Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại việt nam

173 505 1
Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ph¹m b¶o kh¸nh NGHI£N CøU ønG Dông Lý THUYÕT NG¦êI §¹I DIÖN TRONG QU¶N TRÞ NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I VIÖT NAM Chuyªn ng nh: T i chÝnh Ng©n h ng M sè: 62 34 02 01 LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. TRÇN THÞ THANH Tó 2. tS. BïI KH¾C S¥N Hµ Néi 2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Các đánh giá, kết luận khoa học của Luận án chưa được người khác công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả Luận án Phạm Bảo Khánh iii LỜI CẢM ƠN Luận án này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, để hoàn thành Luận án, tác giả đã nhận được nhiều sự khích lệ, động viên và giúp đỡ của nhiều người. Trước hết, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình đã luôn động viên, chia sẻ trong công việc và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả Luận án xin được gửi lời cảm ơn các Thầy cô đã luôn quan tâm dìu dắt, cung cấp các kiến thức chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin được chân thành cảm ơn Thầy, Cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú và TS. Bùi Khắc Sơn đã khích lệ, động viên và hướng dẫn tác giả thực hiện Luận án. Đặc biệt, PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú đã tạo mọi điều kiện có thể để tác giả tham gia vào các hoạt động, dự án nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu, đóng góp những ý kiến, định hướng quý báu, cho phép tác giả sử dụng một phần kết quả nghiên cứu trong các đề tài mà tác giả tham gia và nhất là đã tạo nguồn cảm hứng, động lực và tính kiên trì cho tác giả trong hoạt động nghiên cứu. Nếu không có những yếu tố này, tác giả không thể hoàn thành luận án. Để thực hiện thành công đề tài này, tác giả Luận án đã nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của nhiều Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp. Nhân dịp này, xin được gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô. Tác giả Luận án cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Đào Hải Ninh, Trần Quốc Huy, Bùi Lan Anh, Nguyễn Quỳnh Liên người có cùng sự quan tâm nghiên cứu về quản trị công ty đã tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình làm luận án. Tác giả xin được cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp đang công tác tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã luôn giúp đỡ, quan tâm và chia sẻ trong quá trình tác giả thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của Viện Đào tạo SĐH, Trường Đại học KTQD đã luôn động viên và tận tình hỗ trợ, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án.. Tác giả Luận án iv Phạm Bảo Khánh v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...................................................................... viii DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG ....................................................................... 9 1.1 Lý thuyết người đại diện ..............................................................................9 1.1.1 Khái niệm quản trị công ty.............................................................................. 9 1.1.2 Lý thuyết người đại diện ............................................................................... 10 1.2 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện.................................. 12 1.2.1 Bản chất và các loại mâu thuẫn lợi ích ......................................................... 12 1.2.2 Cách thức giải quyết mâu thuẫn..................................................................... 16 1.3 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng ...................................................................................................... 24 1.3.1 Đặc trưng của ngân hàng thương mại ............................................................ 24 1.3.2 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại............................................................................................ 25 1.4. Nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam............ 32 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................... 36 2.1 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 36 2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính............................................................ 37 2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng......................................................... 38 2.3.1 Mô hình nghiên cứu, các biến và thang đo .................................................... 38 2.3.2 Phương pháp hồi quy ..................................................................................... 41 vi 2.4 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 44 2.4.1 Nguồn dữ liệu................................................................................................ 44 2.4.2 Mô tả dữ liệu .................................................................................................. 45 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 48 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH ................................................................................................. 49 3.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012.................................. 49 3.2 Quản trị ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam................ 54 3.3. Kết quả đánh giá về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong Ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa ................... 59 3.3.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành................................ 59 3.3.2 Kết quả đánh giá vai trò của HĐQT trong Ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa ................................................................................. 65 3.4 Kết quả đánh giá về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong Ngân hàng thương mại cổ phần ..................................... 73 3.4.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành................................ 73 3.4.2 Kết quả đánh giá vai trò của HĐQT trong Ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................................................ 78 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 87 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ............................................................................................ 89 4.1 Mâu thuẫn lợi ích theo lý thuyết người đại diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam .............................................................................................. 89 4.1.1 Kết quả giả thuyết 1 ....................................................................................... 89 4.1.2 Kết quả giả thuyết 2 ....................................................................................... 91 4.2.3 Phân tích kết quả giả thuyết 1 và giả thuyết 2 ............................................... 94 vii 4.3. Vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích theo lý thuyết người đại diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.................... 95 4.3.1 Kết quả giả thuyết 3 ....................................................................................... 95 4.3.2 Kết quả giả thuyết 4 ...................................................................................... 96 4.3.3 Phân tích kết quả giả thuyết 3 và 4 ................................................................ 97 Kết luận chương 4 ................................................................................................... 98 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 99 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 99 5.2 Khuyến nghị................................................................................................ 101 5.2.1 Khuyến nghị về chính sách .......................................................................... 101 5.2.2 Khuyến nghị về việc ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................. 