Thực trạng nhận thức và sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn TNXH lớp 3...17 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ H
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhậnđược sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của các thầy cô trong khoa Tiểu học - Mầm nontrường Đại học Quảng Bình Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xinchân thành cảm ơn đến thầy Đoàn Kim Phúc người trực tiếp hướng dẫn đề tài,cùng thầy cô giáo trong khoa, giáo viên và học sinh trường Tiểu học Yên Hóa -huyện Minh Hoá - Quảng Bình
Mặc dù bản thân đã có sự cố gắng trong việc sưu tầm, bám sát thực tiễn để đềtài có tính khả thi cao nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,tôi rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn
bè để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 12 năm 2018
Người thực hiện
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Các nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Các phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của khóa luận 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 6
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
1.1.1 Vấn đề môi trường và GDMT 6
1.1.2 Một số khái niệm 9
1.1.3 Trò chơi học tập 10
1.1.4 Vai trò của TCHT trong GDMT cho HSTH 12
1.1.5 Giáo dục môi trường trong trường tiểu học 13
1.1.6 Đặc điểm nhận thức của HS tiểu học 14
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 15
1.2.1 Đặc điểm môn học 15
1.2.2 Đặc điểm nội dung SGK môn TNXH lớp 3 16
1.2.3 Thực trạng nhận thức và sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn TNXH lớp 3 17
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 320
SVTH: Cao Thị Mỹ Hạnh Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58
Trang 42.1 Những nội dung về MT và BVMT có trong nội dung chương trình và SGK
môn TNXH lớp 3 20
2.2 Vận dụng tcht để gdmt trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 21
2.2.1 Xây dựng và giới thiệu một số TCHT để GDMT trong dạy học môn TNXH lớp 3 21
2.2.2 Sử dụng phương pháp TCHT trong dạy học môn TNXH 23
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ - THỂ NGHIỆM 26
3.1 MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG 26
3.1.1 Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, thiết kế bài giảng 26
3.1.2 Định hướng thiết kế bài dạy 26
3.2.2 Nhiệm vụ thiết kế 27
3.2.3 Nội dung của thiết kế 27
3.2.4 Phương pháp thiết kế 27
3.2.5 Cấu trúc thiết kế 27
3.2.6 Giáo án 28
3.3 THỂ NGHIỆM 28
3.3.1 Mục đích thể nghiệm 28
3.3.2 Đối tượng thể nghiệm 28
3.3.3 Nội dung thể nghiệm 28
3.3.4 Cách thức tiến hành 29
3.3.5 Cách thức đánh giá kết quả thể nghiệm 29
C PHẦN KẾT LUẬN 31
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
SVTH: Cao Thị Mỹ Hạnh Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường (BVMT) là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, củanhân loại, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quanchặt chẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói, giảmnghèo đảm bảo công bằng xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia Yếu tốmôi trường ngày càng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa, năng lựccạnh tranh của nền kinh tế Môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triểnthể chất con người, phát triển giống nòi Sau 10 năm thực hiện Luật BVMT, 6 nămthực hiện Chỉ thị 36 - CT/TW của Bộ chính trị (khóa VIII), công tác BVMT đã cónhững chuyển biến và đạt được một số tiến bộ nhất định Tuy nhiên, công tácBVMT cũng còn nhiều tồn tại và yếu kém, trong đó đang nảy sinh những mâuthuẫn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước [3]
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì tiểu học là bậc học quan trọng nhất, làbậc học đặt nền móng cho sự phát triển của xã hội về vật chất và tinh thần, là cơ sởban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người cótri thức khoa học, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành, có tác phong côngnghiệp, tính tổ chức kỉ luật cao Hơn nữa, ở bậc học này còn trang bị những kiếnthức cơ bản phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS về các yếu tố môi trường,vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môitrường, giáo dục cho HS có ý thức trong việc BVMT, phát triển khả năng bảo vệ
và giữ gìn môi trường
Môn Tự nhiên và xã hội nhằm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, banđầu và thiết thực về con người ở hai khía cạnh sinh học và nhân văn, về xã hộitheo không gian và thời gian, về thế giới vật chất xung quanh bao gồm cả thế giới
vô sinh và hữu sinh Từ đó hình thành ở HS ý thức thái độ, cách ứng xử đúng đắnvới bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, thể hiện tình yêu thiên nhiên với quêhương đất nước đồng thời hình thành lòng ham hiểu biết cho HS
SVTH: Cao Thị Mỹ Hạnh 1 Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58
Trang 6Đối với HS lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sựchú ý chưa cao Bên cạnh hoạt động học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu vui chơigiao lưu với bạn bè vẫn còn tồn tại và cần thỏa mãn Nếu GV biết phối hợp nhịpnhàng giữa hoạt động học và sự thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp của các emthì các em sẽ say mê học tập, tất yếu kết quả học tập sẽ cao Đây cũng là đặc thùcủa phương pháp trò chơi học tập (TCHT).
