Vì vậy, phát triển tư duy và trítưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành nhữnghình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thuhút cá
Trang 1mê học tập và ý chí vươn lên” Các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh coi việc dạy phương pháp tự học là cốt lõi Rèn luyện chongười học có được phương pháp, thói quen tự học, vận dụng được những điều
đã học vào những tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề gặpphải trong cuộc sống sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trongmỗi người, góp phần hình thành người công dân có ích, năng động, sáng tạo của
xã hội tương lai
Hiện nay, ở tất cả các cấp học đã và đang tiến hành đổi mới PPDH theoquan điểm lấy người học là trung tâm, trong đó nhấn mạnh việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào áp dụng các PPDH tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc PPDH bằng Bản đồ tư duy được coi là một trong những PPDH tích cực.Phương pháp này nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và
tự chủ Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiếnthức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triểnnhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo PPDH này giúp họcsinh khắc sâu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn, đồng thời đem lại những giờ học nhẹnhàng, vui vẻ, lý thú mà vẫn đạt hiệu quả cao Như vậy, đây là PPDH hướng vàongười học, nó phù hợp và đáp ứng yêu cầu của đổi mới dạy học hiện nay
Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế củađất nước, ngành Giáo dục Việt Nam đó có những thay đổi đáng kể về mọi mặt.Tất cả các cấp học, ngành học đều đặt mục tiêu đào tạo ra những con người mớiphát triển toàn diện là trọng tâm giáo dục của mình Ở bậc Tiểu học, dạy đủ sốmôn học là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện Làmột bộ phận của hệ thống các môn học chính khóa trong chương trình ở tiểuhọc, môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) góp phần không nhỏ vào việc thực hiệnmục tiêu chung của giáo dục tiểu học nhằm phát triển toàn diện nhân cách chotrẻ em Đây là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình cũngnhư trong đời sống học tập của học sinh bởi tính thực tiễn của nó Môn TN&XHlớp 3 là một môn học có nội dung mang tính thực tiễn cao Nó giúp học sinh cónhững kiến thức, kĩ năng, thái độ về con người và sức khỏe, các mối quan hệ giađình, xã hội, những động vật, thực vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống củahọc sinh Những hiểu biết mà các em nhận thức được là thực tế đang xảy ra ởxung quanh và môi trường tự nhiên Học sinh có thể học cách tư duy, cách liênkết các vấn đề trong một chủ thể Quá trình này cho phép lớp học trở thành môitrường với học sinh là trung tâm thông qua cách sử dụng Bản đồ tư duy trongmôn học Tuy nhiên, trên thực tế việc vận dụng PPDH bằng Bản đồ tư duy trongdạy học ở Tiểu học và dạy học môn TN&XH lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn,chưa thực sự đem lại hiệu quả
Trang 2Từ những lí do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Sử dụng Bản đồ tư duy để hỗ
trợ dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra một số giải pháp để ứng dụng của Bản đồ tư duy để hỗ trợ dạyhọc Tự nhiên và Xã hội lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn họctheo định hướng đổi mới
3 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc vận dụng PPDH bằngBản đồ tư duy trong dạy học TN&XH lớp 3
- Đề xuất chương trình dạy học bằng Bản đồ tư duy trong dạy học mônTN&XH lớp 3 và minh họa vận dụng chương trình đã đề xuất
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu:
- Quá trình dạy học bằng Bản đồ tư duy trong dạy học môn TN&XHlớp 3
- Tổ chức thực nghiệm sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học TN&XHlớp 3
4 Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình dạy học bằng Bản đồ tư duy trong dạy học TN&XH lớp3
Trang 3đã có một số quan điểm cho rằng, con người không sử dụng hết 100% công suấtcủa bộ não, thậm chí có ý kiến cho rằng: Trong cuộc đời, mỗi người chỉ sử dụng10% các tế bào não, 90% tế bào còn lại ở trạng thái ngủ yên vĩnh viễn Nhữngnghiên cứu bằng ảnh cộng hưởng từ chức năng cho thấy, toàn bộ não hoạt độngmột cách đồng bộ trong các hoạt động tinh thần của con người và quá trình tưduy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khung cảnh, màu sắc, âmthanh và giai điệu Tức là quá trình tư duy đã sử dụng toàn bộ các phần khácnhau trên bộ não
b Cơ sở tâm lí học lứa tuổi
Tuy cùng chịu sự chi phối của những quy luật và yếu tố như ở các giaiđoạn phát triển khác, nhưng mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triểntâm lí của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất địnhvới những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển Lứa tuổi học sinh tiểu học
