạt động học tập sơ khai
và gắn liền với các nhiệm vụ nhận thức đặt ra đồng thời cũng gắn nhiều vớicác trò chơi ở lứa tuổi MG Các nhiệm vụ nhận thức trong QS thường đượctrình bày dưới dạng các hành động chơi hoặc đặt trong các tình huống chơi,các nhiệm vụ GV đặt ra với các tình huống có vấn đề để giúp trẻ lĩnh hội mộtcách dễ dàng hơn QS của trẻ về các sự vật, hiện tượng xung quanh càng tíchcực và hiệu quả bao nhiêu thì nội dung khám phá của trẻ càng phong phú vàhấp dẫn bấy nhiêu
* Đặc điểm khả năng quan sát của trẻ 5 - 6 tuổi được biểu hiện cụ thể như sau:
- Khả năng phân biệt được các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài đối tượngcủa trẻ ngày càng trở nên chính xác và đầy đủ hơn
- KNQS thể hiện không chỉ ở số lượng các đặc điểm, chi tiết, dấu hiệuthuộc tính, màu sắc biểu hiện bên ngoài của đối tượng và còn ở việc phát hiện
ra bản chất, thuộc tính ẩn chứa bên trong của đối tượng thông qua QS, thínghiệm với chúng trong các hoạt động học có chủ định, hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời
- Thể hiện ở việc trẻ chủ động tri giác đối tượng phù hợp với nhiệm vụnhận thức đặt ra
- Biết sử dụng hợp lí các giác quan và phối hợp các giác quan để trigiác đối tượng, giải quyết được nhiệm vụ nhận thức đặt ra
Trang 34- Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt những đặc điểm đặctrưng, chính xác của đối tượng QS.
Ở trẻ MG 5-6 tuổi, QS được nảy sinh và diễn ra theo con đường phức tạpcủa sự phát triển và hoàn thiện Ý nghĩa quyết định ở đây là vai trò tổ chức, địnhhướng và giáo dục của người lớn Để cho hoạt động QS của trẻ có hiệu quả vàtrở thành một hoạt động nhận thức độc lập rất cần có sự hướng dẫn của GV Khi
tổ chức cho trẻ QS, GV đồng thời giải quyết các nhiệm vụ: cung cấp tri thức,hình thành KNQS, phát triển tính ham hiểu biết, giáo dục thẩm mĩ Dựa trênđặc điểm và những biểu hiện về
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.3.2.1 Yếu tố di truyền
Ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã có một hệ thần kinh của con người, một
bộ não có khả năng trở thành cơ quan hoạt động tâm lý cực kỳ quan trọng vàphức tạp chỉ riêng con người mới có Bộ não của con người với đặc điểm các
cơ quan của cơ thể là tiền đề vật chất để một cá thể trở thành một con người
Bộ não người với hơn 15 tỷ tế bào thần kinh ở vào cấp độ cao nhất trong cácđộng vật, đã trở thành một cơ quan có khả năng tạo nên những cơ quan chứcnăng Chính chúng là thực thể vật chất của những năng lực và chức năngchuyên biệt hình thành trong quá trình con người lĩnh hội thế giới sự vật vàhiện tượng những công trình văn hóa do nhân loại sáng tạo ra [29]
Điều kiện sinh học là tiền đề vật chất, là phương tiện để nảy sinh vàphát triển tâm lý của trẻ nói chung và quá trình QS nói riêng Tuy nhiên cầnphân biệt hoạt động tâm lý phức tạp được hình thành trong cuộc sống conngười với những chức năng tâm lý sơ đẳng hơn (tốc độ hình thành các phản
xạ có điều kiện…) Trong những trường hợp nhất định, khi những chức năng
sơ đẳng không được phát triển đầy đủ hoặc bị phá hoại thì nó sẽ ảnh hưởng
Trang 35đến sự hình thành chức năng tâm lý bậc cao Ngày nay chúng ta thừa nhậnrằng tính di truyền có thể bất lợi đối với sự phát triển năng lực trí tuệ Ví dụ:
sự uể ỏi, yếu kém của các tế bào vỏ bán cầu đại não ở con cái những ngườinghiện rượu, một số bệnh di truyền và bệnh tâm thần Còn sự khác biết vềkiểu hoạt động thần kinh cấp cao hiện có các đứa trẻ bình thường tuy làm chocác quá trình tâm lý diễn biến theo kiểu độc dáo nhưng không quyết định chấtlượng và mức độ của chính hoạt độn trí tuệ Bởi vì sự phát triển của quá trìnhnhận thức chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện học tập và giáo dục của họ [60]
1.3.2.2 Yếu tố về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi
Trong sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non nói chung và sự phát triểnnhận thức nói riêng thì KNQS là một yêu cầu hết sức cơ bản Nhờ vào KNQS,các quá trình tâm lý - nhận thức sẽ thực sự tích cực và hiệu quả hơn Việcnghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNQS của trẻ lứa tuổinày không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức mà còn đóngvai trò quan trọng trong quá trình QS của trẻ phát triển ngày càng mạnh mẽ.Các yếu tố cơ bản trước hết đó là sự ảnh hưởng của các quá trình tâm lí ở trẻ
em Bao gồm các yếu tố sau:
a Khả năng tri giác
Tri giác được coi là thành phần cơ bản của hoạt động QS Để QS tốttrước hết trẻ phải có khả năng tri giác Khả năng tri giác thể hiện ở tính chủđịnh của tri giác và khả năng sử dụng phối hợp các giác quan một cách hợp lítrong quá trình quan sát Trong quá trình QS, trẻ tích cực huy động và phốihợp các kiểu, loại tri giác khác nhau như tri giác: tri giác nhìn, tri giác nghe,tri giác sờ, tri giác nếm, ngửi Cao hơn nữa là trẻ biết phân tích, so sánh,phân loại, khái quát hóa trong quá trình QS Để có thể QS tốt trước hết trẻ emphải được giữ gìn các giác quan “Không có các giác quan này không thể trigiác, không thể QS” [3, tr.121]
Trang 36Ở trẻ 5 - 6 tuổi có thể nói tri giác của trẻ phát triển mạnh mẽ, hiệu quả
QS đạt được ngày càng cao thể hiện ở việc phát hiện đầy đủ, chính xác cácdấu hiệu, đặc điểm của đối tượng QS
b Chú ý
Chú ý được coi là cơ sở cho sự tiếp nhận thông tin ban đầu để tiếp tụcthực hiện các giai đoạn sau của quá trình nhận thức: so sánh, phân tích, tổnghợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa Đến tuổi MG lớn 5 - 6 tuổi thì sự chú ý
đã có sự tập trung và bền vững hơn Nếu thiếu sự tập trung chú ý thì không có
QS và tạo thành kết quả Để có thể giải quyết mục đích, nhiệm vụ của QS vànhanh chóng tìm ra những đặc điểm; dấu hiệu đặc trưng; phát hiện ra nhữngđiểm giống và khác nhau, những điểm mới lạ của đối tượng QS thì trẻ cần tậptrung chú ý cao độ và biết phân phối sự chú ý một cách hợp lý, đồng thời nỗlực; duy trì sự chú ý của mình cho đến khi đạt được mục đích
Trong QS không thể thiếu được sự tham gia của trí nhớ Khi QS bất kì
sự thay đổi và phát triển của đối tượng, trẻ sử dụng trí nhớ huy động vốn kinhnghiệm đã tích lũy được trong hoạt động khám phá về đối tượng đã từng diễn
ra Đồng thời trong quá trình QS trẻ cũng phải thường xuyên sử dụng nhữngkiến thức, kinh nghiệm trẻ đã có vào việc so sánh các đối tượng với nhauhoặc khái quát hóa những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của đối tượng QS
d Tư duy:
Trang 37Tư duy của trẻ MG 5-6 tuổi đã được phát triển lên từ tư duy trực quanhình tượng thành tư duy trực quan - sơ đồ, và tư duy logic Kiểu tư duy nàytạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan,không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ.Hoạt động tư duy này có ảnh hưởng lớn và định hướng cho quá trình QS, nhờ
có tư duy trẻ dễ dàng sắp xếp thứ tự QS đối tượng theo một trình tự nhất định,