Trong thực tiễn dạy học môn TNXH lớp 3 cho thấy: TCHT là phương phápdạy học mới, GV sử dụng chưa nhiều Nếu có thì GV tổ chức cho HS chơi nhưngchưa theo quy trình chặt chẽ mà còn lộn xộn, trò chơi chưa làm nổi bật được trongtâm của bài học, GV mới chỉ sử dụng trò chơi để củng cố bài chứ chưa nhằm cungcấp kiến thức chưa xem trò chơi là phương pháp dạy học Vì vậy, việc sử dụngphương pháp trò chơi trong dạy học chưa đạt kết quả cao
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Vận dụng tròchơi học tập để giáo dục môi trường trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3"
2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường trongdạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: HS lớp 3 Trường Tiểu học Yên Hóa - huyện MinhHóa - tỉnh Quảng Bình
Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng trò chơi học tập để giáo dục môi trườngtrường trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
4 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt và hợp lí một số trò chơi họctập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dụcmôi trường cho học sinh tiểu học
5 Các nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục môi trường trongdạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nói chung và giáo dục môi trường bằng tròchơi học tập nói riêng;
SVTH: Cao Thị Mỹ Hạnh 2 Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58
Trang 7Vận dụng một số trò chơi học tập để giáo dục môi trường cho học sinh tiểuhọc qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3;
Thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của vấn đề nghiên cứu
6 Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng TCHT để GDMT cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Yên hóa - huyệnMinh Hóa - tỉnh Quảng Bình
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết các vấn đề có liên quan đến GDMT và tròchơi
- Phương pháp phân tích hệ thống: GDMT cho học sinh tiểu học không
được dạy riêng lẻ như một môn học ở trường tiểu học mà nội dung GDMTđược tích hợp trong các môn học khác như: TNXH, Lịch sử và Địa lí, Khoa học,Đạo đức Chính vì vậy khi nghiên cứu vấn đề GDMT nói chung và vận dụng một
số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh nói riêng cầnnghiên cứu nó trong hệ thống mục tiêu giáo dục, chương trình, nội dung sách giáokhoa, cách thức tổ chức dạy học của giáo viên, khả năng tiếp thu kiến thức của họcsinh
- Phương pháp hệ thống hoá: Từ việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề có liênquan tới phương pháp này được sử dụng nhằm xây dựng và trình bày các nội dungđược nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát các hoạt động GDMT của họcsinh tại trường tiểu học nhằm tìm hiểu kinh nghiệm sử dụng trò chơi để GDMTcho học sinh thông qua dạy học môn TNXH lớp 3
- Phương pháp đàm thoại:
+ Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu quan niệm, thái độ, cách thức tổ chứcdạy học mà họ đã tiến hành nhằm GDMT cho học sinh trong dạy học môn TNXHlớp 3, những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên đã gặp phải khi GDMT cho HS
- Phương pháp điều tra:
SVTH: Cao Thị Mỹ Hạnh 3 Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58
Trang 8+ Điều tra nhận thức giáo viên về các vấn đề môi trường, các hình thức đã sửdụng để GDMT cho học sinh thông qua môn TNXH cũng như hiệu quả của nó.