là một giai đoạn phát triển với các đặc trưng sau:
Chú ý: Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng
kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý khôngchủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý
Trang 4đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, có nhiềutranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,… Sự tập trung chú ý củatrẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tántrong quá trình học tập Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức,điều chỉnh chú ý của mình Vì vậy, để các em ghi nhớ thì phải giúp các em biếtcách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nộidung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớphải đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các
em tâm lí hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức
Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hoạt động trực quan,
đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các
sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mụcđích, có phương hướng rõ ràng Nhận thấy điều này, trong dạy học cần phải thuhút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so vớibình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác
Trí nhớ: Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ
ngữ – logic Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt vàchiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ýnghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển.Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tàiliệu, yếu tốt tâm lí tình cảm hay hứng thú của các em…
Tư duy: Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, khi trẻ trong độ tuổi tiểu
học, khả năng tư duy đã khá phát triển Trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy tổnghợp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, kí hiệu, ngữ nghĩa và hành vi Tưduy của học sinh tiểu học mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế ở tư duytrực quan hành động J.Piagie cho rằng: “Tư duy của trẻ từ 7 – 10 tuổi về cơ bảncòn ở giai đoạn những thao tác cụ thể” Nhờ các hoạt động học tập mà các phẩmchất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khảnăng khái quát phát triển dần theo lứa tuổi Giai đoạn 1 (6 – 7 tuổi), tư duy trựcquan hành động chiếm ưu thế, trẻ học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, sosánh, đối chiều dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan Tronggiai đoạn này, tư duy của trẻ còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể Tưduy phân tích bắt đầu hình thành nhưng còn yếu Giai đoạn 2 (8 – 12 tuổi): Tưduy trực quan hình tượng dẫn được hình thành, trẻ nắm được các mối quan hệcủa khái niệm Đến cuối giai đoạn này, tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành.Theo lý thuyết phát triển trí tuệ của Piaget, thì đây được gọi là giai đoạn “vậndụng năng lực tư duy cụ thể” với hai đặc điểm nổi bật là trẻ am hiểu nguyên lýbảo tồn và khái niệm nghịch đảo Tuy nhiên năng lực tư duy của trẻ còn bị hạnchế bởi sự ràng buộc với những thật tại vật chất cụ thể và trẻ còn gặp khó khăntrong tư duy trừu tượng
Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú
hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càngdầy dạn Ở đầu tiểu học, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và
dễ thay đổi Ở cuối tiểu học tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những
Trang 5hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Vì vậy, phát triển tư duy và trítưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành nhữnghình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thuhút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội pháttriển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
Nhận xét: Từ những đặc điểm tâm sinh lí trên thì việc sử dụng Bản đồ tư
duy trong dạy học là phù hợp và cần thiết Bản đồ tư duy với cách thể hiện gầnnhư cơ chế hoạt động của bộ não có thể phục vụ một số mục đích chính của Bản
đồ tư duy làm cho tư duy trở nên nhìn thấy được qua sơ đồ là: (1) Tìm hiểu những gì ta biết giúp xác định những khái niệm then chốt, thể hiện mối liên hệ giữa các ý tưởng và lập nên một lược đồ có ý nghĩa từ những gì ta biế và hiểu
do đó giúp ghi nhớ một cách bền vững; (2) Trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt động hoặc một dự án thông qua tổ chức và tập hợp các ý tưởng và thể hiện mối liên hệ giữa chúng; (3) Trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua quá trình suy nghĩ về những yếu tốt chính hoặc những gì ta biết và đã làm.
