1 Chương 1 MỞ ĐẦU Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, sự phát triển của công nghệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ
CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10
GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ
CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10
GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH VIỆT HÒA
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết luận nêu trong luận văn chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Ngân Hà
Trang 4ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số
TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BCG Ma trận thị phần tăng trưởng
2 CTCP Công ty cổ phần
3 EU Liên minh Châu Âu
4 ĐVT Đơn vị tính
5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 FOB Phương thức sản xuất mua nguyên liệu, bán thành phẩm
7 FTA Hiệp định thương mại tự do
8 GE Ma trận đánh giá sự phát triển và thị phần
9 ISO Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
10 LĐ Lao động
11 NVL Nguyên vật liệu
12 ODM Phương thức sản xuất theo thiết kế gốc
13 TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
15 USD Đồng đô la Mỹ
16 WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 5ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
4 Bảng 3.3 Một số thiết bị chính nhóm 2 và nhóm 3 57
6 Bàng 3.5 Thẻ điểm cân bằng cho Tổng công ty may 10 59-61
7 Bảng 3.6 Phân tích ma trận SWOT của Tổng công ty May 10 -
8 Bảng 3.7 Lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO 67
9 Bảng 3.8 Lộ trình cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương
10 Bảng 3.9 Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty May 10 - CTCP 71
11 Bảng 3.10 Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính 72
12 Bảng 3.11 Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty
13 Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu cơ bản của Tổng công ty may 10 giai
14 Bảng 3.13 Một số chỉ tiêu cơ bản của Tổng công ty may 10
15 Bảng 3.14 Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường
Trang 6iii
chính Tổng công ty may 10 giai đoạn 2016 - 2017
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
3 Hình 2.1 Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lời
7 Hình 3.3 Qui trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam 56
9 Hình 3.5 Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty May 10 75
10 Hình 4.1 Số lượng lao động qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015 78
11 Hình 4.2 Thu nhập bình quân qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015 79
12 Hình 4.3 Biểu đồ xương cá về việc thực hiện chiến lược 82
Trang 71
Chương 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu xã hội liên tục thay đổi làm cho môi trường kinh doanh thường xuyên biến động nhanh, phức tạp và khó lường Trong một môi trường kinh doanh như vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải
có chiến lược kinh doanh đúng đắn mới có khả năng nắm bắt cơ hội, tránh những nguy cơ để phát triển bền vững, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nội địa, khu vực cũng như thị trường quốc tế Giống như một câu nói: “Một doanh nghiệp, một tổ chức không có chiến lược; Cũng giống như một con tàu không có bánh lái, không biết sẽ đi về đâu” (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011)
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Ngành dệt may ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn, là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu Tính đến năm 2014, Việt Nam có khoảng 6000 doanh nghiệp dệt may, thu hút khoảng 2,5 triệu lao động, chiếm
25% trong tổng lao động trong ngành công nghiệp (FPTS, 2014)
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành dệt may không những cung cấp trong thị trường nội địa, mà mở rộng ra thị trường quốc tế Hiện nay, Việt Nam nằm trong top 10 những nước xuất khẩu dệt may trên thế giới Và việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức tài chính – kinh tế quốc tế như WTO…, cũng như ký kết các hiệp định song phương, đa phương như TPP, …, đã đem lại cho các ngành kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng nhiều cơ hội cũng như thách thức Nó đòi
Trang 82
hỏi mỗi doanh nghiệp dệt may phải nhận thức được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, đặc biệt là chiến lược xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu hàng dệt may
Tổng công ty may 10 - CTCP là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may, hiện là đơn vị thành viên của tập đoàn dệt may (Vinatex) Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công ty đã đã trải qua gần 70 năm tồn tại và phát triển Từ những công xưởng hoặc bán công xưởng nhỏ bé, công cụ thô sơ, đến nay Tổng công ty May 10 đã trở thành một doanh nghiệp mạnh, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, cơ ngơi khang trang, là một trong những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn của cả nước Sản phẩm của công ty rất đa dạng
từ áo sơ mi, comple, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật, EU…