QS từ tổng thể đến chi tiết, QS từ đơn giản đến phức tạp
A.I.Xorokina đã nhận định: "Những QS của trẻ, nếu càng dựa trên so sánh các vật này với vật khác bao nhiêu thì QS càng đầy đủ và chính xác bấy nhiêu".[59] Như vậy, để nhận biết đầy đủ, chính xác những đặc điểm giống
nhau và khác nhau; sự thay đổi; phát triển hoặc các mối liên hệ; quan hệ củacủa các đối tượng QS cần được trẻ MG 5 - 6 tuổi sử dụng các thao tác tư duynhư so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
e Tưởng tượng:
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủyếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trínhớ Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từnhững biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng Trẻ MG 5-6tuổi, trí tưởng tượng có thể dựa vào những đối tượng không giống nhau Khitiếp xúc với đối tượng, trẻ có sự liên tưởng đến những sự vật, hiện tượng đã
QS trước đó Cùng với sự tái hiện những hình ảnh đã trông thấy và nhữnghình ảnh đang diễn ra trước mắt, quá trình QS của trẻ nhờ đó mà trở nên dễdàng hơn Sự liên hệ giữa biểu tượng cũ và biểu tượng mới sẽ giúp trẻ cóđược hình ảnh đầy đủ, trọn vẹn về đối tượng QS
f Ngôn ngữ
Đối với QS ngôn ngữ càng trở nên hết sức cần thiết Ngôn ngữ mạchlạc phát triển ở cuối tuổi MG thể hiện một trình độ phát triển tương đối caokhông những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy Ngôn
Trang 38ngữ tham gia vào việc xác định nhiệm vụ và mục đích của QS [59] Ngôn ngữgiúp cho quá trình QS đạt hiệu quả cao hơn Nó là phương tiện để gọi tên, diễn
tả các bộ phận, các đặc điểm, các thuộc tính của đối tượng QS Ngôn ngữ giúpcho trẻ xác định được phương hướng, nhiệm vụ và tích cực hoạt động trongquá trình QS từ đó giúp cho quá trình này đạt hiệu quả tốt hơn
g Xúc cảm, tình cảm
Ở lứa tuổi MG 5-6 tuổi, tình cảm chi phối tất cả các mặt trong hoạtđộng tâm lí của đứa trẻ Tình cảm của trẻ phát triển mạnh mẽ đặc biệt là tínhđồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người, sự vật hiện tượng xungquanh Trẻ nhìn nhận thế giới và tỏ thái độ đối với sự vật, hiện tượng xungquanh mình thông qua những xúc cảm thẩm mỹ này
Những điều đó chứng tỏ QS là một hoạt động nhận thức phức tạp trong
đó có sự tham gia tích cực của các thành phần cơ bản là tri giác, tư duy, ngônngữ và chịu ảnh hưởng của chú ý, xúc cảm, tình cảm, ý chí, hứng thú, tình tò
mò và kinh nghiệm cá nhân Các thành phần này không tham gia vào hoạtđộng một cách độc lập mà nó có quan hệ mật thiết với nhau, liên kết lại trongmột hành động trí tuệ thống nhất và toàn vẹn góp phần giúp trẻ giải quyếtnhiệm vụ đặt ra khi khám phá đối tượng
1.3.2.3 Yếu tố giáo dục
Giáo dục là quá trình mà thế hệ cha anh truyền lại kinh nghiệm lịch sử
-xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống và laođộng để đảm bảo sự phát triển hơn nữa của xã hội và của cá nhân Như vậynói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của toàn xã hội và củathực tiễn xung quanh
Đối với trẻ em, giáo dục nhằm phát triển các chức năng tâm lý, hìnhthành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho những giaiđoạn phát triển sau được thuận lợi Chỉ thông qua người lớn và nhờ có người
Trang 39lớn trẻ mới lĩnh hội được toàn bộ sự phong phú của thực tại: thế giới đồ vậtvới cách sử dụng của chúng, các mối quan hệ ứng xử giữa con người với conngười, ngôn ngữ, nhận thức, những năng lực phẩm chất người [42].