Trong Bản đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển ý tưởng, xây dựng mô hình
và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn
Từ đó, cùng với việc hình thành được kiến thức, các kĩ năng tư duy (đặc biệt kĩnăng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát triển Với việc lập Bản đồ tưduy, học sinh không chỉ là người tiếp cận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ vềcác thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình Và điềuquan trọng hơn là học sinh được một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức ýtưởng
Như vậy, sử dụng Bản đồ tư duy là cần thiết và phù hợp với tâm sinh líhọc sinh, là hình thức ghi nhớ thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dướidạng sơ đồ kiến thức hóa
c Bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là ý tưởng trung tâm, từ ý tưởngnày phát triển ra các nhánh tượng trưng cho những ý chính (nhánh chính) Cácnhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ để nghiên cứu chủ đề ở mức
độ sâu hơn Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành những nhánhnhỏ hơn
Vai trò của Bản đồ tư duy trong dạy học ở Tiểu học
Người ta cho rằng, thế kỉ XXI là thế kỉ của bộ não Con người đang đứngtrước kỉ nguyên của trí tuệ, của sự sáng tạo với sức mạnh tiềm tàng của bộ nãogần như vô hạn Hai bán cầu đại não của con người có chức năng đặc trưng rấtkhác nhau Bán cầu não trái thiên về khả năng lôgíc khoa học như từ vựng, tưduy lôgíc, xử lí dữ liệu, thứ tự, tuyến tính, khả năng phân tích, giải quyết tuần
tự Trong khi đó, bán cầu não phải thiên về tiết tấu, tri giác không gian, tư duytưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, ý thức chỉnh thể, do vậy não phải thiên về cáchoạt động nghệ thuật, sáng tạo, tình cảm Mặt khác, khi chất xám ở vỏ não phải
Trang 6hoạt động thì chất xám ở vỏ não trái ở trạng thái tĩnh và suy tưởng Cũng nhưvậy, khi chất xám ở vỏ não trái hoạt động thì chất xám ở vỏ não phải lại thư giãn
và tĩnh lặng
Có thể nói, mỗi người đều có không gian trí tuệ gần như vô hạn, ai cũng
có kỹ năng về mặt tư duy và sáng tạo nhưng đa số họ chỉ sử dụng một phần rấtnhỏ và chưa hiểu được quy luật hoạt động của bộ não nên chưa biết cách khaithác triệt để tài nguyên thiên phú này Hiện nay, phương pháp dạy học trong cáctrường phổ thông ở nước ta phần lớn làm cho não trái của học sinh phát triểnhơn não phải Não phải thường ít được dùng đến, trong khi tiềm năng tư duy củanão phải không thua kém, thậm trí còn vượt trội hơn so với não trái nếu tìmđược quy luật làm việc của nó
Bản đồ tư duy được xem là một công cụ giúp bộ não tư duy toàn diện vàkhai thác được tiềm năng của não phải Nhờ có sự liên kết giữa các ý tưởng với
ý tưởng trung tâm nên Bản đồ tư duy cho thấy mức độ bao quát, sâu rộng củavấn đề cần nghiên cứu Bản đồ tư duy có thể giúp người dùng xây dựng kếhoạch làm việc, học tập nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, sáng tạo hơn, giúpngười dùng giải phóng suy nghĩ theo lối mòn từ đó dễ dàng đưa ra cách giảiquyết vấn đề, làm sáng tỏ những tình huống, tiết kiệm thời gian và nhớ lâu hơn,
…Trong dạy học, Bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Giáoviên có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong quá trình soạn giảng, bố cục nội dungbài dạy; vẽ sơ hoá kiến thức thông qua việc liên kết các mắt xích kiến thức chotừng bài, từng chương, từng phần kiến thức; hệ thống nội dung ôn tập để họcsinh có cái nhìn tổng quát về kiến thức đã học, từ đó dễ dàng ôn tập và khắc sâukiến thức hơn; cấu trúc trong ra đề kiểm tra bằng cách đưa ra các ma trận kiếnkiến nhằm phân bố lượng kiến thức, mức độ kiến thức cần kiểm tra cho hợp lí;phân tích cách giải các bài tập định tính cũng như định lượng, đưa ra những kiếnthức chính cần giải bài tập cũng như các kiến thức liên quan, từ đó đưa ra cácbước giải trình tự và cách trình bày rõ ràng, lập luận chặt chẽ Học sinh có thể sửdụng Bản đồ tư duy để học tập tích cực, chủ động và sáng tạo hơn; có thời khoábiểu và thời gian biểu học tập cụ thể, rõ ràng; từ đó tìm ra phương pháp học phùhợp cho bản thân để việc học trở nên đơn giản, nhớ lâu, ngày càng yêu thíchmôn học và kết quả học tập tốt hơn
Trang 7 Cấu trúc Bản đồ tư duy
Trang 8- Bản đồ tư duy theo đề cương (Bản đồ tư duy Tổng quát): dạng này đượctạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách Dạng Bản đồ tư duy theo đề cươngmang lại một cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học.