- Phương pháp thể nghiệm: Dựa vào giả thuyết khoa học đã đặt ra tiến hànhthể nghiệm ở trường tiểu học để xem xét hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụngtrò chơi học tập để GDMT cho học sinh tiểu học thông qua môn TNXH lớp 3 như
đã đề xuất
SVTH: Cao Thị Mỹ Hạnh 4 Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58
Trang 98 Cấu trúc của khóa luận
Tiểu luận gồm các phần: mở đầu, 3 chương và kết luận Trong đó:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng trò chơi học tập đểGDMT trong dạy học môn TNXH lớp 3
Chương 2: Đề xuất một số trò chơi học tập để GDMT trong dạy học mônTNXH lớp 3
Chương 3: Thiết kế - Thể nghiệm
SVTH: Cao Thị Mỹ Hạnh 5 Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58
Trang 10B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Vấn đề môi trường và GDMT
Trên thế giới, việc GDMT được tiến hành từ những năm đầu của thập niên
70 và từ đó đến nay, dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các tổ chức MT củaLiên Hiệp Quốc, GDMT đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng
Do nhận thức rõ tình trạng MT bị biến đổi ngày càng xấu đi, Liên Hiệp Quốc
đã tổ chức hội nghị Quốc tế về “Con người và MT” tại Stôckhôm (Thụy Điển) từngày 5 - 15/6/1972 Tại hội nghị này, các thành viên đã nhất trí nhận định: Việcbảo vệ thiên nhiên và MT là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại(cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh) Từ đó, ngày 5 tháng 6
hàng năm trở thành "Ngày MT thế giới" Hội nghị cũng đã tuyên bố GDMT là phương pháp quan trọng để hình thành nhận thức và hành vi có trách nhiệm cho
cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện MT, là một yếu tố quyết định
trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng MT trên toàn thế giới
Sau hội nghị Stôckhôm năm 1972, GDMT đã được đưa vào các trường học
Có khoảng hơn 1000 chương trình MT và BVMT được giảng dạy trong 750 trườngthuộc 70 nước khác nhau Tuy nhiên, về mục đích, nội dung và phương phápGDMT phải đợi đến nhiều hội nghị quốc tế sau đó mới được giải quyết và hoànthiện dần
Hội nghị quốc tế về GDMT họp tại Belgrade (Nam Tư) vào tháng 10 năm
1975, lần đầu tiên tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp Quốc(UNESCO) đã khởi thảo một chương trình về GDMT, qua đó vạch ra các nguyên
lí và chiến lược GDMT cho thế hệ trẻ trên toàn thế giới
Tiếp sau đó, nhiều hội thảo khu vực về GDMT được tổ chức, trong đó, hộithảo khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan)
Trang 11vào tháng 10 năm 1976 đã đưa ra bốn vấn đề: (1)-Chương trình GDMT; (2) - Đàotạo và bồi dưỡng giáo viên; (3) - GDMT phi chính quy và vấn đề soạn thảo tài liệu;(4) - Xây dựng các phương tiện giảng dạy GDMT.