105 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp ........................................................... 106 DANH MôC C¸C C¤NG TR×NH NGHI£N CøU CñA T¸C GI¶ LI£N QUAN §ÕN §Ò TµI LUËN ¸N.............................................................. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 109 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 118 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.3: Bảng ) Bảng 2.1: Tóm tắt mô hình hồi quy ....................................................................... 41 Bảng 2.2: Kết quả chỉ số CGIBOD 2010 – 2012 (Điểm số tối đa: 34)................. 46 Bảng 2.3: Thống kê mô tả số liệu.......................................................................... 47 Bảng 3.1: Vốn huy động, vốn vay trong tổng nguồn vốn ...................................... 54 Bảng 3.2: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn................................................................ 60 Bảng 3.3: Tỷ lệ sở hữu của ban điều hành ............................................................. 60 Bảng 3.4: Tỷ lệ cổ tức ............................................................................................ 60 Bảng 3.5: Tỉ lệ tham dự đại hội cổ đông thường niên (Đơn vị: %) ....................... 62 Bảng 3.6: Kết quả bỏ phiếu tại Đại hội cổ đông thường niên................................ 63 Bảng 3.7: EPS và lợi nhuận sau thuế ..................................................................... 73 Bảng 3.8: Kết quả bỏ phiếu tại Đại hội Cổ đông thường niên của NHTM cổ phần........................................................................................................ 75 Bảng 3.9: Thù lao HĐQT, ban kiểm soát và kết quả hoạt động ............................ 77 Bảng 4.1: Kết quả giả thuyết H1B ......................................................................... 90 Bảng 4.2: Kết quả giả thuyết H1C ......................................................................... 91 Bảng 4.3: Kết quả giả thuyết H2B ......................................................................... 92 Bảng 4.4: Kết quả giả thuyết H2C ......................................................................... 93 Bảng 4.5: Kết quả giả thuyết 3 ............................................................................... 95 Bảng 4.6: Kết quả giả thuyết 4 ............................................................................... 96 ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cho vay trên TT2 ................................................................................... 52 Hình 3.2. Tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng............................................ 53 Hình 3.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa HĐQT, cổ đông, Ban kiểm soát, Ban điều hành của NHTM nhà nước cổ phần hóa ............................................... 70 Hình 3.4. Sơ đồ mối quan hệ giữa HĐQT, cổ đông, ban kiểm soát và ban điều hành................................................................................................ 83 Hình 5.1. Lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam .......................... 101 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Kết cấu luận án Luận án gồm 5 chương chính, với 109 trang, 18 bảng biểu, sơ đồ, 5 hình vẽ và 12 phụ lục. Chương 1 gồm 27 trang, trình bày lý thuyết người đại diện và tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong quản trị công ty và quản trị ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu của chương 1 giúp xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xác định cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu trong chương tiếp theo. Chương 2 gồm 13 trang, trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Chương 3 gồm 40 trang, trình bày kết quả nghiên cứu về mâu thuẫn lợi ích và vai trò HĐQT trong ngân hàng Việt Nam theo phương pháp định tính. Chương 4 gồm 10 trang, trình bày kết quả nghiên cứu về mâu thuẫn lợi ích và vai trò HĐQT theo phương pháp định lượng. Chương 5 gồm 8 trang, trên cơ sở kết quả chương 3 và chương 4, đưa ra (i) các kết luận và khuyến nghị về nội dung của lý thuyết người đại diện trong bối cảnh ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012, (ii) các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam. Các kết quả chính luận án đã đạt được Đóng góp về mặt lý luận Luận án cung cấp những bằng chứng thực nghiệm trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm làm rõ quan điểm của lý thuyết người đại diện về bản chất mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện và vai trò kiểm soát của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn. Đóng góp về thực tiễn Luận án làm rõ bản chất mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện trong ngân hàng Việt Nam. 2 Luận án xác định mức độ tác động của vai trò HĐQT tới chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng Việt Nam và đánh giá vai trò kiểm soát của HĐQT so với chuẩn mực quản trị quốc tế. Những kết quả trên cung cấp tri thức mới và cơ sở khoa học cho việc xây dựng, thiết kế chính sách về quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, góp phần tăng hiệu quả tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Lý do chọn đề tài Quản trị công ty là vấn đề được quan tâm trên thế giới trong nhiều năm qua do quản trị công ty đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Lý thuyết về quản trị công ty đã được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Có 3 lý thuyết chính về quản trị công ty: lý thuyết người đại diện, lý thuyết người quản lý (stewardship theory) và lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory). Trong đó, lý thuyết người đại diện là lý thuyết nền tảng trong khung lý thuyết về quản trị công ty và là một trong những cơ sở chính để các quốc gia ban hành các chuẩn mực, hướng dẫn về quản trị công ty Nguyên tắc quản trị công ty của OECD được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới được xây dựng dựa trên lý thuyết người đại diện trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị. Một vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là liệu các nguyên tắc dựa trên lý thuyết này có thực sự phát huy tác dụng tại các nước đang phát triển ở Châu Á với nền tảng rất khác so với các nước phương tây về văn hóa, xã hội, kinh tế và mức độ phát triển. Tại Việt Nam, quản trị công ty là khái niệm mới được hình thành trong những năm gần đây nhưng là vấn đề mà các cơ quan quản lý, cổ đông và các bên liên quan đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng rất quan tâm vì nhiều lý do: Thứ nhất, trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, các yếu kém về quản trị công ty tại các ngân hàng Châu Á bộc lộ rõ nét. Trước năm 1997, mô hình kinh tế Châu Á là mô hình trong đó các tập đoàn lớn đóng vai trò thống trị trong nền kinh tế, thường là tập đoàn gia đình. Điều này đã dẫn đến hiện tượng khá 3 phổ biến là cho vay chéo giữa tập đoàn và các công ty con của tập đoàn, qua đó làm tăng thêm rủi ro cho tập đoàn, trong khi đó trách nhiệm của người sở hữu (đại diện là hội đồng quản trị) và trách nhiệm của người điều hành (tổng giám đốc) không được quy định rõ ràng. Vấn đề này cùng với sự yếu kém trong việc quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng trung ương đã tạo ra một hệ thống ngân hàng rất yếu và dễ bị tổn thương. Đây là một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á. Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008 đã được các ngân hàng trung ương, viện nghiên cứu và các trường đại học phân tích và rút ra nhiều nguyên nhân. Trong số những nguyên nhân này, chính sách đãi ngộ không phù hợp là một nguyên nhân được hầu hết các nghiên cứu đề cập tới (BlundellWignall và cộng sự, 2008; Grant Kirkpatrick, 2009). Thành viên hội đồng quản trị và tổng giám đốc bị cáo buộc rằng họ đã hành động vì lợi ích trước mắt, chấp nhận quá nhiều rủi ro mà quên mất lợi ích dài hạn của ngân hàng, cổ đông khác. Chính vì vậy, khung quản trị công ty đang được các quốc gia trên thế giới đánh giá lại và thay đổi. Thứ ba, hệ thống ngân hàng Việt Nam mặc dù hoạt động có lãi trong những năm gần đây nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó có quản trị ngân hàng. Quản trị ngân hàng còn nhiều bất cập (T.T.T.Tú và cộng sự, 2011): Cổ phần hóa hệ thống ngân hàng bắt đầu từ năm 2007. Trước khi cổ phần hóa, mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng rất cao. 