- Bản đồ tư duy theo chương cho từng chương riêng biệt Tùy độ dài,ngắn của từng chương mà ta có thể tập trung tất cả các thông tin trên 1 hoặc 2-3trang giấy
- Bản đồ tư duy theo đoạn văn: dùng cho từng đoạn văn hoặc đoạn trích
Tiến trình xây dựng Bản đồ tư duy
Ở vị trí trung tâm là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởnghay khái niệm chủ đạo Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóacấp một bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các
từ khóa bậc hai có nội dung sâu hơn, cụ thể hơn Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục
và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự nối kết này
sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách rõ ràng
Những yếu tố làm cho Bản đồ tư duy có tính hiệu quả cao đó là: Bản đồ
tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động Đó làliên kết, liên kết và liên kết Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con ngườiđều cần có mối nối liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng Khi có mộtthông tin mới được đưa vào, để tồn tại chúng cần kết nối với các thông tin cũ đãtồn tại trước đó Việc sử dụng các từ khóa, chữ số màu sắc và hình ảnh đã đemđộng Sự kết hợp này sẽ tăng cường các liên kết giữa hai bán cầu não và kết quả
là tăng cường trí tuệ và tính sang tạo của chủ nhân bộ não Bản đồ tư duy là mộtcông cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập vì chúng giúp giáo viên và học sinhtrong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tậpthông qua biểu đồ tóm tắt thông tin của bài học, hệ thống lại kiến thức đã học,tăng cường khả năng ghi nhớ và đưa ý tưởng mới
Trình tự thiết lập Bản đồ tư duy: Có thể thấy rằng ở vị trí trung tâm là mộthình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dungchính Từ trung tâm sẽ phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa, tiểu chủ đềcấp một liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét) Từ các nhánhchính tiếp tục phát triển, phân nhánh đến cách hình ảnh hay từ khóa, tiểu chủ đềcấp hai có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thể thêm các hình ảnhhay kí hiệu cần thiết) Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm, nộidung vấn đề liên quan luôn được nối kết với nhau Chính sự liên kết này sẽ tạo
ra được một “bức tranh tổng thể” mô tả về khái niệm, nội dung chủ đề chínhđược gắn kết với các nội dung tiểu chủ đề liên quan Nội dung, chủ đề chínhđóng vai trò là điểm hội tụ của những mối liên hệ với các nội dung tiểu chủ đềliên quan khác Kết cấu này là tạm thời và hữu cơ, cho phép có thể thêm và điềuchỉnh chi tiết Bản chất mở của quá trình này khuyến khích tạo nên mối liên hệgiữa các ý tưởng
Một Bản đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy (vớicác loại bút màu khác nhau nếu có) Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm làkhó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa Một giải pháp được hướng đến là sử dụng phầnmềm để tạo ra Bản đồ tư duy
Một số lưu ý khi vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học
Trang 9Trong quá trình sử dụng PPDH bằng Bản đồ tư duy cần phải lưu ý một sốvấn đề như: Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dướidạng sơ đồ tư duy: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn
bộ một phần… Giáo viên được ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ (thấyđược quan hệ giữa các từ khóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với cácchủ đề nhỏ) Giáo viên nên khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng đểhoàn thành sơ đồ Cũng cần lưu ý rằng không có cách nào là tốt nhất hoặc thíchhợp nhất với tất cả mọi đối tượng Một số học sinh thích sắp theo hàng, một sốkhác thích dạng hình học, lại có người thích sắp xếp một cách tự do hơn Điềunày liên quan rất nhiều đến cách học của cá nhân cũng như kinh nghiệm củangười học
Ví dụ:
Thay vì tổ chức cho học sinh ôn tập theo cách truyền thống, giáo viên cóthể triển khai các nội dung cần ôn tập bằng cách sử dụng Bản đồ tư duy, tạo điềukiện cho học sinh có cơ hội sử dụng kiến thức đã học vận dụng chúng vào thực
tế dưới dạng một phương án sử dụng Bản đồ tư duy khi ôn tập chương “Conngười và sức khỏe” (Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Giáo viên có thể nêu một câu hỏikhái quát: “Hãy sử dụng Bản đồ tư duy để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sứckhỏe con người”, học sinh suy nghĩ về câu hỏi trên và đưa ra câu trả lời cho câu
hỏi chính (vẽ Bản đồ tư duy với từ khóa trung tâm là Con người và Sức khỏe).
Lần lượt bổ sung từ ngữ, ý tưởng vào câu trả lời cho câu hỏi chính xác Học sinh
đưa ra các vấn đề liên quan đến Con người và Sức khỏe như: Cơ thể con người
có những cơ quan nào? (hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh), họcsinh đọc ý kiến của các thành viên trong nhóm và thống nhất Đó là các từ khóa
cấp 1 Từ từ khóa cấp 1, giáo viên có thể sử dụng 5W1H (câu hỏi): Là gì?