Hội nghị liên chính phủ về GDMT được tổ chức tại Tbilixi (Grudia) vàotháng 10 năm 1977 với sự tham gia của 66 quốc gia thành viên UNESCO Hộinghị này là đỉnh cao của giai đoạn xây dựng chương trình và đặt cơ sở cho sự pháttriển GDMT trên bình diện quốc tế Nhiều hội thảo khu vực lại được tiếp tục trong
đó có hội thảo khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Băng Cốc(Thái Lan) vào tháng 9 năm 1980 với sự tham gia của 17 nước Tại hội thảo này,các nước đã trao đổi kinh nghiệm GDMT, đồng thời hội thảo cũng đã nêu ra sựcần thiết phải đưa GDMT vào các trường đại học và đào tạo, bồi dưỡng cho cácđối tượng khác nhau (bồi dưỡng giáo viên dạy đại học, trung học, tiểu học) [7]Tháng 8 năm 1987, UNESCO và UNEP phối hợp tổ chức hội nghị quốc tế vềGDMT tại Matxcơva (Nga), với sự tham gia của đại diện hơn 100 nước và nhiều tổchức quốc tế khác nhau Hội nghị đã xây dựng chiến lược quốc tế về chương trìnhhành động GDMT cho thập kỷ 90 gồm 9 mục tiêu về tăng cường hệ thống thôngtin quốc tế và trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh nghiên cứu thực nghiệm về nộidung, phương pháp GDMT, xây dựng hoàn thiện chương trình và tài liệu, phươngpháp GDMT, xây dựng hoàn thiện chương trình và tài liệu, phương tiện choGDMT ở mọi cấp học và đặt tên cho thập kỷ 90 là "Thập kỉ toàn thế giới choGDMT".[7]
Để thực hiện chương trình hành động GDMT thập kỷ 90, UNESCO và UNEPphối hợp tổ chức hội nghị quốc tế về GDMT tại Pari (Pháp) vào tháng 10 năm
1990 Hội nghị nhằm trao đổi về trách nhiệm của từng tổ chức quốc tế trong lĩnhvực GDMT, và một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ GDMT cho tất cả mọi người đặcbiệt là cho thế hệ trẻ và việc bồi dưỡng kiến thức MT cho giáo viên các cấp
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về "MT và phát triển" đã
diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) Hội nghị đã thông qua chương trình hành độngcho thế kỉ XXI Các quốc gia, các dân tộc theo đó giải quyết vấn đề MT trong quan
hệ hữu cơ với sự phát triển của cộng đồng Các vấn đề cụ thể được nêu lên ở hội
Trang 12nghị này là: Bảo vệ tầng khí quyển, chống nạn phá rừng, chống sa mạc hóa và hạn hán, bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên nước, xử lí các chất độc hại, nâng cao và cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe con người, chấm dứt sự thoái hóa của MT.
Gần đây, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu "MT và phát triển" được tổ chức lần
thứ hai tại Niu Ooc (Mĩ) Hội nghị đã tổng kết và đánh giá những nhiệm vụ đãthực hiện trong 5 năm mà hội nghị lần một đã đề ra.[3]
Có thể nhận thấy rằng, vấn đề GDMT trong nhiều năm qua đã được các hộinghị quốc tế và khu vực quan tâm Nội dung chủ yếu mà các hội nghị này đưa ra làcác chương trình, chiến lược và giải pháp GDMT chung cho tất cả các quốc giatrên toàn thế giới
Ở nước ta, việc giáo dục MT mới được bắt đầu từ những năm cuối của thậpniên 70, còn việc GDMT trong nhà trường phổ thông mới được thực hiện vào đầunăm 1981 cùng với kế hoạch cải cách giáo dục
