1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHONG CÁCH LÃNH đạo TRONG tập đoàn TOYOTA

28 678 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 165 KB

Nội dung

Bản thân Sakichi Toyoda lúc còn sống cũng không nghĩ rằngcái doanh nghiệp con con mà ông thành lập và xây dựng nên sau này đãtrở thành tập đoàn Toyota sản xuất ôtô lớn nhất của Nhật Bản

Trang 1

TiÓu luËn:

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TRONG TẬP ĐOÀN TOYOTA

*Đôi nét về tập đoàn Toyota (TMC) và công ty Toyota Việt Nam

(TMV) Toyota (tên đầy đủ trong tiếng Anh: Toyota Motor Corporation,

là một công ty nổi tiếng thế giới về sản xuất ô tô của Nhật Bản có trụ sởchính đặt ở Toyota, Aichi và Bunkyo Tokyo, Nhật Bản Theo ước tính,tổng thu nhập hàng năm của tập đoàn đạt 212.39 tỉ USD, sản xuất và bánôtô đạt 4.72 triệu USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, lợi nhuận đạt15.09 tỉ USD ( xếp trên cả GM(General Motors) Toyota đang làm chủ vàđiều hành các hãng: Toyota, Lexus, Scion, có cổ phần chính tại DaihatsuMotors (nhà sản xuất ôtô con), Hino Motors (hãng chuyên sản xuất cácloại xe tải thương mại), và đồng thời nắm cổ phần nhỏ tại Fuji HeavyIndustries, Isuzu Motors và Yamaha Motors Theo số liệu thống kê gầnđây nhất, Toyota hiện đang có tổng cộng 522 công ty con

Toyota được sáng lập bởi Kiichiro Toyoda vào năm 1937, thừa kế từXưởng Công nghiệp chuyên sản xuất ôtô của cha ông 1934, Toyota cho rađời động cơ loại A đầu tiên Tiếp theo đó, 1936, Toyota lại cho ra đờidòng xe khách đầu tiên

Việt Nam đang ở giai đoạn lịch sử chứng kiến nhiều đổi thay và pháttriển để xây dựng nền móng vững chắc cho đất nước, con người Việt Nam

và thế hệ tương lai Vinh dự được có mặt trong thời điểm lịch sử này, công

ty ôtô Toyota Việt Nam ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm về vấn đề nàyđối với Việt Nam Công ty Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập ngày05/ 09/ 1995 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 1996 là liêndoanh giữa:

Trang 2

 Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam(VEAM)

 Công ty Kuo (Châu Á)

Công ty có nguồn vốn pháp định là 14,49 triệu đô la Mỹ theo tỷ lệ

cổ phần Toyota chiếm 70% cổ phần, VEAM chiếm 20% và Kou chiếm10% cổ phần tập đoàn Tổng giám đốc công ty là ông NobuhikoMurakami, phó tổng giám đốc là tiến sĩ Quản Thắng

Toyota là nhà tiên phong trong sản xuất ôtô ở Việt Nam Với việcđưa dây chuyền sản xuất chi tiết thân xe vào hoạt động từ tháng 3 năm

2003, Toyota là công ty đầu tiên trong các liên doanh ôtô Việt Nam ápdụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ôtôbao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp Qua việc nâng cao năng lực sản xuất tạiViệt Nam , TMV thể hiện sự tin tưởng vào khả năng sản xuất những chiếc

và cách thức quản lý trong tổ chức của tập đoàn Toyota nói chung

I Câu chuyện về ông tổ tập đoàn Toyota:

Mãi đến gần cuối đời, Sakichi Toyoda mới bắt đầu nghĩ đến chuyệnsản xuất ôtô Bản thân Sakichi Toyoda lúc còn sống cũng không nghĩ rằngcái doanh nghiệp con con mà ông thành lập và xây dựng nên sau này đãtrở thành tập đoàn Toyota sản xuất ôtô lớn nhất của Nhật Bản và lớn thứnhì trên thế giới

Trang 3

Và trong phòng truyền thống của tập đoàn Toyota, cùng với các nhàquản lý lừng danh đã làm nên thương hiệu Toyota nổi tiếng như KiichiroToyoda hay Eiji Toyoda thì cái tên Sakichi Toyoda của người đầu tiênsáng lập ra tập đoàn này được đặt ở vị trí trang trọng nhất.