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm tới 70% đến 80% tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng. Sau cổ phần hóa, có sự dịch chuyển từ từ, nhưng dễ nhận thấy về thị phần từ các ngân hàng thương mại Nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần. Một trong những lý do dẫn tới hiện tượng này là sự yếu kém trong quản trị ngân hàng và trách nhiệm không rõ ràng giữa chủ sở hữu và tổng giám đốc dưới chế độ sở hữu nhà nước chưa bộc lộ vì còn có sự bảo trợ của nhà nước và chưa phải thực hiện các quy định về minh bạch tài chính. Những yếu kém này đã bộc lộ ngay sau khi cổ phần hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngân hàng. 4 Theo quan sát ban đầu về quản trị của 5 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho thấy quản trị ngân hàng chủ yếu dừng ở mức tuân thủ các quy định pháp luật. Các thông lệ, nguyên tắc về quản trị tốt trên thế giới chưa được áp dụng đầy đủ trong các quy định về hoạt động ngân hàng. Ngược lại, có những nội dung trong thông lệ đã được đưa vào quy định về hoạt động và tổ chức ngân hàng nhưng hiệu quả của việc áp dụng chưa được nghiên cứu như quy định về thành viên độc lập của HĐQT. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quan tâm thích đáng bởi vì hệ thống ngân hàng trong 10 năm qua chưa xảy ra đổ vỡ hay đóng cửa ngân hàng. Các ngân hàng mở rộng quy mô về vốn và số lượng chi nhánh một cách nhanh chóng. Trong giai đoạn phát triển mạnh, công tác quản trị ngân hàng hiện nay là chưa tương xứng với quy mô ngân hàng. Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 254QÐTtg, ngày 132012 của Thủ tướng Chính phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 2015, trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng. Đề án này đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam trong giai đoạn 20112015. Riêng đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), đề án chia các ngân hàng thành 02 nhóm đối tượng: Ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Trên cơ sở đó, Đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng1. Đề án tái cơ cấu đặt ra 8 mục tiêu chính, bao gồm: (i) Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động, thực trạng nợ xấu; (ii) Phân loại và đánh giá TCTD; (iii) Triển khai phương án cơ cấu lại các TCTD yếu kém và các tổ chức khác; (iv) Đảm bảo thanh khoản; (v) Cổ phần hóa (IPO) các NHTMNN (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); (vi) Mua bán, sáp nhập các TCTD; (vii) Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu; (viii) Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị. 1 Xem cụ thể: Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 2015. http:www.NHNN.gov.vn, trong bài viết này gọi là Đề án 254. 5 Đến nay, một số mục tiêu và lộ trình đặt ra trong đề án tái cơ cấu các TCTD đã được thực hiện như phân loại và đánh giá TCTD, đảm bảo tính thanh khoản hệ thống trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động phức tạp và bị ảnh hưởng nặng nề của sự suy thoái kinh tế thế giới, những kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, 2 nhóm mục tiêu quan trọng là tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động và quản trị mới chỉ được thực hiện ở mức độ hình thức. Trong bối cảnh đó, nhằm đưa ra luận cứ khoa học cho việc nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, luận án lựa chọn kiểm định lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu về lý thuyết người đại diện với 2 nội dung: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và (ii) vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích này. 3. Khoảng trống nghiên cứu Theo lý thuyết người đại diện, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành tồn tại khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Mâu thuẫn này sẽ làm gia tăng rủi ro và chi phí cho công ty. Để giải quyết mâu thuẫn lợi ích và giảm thiểu rủi ro xuất phát từ mâu thuẫn này, thường có 5 cách giải quyết: (i) sử dụng mô hình thôn tính, (ii) sử dụng cơ cấu vốn thích hợp, (iii) Vai trò của HĐQT, (iv) Chế độ đãi ngộ, lương, (v) Ủy ban kiểm soát và chủ nợ lớn. Trong các cách giải quyết này, việc sử dụng HĐQT thay mặt cổ đông để giám sát ban điều hành được áp dụng phổ biến nhất. Các nghiên cứu về lý thuyết người đại diện được thực hiện từ nhiều góc độ như nghiên cứu về tác động của sự tách biệt quyền sở hữu, quyền điều hành tới kết quả hoạt động của công ty, nghiên cứu về vai trò độc lập của HĐQT, tính độc lập của chủ tịch HĐQT, chế độ đãi ngộ. Đối với các nghiên cứu về mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành, các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước về quản trị công ty và lý thuyết chủ sở hữu – người điều hành không phải lúc nào cũng ủng hộ lý thuyết này. Một số nghiên 6 cứu chỉ ra rằng, ngoài mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành, còn có mâu thuẫn lợi ích của các bên liên quan khác. Các nghiên cứu được thực hiện trong một phạm vi hẹp như trong một quốc gia hoặc đối với một đối tượng nhất định như doanh nghiệp nhỏ. Đối với các nghiên cứu về vai trò HĐQT, các kết quả nghiên cứu chưa rõ ràng và chưa khẳng định được hiệu quả thực sự của hội đồng quản trị trong việc kiểm soát và định hướng công ty: Một mặt, các phát hiện từ thực tế ủng hộ giả thuyết rằng thành viên độc lập làm tăng hiệu quả của hội đồng quản trị như hội đồng quản trị có tính độc lập cao hơn có thể thay thế tổng giám đốc yếu kém dễ dàng hơn. Mặt khác, các nghiên cứu khác cho rằng không có bằng chứng để kết luận về ảnh hưởng của tính độc lập hội đồng quản trị hay khả năng kiểm soát của hội đồng quản trị tới kết quả kinh doanh. Nghiên cứu của Lex Donaldson, James H. Davis (1991) về các công ty lớn của Mỹ chỉ ra rằng ngược với nội dung của lý thuyết người đại diện, chủ tịch hội đồng quản trị độc lập (tức là tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị là hai người khác nhau) không làm gia tăng giá trị cho cổ đông. Ngược lại, khi chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc thì giá trị của cổ đông tăng cao hơn. Mô hình của Warther (1998) dự báo rằng hội đồng quản trị chỉ đóng vai trò thực sự trong tình huống khủng hoảng. Có một số bằng chứng ủng hộ giả thuyết này đối với hội đồng quản trị độc lập. Thành viên HĐQT độc lập có khả năng miễn nhiệm hoặc thay đổi tổng giám đốc khi công ty hoạt động kém (Byrd Hickman, 1992). Trong lĩnh vực ngân hàng, công tác quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng do hoạt động ngân hàng có những đặc thù riêng so với các doanh nghiệp khác. Nghiên cứu của Levine (2004), Macey và O’Hara (2003) ghi nhận rằng quản trị ngân hàng gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp trong hoạt động như hoạt động ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn vay lớn gấp nhiều lần vốn tự có, vấn đề thông tin không cân xứng, rủi ro phức tạp và các quy định trong ngành ngân hàng thường chặt chẽ hơn. Tất cả các yếu tố này khiến vấn đề quản trị ngân hàng trở nên phức tạp. Do vậy, hội đồng quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban điều hành cần được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực ngân hàng. 7 Các nghiên cứu về hoạt động của hội đồng quản trị trong ngân hàng cũng xoay quanh thành phần và tính độc lập của hội đồng quản trị. Nghiên cứu của Pablo de Andres, Eleuterio Vallelado (2008) đối với các ngân hàng quốc tế lớn cho thấy có mối quan hệ giữa thành phần và quy mô hội đồng quản trị với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Hội đồng quản trị có nhiều thành viên hơn thì khả năng giám sát của hội đồng quản trị và kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên, các thành viên độc lập quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị do việc ra quyết định chậm hơn. Với kết quả nghiên cứu này, có thể thấy rằng hoạt động kiểm soát của hội đồng quản trị chỉ phát huy tác dụng ở một mức độ nhất định. Mức độ kiểm soát như thế nào là phù hợp chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Đối với các ngân hàng Châu Á, nghiên cứu của Christopher Anderson, Terry L.Campbell, (2004), nghiên cứu của J. William và Ng. Nghĩa (2005), việc cổ phần hóa giúp ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Các phát hiện này gợi ý rằng việc tách bạch trách nhiệm giữa người sở hữu (đại diện là hội đồng quản trị) và người điều hành (đại diện là tổng giám đốc), tăng cường hoạt động kiểm soát của hội đồng quản trị và tính chịu trách nhiệm của tổng giám đốc thông qua cổ phần hóa sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu hiện tại về quản trị ngân hàng chủ yếu chỉ dừng lại việc xem xét quản trị theo khía cạnh chiến lược, quản lý rủi ro. Một số bài viết đã phân tích vai trò của hội đồng quản trị và ban điều hành và gián tiếp đề cập tới mâu thuẫn lợi ích và cách thức giải quyết. Tuy nhiên, nội dung lý thuyết người đại diện chưa được nghiên cứu riêng, trực tiếp. Đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận án đề cập tới. 4. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng thể: Kiểm định 2 nội dung của lý thuyết người đại diện gồm: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và (ii) vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị (HĐQT) trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích. 8 Làm rõ bản chất của mối quan hệ về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và ảnh hưởng của vai trò của HĐQT tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó, luận án đưa ra các bằng chứng thực nghiệm làm rõ thêm lý thuyết người đại diện từ thực tiễn quản trị trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị chính sách để nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của luận án: (1) Làm rõ mối quan hệ về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong các NHTM Việt Nam (Mối quan hệ về lợi ích giữa các nhóm chủ sở hữu và người điều hành trong NHTM Việt Nam có gắn kết với nhau không?). (2) Xác định mối quan hệ giữa sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành trong ngân hàng với chí phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng (Khi sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành càng lớn thì chí phí của ngân hàng có tăng không và hiệu quả sử dụng tài sản có giảm không?). (3) Đánh giá vai trò của HĐQT trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam (Vai trò kiểm soát của HĐQT trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?). (4) Đo lường tác động của vai trò HĐQT đối với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng (Khi vai trò kiểm soát của HĐQT tăng, chi phí của ngân hàng có giảm không? và hiệu quả sử dụng tài sản có tăng không?) 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 2 nội dung của lý thuyết người đại diện: mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích này tại các ngân hàng Việt Nam. Luận án sử dụng chỉ số quản trị công ty về HĐQT được xây dựng trong Đề tài cấp Đại học quốc gia về “Xây dựng chỉ số quản trị công ty trong hoạt động ngân hàng” do TS Trần Thị Thanh Tú làm chủ nhiệm để đo lường vai trò của HĐQT và tính chỉ số này dựa trên bảng hỏi gửi tới các ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 1.1 Lý thuyết người đại diện 1.1.1 Khái niệm quản trị công ty Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra các định nghĩa về quản trị công ty (corporate governance). La Porta et al. (2000) coi quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư bên ngoài tránh được những vấn đề phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành. Tương tự như vậy, theo Pei Sai Fan (2004), quản trị công ty liên quan tới việc đưa ra các cơ cấu, quy trình và cơ chế để định hướng và quản lý công ty nhằm tăng giá trị cho cổ đông về dài hạn thông qua việc nâng cao trách nhiệm của người điều hành. Tổ chức OECD là cơ quan ban hành nguyên tắc quản trị công ty được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Năm 2004, bộ nguyên tắc này được ngân hàng thế giới sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá quản trị công ty tại các quốc gia trong nhiều năm gần đây đã đưa ra định nghĩa về quản trị công ty. Theo đó, quản trị công ty là một hệ thống để định hướng và kiểm soát hoạt động của công ty. Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa về quản trị công ty, tựu chung lại quản trị công ty là hệ thống hay các cơ chế để định hướng và kiểm soát công ty nhằm tối đa hóa giá trị của cổ đông và công ty về dài hạn và giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành. Xét từ góc độ thực tiễn, ở mức cơ bản nhất, vấn đề về quản trị công ty phát sinh khi cổ đông hoặc các nhà đầu tư bên ngoài mong muốn kiểm soát, điều hành công ty theo cách khác với người điều hành mà đại diện là tổng giám đốc. Nói cách khác, lợi ích và quan điểm của chủ sở hữu khác với người điều hành. Mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành là nội dung cốt lõi của lý thuyết người đại diện. Như vậy, một trong những cơ sở hình thành của quản trị công ty là lý thuyết người đại diện. 10 Quản trị công ty là cơ chế thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích mà lý thuyết đưa ra. Là cơ chế thực tiễn, nên thông lệ và quy định về quản trị công ty luôn thay đổi và phát triển để giải quyết những vấn đề rất đa dạng và phong phú phát sinh từ thực tiễn. Do vậy, quản trị công ty ngày nay đề cập tới rất nhiều vấn đề, giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành là một trong những vấn đề chính. Trong ngân hàng, một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, quản trị công ty là cơ chế để giải quyết vấn đề về mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan của ngân hàng. Trong phạm vi luận án này, khái niệm “quản trị ngân hàng thương mại” được hiểu là quản trị công ty trong ngân hàng thương mại. 1.1.2 Lý thuyết người đại diện Lý thuyết người đại diện xuất phát từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Sự tách biệt này càng trở nên phổ biến khi các công ty ngày càng lớn mạnh và mở rộng về quy mô, chủ sở hữu không thể tham gia điều hành công ty mà họ có xu hướng thuê người để điều hành công ty. Từ thế kỷ thứ 18, Adam Smith đã đề cập tới việc khi tách hai quyền này, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện (tức là người đại diện cho chủ sở hữu để điều hành công ty – hay còn gọi là người điều hành) sẽ phát sinh. Mặc dù quan điểm này của ông chưa được phát biểu thành lý thuyết mà chỉ được nêu dưới dạng nhận định, nhưng đây là tiền đề cho việc hình thành lý thuyết người đại diện mà Jensen và Meckling (1976) đã chính thức xây dựng sau này. Adam Smith (1937) viết: “Tuy nhiên, người điều hành của những công ty như vậy (công ty cổ phần) chỉ là người quản lý tiền của người khác chứ không phải tiền của mình. Không thể mong đợi hoàn toàn rằng họ sẽ quản lý, kiểm soát tiền một cách cẩn thận như người chủ sở hữu quản lý, kiểm soát tiền của mình. Giống như những người giúp việc cho người giàu, họ có xu hướng quan tâm tới những vấn đề nhỏ, không vì danh dự của người chủ... Do vậy, sự sao nhãng và lãng phí sẽ luôn tồn tại, dù ở mức ít hay nhiều, trong việc quản lý các hoạt động của một công ty như vậy” 11 (Trích trong sách của Paul Johnson, 2010, trang 112). Theo Jensen Meckling (1976), lý thuyết người đại diện cho rằng khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người điều hành. Người điều hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông. Có thể xảy ra những trường hợp như sau: Ban điều hành sử dụng tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh, khiến vị trí của họ ổn định hơn, lương và quyền lực lớn hơn. Chế độ đãi ngộ, lương thưởng và những khoản trợ cấp rất lớn của người điều hành được tính vào chi phí kinh doanh mà cổ đông phải gánh chịu. Cán bộ điều hành có thể tham gia những khoản đầu tư mạo hiểm nhằm thu lợi ngắn hạn. Lý thuyết người đại diện được xây dựng từ góc độ kinh tế học, dựa trên giả định rằng hành vi của con người là cá nhân, cơ hội và tư lợi. Do vậy, để giải quyết xung đột về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, lý thuyết này cho rằng cần có cơ chế để giảm mâu thuẫn về lợi ích. Mặc dù lý thuyết người đại diện cho rằng những mâu thuẫn trên phát sinh do bản chất con người là cá nhân và tư lợi, lý thuyết này cũng bị phê phán trong những năm qua. Hoskisson et al.