Từ năm học 1986 đến 1992 các sách giáo khoa Tiểu học, trung học cơ sở vàtrung học phổ thông với một số nội dung được cải tiến, trong đó vấn đề GDMT đãđược quan tâm nhiều hơn Đặc biệt, bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, việc đổi mớinội dung chương trình, SGK với nhiều bài, nhiều mục, nhiều nội dung GDMTđược đưa vào các môn học tạo điều kiện thuận lợi cho việc GDMT trong nhàtrường phổ thông
Tuy nhiên, hiện tại nhận thức và hành động tiêu cực của đông đảo quầnchúng, trong đó có cả học sinh vẫn còn là trở ngại lớn cho việc BVMT và thiênnhiên ở nước ta Do đó việc nâng cao nhận thức cho nhân dân và học sinh về MT
và BVMT cần được quan tâm hơn Kiến thức MT và phát triển bền vững phải đưadần từng bước giúp học sinh có ý thức tự giác từ nhỏ cho đến hết đời mình Chúng
ta nhận thấy, công tác GDMT ở nước ta những năm qua tuy đã thu được một số kếtquả bước đầu nhưng đang còn nhiều tồn tại và thiếu sót Theo đánh giá của các tác
giả Đinh Quang Báo và Dương Tiến Sỹ: "tài liệu phục vụ GDMT còn thiên về cung cấp kiến thức chưa đề cập đến phương pháp, hình thức GDMT, thiếu phương pháp, biện pháp giáo dục kĩ năng, thái độ, hành vi BVMT, dẫn tới việc khai thác
Trang 13tri thức MT và BVMT lồng ghép tích hợp trong nội dung môn học còn gặp nhiều lúng túng và mức độ thực hiện còn hạn chế” Để khắc phục những thiếu sót trên và thực hiện mục tiêu GDMT trong quá trình dạy học, cần phải triển khai đồng bộ các
hướng nghiên cứu khoa học lấy GDMT làm định hướng và cơ sở thực hiện Bêncạnh đó, cần tập trung nghiên cứu khai thác các nội dung GDMT được lồng ghéptích hợp trong các môn học, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao chophát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh, đảm bảo GDMT sát với yêu cầuthực tiễn
1.1.2 Một số khái niệm
- Ta có thể hiểu khái niệm MT như sau: MT là toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống xã hội do con người tạo ra, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao xung quanh con người và ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Khoa học MT là một trường học liên ngành tích hợp các khoa học vật lí,sinh học (bao gồm nhưng không giới hạn Sinh thái học, Vật lí, Hóa học, Sinh học,khoa học đất, Địa chất, khoa học khí quyển và Địa lí) cho việc nghiên cứu MT vàcác giải pháp về vấn đề MT
Khái niệm này được giải thích là: “Ý muốn hướng tới việc bảo tồn những disản của thiên nhiên và việc chăm sóc chúng”
Vì vậy bảo vệ thiên nhiên được coi là bảo tồn những đối tượng hiếm, đặc hữucủa tự nhiên để chúng khỏi bị tiêu diệt Từ đó, người ta bắt đầu xây dựng nhữngkhu rừng cấm để nhằm bảo vệ toàn vẹn các điều kiện tự nhiên của những khu vựcnhất định.[6]
- BVMT như lời kêu gọi sự quan tâm thích đáng và hợp lí tới MT Ngay lậptức phải hợp tác với nhau một cách đầy thiện ý trong việc sử dụng, quản lí nguồntài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học, sự cân bằng sinh thái, phòngchống sự suy thoái và ô nhiễm MT
- GDMT là tiền đề của sự phát triển bền vững GDMT là làm cho từng người
và cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của MT tự nhiên và nhân tạo, có được
Trang 14tri thức thái độ và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm vàoviệc tiên đoán và giải quyết các vấn đề MT và quản lí chất lượng MT.