Giáo dục mầm non đã và đang thực hiện chương trình đổi mới toàndiện theo hướng tích hợp trong đó nhấn mạnh quan điểm lấy trẻ làm trungtâm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục GV đóng vai trò là người tổchức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo trong cáchoạt động của trẻ Để quá trình giáo dục mang lại hiệu quả cao hơn thì người
ta cần nghiên cứu xác định xem dạy trẻ những cái gì và dạy trẻ như thế nào ởcác giai đoạn khác nhau của tuổi ấu thơ Giáo dục bao giờ cũng tìm đến mọiyếu tố sinh học cũng như yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành nhâncách trẻ Giáo dục có thể giúp trẻ rèn luyện làm thay đổi điều kiện sinh học,tạo ra hoàn cảnh tốt, đặc biệt là tổ chức cho trẻ hoạt động để thực hiện mụcđích của giáo dục [23]
Để kích thích sự phát triển KNQS cũng như khả năng nhận thức củatrẻ, GV phải tạo cơ hội và động cơ thúc đẩy trẻ tìm kiếm kiến thức GV cầnchủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng QS, so sánh,phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận cho thích hợp với tình huống củahoạt động cụ thể
a Môi trường gia đình
Lúc mới sinh ra, tất cả trẻ em đều được cha mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấmgia đình có tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt Giađình luôn mang đến cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý, phát triển về mặtthể chất Nhờ có cảm giác an toàn đó, đứa trẻ mới cảm thấy yên tâm, mới vuitươi hồn nhiên, mới mạnh dạn thăm dò, QS, thử nghiệm, tìm cách tác độnglên sự vật xung quanh để phát huy những khả năng về sinh lý, nhận thức vàtâm lý đang sinh sôi nảy nở Mất đi cảm giác an toàn, đứa trẻ luôn sợ hãi, dễ
Trang 40co mình, giảm tính tích cực năng động và thường xuyên rơi vào tình trạng thụđộng, buồn bã Chình vì vậy, cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường gia đìnhđầm ấm, yêu thương, quan tấm, chia sẻ lẫn nhau để trẻ luôn có cảm giác antoàn, từ đó trẻ tự tin vui chơi, hoạt động nhằm phát triển nhận thức, tư duy,KNQS và các phẩm chất của nhân cách Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha
mẹ là thiếu hụt vô cùng lớn đối với sự phát triển tâm lý của trẻ nói chung vàKNQS của trẻ nói riêng [16]
Gia đình còn là một môi trường phong phú Trong nhà thường có ông
bà, cha mẹ, anh chị em, tạo ra những mối quan hệ đa dạng giữa nhiều người ởnhững thế hệ và độ tuổi khác nhau…Ở đây trẻ có thể được người thân tổ chức
và cùng chơi những trò chơi toán học nhằm phát triển KNQS cho trẻ Cha mẹcần tích cực tham gia trò chuyện và chơi các trò chơi cùng với trẻ nhằm giúptrẻ có những vốn kinh nghiệm về cuộc sống cũng như khả năng nhận thức,KNQS của trẻ
b Môi trường giáo dục ở trường mầm non
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non làthực sự cần thiết và quan trọng Nó được ví như người GV thứ hai trong côngtác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạtđộng của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triểntoàn diện
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có bố trí các khu vực chơi và họctrong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với
sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộnghiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động QS, tích cực tìm tòi và sáng tạo.Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ vàgiữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ; giảibày tâm tư; nguyện vọng; mơ ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà GV