(2000) cho rằng lý thuyết này chưa lý giải được yếu tố xã hội, tâm lý trong mối quan hệ chủ sở hữu và người điều hành. Giả định về hành vi của con người là tư lợi, cá nhân và cơ hội không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, cơ chế kiểm soát và đảm bảo tính độc lập của hội đồng quản trị không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Những thành viên độc lập của hội đồng quản trị theo lý thuyết người đại diện chỉ có quyền về mặt pháp lý, mà có thể không đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của công ty và ít khi có mối quan hệ xã hội chặt chẽ với ban điều hành. Nghiên cứu của Tian và Lau (2001) đối với các công ty cổ phần Trung Quốc cho thấy người điều hành là người làm việc vì công ty và tối đa hóa thu nhập cổ đông. Các yếu tố tâm lý, xã hội tốt ảnh hưởng tích cực tới người điều hành. Nancy và Scott (2004) tiếp cận từ góc độ quản lý, hành vi lập luận rằng 12 sự khác biệt về văn hóa có thể làm giảm vai trò của các giả định về con người tư lợi do đó sẽ làm giảm hiệu lực của lý thuyết người đại diện. Văn hóa có thể gắn kết lợi ích của chủ sở hữu và người lao động, làm thay đổi chính sách trả lương gắn với mục tiêu chuyển sang chính sách trả lương gắn với hành vi người lao động, do đó làm giảm rủi ro đạo đức liên quan tới chính sách trả lương theo kết quả đầu ra. 1.2 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện Kể từ khi công trình nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) đưa ra lý thuyết về công ty dựa trên mâu thuẫn lợi ích của các bên liên quan – cổ đông, người điều hành, chủ nợ, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu được thực hiện cả về lý thuyết và kiểm nghiệm thực tế giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về những vấn đề xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành. Không thể tóm tắt đầy đủ tất cả các nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực này, phần tổng quan sẽ cung cấp tóm tắt những nghiên cứu chính ngoài nước theo hai chủ đề: (i) Bản chất và các loại mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, (ii) Cách thức giải quyết mâu thuẫn. 1.2.1 Bản chất và các loại mâu thuẫn lợi ích Các vấn đề về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan và do vậy, về bản chất, không thể đề cập tất cả các vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lý thuyết và thực tế đề cập tới 4 vấn đề chính. Đó là rủi ro đạo đức, lợi nhuận giữ lại, mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian. Rủi ro đạo đức Người điều hành có xu hướng đầu tư vào những khoản phù hợp với kỹ năng và lợi ích của mình chứ không phải của chủ sở hữu, do vậy làm tăng chi phí thay thế người điều hành, qua đó củng cố vị trí của mình và thu được nhiều tiền lương hơn từ công ty (Shleifer và Vishny, 1989). Theo Jensen (1993), vấn đề rủi ro đạo đức thường rõ hơn ở các công ty lớn vì các công ty lớn có mức độ phức tạp hơn về vấn đề sở hữu và các quan hệ. Do vậy, chi phí kiểm soát sẽ lớn hơn. Ở Anh, các 13 công ty ít gặp vấn đề về rủi ro đạo đức hơn Mỹ vì theo Conyon và Murphy (2000), các công ty của Anh nhỏ hơn của Mỹ. Để giải quyết rủi ro đạo đức, cần có cơ chế lương thưởng gắn kết với kết quả thực hiện công việc của người điều hành. Ở những công ty lớn, hoạt động lâu, có dòng tiền tự do khá lớn, thì rủi ro đạo đức còn xuất phát từ việc khi có dòng vốn dư giả và nếu không có áp lực đầu tư lớn thì người điều hành có thể sử dụng tiền vào mục đích riêng của mình và việc sử dụng này khó kiểm soát (Jensen, 1986). Rủi ro đạo đức liên quan tới tình trạng người điều hành không nỗ lực vì công ty. Vì người điều hành chỉ sở hữu một tỷ lệ vốn nhỏ trong công ty, động lực làm việc của họ có thể sẽ giảm. Lợi nhuận giữ lại Vấn đề đầu tư quá nhiều có thể nghiêm trọng hơn việc sử dụng quá nhiều các quyền lợi hoặc đầu tư ít. Jensen (1986) lập luận rằng người điều hành mong muốn giữ lại lợi nhuận nhiều hơn, trong khi đó cổ đông muốn chia cổ tức tiền mặt, đặc biệt khi công ty có lãi. Khi lợi nhuận giữ lại nhiều, quy mô hoạt động của công ty được mở rộng và do đó quyền của người điều hành lớn hơn, lợi ích nhiều hơn và vị trí của họ được củng cố (Jensen 1986, 1993). Thời gian Mâu thuẫn lợi ích có thể phát sinh từ thời gian của dòng tiền. Chủ sở hữu sẽ quan tâm tới tất cả các dòng tiền tương lai ở tất cả các thời điểm. Tuy nhiên, người điều hành có thể chỉ quan tâm tới dòng tiền của công ty trong thời gian hợp đồng làm việc của họ, dẫn tới việc người điều hành chỉ quan tâm tới những dự án thu được lợi nhuận cao trong ngắn hạn, chi phí do các dự án dài hạn gánh chịu. Vấn đề này sẽ rõ rệt hơn khi cán bộ điều hành chuẩn bị về hưu hoặc có kế hoạch dời công ty. Dechow và Sloan (1991) xem xét chi phí nghiên cứu và phát triển của người điều hành cấp cao khi họ chuẩn bị về hưu và thấy rằng chi phí này có xu hướng giảm. Vì chi phí này tăng sẽ khiến lợi nhuận công ty giảm và người điều hành muốn được hưởng lương cao và các lợi ích khác trước khi về hưu. 14 Mâu thuẫn lợi ích phát sinh từ việc người điều hành ngại chấp nhận rủi ro Denis (2000) nhận xét rằng phần lớn trí tuệ của người điều hành được cống hiến cho công ty; thu nhập của họ sẽ phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Như vậy, họ có thể tối thiểu hóa rủi ro cho công ty. Do đó, họ sẽ tránh những giao dịch đầu tư làm tăng rủi ro cho công ty. Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu – người điều hành và chi phí đại lý Jensen và Meckling (1976) định nghĩa mối quan hệ giữa chủ sở hữu – người điều hành như một hợp đồng mà một bên (chủ sở hữu) thuê bên khác (người đại diện hay người điều hành) thực hiện một số công việc thay cho mình và giao một số quyền quyết định cho người điều hành. Nếu cả hai bên đều là những người muốn tối đa hóa lợi ích, thì người điều hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất của người chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể hạn chế mâu thuẫn lợi ích này bằng cách tạo ra động lực cho người điều hành và chịu thêm chi phí kiểm soát để hạn chế những hành động bất lợi của người điều hành (Chi phí này được gọi là chi phí đại lý). Trong hầu hết mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành, đều phát sinh chi phí kiểm soát, chi phí ràng buộc trách nhiệm. Nhưng bên cạnh đó, vẫn sẽ có khoảng cách giữa quyết định của người điều hành với những quyết định để tối đa hóa giá trị cổ đông. Như vậy, theo Jensen và Meckling (1976), chi phí đại lý gồm: Chi phí giám sát, theo dõi bởi chủ sở hữu Chi phí để ràng buộc Tổn thất Chi phí giám sát: Chi phí giám sát do chủ sở hữu trả để đánh giá, theo dõi và kiểm soát hành vi người điều hành. Chi phí này bao gồm chi phí kiểm toán, chi phí tư vấn hợp đồng và chi phí thay thế người điều hành. Ngoài ra, một số hoạt động giám sát cũng đòi hỏi thêm chi phí như việc thực hiện các quy định của pháp luật. Mặc dù lý thuyết cho rằng người điều hành cần được giám sát, Burkart, Gromb và Panunzi (1997) cho rằng nếu kiểm soát quá chặt chẽ sẽ làm giảm sự sáng tạo của ban điều hành. Mức độ giám sát như thế nào là phù hợp sẽ phụ thuộc vào môi 15 trường hoạt động của từng công ty. Chi phí ràng buộc: Người điều hành dễ xây dựng cơ chế sao cho chủ sở hữu thấy được họ hành động tốt nhất vì lợi ích của chủ sở hữu hoặc cơ chế đãi ngộ họ tương xứng. Chi phí này được gọi là chi phí ràng buộc. Chi phí này không phải lúc nào cũng là dưới dạng tiền. Chi phí này có thể bao gồm chi phí cung cấp thêm thông tin cho cổ đông, nhưng ban điều hành rõ ràng có lợi từ việc chuẩn bị các thông tin như vậy để báo cáo. Tổn thất: Mặc dù đã có chi phí kiểm soát và ràng buộc, thì lợi ích của người điều hành và cổ đông cũng khó có khả năng gắn kết hoàn toàn với nhau. Do vậy, vẫn có những tổn thất phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích, đó là tổn thất về tiền do người điều hành không hành động tốt nhất vì lợi ích cổ đông. Xuất phát từ quan điểm của lý thuyết người đại diện cho rằng chi phí người đại diện (người điều hành) tăng cùng mới mức độ tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý, Grant Fleming và cộng sự (2005) đã kiểm định mối quan hệ này sử dụng số liệu khảo sát của 3800 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc từ năm 1996 đến 1998. Các tác giả xem xét chi phí người đại diện thay đổi như thế nào khi quyền sở hữu và quyền điều hành tách biệt. Kết quả cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa chi phí quản lý với mức độ tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành. Trong mô hình nghiên cứu, các tác giả sử dụng các biến gồm: Biến phụ thuộc là chi phí quản lý được đo lường bởi:  Tỷ lệ chi phí hoạt động doanh số bán hàng  Tỷ lệ sử dụng tài sản là tỷ lệ doanh thu hoặc doanh số bán hàngtổng tài sản có. Chi phí này đại diện cho tổn thất trên 1 USD đầu tư do sử dụng tài sản không hiệu quả. Tổn thất này có thể xuất phát từ các quyết định đầu tư kém hiệu quả hoặc sử dụng các nhiều quyền lợi, hoặc chưa nỗ lực hết mức trong công việc. Các biến độc lập gồm:  Sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành được đo bằng tỷ lệ cổ phiếu 16 nắm giữ của người chủ sở hữu tham gia điều hành  Các biến kiểm soát khác gồm tỷ lệ nợ ngân hàngtổng tài sản, chi phí R Ddoanh số bán hàng, doanh số bán hàng để phản ánh quy mô của công ty. 1.2.2 Cách thức giải quyết mâu thuẫn Các nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn đã chỉ ra rằng có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người điều hành. Trong đó, có 5 cách chính được đề cập trong các nghiên cứu: Mô hình “thôn tính”: Khi cần thiết, có sự thôn tính do một cổ đông lớn, người này sẽ đồng thời nắm quyền biểu quyết tập trung trong tay mình để giải quyết khủng hoảng của công ty hoặc để quyết định một vấn đề quan trọng hay thay thế tổng giám đốc làm việc không hiệu quả. Cơ cấu vốn: sử dụng cơ cấu vốn chủ sở hữu thích hợp để giảm mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành. Hội đồng quản trị do cổ đông bầu đại diện cho lợi ích của cổ đông để giám sát, định hướng người điều hành (Tổng giám đốc). Cơ chế đãi ngộ người điều hành: Xây dựng cơ chế để gắn kết lợi ích của người điều hành với chủ sở hữu. Kiểm soát bởi bên thứ ba: việc giám sát được thực hiện bởi một trung gian tài chính như ngân hàng, quỹ. a. Mô hình “thôn tính” Một trong những cơ chế mạnh để tăng cường kỷ luật và thay thế tổng giám đốc kém hiệu quả là “thôn tính toàn bộ”. Cơ chế này rất mạnh, gây xáo trộn lớn và làm tăng chi phí cho công ty. Ngay cả ở Mỹ và Anh, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Ở các nước khác, hầu như không tồn tại. Trong trường hợp thôn tính toàn bộ, người thôn tính đặt mua toàn bộ hoặc một phần những cổ phiếu với 1 giá công bố. Việc thôn tính thành công nếu người thôn tính dành được hơn 50% cổ phiếu và quyền biểu quyết do vậy sẽ có quyền kiểm soát thực sự đối với công ty. Với hơn 50% cổ phiếu, người thôn tính sẽ có đủ quyền để tham gia hội đồng quản trị và do 17 vậy có thể bổ nhiệm tổng giám đốc mới. b. Cơ cấu vốn Phương pháp khác để giải quyết vấn đề của cổ đông là sử dụng cơ cấu vốn chủ sở hữu thích hợp. Theo lý thuyết người đại diện, chi phí đại lý phát sinh từ khoảng cách giữa lợi ích của chủ sở hữu và người điều hành sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ đóng góp cổ phần của người điều hành. Sử dụng cơ cấu vốn phù hợp sẽ rút ngắn khoảng cách lợi ích trên. Tùy thuộc vào quy mô của công ty, có thể áp dụng mô hình quyền sở hữu bán tập trung với ít nhất một cổ đông lớn, người này sẽ có động lực và rất quan tâm tới việc giám sát người điều hành và có đủ quyền để thay thế người điều hành. Mặc dù giải pháp này không phổ biến ở Mỹ và Anh vì các quốc gia này có quy định hạn chế đối với các hoạt động của cổ đông chính, nhưng một số hình thức tập trung quyền sở hữu hoặc kiểm soát lại khá phổ biến trong quản trị công ty tại các nước OECD và Châu Âu. Ở Đức, hầu hết các công ty lớn đều có cổ đông lớn nắm giữ hơn 25% vốn cổ phần. Các cổ đông này có thể kiểm soát chi phí quản lý vì họ có động lực kiểm soát hành vi của người điều hành (Zechkhauser and Pound, 1990). Nghiên cứu thực nghiệm tại Úc cũng khẳng định hiệu quả của cơ cấu vốn trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành. Grant Fleming và các cộng sự (2005) kiểm định mối quan hệ trên cơ sở số liệu khảo sát của 3.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc từ năm 1996 đến 1998. Kết quả cho thấy: (i) khi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của người điều hành tăng, thì chi phí đại lý của các công ty đó thấp và tài sản được sử dụng hiệu quả hơn, (ii) công ty có chủ sở hữu nắm giữ hơn 50% vốn cổ phần tham gia điều hành, chi phí đại lý của các công ty đó thấp và tài sản được sử dụng hiệu quả hơn. Kết quả này ủng hộ lý thuyết cho rằng khi tỷ lệ sở hữu của người điều hành càng cao, xu hướng người điều hành hành động vì mục tiêu của chính mình và việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực của công ty sẽ giảm. Như vậy, kết quả trên ủng hộ lý thuyết người đại diện của Fama và Jensen 18 (1983a), Jensen và Meckling (1976) và các nghiên cứu khác. Những công ty nhỏ có thể kiểm soát vấn đề chủ sở hữu – người điều hành thông qua việc cho phép chủ sở hữu là người điều hành. Người sở hữu tham gia quản lý là cơ chế giúp gắn kết lợi ích của người điều hành và chủ sở hữu. Cổ đông nắm quyền sở hữu lớn có thể thực hiện chức năng giám sát một cách có hiệu quả (Shileifer, Vishny (1986), Zechkhauser và Pound (1990)). Như vậy, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm khẳng định hiệu quả của việc sử dụng cơ cấu vốn thích hợp để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, qua đó ủng hộ các quan điểm của lý thuyết người đại diện. Điều cần lưu ý là các nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi một quốc gia hoặc trong một phạm vi hẹp (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Điều này gợi ý rằng sử dụng cơ cấu vốn như thế nào phụ thuộc vào quy mô của công ty và đặc điểm từng ngành. c. Vai trò của hội đồng quản trị Một phương pháp để giải quyết vấn đề của chủ sở hữu là sử dụng hội đồng quản trị để kiểm soát người điều hành (tổng giám đốc). Phương pháp này khá phổ biến trong các công ty lớn có cơ cấu vốn chủ sở hữu rất đa dạng, các mối quan hệ giữa các cổ đông phức tạp và việc có cổ đông lớn không phải dễ dàng. Hầu hết các điều lệ công ty yêu cầu rằng cổ đông bầu hội đồng quản trị, nhiệm vụ của hội đồng quản trị là bầu Tổng giám đốc và biểu quyết những quyết định như mua bán, sáp nhập, thay đổi lương thưởng của tổng giám đốc, thay đổi cơ cấu vốn của công ty như mua lại cổ phiếu, phát hành nợ. Về tinh thần, hầu hết các điều lệ đều được xác định là văn bản đảm bảo “tính dân chủ của cổ đông” và tổng giám đốc được coi là “chính phủ” thực hiện công việc điều hành. Hội đồng quản trị được coi là “cơ quan lập pháp”. Để thực hiện tốt chức năng kiểm soát, hội đồng quản trị cần phải độc lập. Tính độc lập của hội đồng quản trị chủ yếu thể hiện qua tiêu chuẩn về thành viên HĐQT độc lập, số thành viên HĐQT độc lập. Các nghiên cứu thực nghiệm và thông lệ quản trị đề cập rất nhiều tới vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị trong thực tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu và thực tiễn không đưa ra những 19 khẳng định rõ ràng về hiệu quả của hội đồng quản trị trong việc kiểm soát, định hướng ban điều hành. Thông lệ và thực tiễn quốc tế về vai trò hội đồng quản trị Thực tế, cấu trúc thành phần và vai trò của hội đồng quản trị khác nhau rất lớn giữa các doanh nghiệp và giữa các hệ thống quản trị. Tương tự như vậy đối với các nguyên tắc về bổ nhiệm, bãi miễn và nhiệm vụ của thành viên hội đồng quản trị. Về mặt chính thức, hội đồng quản trị có thể là một cấp hoặc hai cấp. Hội đồng quản trị một cấp thường gồm các thành viên điều hành và thành viên không điều hành. Về lý thuyết, thành viên điều hành quản lý và thành viên không điều hành giám sát nhưng thực tế hội đồng quản trị một cấp thường rất gần với Ban điều hành. Trong hệ thống hội đồng quản trị hai cấp, có ban điều hành riêng và được giám sát bởi Ủy ban kiểm soát hoặc hội đồng giám sát. Thành viên hội đồng giám sát không thực hiện chức năng quản lý. Thực tế, cả hai loại hội đồng quản trị đều ít nhiều bị chi phối bởi ban điều hành hoặc cổ đông chính. Để tránh vấn đề bị chi phối như vậy, các khuyến nghị về quản trị đều nhấn mạnh vai trò của “thành viên độc lập”, tức là thành viên không điều hành và không có mối quan hệ nào khác với công ty ngoài quan hệ là thành viên hội đồng quản trị. Vai trò của hội đồng quản trị trong việc phê duyệt các quyết định của doanh nghiệp cũng khác nhau. Một quyết định có thể do hội đồng quản trị phê duyệt trong hệ thống này lại do đại hội cổ đông phê duyệt trong một hệ thống khác. Các quyết định chính như mua bán sáp nhập hầu hết do đại hội cổ đông quyết định. Trong hầu hết các hệ thống, cổ đông bổ nhiệm và bãi nhiệm hội đồng quản trị nhưng nguyên tắc khác nhau đáng kể. Hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc

Bộ giáo dục đào tạo Tr ờng đại học kinh tế quốc dân phạm bảo khánh NGHIÊN CứU ứnG Dụng Lý THUYếT NGƯờI ĐạI DIệN TRONG QUảN TRị NGÂN HàNG THƯƠNG MạI VIệT NAM Chuyên ng nh: T i - Ngân h ng M số: 62 34 02 01 LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế Ng ời h ớng dẫn khoa học: PGS.TS TRầN THị THANH Tú tS BùI KHắC SƠN Hà Nội - 2015 ii LI CAM OAN Tụi xin cam oan Lun ỏn ny l cụng trỡnh nghiờn cu c lp ca tụi Cỏc s liu, t liu c s dng Lun ỏn cú ngun gc rừ rng v trung thc Cỏc ỏnh giỏ, kt lun khoa hc ca Lun ỏn cha c ngi khỏc cụng b bt c cụng trỡnh no Tỏc gi Lun ỏn Phm Bo Khỏnh iii LI C M N Lun ỏn ny l kt qu nghiờn cu nghiờm tỳc ca tỏc gi bng s c gng v n lc ca bn thõn Bờn cnh ú, hon thnh Lun ỏn, tỏc gi ó nhn c nhiu s khớch l, ng viờn v giỳp ca nhiu ngi Trc ht, tỏc gi xin c gi li cm n ti cỏc thnh viờn gia ỡnh ó luụn ng viờn, chia s cụng vic v to iu kin cho tỏc gi hon thnh Lun ỏn Tỏc gi Lun ỏn xin c gi li cm n cỏc Thy cụ ó luụn quan tõm dỡu dt, cung cp cỏc kin thc chuyờn mụn quỏ trỡnh thc hin ti ny Xin c chõn thnh cm n Thy, Cụ giỏo hng dn PGS.TS Trn Th Thanh Tỳ v TS Bựi Khc Sn ó khớch l, ng viờn v hng dn tỏc gi thc hin Lun ỏn c bit, PGS.TS Trn Th Thanh Tỳ ó to mi iu kin cú th tỏc gi tham gia vo cỏc hot ng, d ỏn nghiờn cu ca cỏc trng i hc, vin nghiờn cu, úng gúp nhng ý kin, nh hng quý bỏu, cho phộp tỏc gi s dng mt phn kt qu nghiờn cu cỏc ti m tỏc gi tham gia v nht l ó to ngun cm hng, ng lc v tớnh kiờn trỡ cho tỏc gi hot ng nghiờn cu Nu khụng cú nhng yu t ny, tỏc gi khụng th hon thnh lun ỏn thc hin thnh cụng ti ny, tỏc gi Lun ỏn ó nhn c nhiu s quan tõm, chia s v giỳp ca nhiu Thy, Cụ giỏo v ng nghip Nhõn dp ny, xin c gi li tri õn v cm n sõu sc n cỏc Thy, Cụ Tỏc gi Lun ỏn cng xin c by t lũng cm n n o Hi Ninh, Trn Quc Huy, Bựi Lan Anh, Nguyn Qunh Liờn ngi cú cựng s quan tõm nghiờn cu v qun tr cụng ty ó tham gia úng gúp ý kin v h tr tỏc gi sut quỏ trỡnh lm lun ỏn Tỏc gi xin c cm n n Ban lónh o v cỏc ng nghip ang cụng tỏc ti Bo him tin gi Vit Nam ó luụn giỳp , quan tõm v chia s quỏ trỡnh tỏc gi thc hin ti Nhõn dp ny, tỏc gi cng xin c gi li cm n n cỏc cỏn b ca Vin o to SH, Trng i hc KTQD ó luụn ng viờn v tn tỡnh h tr, to iu kin cho nghiờn cu sinh hon thnh Lun ỏn./ Tỏc gi Lun ỏn iv Phm Bo Khỏnh v MC LC LI CAM OAN ii LI CM N iii MC LC v DANH MC BNG BIU, S viii DANH MC HèNH ix M U CHNG 1: TNG QUAN V Lí THUYT NGI I DIN TRONG QUN TR NGN HNG 1.1 Lý thuyt ngi i din 1.1.1 Khỏi nim qun tr cụng ty 1.1.2 Lý thuyt ngi i din 10 1.2 Tng quan nghiờn cu v lý thuyt ngi i din 12 1.2.1 Bn cht v cỏc loi mõu thun li ớch 12 1.2.2 Cỏch thc gii quyt mõu thun 16 1.3 Tng quan nghiờn cu v lý thuyt ngi i din qun tr ngõn hng 24 1.3.1 c trng ca ngõn hng thng mi 24 1.3.2 Tng quan nghiờn cu v lý thuyt ngi i din qun tr ngõn hng thng mi 25 1.4 Nghiờn cu v lý thuyt ngi i din ngõn hng Vit Nam 32 K t lun chng 34 CHNG 2: PHNG PHP V D L I U NGHIấN CU 36 2.1 Gi thuyt nghiờn cu 36 2.2 Phng phỏp nghiờn cu nh tớnh 37 2.3 Phng phỏp nghiờn cu nh lng 38 2.3.1 Mụ hỡnh nghiờn cu, cỏc bin v thang o 38 2.3.2 Phng phỏp hi quy 41 vi 2.4 D liu nghiờn cu 44 2.4.1 Ngun d liu 44 2.4.2 Mụ t d liu 45 K t lun chng 48 CHNG 3: K T QU PHN TCH Lí THUYT NGI I DIN TRONG H THNG NGN HNG VIT NAM THEO PHNG PHP NH TNH 49 3.1 H thng ngõn hng Vit Nam giai on 2010 2012 49 3.2 Qun tr ngõn hng thng mi h thng ngõn hng Vit Nam 54 3.3 Kt qu ỏnh giỏ v mõu thun li ớch gia ch s hu v ngi iu hnh Ngõn hng thng mi nh nc c c phn húa 59 3.3.1 Mõu thun li ớch gia ch s hu v ngi iu hnh 59 3.3.2 Kt qu ỏnh giỏ vai trũ ca HQT Ngõn hng thng mi nh nc c c phn húa 65 3.4 K t qu ỏnh giỏ v mõu thun li ớch gia ch s hu v ngi iu hnh Ngõn hng thng mi c phn 73 3.4.1 Mõu thun li ớch gia ch s hu v ngi iu hnh 73 3.4.2 Kt qu ỏnh giỏ vai trũ ca HQT Ngõn hng thng mi c phn 78 K t lun chng 87 CHNG 4: K T QU KIM NH Lí THUYT NGI I DIN TRONG H THNG NGN HNG VIT NAM THEO PHNG PHP NH LNG 89 4.1 Mõu thun li ớch theo lý thuyt ngi i din h thng ngõn hng Vit Nam 89 4.1.1 Kt qu gi thuyt 89 4.1.2 Kt qu gi thuyt 91 4.2.3 Phõn tớch kt qu gi thuyt v gi thuyt 94 vii 4.3 Vai trũ ca HQT vic gii quyt mõu thun li ớch theo lý thuyt ngi i din h thng ngõn hng Vit Nam 95 4.3.1 Kt qu gi thuyt 95 4.3.2 Kt qu gi thuyt 96 4.3.3 Phõn tớch kt qu gi thuyt v 97 K t lun chng 98 CHNG 5: K T LUN V KHUYN NGH 99 5.1 K t lun 99 5.2 Khuyn ngh 101 5.2.1 Khuyn ngh v chớnh sỏch 101 5.2.2 Khuyn ngh v vic ng dng lý thuyt ngi i din qun tr ngõn hng thng mi Vit Nam 105 5.3 Hn ch v hng nghiờn cu tip 106 DANH MụC CáC CÔNG TRìNH NGHIÊN CứU CủA TáC GIả LIÊN QUAN ĐếN Đề TàI LUậN áN 107 DANH MC TI L I U THAM KHO 109 PH LC 118 viii DANH MC BNG BIU, S Bng 2.3: Bng ) Bng 2.1: Túm tt mụ hỡnh hi quy 41 Bng 2.2: Kt qu ch s CGIBOD 2010 2012 (im s ti a: 34) 46 Bng 2.3: Thng kờ mụ t s liu 47 Bng 3.1: Vn huy ng, vay tng ngun 54 Bng 3.2: T l s hu ca c ụng ln 60 Bng 3.3: T l s hu ca ban iu hnh 60 Bng 3.4: T l c tc 60 Bng 3.5: T l tham d i hi c ụng thng niờn (n v: %) 62 Bng 3.6: Kt qu b phiu ti i hi c ụng thng niờn 63 Bng 3.7: EPS v li nhun sau thu 73 Bng 3.8: Kt qu b phiu ti i hi C ụng thng niờn ca NHTM c phn 75 Bng 3.9: Thự lao HQT, ban kim soỏt v kt qu hot ng 77 Bng 4.1: Kt qu gi thuyt H1B 90 Bng 4.2: Kt qu gi thuyt H1C 91 Bng 4.3: Kt qu gi thuyt H2B 92 Bng 4.4: Kt qu gi thuyt H2C 93 Bng 4.5: Kt qu gi thuyt 95 Bng 4.6: Kt qu gi thuyt 96 ix DANH MC HèNH Hỡnh 3.1 Cho vay trờn TT2 52 Hỡnh 3.2 Tng trng GDP v tng trng tớn dng 53 Hỡnh 3.3 S mi quan h gia HQT, c ụng, Ban kim soỏt, Ban iu hnh ca NHTM nh nc c phn húa 70 Hỡnh 3.4 S mi quan h gia HQT, c ụng, ban kim soỏt v ban iu hnh 83 Hỡnh 5.1 Lý thuyt ngi i din ngõn hng Vit Nam 101 M U Gii thiu lun ỏn Kt cu lun ỏn Lun ỏn gm chng chớnh, vi 109 trang, 18 bng biu, s , hỡnh v v 12 ph lc Chng gm 27 trang, trỡnh by lý thuyt ngi i din v tng quan nghiờn cu v lý thuyt ngi i din qun tr cụng ty v qun tr ngõn hng thng mi Kt qu nghiờn cu ca chng giỳp xõy dng gi thuyt nghiờn cu v xỏc nh c s lý thuyt cho vic nghiờn cu chng tip theo Chng gm 13 trang, trỡnh by phng phỏp v d liu nghiờn cu Chng gm 40 trang, trỡnh by kt qu nghiờn cu v mõu thun li ớch v vai trũ HQT ngõn hng Vit Nam theo phng phỏp nh tớnh Chng gm 10 trang, trỡnh by kt qu nghiờn cu v mõu thun li ớch v vai trũ HQT theo phng phỏp nh lng Chng gm trang, trờn c s kt qu chng v chng 4, a (i) cỏc kt lun v khuyn ngh v ni dung ca lý thuyt ngi i din bi cnh ngõn hng Vit Nam giai on 2010 2012, (ii) cỏc khuyn ngh chớnh sỏch nhm nõng cao hiu qu qun tr ngõn hng thng mi Vit Nam Cỏc kt qu chớnh lun ỏn ó t c Adjusted R-squared 0.090943 S.D dependent var 5.711927 S.E of regression 5.446007 Akaike info criterion 6.298830 Sum squared resid 1482.950 Schwarz criterion 6.446162 Log likelihood -166.0684 Hannan-Quinn criter 6.355650 F-statistic 2.767392 Durbin-Watson stat 1.395168 Prob(F-statistic) 0.051333 Hi quy log Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 05/25/15 Time: 11:30 Sample (adjusted): 115 Included observations: 54 after adjustments Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob LOG(X1DH) LOG(CAPITAL) LN_ASSETS C 0.007161 0.011772 0.025409 4.090105 0.004424 0.030756 0.013798 0.296570 1.618813 0.382746 1.841524 13.79138 0.1118 0.7035 0.0715 0.0000 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.143103 0.091689 0.063810 0.203584 74.05514 2.783346 0.050389 Mean dependent var 4.527207 S.D dependent var 0.066953 