Nói đến Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến hàng điện tử và ôtô, haingành công nghiệp chủ đạo góp phần tạo nên thương hiệu made in Japannổi tiếng Và tập đoàn sản xuất ôtô số 1 của Nhật Bản là tập đoàn Toyota

Năm 2005, với doanh thu gần 180 tỉ USD, Toyota là tập đoàn duynhất của Nhật Bản và cũng là duy nhất của châu Á nằm trong “Top ten”của những tập đoàn có qui mô lớn nhất Sự hiệu quả trong kinh doanh củaToyota được thấy rõ nhất ở con số lợi nhuận khổng lồ lên tới 11 tỉ USDtrong năm 2005

Năm 1936, sau khi tiếp quản công ty Toyoda của Sakichi Toyoda,người con trai Kiichiro đã đặt ra cái tên Toyota bằng cách thay chữ cái “d”bằng chữ cái “t” trong tên gọi Toyoda

Kể từ đó, thương hiệu Toyota xuất hiện và trở thành một trongnhững biểu tượng vĩ đại, là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản.Thương hiệu Toyota hiện luôn là một trong những thương hiệu hàng đầuthế giới, có giá trị hàng chục tỉ USD

*Người thợ mộc tài hoa

Tập đoàn Toyota được bắt nguồn xây dựng từ Sakichi Toyoda, mộtngười thợ mộc tài hoa của xứ sở hoa anh đào Ngày nay, nói đến cái tênToyota là người ta nghĩ ngay đến ôtô Thế nhưng Sakichi Toyoda lại đượcbiết đến trước hết bởi ông là một trong những người phát minh ra chiếcmáy dệt hiện đại đầu tiên cho Nhật Bản

Sakichi Toyoda sinh ngày 14 tháng 2 năm 1867 tại một làng quê nhỏtại tỉnh Yamaguchi trong một gia đình thợ thủ công nghèo Bố ông làm thợ

Trang 4

nghề dệt vải có truyền thống của Nhật Bản Đến cổng làng là có thể nghe

rõ tiếng máy dệt chạy khắp làng Cha của Sakichi Toyoda là một người thợmộc khéo tay và khá nổi tiếng trong làng

Và Sakichi Toyoda cũng đã được thừa hưởng cái gen di truyền đócủa cha ông Cậu bé Sakichi Toyoda khi chưa đến 10 tuổi đã rất say mêvới nghề mộc và tỏ ra rất khéo léo trong việc cưa cắt, đóng ghép các đồdùng bằng gỗ

Như phần lớn trẻ em nông thôn, chỉ học xong bậc tiểu học, SakichiToyoda đã bỏ học làm phụ giúp gia đình Hàng ngày cậu đi phụ cha làmnghề mộc Những đồ dùng bằng gỗ trong nhà và nhất là chiếc máy dệt cũ

kỹ của mẹ, hễ hỏng cái gì là Sakichi Toyoda lại tự tay sửa chữa Chính những lúc phải sửa chữa một con thoi hay một tay cầm gỗ bị gãy lànhững lúc mà Sakichi Toyoda có dịp tìm hiểu máy dệt Sakichi Toyodacàng ngày càng tìm thấy nhiều điều thú vị về nguyên lí của máy dệt Máydệt của mẹ hỏng, Sakichi Toyoda còn tự tay đóng mới chiếc khác cho mẹ

Và Sakichi Toyoda đã trở thành người thợ mộc trẻ tuổi chuyên đóng cácmáy dệt bằng gỗ từ lúc nào không hay

*Phát minh máy dệt mới

Những năm cuối của thế kỷ 19 là thời kỳ bùng nổ kinh tế của NhậtBản dưới sự lãnh đạo của Thiên hoàng minh trị Chính sách mở cửa kinh

tế đã giúp cho nền công nghiệp được phát triển Không chỉ công nghệ khoahọc kỹ thuật từ Tây Âu, Mỹ được tự do xuất khẩu sang Nhật, mà cả mọihàng hoá khác cũng vậy

Làn sóng công nghiệp hóa với sự ra đời của nhiều nhà máy, côngxưởng lớn đã khiến cho nhiều làng quê nghèo càng khó khăn hơn, nhất lànhững làng nghề như quê của Sakichi Toyoda Rất nhiều người đã phải bỏnghề dệt truyền thống bởi sản phẩm làm ra không cạnh tranh được vớihàng nhập Sakichi Toyoda rất đau xót trước cảnh này