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành dệt may, mỗi công ty đều phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm của công ty và phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường Đối với công ty May 10, xuất khẩu chiếm hơn 80% năng lực sản xuất Do đó, đòi hỏi cần phải có một chiến lược xuất khẩu đúng đắn, khoa học và phù hợp để đưa công ty phát triển không ngừng Vì vậy, tôi
lựa chọn đề tài “Chiến lƣợc xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 giai đoạn 2012 - 2017” trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ ngành
Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế
1.2 Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về chiến lược nói chung và chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được nhìn nhận và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Sau đây tôi xin được giới thiệu tóm tắt các nghiên cứu:
Trang 93
Nguyễn Văn Hồng với luận án tiến sỹ “Chiến lược kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, tác giả đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu và chiến lược kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp, khẳng định chiến lược xuất khẩu thực chất là chiến lược cấp kinh doanh – chiến lược bán hàng ra thị trường nước ngoài Từ những phân tích tình hình xuất khẩu và thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ sau năm 1998 đã đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu tại các doanh nghiệp Việt Nam
Lê Bách Giang với luận văn thạc sỹ “Chiến lược xuất khẩu của công ty
cổ phần dệt may 29/3 sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010 – 2015” đã trình
bày rõ cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu, phân tích và đánh giá tiến trình xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may 29/3 sang thị trường Mỹ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến lược xuất khẩu
Nguyễn Thành Long với luận văn thạc sỹ “Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ giai đoạn 2008 – 2015” đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về chiến lược, chiến lược cạnh
tranh, chiến lược kinh doanh quốc tế và phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chiến lược xuất khẩu,
từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược xuất khẩu sang thị trường
Mỹ
Trong báo cáo “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh
tế sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO” do viện nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương đã đánh giá được tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Từ đó đưa ra một số kiến nghị tập trung vào năm nhóm chính sách để Việt Nam tiếp
Trang 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1 Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành dệt may – thời trang theo địa phương, 2013
2 Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO, 2012
3 Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, 2011 Quản trị chiến lược
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
4 Hoàng Văn Hải, 2013 Quản trị chiến lược Hà Nội: Nhà xuất bản
đại học Quốc gia
5 Michael E Porter, 1998 Lợi thế cạnh tranh Dịch từ tiếng Anh
Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 2008 Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ
6 Michael E Porter, 1980 Chiến lược cạnh tranh Dịch từ tiếng Anh
Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2010 Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ
7 Philip Kotler, 1967 Quản trị marketing Dịch giả Vũ Trọng Hùng,
2011 Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê
8 Robert S.Kaplan & David P.Norton, 1996 Thẻ điểm cân bằng
Dịch từ tiếng Anh Người dịch Lê Đình Chi và Trịnh Thanh Thủy, 2013 Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ
9 Tài liệu tổng công ty may 10 – CTCP
10 Tổng công ty may 10 – CTCP, Báo cáo thường niên năm 2014
11 Hiệp hội dệt may Việt Nam, Bản tin Kinh tế Dệt may số: 11/2012;1/2013; 12/2013; 12/2014
II Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
Trang 115
1 Chandler, (1962), Strategy and Structure, Cambridge Massacchusettes, MIT Press
2 Michael E Porter, (1996), What is strategy, Harvard Business
Review
3 Quinn, (1980), Strategies for change: Logical Inscrementalis,
Homewood, Illinois, Irwin
III Tham khảo Internet
3 www.trungtamwto.vn
4 Chi cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng, 2015 Bảy công cụ thống kê [pdf].<http://www.chicuctdc.gov.vn/files/Phong%20PTNS/Cam%20nang%20 NSCL/11.pdf> [Ngày truy cập: 19 tháng 10 năm 2015]
5 Đặng Thị Hương, 2010 Áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh
nghiệp dịch vụ Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh
<http://ueb.edu.vn/Uploads/file/tapchi_tbbt@ueb.edu.vn/2014/03/27/Bai%20 4.%20Dang%20Thi%20Huong.pdf>[Ngày truy cập: 28 tháng 10 năm 2015]
6 Hà Văn Hội, 2012 Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt
Nam Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh 28 (2012) 49 – 59 <http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/02/1132/6.pdf>[Ngày truy cập: 28 tháng 10 năm 2015]