1.1.3 Trò chơi học tập
1.1.3.1 Nguồn gốc của trò chơi
Từ thời kì nguyên thủy con người đã có nhu cầu về chơi, sau những ngày làmviệc mệt nhọc như săn bắt, hái lượm người ta tụ tập nhau lại để bày tỏ sự vui mừngcủa mình và họ nhảy múa, reo hò suốt đêm
Trong những cuộc vui như vậy thì những người lập được chiến công thường
kể lại, diễn lại những thao tác quyết định như ném đá, phóng lao, đuổi bắt nhờnhững hành động đó mà họ bắt được nhiều thú rừng Cứ như vậy sự bắt chước đãbiến thành TC và dần dần TC ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống,
TC là một món ăn tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho người lao động Đây là nguồngốc, là sự ra đời sơ khai nhất của TC Lúc đầu sự bắt trước mang tính chân thực vàđơn điệu, nhưng rồi trong quá trình chơi mỗi người thêm bớt một chút sẽ dần dầnlàm cho TC mang tính khái quát và trìu tượng từ đó tư duy và ngôn ngữ của conngười cũng phát triển
Cũng nhờ khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển mà con người bắt đầu biếttích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống Nhờ vậy, mà chúng ta dần dần thấy đượctầm quan trọng của sự chuẩn bị trước các công cụ lao động, sức khỏe và sự tậpluyện những tao tác cơ bản nhờ đó mà hiệu quả lao động đạt được cao hơn Lúcđầu sự chuẩn bị các thao tác này mang tính chất tự nhiên dưới hình thức vui chơi
mà tập luyện, tập luyện mà vui chơi, sau đó người ta dùng TC để dạy cho concháu, dạy cho lớp trẻ, chuẩn bị cho họ tiếp bước cha anh tham gia tích cực, có hiệuquả vào cuộc sống lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển của mình Như vậysau khi ra đời TC đã mang ý nghĩa giáo dục rất cao và có một vai trò quan trọngtrong xã hội loài người Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, trường học đượchình thành và ngày càng mở rộng và là nơi thu hút những mần non của xã hội Ởđây người ta sử dụng nhiều nội dung, nhiều phương pháp để giáo dục, rèn luyệnthế hệ trẻ trong đó có TC Ngày nay cũng vậy TC trở thành một trong nhữngphương pháp giáo dục hiệu quả nhất, đặc biệt đối với trẻ bậc tiểu học
Trang 151.1.3.2 Phân loại trò chơi
Bao gồm TC diễn ra giữa hai người hay hai phe, giữa nhiều người hay nhiềuphe mà kết quả bao giờ cũng có người thắng, kẻ thua Loại TC này thường thu hútđược nhiều người tham gia Bởi lẽ, quyền lợi của người chơi và người cổ vũ gắnchặt với nhau
1.1.3.3 Cách tổ chức một trò chơi học tập
Khi tổ chức một TCHT GV cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu tên TC, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biếnluật chơi
Bước 2: Cho HS chơi thử (nếu cần) nhằm giúp HS có biểu tượng về TC.Bước 3: Chơi thật
Bước 4: Nhận xét kết quả TC (có thể thưởng hoặc phạt người thắng hoặcngười thua) Nhận xét thái độ của người chơi và rút kinh nghiệm
Bước 5: Kết thúc: GV hỏi xem HS đã học được gì qua TC hoặc GV tổng kếtnhững gì cần học thông qua TC này
1.1.3.4 Cách xây dựng một trò chơi học tập
Khi xây dựng TCHT GV cần tuân thủ những bước sau:
Bước 1: Lựa chọn trò chơi
- Phân tích yêu cầu cần đạt được của bài học 10
- Chọn thử TC nào đó để phân tích nội dung bài học và khả năng ứng dụngcủa TC đó
- Đối chiếu khả năng giáo dục của TC (vừa chọn thử) với yêu cầu bài học(nếu thấy không phù hợp thì cần trở lại việc chọn thử TC)
Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
- GV thiết kế giáo án chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng phục vụ TC
- Chuẩn bị thực hiện giáo án
Bước 3: Giới thiệu và giải thích cách chơiGV nêu tên TC, cách thức chơi,những thao tác cần thiết, cố gắng thật ngắn gọn, rõ ràng làm sao để HS hiểu rõcách thực hiện TC
Bước 4: Điều khiển, nhận xét, đánh giá
Trang 161.1.4 Vai trò của TCHT trong GDMT cho HSTH
Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HSTH Lí luận vàthực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúngđắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnhhội tri thức, vốn sống, kinh nghiệm xã hội một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò
bó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HSTH Học bằng chơi sẽ khơi dậy hứng thú
tự nguyện, làm giảm sự căng thẳng thần kinh ở các em, giữ được sự hồn nhiên củatrẻ thơ Chính vì vậy, việc vận dụng trò chơi để GDMT thì hiệu quả giáo dục sẽnâng cao Cụ thể là:
- Mục tiêu cuối cùng của vấn đề GDMT là hình thành hành vi đúng đắn.Trong khi đó, nội dung trò chơi sẽ minh họa một cách sinh động các mẫu hành
vi này Nhờ đó mà các hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở HS,giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền
- Nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng xuống cấp MT là do những hànhđộng và suy nghĩ trước đây của loài người Nhiều người trong chúng ta vẫn chưathấy được lợi ích về sự thay đổi hành vi và thói quen ứng xử với MT Ngay cảnhững người hiểu được cũng không thường xuyên thực hiện ý muốn này Việcthay đổi thái độ và hành vi của con người đòi hỏi phải có một chiến dịch tuyêntruyền đồng bộ Trong khi đó, qua TC rất dễ làm thay đổi thái độ và hành
vi về MT.Cũng như, qua TC HS được luyện tập những kĩ năng những thao táchành vi đúng đắn về vấn đề MT, giúp các em thể hiện hành vi một cách đúng đắn
và tự nhiên
- Qua TC, HS có cơ hội thể nghiệm những chuẩn mực hành vi BVMT Chínhnhờ sự thể hiện này, sẽ hình thành được ở HS niềm tin về những chuẩn mực hành
vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi BVMT trong cuộc sống
- Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mìnhmột cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với MT
Qua trò chơi, HS được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năngnhận xét, đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp vớichuẩn mực hành vi BVMT
Trang 171.1.5 Giáo dục môi trường trong trường tiểu học
1.1.5.1 Mục tiêu GDMT trong trường tiểu học
Xuất phát từ mục tiêu chung về GDMT, các nước sẽ xây dựng mục tiêu riêngcho nước mình, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức và khả nănghành động của từng cấp học, dựa trên tiêu chuẩn quan trọng nhất là hành động tíchcực của cá nhân và tập thể trong việc cải thiện chất lượng MT Thông qua chỉ thị
36/CT-TƯ đưa ra ngày 25/6/1998 của bộ chính trị về “tăng cường công tác BVMT trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” ở đó có công tác GDMT là giải pháp đầu tiên: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng BVMT” Vì vậy, mục tiêu GDMT trong nhà
trường phổ thông nhằm: “Mỗi trẻ được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sựphát triển bền vững của Trái Đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiênnhiên và một giá trị nhân cách được khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về môitrường”.[1]
1.1.5.2 Nhiệm vụ GDMT ở trường tiểu học
GDMT là một quá trình nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng, hình thànhthái độ và hành vi đúng đắn cho HS về vấn đề MT Do đó nó có các nhiệm vụ sau:[1]
- Làm cho HS hiểu biết về thiên nhiên, về MT nói chung và MT Việt Nam nóiriêng Nhận thức rõ mối quan hệ khắng khít với sự tác động tương hỗ giữa các sinhvật với các yếu tố của MT Tầm quan trọng của MT đối với sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người
- Trên cơ sở những hiểu biết đó, giáo dục cho HS ý thức, thái độ, sự quantâm, hành vi cư xử đúng mực với môi trường và BVMT, dần dần hình thành ở
HS lòng yêu thiên nhiên, mong muốn được bảo vệ môi trường sống, cácphongcảnh đẹp, các di tích văn hoá, lịch sử của đất nước và cuối cùng làm choviệc BVMT trở thành phong cách, nếp sống của HS
- Trang bị cho HS các kĩ năng và biện pháp BVMT thông thường trong sinhhoạt và lao động sản xuất để sau này ra đời các em có thể tham gia một cách cóhiệu quả trong việc BVMT ở nơi sinh sống và làm việc
Trang 181.1.5.3 Nội dung GDMT có trong nội dung chương trình môn TNXH