Trang 5

Nhìn mẹ kì cạch dệt vải rất vất vả trên chiếc khung dệt thô sơ cũ kỹ,Sakichi Toyoda bỗng chợt nảy ra ý tưởng phải cải tiến thành chiếc máy dệtchạy nhanh hơn, tốt hơn Kể từ đó, Sakichi Toyoda gần như không còntheo cha làm đồ gỗ mà chỉ ở nhà nghiên cứu để đóng một chiếc máy dệtmới cho mẹ

Bố của Sakichi Toyoda rất thất vọng khi thấy cậu con trai mình rấtkhéo tay nhưng lại muốn rẽ ngang, không theo ý bố Theo ông, SakichiToyoda phải tiếp tục cái nghề truyền thống của gia đình, tuy không thểgiàu nhưng chắc cũng đủ sống Thậm chí, ban đầu ông bố còn coi con traicủa mình là điên rồ, là khác thường khi cứ suốt ngày ở trong nhà kho cưacắt thành đống cái này cái kia để phục vụ cho chiếc máy dệt gỗ

Tuy nhiên, không ai cản được Sakichi Toyoda Chỉ là một anh thợmộc khéo tay, không hiểu biết nhiều về kỹ thuật máy móc, nhưng SakichiToyoda vẫn cứ kiên trì mày mò thử nghiệm Thất bại không làm SakichiToyoda nản chí

Cho đến một ngày vào năm 1890, Sakichi Toyoda đã trình diễnchiếc máy dệt đầu tiên do mình phát minh Hầu hết các chi tiết của chiếcmáy dệt này đều bằng gỗ Cả làng đã đổ ra xem chiếc máy dệt của SakichiToyoda làm ra Với chiếc máy dệt tự tạo này, người dệt đỡ vất vả chạy đichạy lại mà tốc độ dệt vải lại tăng gấp nhiều lần

Sakichi Toyoda đã phải lao tâm khổ tứ biết bao ngày đêm để cho rađời được chiếc máy dệt đầu tiên của Nhật Bản Theo ông, động lực chính

là hình ảnh người mẹ quá vất vả bên chiếc khung dệt thô sơ Sau nàySakichi Toyoda còn kể rằng một động lực nữa không kém quan trọng đãthúc đẩy sự sáng tạo của ông là lòng tự ái dân tộc

Thời kỳ Sakichi Toyoda đang sống, làn sóng công nghiệp hoá, cơkhí hoá ở Tây Âu, Mỹ rất mạnh mẽ Thế nhưng trong một lần được dự một

Trang 6

chính xác là không hề thấy một máy móc nào do người Nhật Bản phátminh được trưng bày

Mặc dù không được học hành nhiều, nhưng trong đầu SakichiToyoda đã xuất hiện ý nghĩ không chấp nhận thực trạng đó và nung nấu ýthức người Nhật Bản cũng sẽ phát minh ra được nhiều thứ Và chiếc máydệt đầu tiên do Sakichi Toyoda nghĩ ra đã chứng minh điều đó

*Ông chủ chuyên sản xuất máy dệt

Không chỉ là con người sáng tạo, phát minh, Sakichi Toyoda cũng

đã có trong mình những tố chất kinh doanh nhất định Năm 1891, ông đãđăng ký bản quyền cho máy dệt của mình Và cũng từ đó, Sakichi Toyodatrở thành ông chủ chuyên sản xuất máy dệt để bán

Không chỉ bán cho người làng, dần dần Sakichi Toyoda bán máy dệtcho những vùng xa hơn Cứ mỗi lần sản xuất được vài chiếc thì SakichiToyoda lại đem lên Tokyo hay những trung tâm khác để bán Trong conngười Sakichi Toyoda vẫn luôn có một niềm khát khao sáng tạo Mặt khác,

sự phát triển của công nghệ và đòi hỏi của thị trường đã càng gây sức épSakichi Toyoda phải có những loại máy dệt mới, hiện đại hơn

Năm 1897, lại sau rất nhiều thí nghiệm và nghiên cứu, SakichiToyoda lại gây bất ngờ với sản phẩm máy dệt động lực Lần đầu tiên tạiNhật Bản lúc đó người ta thấy được những chiếc máy dệt, về cơ bản vẫnbằng gỗ, nhưng chạy bằng năng lượng hơi nước Với loại máy dệt độnglực này, năng suất dệt tăng gấp nhiều lần bởi một công nhân có thể đứngđiều khiển nhiều máy dệt một lúc