(What); Khi nào? (When); Ai? (Who); Ở đâu? (Where); Vì sao? (Why); Như thếnào? (How) để yêu cầu học sinh đưa ra các vấn đề liên quan đến các từ khóa cấp
2 Học sinh thảo luận về các câu trả lời khác nhau và đánh dấu những đặc điểm
chính yếu (gạch chân hoặc dùng màu khác nhau) Ví dụ: với câu hỏi: Nên làm gì
để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp? , học sinh sẽ phát triển sơ đồ và điền các từ khóa: vệ sinh mũi, họng; giữ vệ sinh nhà ở;… Hay như câu hỏi: Làm thế nào để phòng bệnh hô hấp? học sinh có thể điền tiếp vào các lược đồ từ khóa như: giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục,… đó chính là các
từ khóa cấp 2 Cứ như vậy, Bản đồ tư duy sẽ được học sinh bổ sung và hoànchỉnh dần
Một số ví dụ khác cho thấy việc sử dụng Bản đồ tư duy một cách dễ dàng
và hiệu quả trong dạy và học nhiều môn khác nhau như Lịch sử, Địa lí, TiếngViệt,…
Để tóm tắt kiến thức về Giữ gìn vệ sinh cho học sinh, giáo viên có thể sử
dụng Bản đồ tư duy với từ khóa trung tâm là GIỮ VỆ SINH Xung quanh từkhóa này là các từ khóa cấp 1: ăn sạch, uống sạch, giữ vệ sinh cơ thể,… Sau đó
đề nghị các em tiếp tục điền thêm các từ khóa cấp độ nhỏ hơn
Để dạy về các loại cây thường được dùng trong đời sống hàng ngày, giáoviên có thể đưa ra từ khóa TRÁI CÂY, sau đó đề nghị các em nêu ra các loại tráicây mà các em biết Kế tiếp mời một số nhóm khác lên triển khai các ý tưởng
Trang 10xung quanh một trái cây đã được nêu tên về các mặt: hình dạng quả, cấu tạo,thời điểm xuất hiện trong năm,…
Khi dạy bài tập đọc Cuốn sổ tay, giáo viên cùng học sinh tìm hiểu nội
dung bài học bằng cách xây dựng Bản đồ tư duy với từ khóa là CUỐN SỔ TAY.Khi hoàn thành lược đồ giáo viên giới thiệu với học sinh rằng đây cũng là mộtcách ghi chép sổ tay
Tóm lại: Bản đồ tư duy có thể sử dụng trong các bài học, môn học với cáccấp học, với các mức độ và nội dung khác nhau Để đảm bảo Bản đồ tư duy pháthuy được tác dụng giúp cho học sinh phát triển tư duy ghi nhớ kiến thức mộtcách cụ thể, chính xác theo cấu trúc trật tự logic của vấn đề, nội dung, chủ đề,giáo viên cần chuẩn bị nội dung và hệ thống các câu hỏi khơi gợi để học sinhđộng não phát triển, bổ sung ý kiến Trong quá trình phát triển ý tưởng, các ýtưởng của học sinh đều được tôn trọng và ghi nhận, sau đó giáo viên đóng vaitrò là người hướng dẫn, học sinh là chủ thể hoạt động, tìm kiếm và phát triểnkiến thức mới trên có cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã có của mỗi học sinh.Giáo viên không nên xây dựng bản đồ rồi giảng dạy để học sinh công nhận, điềunày mang tính hình thức áp đặt không hiệu quả Vấn đề cốt lõi ở kĩ thuật này làgiáo viên chỉ nêu chủ đề, nội dung chính rồi tổ chức để học sinh tự tìm kiếm,phát hiện các kiến thức, nội dung, vấn đề liên quan Người học thật sự là chủ thểhoạt động Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý đó là: không có PPDH nào là tối ưunên trong mỗi bài học giáo viên cần vận dụng phối hợp linh hoạt các PPDHnhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho dạy học
d Chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Về kiến thức: HS có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
- Con người và sức khỏe: tên, chức năng và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp,tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh Biết tên và cách phòng tránh một sốbệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu
- Xã hội: mối quan hệ họ hàng nội ngoại; một số hoạt động chủ yếu ởtrường; biết một số cơ sở hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục và một số hoạtđộng thông tin liên lạc, nông nghiệp, thương nghiệp ở nơi HS đang sống…