Phần lớn các nội dung GDMT đều được đưa vào nội dung các môn học đểgiáo dục cho HS Trong môn TNXH nội dung GDMT được đưa vào với các lĩnhvực sau:
- Những kiến thức về môi trường và các yếu tố của môi trường bao gồm: cácyếu tố của MT tự nhiên và các yếu tố của MT nhân tạo, các điều kiện sinh thái của
MT, quan hệ giữa các yếu tố sinh thái của MT với đời sống của con người
- Những tác động của MT đến đời sống sinh vật và con người bao gồm: tácđộng đến MT đến sự tồn tại và phát triển của động thực vật và con người; tác độngđến các điều kiện lao động sản xuất của con người, tác động đến các điều kiện nghỉngơi, giải trí và sức khoẻ của con người
- Những tác động của con người và của động thực vật đến MT bao gồm: việckhai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc bảo vệ và cải tạo MT
tự nhiên, những nguyên nhân gây biến đổi MT
- Những kĩ năng học tập và BVMT bao gồm: các kĩ năng học tập như điều traquan sát thực tế Các kĩ năng BVMT như: vệ sinh nhà cửa, trường lớp, xử lí chấtthải
1.1.6 Đặc điểm nhận thức của HS tiểu học
- Tri giác mang tính đại thể, toàn bộ, ít đi sâu vào chi tiết tuy nhiên trẻ cũngbắt đấu có khả năng phân tích dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một số đối tượng nào đó.Tri giác thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn
Tri giác và đánh giá không gian và thời gian còn hạn chế: tri gác chưa chínhxác độ lớn của những vật quá lớn hoặc quá nhỏ
- Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựavào đặc điểm bên ngoài Nhờ hoạt động học tập tư duy gần mang tính khái quát.khi khái quát HSTH thường dựa vào chức năng và công dụng của chúng, trên cơ
sở này HS tiến hành phân loại, phân hạng Hoạt động phân tích tổng hợp còn sơđẳng Việc học TNXH sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp Trẻ thườnggặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ nhân - quả
Trang 19- Tưởng tượng còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng thì đơngiản, hay thay đổi Tưởng tượng tái tạo từng bước hoàn thiện.
- Chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý có chủ định còn yếu và thiếu bềnvững Sự phát triển chú ý gắn liền với sự phát triển của hoạt động học tập
- Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lôgic NhiềuHSTH còn chưa biết việc tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa mà có khuynh hướngphát triển trí nhớ máy móc Ghi nhớ gắn với mục đích đã giúp trẻ nhớ nhanh hơn,lâu hơn và chính xác hơn.[5]
Tóm lại, đặc điểm nhận thức của HSTH là tri giác mang tính đại thể, sự tậpchung chú ý còn yếu, tư duy cụ thể và khả năng phân tích chưa cao vì vậy để giúpHSTH học tốt môn TNXH cần sử dụng phương tiện trực quan sinh động, thamquan thảo luận và đặc biệt là sử dụng phương pháp trò chơi học tập
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Đặc điểm môn học
1.2.1.1 Môn TNXH là môn học được xây dựng theo quan điểm tích hợp
- Dạy học theo quan điểm tích hợp là sự trình bày các khái niệm, các nguyên
lí khoa học cho phép sự diễn đạt thống nhất một cách cơ bản của tư tưởng khoahọc, tránh nhấn mạnh quá sớm hoặc quá muộn về sự khai thác giữa các lĩnh vựckhác nhau
- Tính tích hợp trong môn TNXH ở tiểu học được thể hiện như sau:
+ Môn TNXH xem xét con người trong một thể thống nhất có mối quan hệqua lại và tác động khác nhau trong đó có con người là yếu tố cốt lõi, yếu tố quyếtđịnh
+ Môn TNXH được hình thành từ tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học
- Trong chương trình môn TNXH ở tiểu học tích hợp được thể hiện ở nộidung và phương pháp dạy học với nhiều mức độ và hình thức khác nhau được thểhiện theo 2 giai đoạn của quá trình nhận thức:
+ Giai đoạn lớp 1, 2, 3: Ở giai đoạn này HS có cách nhìn nhận về môi trường
ở dạng tổng thể vì vậy nội dung kiến thức được chia theo dạng chủ điểm: gia đình,con người, xã hội sở dĩ như vậy là do nhận thức trực quan hình tượng của trẻ còn