Xưởng chế tạo máy dệt Toyoda của Sakichi Toyoda đã được chínhthức thành một nhà máy Bên cạnh đó còn xây thêm một nhà máy sản xuấtmáy dệt nữa đặt tại Nagoya Tại đây, ông cũng đặt trung tâm chuyênnghiên cứu phát triển máy dệt Những thành công rất khả quan với máy dệt

Trang 7

động lực đã lại càng kích thích khả năng làm việc và sáng tạo khôngngừng của Sakichi Toyoda

Trên thế giới lúc này cũng xuất hiện nhiều loại máy dệt hiện đại, đặcbiệt từ châu Âu Vì vậy, Sakichi Toyoda đã không ngừng hoàn thiện cảitiến các loại máy dệt của mình sao cho tốt hơn, nhanh hơn

Đặc biệt càng ngày Sakichi Toyoda càng ý thức hơn về vấn đề cạnhtranh Giá thành máy dệt của Sakichi Toyoda được hết sức chú ý sao chohợp lý, có sức cạnh tranh cao Triết lí hàng tốt nhưng giá vẫn phải thật hợp

lý để thu hút số đông khách hàng đã hình thành trong con người SakichiToyoda từ lúc này

Đây cũng là triết lí kinh doanh và bí quyết thành công của hầu hếtcác nhà sản xuất của Nhật Bản từ trước đến nay Sự lớn mạnh của Công tyToyoda đã đánh bật các loại máy dệt đến từ nước ngoài bởi không thểcạnh tranh được về giá Một máy dệt cùng loại của Toyoda có giá chỉ bằngmột phần ba, một phần tư các máy dệt nhập từ châu Âu

Nhận thấy được lợi thế của mình, Sakichi Toyoda đã có ý tưởngxuất khẩu máy dệt và thậm chí mở nhà máy ở nước ngoài Lúc đầu ông có

ý tưởng thành lập nhà máy ngay tại Mỹ hay châu Âu là những thị trườngtiêu thụ máy dệt nhiều nhất lúc bấy giờ Nhưng sau, Sakichi Toyoda đã kịpnhận thấy rằng chi phí nhân công lao động ở đó còn cao hơn cả Nhật Bản,

do vậy giá sản phẩm sẽ cao và máy dệt Toyoda sẽ mất đi lợi thế quantrọng về giá

Sakichi Toyoda quyết định lập nhà máy ở Trung Quốc, nơi có nguồnnhân công sẵn và rẻ Thượng Hải đã trở thành căn cứ nước ngoài đầu tiêncủa ông chủ Sakichi Toyoda, lúc này đã rất thành đạt và nhiều tham vọngmới

*Xuất hiện ý tưởng sản xuất ôtô

Trang 8

Để bù lấp những khiếm khuyết của mình về kỹ thuật cơ bản, SakichiToyoda đã thường xuyên đi nghiên cứu khảo sát thị trường ở châu Âu và

Mỹ Không phải cái gì Sakichi Toyoda cũng nghĩ ra đầu tiên nhưng ông đãbiết học hỏi và cải tiến để cho nó hoàn thiện hơn, tốt hơn Liên quan đếnmáy dệt, Sakichi Toyoda đã có hơn 100 bằng sáng chế phát minh đượccông nhận

Trong một lần sang Mỹ để tìm hiểu thông tin cho dự án máy dệt tựđộng mà ông đang nghiên cứu, như tình cờ, Sakichi Toyoda nhận thấy ôtô

đã xuất hiện ở Mỹ khá nhiều mà Nhật Bản chưa có Rồi đến khi có thôngtin nhà nước Nhật Bản phải nhập một lúc 800 xe ôtô của hãng Ford thì mộtlần nữa lòng tự ái dân tộc của Sakichi Toyoda lại nổi lên

Chẳng lẽ người Nhật Bản không sản xuất được ôtô? Sakichi Toyodalúc này đã hơn 60 tuổi và ông trao đổi điều này với con trai KichiroToyoda, người sẽ tiếp tục thay ông chèo lái công ty Toyoda Và thế là ýtưởng phải sản xuất bằng được xe ôtô đã theo đuổi cha con SakichiToyoda từ đấy