- Tự nhiên: biết được sự đa dạng, phong phú của thực vật, động vật; chứcnăng của rễ, thân, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với conngười; biết vai trò của Mặt trời đối với Trái đất và đời sống con người, vị trí và
sự chuyển động của Trái đất trong Hệ mặt trời; sự chuyển động của Mặt trăngquanh Trái đất; hình dạng, đặc điểm của Trái đất; biết hiện tượng ngày, đêm, cáctháng, mùa trong năm
Về kĩ năng: bước đầu hình thành và phát triển cho HS các kĩ năng:
- Ứng xử thích hợp trong các tình huống liên quan đến vấn đề sức khỏecủa bản thân, gia đình và cộng đồng; viết vệ sinh và phòng chống bệnh tật )bệnhlao phổi, tim mạch, …)
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết diễn đạt nhữnghiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…
- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sựvật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên
Về thái độ: hình thành và phát triển ở HS thái độ:
Trang 11- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và
* Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: Nội dung chương trình Tự
nhiên và Xã hội lớp 3 gồm 3 chủ đề lớn: Con người và sức khỏe; Xã hội; Tựnhiên
1.2 Cơ sở thực tiễn
Qua điều tra cho thấy, PPDH được sử dụng thường xuyên nhất ở tiểu học
là phương pháp thuyết trình, đàm thoại và quan sát Sau thuyết trình và đàmthoại, thảo luận nhóm cũng được nhiều giáo viên lựa chọn Xếp theo thứ tự giảmdần về mức độ sử dụng thì tiếp theo là đến nhóm các phương pháp trò chơi họctập, thí nghiệm, nêu vấn đề Cuối cùng là nhóm các phương pháp động não, bàntay nặn bột và Bản đồ tư duy chỉ thỉnh thoảng sử dụng
PPDH bằng Bản đồ tư duy được xem là một trong những PPDH tích cực,song điều tra cho thấy mức độ sử dụng của giáo viên còn rất hạn chế, thỉnhthoảng thậm chí hiếm khi sử dụng Bên cạnh đó, nhiều giáo viên đã nhận thứcđược tác dụng của PPDH bằng Bản đồ tư duy nhưng việc sử dụng phương phápnày trong dạy học vẫn còn rất hạn chế Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra chủyếu ở đây là do bị hạn chế về thời gian của tiết học, điều kiện cơ sở vật chất.Hơn nữa, với trình độ học sinh hiện tại sẽ gặp khó khăn trong quá trình ghi chépđặc biệt là với đối tượng học sinh yếu Tương tự như PPDH bằng Bản đồ tư duy,điều tra thấy các PPDH mới như động não, bàn tay nặn bột cũng ít khi được sửdụng
Hiện nay, khi lên lớp, nội dung các phương pháp và hình thức tổ chức dạyhọc thường được giáo viên chuẩn bị và tiến hành theo đúng gợi ý trong SGV.Khi rút ra những thông tin qua nội dung bài học, giáo viên ít suy nghĩ xemnhững thông tin đó các em có thể áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sốnghàng ngày và kết quả học sinh áp dụng như thế nào
Nhiều giáo viên đã phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạyhọc theo hướng tích cực vào trong giờ dạy của mình như: trò chơi học tập, hoạtđộng nhóm Tuy nhiên, một số giáo viên còn có những hạn chế khi vận dụngphối hợp những hình thức dạy học Hầu hết các tiết dạy của giáo viên đều chianhóm hoạt động song hoạt động nhóm của học sinh trong các giờ học thườngmang tính hình thức và chưa đạt được hiệu quả học tập Giáo viên có sử dụnghoạt động nhóm trong dạy học Tự nhiên và Xã hội nhưng giáo viên chưa khaithác được hết ưu điểm của PPDH này do cách tổ chức hoạt động nhóm còn chưahợp lí, cách phân công nhiệm vụ chưa phù hợp… dẫn tới hiệu của sử dụng chưacao
Quan tâm đến hứng thú của học sinh, trong một số giờ dạy, giáo viên đãđưa trò chơi vào nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh tuy nhiên hiệuquả không cao Nhiều khi sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên phải mất nhiều
Trang 12thời gian để ổn định trật tự lớp để tiếp tục giờ học, nhiều học sinh thờ ơ khôngquan tâm.