Sakichi Toyoda đã đồng ý dành rất nhiều tiền để cho con trai lậpmột trung tâm nghiên cứu về ôtô bên cạnh trung tâm nghiên cứu về máydệt do ông điều hành Rút kinh nghiệm từ tuổi trẻ khi phải tự mày mò sángchế chiếc máy dệt đầu tiên, Sakichi Toyoda đã khuyên con trai phải sang

Mỹ và châu Âu để tìm hiểu và nắm bắt công nghệ sản xuất ôtô Quan điểmcủa Sakichi Toyoda là phải biết họ làm ôtô như thế nào rồi mình sẽ tìmcách để làm tốt hơn

Không phụ lòng cha, Kichiro Toyoda đã tìm mọi cách để tìm hiểucông nghệ sản xuất xe hơi Hàng chục động cơ xe ôtô được cha conSakichi Toyoda và Kichiro Toyoda mua về để mổ xẻ tìm hiểu từng chi tiết

Với một quyết tâm và sự cần mẫn hiếm có mang đúng phẩm chấtđặc thù của người Nhật Bản, cha con Toyoda vừa duy trì sản xuất máy dệt

Trang 9

vừa âm thầm chuẩn bị cho dây chuyền sản xuất ôtô đầu tiên của Nhật Bản.Bắt đầu năm 1930, lần lượt từng dây chuyền sản xuất vỏ xe, gầm xe rồiđộng cơ xe ôtô được gia đình Toyoda hoàn thiện

Năm 1934, Kichiro Toyoda, lúc này đã thay cha điều hành công tyToyoda đã công bố chiếc xe ôtô đầu tiên, mở đường cho kỷ nguyên huyhoàng của tập đoàn Toyota sau này

Lượng xe của GM được tiêu thụ một phần tại châu Á và Mỹ La tinh.Nhưng, do giá nhiên liệu tăng cao ở Bắc Mỹ-khu vực tiêu thụ nhiều xe

GM nhất

Toyota rất chú trọng tới việc sản xuất xe tiết kiệm nhiên liệu bằngviệc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất Hãng đang thực sự “bànhtrướng” ở Bắc Mỹ, nơi vốn được coi là “sân nhà” của GM Ngoài ra, hãng

xe Nhật Bản còn đang chiếm vị thế thượng phong ở thị trường mới nhiềutiềm năng: Ấn Độ

Hãng xe Nhật Bản đã đặt ra chỉ tiêu phải tiêu thụ được 10,4 triệu xecác loại trên toàn cầu vào năm 2009 Con số này vượt xa mức bán hàng kỷlục 9,55 triệu xe của GM, xác lập vào năm 1978 Nếu đạt được mục tiêunày, Toyota sẽ giành được vị thế mà GM đã thống lĩnh suốt 76 năm qua

Và nếu đạt được mức bán hàng này, Toyota sẽ tăng 11,3% so với kế hoạchđặt ra hồi đầu năm: bán 9,34 triệu xe trong năm nay Những mấu xe đượcbán nhiều nhất là Camry và xe Prius hybrid

Trang 10

Có một điều lạ là cho dù đang “dẫn trước” GM, ở đại bản doanh củaToyota không hề có lễ ăn mừng nào, không có băng rôn khẩu hiệu lộnglẫy, hoành tráng, không có những lời tung hô và không có sâm panh ÔngKatsuaki Wantanabe, Chủ tịch Toyota, khẳng định rằng hãng không chỉchú trọng về số lượng xe mà còn rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm.Ông nói: “Tôi đảm bảo về chất lượng xe Toyota cho tất cả các đối tượngkhách hàng mua xe của chúng tôi”

Người Mỹ đã có những phản ứng đầu tiên Một số người cho rằngviệc chính phủ Nhật Bản “cố tình” giữ giá đồng Yen thấp khiến các sảnphẩm của họ có mức giá rất cạnh tranh, và Toyota là một trong số những

“người Nhật Bản” được hưởng lợi từ điều này Hiện tại, Toyota đang vậnhành hơn 50 nhà máy sản xuất xe hơi của mình tại 26 nước khắp toàn cầu

Toyota vừa xây trụ sở mới ở thành phố mang tên hãng ở phía tâyTokyo, nơi sinh sống và làm việc của 480.000 người Toà nhà cũ của hãngvẫn được sử dụng Viện công nghệ Toyota sẽ dùng đây làm Trung tâm đàotạo nhân lực cho tương lai của hãng