Giáo viên ít đầu tư nghiên cứu nội dung bài học để thu hút học sinh tíchcực học tập, mở rộng hay liên hệ bài học với đời sống hàng ngày của học sinh,giáo viên thường chỉ chú ý đến trình độ chung của cả lớp mà không chú ý phânhóa đối tượng học sinh Đây cũng là hạn chế chung thường thấy trong các lớphọc truyền thống: giáo viên chỉ hướng tới một bộ phận học sinh chứ không phảitất cả học sinh trong lớp
Đa số giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới PPDH.Nhưng trên thực tế, giáo viên gặp phải rất nhiều khó khăn bởi đã quá quen thuộcvới PPDH truyền thống Trong một giờ học 35 phút, giáo viên hầu như chỉ tậptrung vào mục đích duy nhất là làm thế nào để truyền đạt những thông tin khácnhau trong SGK cho học sinh một cách chính xác và hiệu quả Khi chuẩn bị giáo
án, giáo viên ít khi nghĩ tới sự quan tâm và hứng thú của học sinh Khi giảngbài, giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm tới việc những thông tin đó có liên hệnhư thế náo với kinh nghiệm hàng ngày của học sinh và áp dụng chúng như thếnào trong cuộc sống hàng ngày Từ đây dẫn tới những hiểu lầm như: áp dụngkhông đúng các hoạt động học tập trên lớp; áp dụng không đúng các hoạt độngnhóm trên lớp và hiểu nhầm ý nghĩa của từ “hứng thú” Hiểu nhầm này thườngthấy trong các môn Tự nhiên và Xã hội, Địa lí, Lịch sử và Khoa học Từ nhữnghiểu nhầm như thế dẫn tới việc đổi mới dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và cácmôn học khác ở Tiểu học gặp nhiều khó khăn
Dạy học Tự nhiên và Xã hội không chỉ đơn giản là cung cấp những kiếnthức cơ bản mà còn bước đầu phát triển tư duy, năng lực suy nghĩ cho học sinh.Mục đích hướng tới là giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đãhọc về tự nhiên và xã hội vào giải quyết những nhiệm vụ, những vấn đề đơngiản trong thực tiễn Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên còn hạn chế trong việctiếp cận với các PPDH tích cực Ngoài ra, do thiếu lòng tin vào khả năng học tậpcủa học sinh (giáo viên thường giảng bài, giải thích cặn kẽ vì sợ học sinh khônghiểu bài) nên hầu như giáo viên là người đưa ra và giải thích cho mọi vấn đề
Nhìn chung, giáo viên đều nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới dạy họcsao cho đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh Tuy nhiên,vấn đề là giáo viên quan niệm như thế nào về một tiết học theo định hướng đổimới? Khi tổ chức dạy học, điều quan trọng với giáo viên là những đích trướcmắt, là mục tiêu cụ thể của bài học, tiết học
Với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, đa số giáo viên đều nhận thấy đượcvai trò của PPDH bằng Bản đồ tư duy Giáo viên đều cho rằng phương pháp nàygiúp học sinh có điều kiện củng cố, tái hiện kiến thức bài học, kích thích sựhứng thú học tập và mang lại những tích cực về các mặt: ghi nhớ, phát triểnnhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sang tạo của học sinh Sau đó,PPDH này giúp học sinh liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực, phát huy tính chủđộng, tự lực trong học tập của học sinh, rèn luyện năng lực cộng tác học tập củahọc sinh, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, cẩn thận
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảviệc sử dụng PPDH bằng lược đồ tư duy Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên được kể
Trang 13đến là do thói quen học tập thụ động của học sinh, tiếp theo là điều kiện dạy học(cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học) còn nghèo nàn Nhiều giáo viêncòn cho rằng việc kiểm tra đánh giá còn nặng nề, chưa khuyến khích học sinhcách học sáng tạo cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng Cuối cùng là nguyênnhân từ phía giáo viên còn lúng túng chưa có điều kiện để tiếp cận với cácPPDH tích cực.
Phần lớn giáo viên cho rằng nguyên nhân số một ảnh hưởng đến chấtlượng dạy học Tự nhiên và Xã hội hiện nay là sự thụ động của học sinh Điềunày cho thấy rằng về nhận thức, giáo viên đã xác định được học sinh có vai tròrất lớn quyết định đến kết quả trong quá trình dạy học Sau đó là nguyên nhânkhách quan khác như việc kiểm tra, đánh giá, điều kiện cơ sở vật chất,… saucùng mới là nguyên nhân từ giáo viên Phân tích bản chất của quá trình dạy họccho thấy hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất chặt chẽ với nhau Dạy họclấy học sinh làm trung tâm nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của học sinh song vaitrò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên cũng rất quan trọng Ngoài ra, nhiều giáoviên còn chia sẻ thêm những khó khăn là do học sinh lớp quá đông, trình độ họcsinh trong lớp không đồng đều nên việc thiết kế, xây dựng bài học có sử dụngBản đồ tư duy phù hợp với học sinh còn gặp khó khăn
Như vậy, qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy đa số giáo viên nhận thứcđược tầm quan trọng của đổi mới dạy học nên việc tổ chức dạy học nói chung vàdạy học Tự nhiên và Xã hội nói riêng đã có những điều chỉnh nhất định nhất là
về PPDH Tuy nhiên việc tổ chức dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 còn nhiềuhạn chế, về cơ bản là chưa đổi mới, nhất là đổi mới theo hướng phát huy tíchcực, chủ động, tự giác của học sinh
Trang 14II Xây dựng quy trình sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 3
2.1 Nguyên tắc xây dựng quy trình dạy học bằng phương pháp Bản đồ tư duy trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích: cần xác định rõ các mục tiêu, nội
dung cụ thể từng bài học, trên cơ sở đó xây dựng được nội dung bám sát bài học.Bản đồ tư duy phải được xây dựng sao cho sau khi hoàn thành, giáo viên có thểđánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh Định hướng đổi mới kiểm tra đánhgiá được thể hiện rõ trong quan điểm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiệnnay Tức là, quy trình dạy học xây dựng phải coi trọng đánh giá các mặt kiếnthức, kĩ năng, thái độ, đặc biệt lưu tâm mục tiêu về kĩ năng và thái độ
- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với logic nhận thức: học sinh tiểu học
mang những đặc điểm nhận thức đặc trưng của lứa tuổi vì vậy nguyên tắc đảmbảo sự phù hợp với logic nhận thức đòi hỏi khi tiến hành xây dựng Bản đồ tưduy, giáo viên cần đưa ra những cách thức để kích thích học sinh phải sử dụngtoàn bộ hoạt động của não một cách đồng bộ tức là có sự kết hợp phưc tạp giữangôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu Hơn nữa để vẽ được Bản đồ
tư duy học sinh cũng phải sử dụng trí tưởng tượng vì thế trong quá trình dạy họcgiáo viên nên sử dụng những cách thức để khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh.Bằng trí tưởng tượng của mình, học sinh xây dựng các sơ đồ mô hình và tiếnhành thao tác với các “vật liệu” ấy Khi được nhận sự kiện mới làm nảy sinh,kích thích, khơi gợi, những thông tin từ trong não bật ra tự nhiên và dễ dàng,những hình vẽ, kí hiệu, màu sắc đóng vai trò quan trọng trong tưởng tượng nếukhông có chúng thì không thể tạo ra được sự liên kết giữa các ý tưởng Học sinhkhông chỉ là người tiếp nhận thông tin một phía từ giáo viên mà còn cần phảisuy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết củamình từ đó tự hoàn thành được Bản đồ tư duy bài học của mình
- Nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ thể của học sinh: Dạy học bằng Bản
đồ tư duy là PPDH tích cực theo quan điểm lấy người học làm trung tâm Khihọc tập, tri thức được lĩnh hội thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào
hệ thống bên trong của mình Do đó, cần tổ chức sự tương tác giữa người học vàđối tượng học tập, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm hiểu, sáng tạo từ đó mà cấutrúc mới tư duy của mình Theo đó trong quá trình vận dụng PPDH bằng Bản đồ
tư duy, giáo viên cần lưu ý các vấn đề: Việc học tập chỉ có thể được thực hiện qua hoạt động tích cực của người học Tổ chức dạy học cần quan tâm đúng mức tới vai trò của học sinh; Nội dung học tập cần hướng vào hứng thú của người học với mức độ phức hợp khác nhau Vì người học tự nhận thức với những vấn
đề được gây hứng thú; Trong dạy học cũng cần có niềm tin vào khả năng của học sinh, cho học sinh được cơ hội được thể hiện mình, được tự giải quyết vấn
đề, qua đó phát triển năng lực bản than; Học tập hợp tác có ý nghĩa quan trọng
và cần thiết.
2.2 Đề xuất quy trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bằng phương pháp Bản đồ tư duy
a Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh vẽ Bản đồ tư duy
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm (trên một tờ giấy đặt nằm ngang) Quy tắc:
Trang 15- Cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
- Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ, chủ đề vẽ to vừa đủ
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng
Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ Quy tắc:
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày
để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang)
để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng mộtmàu
- Thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn
Bước 4: Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
*Lưu ý khi sử dụng Bản đồ tư duy:
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não bộ như hình ảnh Tuy nhiên, họcsinh cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc Học sinh có thể chỉ cầndùng một, hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian, có thể gạch chéo, đánhdấu cộng, chấm bi…
Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềmmại, cuốn hút
Nếu trên mỗi nhánh học sinh viết đầy đủ cả câu thì như vậy học sinh sẽdập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não
Giáo viên nên thường xuyên cho học sinh sử dụng Bản đồ tư duy khi làmviệc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội, đặc biệtkhi ôn tập
Bản đồ tư duy là một công cụ giúp học sinh học tập hiệu quả, tiết kiệmthời gian thông qua vận dụng cả não trái lẫn não phải để tiếp thu bài nhanh hơn,hiểu bài kĩ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn Tuy nhiên, Bản đồ tư duy khôngphải là một tác phẩm hội họa Cho nên, việc dành quá nhiều thời gian để trauchuốt cho Bản đồ tư duy thành một “tác phẩm hội họa” có thể khiến các em lãngphí hơn là tiết kiệm thời gian Chính vì thế, giáo viên cần nhắc học sinh tránh rơivào việc “trang trí, trau chốt” thay vì “ghi chép” (là mục đích khi sử dụng Bản
đồ tư duy) Học sinh chỉ nên vẽ Bản đồ tư duy trước khi học (chuẩn bị bài) hoặc