Năm 1918, nhà đầu tư Sakichi Toyoda lập ra thương hiệu Toyota với

tư cách là một hãng dệt vải Con trai của ông, Kiichiro Toyoda, tiếp quản

cơ ngơi của cha mình để lại và bắt đầu…sản xuất xe ôtô Ngay từ thuở banđầu này, những nhà lãnh đạo hãng đã chú trọng tới việc trân trọng ngườitài và sử dụng hiệu quả nhân lực của mình Đến tận bây giờ, nhiều nhânviên đang làm việc tại Toyota vẫn còn được nghe câu chuyện ông chủhãng Kiichiro Toyoda quy định cho các thợ máy của mình phải rửa tay ítnhất 3 lần mỗi ngày để chứng tỏ rằng họ đã làm việc rất chăm chỉ, đến nỗitay chân luôn lấm lem dầu mỡ

Ngay bản thân những người lãnh đạo công ty cũng không nề hà bất

cứ việc gì Vì vậy, họ rất được nhân viên coi trọng và kính nể Rất “nguyhiểm”, như nhiều người vẫn đùa, rằng nhà sản xuất Nhật Bản này đã tự lập

Trang 11

ra một “cách thức Toyota” cho quy trình sản xuất, quản lý chất lượng sảnphẩm và bán hàng của mình Cái cách mà nhà sản xuất Nhật Bản này thâmnhập thị trường Mỹ cũng làm cho nhiều người nể phục.

Jim Press, Chủ tịch Toyota Hoa Kỳ, nói: “Đừng quá quan tâm tới vịthế mới của mình Khách hàng chẳng để ý xem ai đang là số 1 đâu” CònMichael Rouse, người quản lý bán hàng của Toyota Hoa Kỳ thì nói: “Bạnđừng có mong thấy người ta tung hô: Chúc mừng, bạn là số 1” Hai lờiphát biểu này đã có thể thay cho vạn lời bình luận về những thành côngcủa Toyota trong suốt những thời gian qua

III Ai lãnh đạo Toyota?

Ban lãnh đạo hiện tại của Toyota gồm 25 thành viên và đều là ngườiNhật Với những điều chỉnh mới, số lượng thành viên sẽ tăng lên 30 và cóthêm 8 người xứ sở mặt trời mọc được bổ nhiệm Việc lựa chọn người lãnhđạo Toyota phần lớn tuân theo nguyên tắc nuôi dưỡng và phát triển độingũ cán bộ lãnh đạo hơn là thuê ngoài Dường như trong suốt quá trìnhlịch sử Toyota, các nhà lãnh đạo chủ chốt đuợc tìm thấy trong công ty vàođúng thời điểm, để hình thành bước phát triển kế tiếp của Toyota

*Hiroshi Okuda:

Ông là người đầu tiên không phải là người nhà gia điình Toyodanắm giữ quyền trong nhiều thập kỷ và xuất hiện đúng lúc khi Toyota cầnđẩy mạnh toàn cầu hóa công ty một cách mạnh mẽ

Sau giai đoạn tăng tốc đó, Fujio Cho _ một người điềm tĩnh, trầmlặng, tiếp tục toàn cầu hoá Toyota và tập trung tái củng cố phương thứcToyota trong nội bộ công ty

*Fujio Cho - Chủ tịch Toyota:

Sinh ngày 2/2/1937, Fujio Cho trở thành Chủ tịch của Toyota năm

Trang 12

thứ hai nắm quyền điều hành Toyota mà không thuộc dòng dõi Toyoda VịChủ tịch 67 tuổi này đã cống hiến cho Toyota 45 năm và nổi tiếng với triết

lý "không có phát triển nếu không có chất lượng" Sau khi Fujio Cho nhậmchức, hãng xe Nhật Bản có những bước tiến vượt bậc: chiếm vị trí thứ haithế giới của Ford năm 2003 và sắp tới là ngôi quán quân của đại kình địchGeneral Motors Ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ công nghệ tiết kiệmnhiên liệu mà mẫu hybrid Prius là minh chứng rõ nhất

Tạp chí Time của Mỹ từng bình chọn Fujio Cho là một trong 100nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2004

*Gary Convis chủ tịch người Mỹ đầu tiên của nhà máy sản xuất ôtô Toyota:

Các nhà điều hành Toyota đã mất 15 năm để phát triển Convis thànhngười mà họ kỳ vọng truyền đạt ngọn cờ của phương pháp Toyota, và ôngthực sự là một nhà lãnh đạo Toyota Cuộc đời, triết lý cá nhân và thế giớiquan của ông đột ngột thay đổi khi ông học cách hiểu phương thức Toyota.Sau 15 năm nghiên cứu TPS, Gary Convis như người lạc quan, đầy sinhlực và khiên tốn về những học hỏi từ Toyota như thể ông là nhân viên mớivới định hướng đầu tiên

Convis coi trung tâm của TPS là con người

Hình 1: Quan điểm về TPS của nhà lãnh đạp Toyota:

Trang 13

*Khách hàng là trên hết

*Con người là tài sản quý giá nhất

*Kaizen

*Đích thân đi xem: tập trung vào nơi sản xuất

*Nhận xét đánh giá các thành viên trong nhóm và khiến mọi người

nể trọng

*Tư duy một cách hiệu quả

*Tình trạng thực tế (thay vì bề ngoài)

*Toàn nhóm phải tham gia (thay vì chỉ có cá nhân)

* James Press _ lãnh đạo người nước ngoài đầu tiên:

Từ khi khai sinh năm 1937, Toyota luôn được biết đến như một công

ty gia đình trị Dù thời thế đổi thay, nhiều người nước ngoài nắm giữ các

vị trí quan trọng nhưng chưa bao giờ Toyota bổ nhiệm một ai đó khôngphải quốc tịch Nhật vào vị trí ban lãnh đạo Đây là lần đầu tiên, nhưnghoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi Toyota chọn James Press Hiện đang

là Tổng Giám đốc Toyota Bắc Mỹ, Press đã có những đóng góp quantrọng, mang tính quyết định cho sự thành công của nhà sản xuất Nhật Bản

ở thị trường lớn nhất thế giới

Trang 14

Theo đánh giá, việc đưa Press vào ban lãnh đạo sẽ khiến tình cảmcủa người Mỹ với Toyota ngày càng vững chắc hơn Toyota và nhiều hãng

xe Nhật khác chưa thể quên khi người tiêu dùng ở đây đồng loạt tẩy chaycác sản phẩm của mình vào những năm 1980 Christopher Richter, nhàphân tích của hãng CLSA Asia-Pacific Markets thốt lên: "Cuối cùng,Toyota không còn là một hãng xe hoàn toàn của Nhật"

Press, 60 tuổi, mới được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Toyota Bắc

Mỹ từ tháng 5/2006 sau khi vị tiền nhiệm phải ra đi vì dính vào scandaltình dục Khi đó, Press là người nước ngoài đầu tiên nắm giữ cương vị nàytrong hơn 20 năm Toyota bước chân vào Mỹ

Rất nhiều người nghi ngờ nhiệt huyết và khả năng của ông Thếnhưng, xe Toyota bán vẫn chạy như tôm tươi, lợi nhuận tiếp tục tăng vàhai lần vượt Ford về doanh số ngay tại đất Mỹ Hiện tại, thị phần củaToyota là 16%, ngay sát Ford (17%) và General Motors (22%) Trước khitrở thành người đứng đầu Toyota Bắc Mỹ, Press làm Giám đốc bộ phậnbán hàng TMS (Toyota Motors Sales) Ông gia nhập TMS từ 1970 sau 2năm làm cho Ford Motor và là quan chức của Toyota được nhiều ngườibiết đến nhất ở Mỹ

Toyota nổi tiếng với những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu, sở hữumẫu xe bán chạy nhất thế giới Corolla Gần một nửa số xe sản xuất ở Nhậtđược xuất khẩu Hiện tại, nhà sản xuất này đang xây dựng nhà máy thứ 8tại Mỹ Thế nhưng, các quan chức Toyota vẫn không bớt lo lắng khi nhận

ra rằng thành công của mình bắt nguồn từ sự đi xuống của các hãng xe bảnđịa Trong trường hợp GM và Ford cắt giảm chi phí bằng cách đóng cửanhà máy và sa thải nhân công, rất có thể Toyota sẽ gặp phải những phảnứng từ phía người tiêu dùng và thậm chí cả giới chức Mỹ

Ngày đăng: 10/07/2016, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w