Akaike info criterion -2.594635 Schwarz criterion -2.447303 Hannan-Quinn criter -2.537815 Durbin-Watson stat 1.321124 144 B bin CAPITAL Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 05/25/15 Time: 11:30 Sample (adjusted): 115 Included observations: 54 after adjustments Variable LOG(X1DH) LN_ASSETS C R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.006432 0.003959 1.624719 0.1104 0.021020 0.007610 2.762056 0.0080 4.191706 0.131132 31.96549 0.0000 0.140592 0.106890 0.063274 0.204181 73.97615 4.171584 0.020994 Mean dependent var 4.527207 S.D dependent var 0.066953 Akaike info criterion -2.628746 Schwarz criterion -2.518247 Hannan-Quinn criter -2.586131 Durbin-Watson stat 1.341382 145 Ph lc K t qu gi thuyt H2B Hi quy gc Dependent Variable: COI Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:03 Sample (adjusted): 115 Included observations: 62 after adjustments Variable X1HDQT CAPITAL LN_ASSETS C Coefficient Std Error t-Statistic Prob 21.86557 -0.039847 1.417325 65.87452 8.712495 0.127676 0.861724 16.77428 2.509680 -0.312097 1.644756 3.927114 0.0149 0.7561 0.1054 0.0002 R-squared 0.187390 Mean dependent var 92.33806 Adjusted R-squared 0.145359 S.D dependent var 5.728993 S.E of regression 5.296271 Akaike info criterion 6.234224 Sum squared resid 1626.928 Schwarz criterion 6.371458 Log likelihood -189.2609 Hannan-Quinn criter 6.288106 F-statistic 4.458331 Durbin-Watson stat 1.319409 Prob(F-statistic) 0.006930 Hi quy log Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:04 Sample (adjusted): 115 Included observations: 62 after adjustments Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob LOG(X1HDQT) LOG(CAPITAL) LN_ASSETS C 0.009562 0.030012 0.034558 3.877519 0.003156 0.028499 0.012973 0.282708 3.030054 1.053090 2.663723 13.71562 0.0036 0.2967 0.0100 0.0000 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.210328 0.169483 0.060823 0.214571 87.67960 5.149398 0.003174 Mean dependent var 4.523372 S.D dependent var 0.066742 Akaike info criterion -2.699342 Schwarz criterion -2.562107 Hannan-Quinn criter -2.645460 Durbin-Watson stat 1.330872 146 B bin CAPITAL Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:05 Sample (adjusted): 115 Included observations: 62 after adjustments Variable LOG(X1HDQT) LN_ASSETS C Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.007948 0.002761 2.878517 0.0056 0.023129 0.007115 3.250771 0.0019 4.145218 0.123825 33.47635 0.0000 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.195229 0.167948 0.060880 0.218673 87.09245 7.156376 0.001649 Mean dependent var 4.523372 S.D dependent var 0.066742 Akaike info criterion -2.712660 Schwarz criterion -2.609734 Hannan-Quinn criter -2.672249 Durbin-Watson stat 1.391011 Kim nh t tng quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 1.039285 Prob F(2,57) 2.181355 Prob Chi-Square(2) 0.3603 0.3360 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:06 Sample: 115 Included observations: 62 Presample and interior missing value lagged residuals set to zero Variable LOG(X1HDQT) LN_ASSETS C RESID(-1) RESID(-2) Coefficient Std Error t-Statistic Prob -0.000921 -0.001980 0.032394 0.235210 -0.095862 0.002847 0.007468 0.129884 0.150991 0.163274 -0.323506 -0.265184 0.249404 1.557776 -0.587123 0.7475 0.7918 0.8039 0.1248 0.5594 R-squared 0.035183 Mean dependent var 7.05E-17 Adjusted R-squared -0.032523 S.D dependent var 0.059873 S.E of regression 0.060839 Akaike info criterion -2.683961 Sum squared resid 0.210980 Schwarz criterion -2.512418 Log likelihood 88.20278 Hannan-Quinn criter -2.616609 F-statistic 0.519642 Durbin-Watson stat 1.855641 Prob(F-statistic) 0.721605 147 Kim nh phng sai thay i Phng phỏp Breusch-Pagan-Godfrey Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 4.993543 Prob F(2,59) Obs*R-squared 8.975583 Prob Chi-Square(2) Scaled explained SS 20.43292 Prob Chi-Square(2) 0.0099 0.0112 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:06 Sample: 115 Included observations: 62 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C LOG(X1HDQT) LN_ASSETS R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.046488 0.015249 3.048570 0.0034 -0.000694 0.000340 -2.041458 0.0457 -0.002577 0.000876 -2.941039 0.0047 0.144767 0.115777 0.007497 0.003316 216.9425 4.993543 0.009919 Mean dependent var 0.003527 S.D dependent var 0.007973 Akaike info criterion -6.901372 Schwarz criterion -6.798446 Hannan-Quinn criter -6.860961 Durbin-Watson stat 1.394577 Phng phỏp Harvey Heteroskedasticity Test: Harvey F-statistic 1.299594 Prob F(2,59) Obs*R-squared 2.616100 Prob Chi-Square(2) Scaled explained SS 2.689491 Prob Chi-Square(2) 0.2803 0.2703 0.2606 Test Equation: Dependent Variable: LRESID2 Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:06 Sample: 115 Included observations: 62 Variable C LOG(X1HDQT) LN_ASSETS Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.113745 4.596090 0.024748 0.9803 -0.035296 0.102487 -0.344394 0.7318 -0.423070 0.264084 -1.602028 0.1145 R-squared 0.042195 Mean dependent var -7.280027 Adjusted R-squared 0.009727 S.D dependent var 2.270773 S.E of regression 2.259702 Akaike info criterion 4.515520 Sum squared resid 301.2688 Schwarz criterion 4.618446 Log likelihood -136.9811 Hannan-Quinn criter.4.555931 F-statistic 1.299594 Durbin-Watson stat 1.796581 Prob(F-statistic) 0.280332 148 Kim nh RAMSEY RESET Ramsey RESET Test Equation: H2B Specification: LOG(COI) LOG(X1HDQT) LN_ASSETS C Omitted Variables: Squares of fitted values t-statistic F-statistic Likelihood ratio Value df 1.528523 58 2.336382 (1, 58) 2.448520 F-test summary: Test SSR Restricted SSR Unrestricted SSR Unrestricted SSR Sum of Sq 0.008468 0.218673 0.210206 0.210206 df 59 58 58 Probability 0.1318 0.1318 0.1176 Mean Squares 0.008468 0.003706 0.003624 0.003624 LR test summary: Restricted LogL Unrestricted LogL Value 87.09245 88.31671 df 59 58 Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 09/29/15 Time: 14:03 Sample: 115 Included observations: 62 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob LOG(X1HDQT) LN_ASSETS C FITTED^2 0.655903 1.909431 158.2130 -9.036862 0.423918 1.234089 100.7953 5.912154 1.547240 1.547239 1.569647 -1.528523 0.1272 0.1272 0.1219 0.1318 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.226392 0.186377 0.060202 0.210206 88.31671 5.657775 0.001806 Mean dependent var 4.523372 S.D dependent var 0.066742 Akaike info criterion -2.719894 Schwarz criterion -2.582660 Hannan-Quinn criter -2.666012 Durbin-Watson stat 1.591157 149 Ph lc 10 K t qu gi thuyt H2C Hi quy gc Dependent Variable: COI Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:10 Sample (adjusted): 115 Included observations: 54 after adjustments Variable X1TONG CAPITAL LN_ASSETS C Coefficient Std Error t-Statistic Prob 17.99011 -0.040537 1.390673 66.65949 7.722514 0.133141 0.883875 17.28473 2.329566 -0.304469 1.573382 3.856554 0.0239 0.7620 0.1219 0.0003 R-squared 0.205796 Mean dependent var 92.69241 Adjusted R-squared 0.158144 S.D dependent var 5.711927 S.E of regression 5.240849 Akaike info criterion 6.222031 Sum squared resid 1373.325 Schwarz criterion 6.369363 Log likelihood -163.9948 Hannan-Quinn criter 6.278851 F-statistic 4.318703 Durbin-Watson stat 1.335499 Prob(F-statistic) 0.008753 Hi quy log Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:11 Sample (adjusted): 115 Included observations: 54 after adjustments Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob LOG(X1TONG) LOG(CAPITAL) LN_ASSETS C 0.011861 0.040776 0.039969 3.762312 0.004068 0.031501 0.014354 0.313093 2.915838 1.294423 2.784478 12.01660 0.0053 0.2015 0.0076 0.0000 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.229251 0.183006 0.060517 0.183117 76.91595 4.957331 0.004331 Mean dependent var 4.527207 S.D dependent var 0.066953 Akaike info criterion -2.700591 Schwarz criterion -2.553259 Hannan-Quinn criter -2.643771 Durbin-Watson stat 1.306289 150 B bin CAPITAL Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:12 Sample (adjusted): 115 Included observations: 54 after adjustments Variable LOG(X1TONG) LN_ASSETS C R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.008969 0.003422 2.621188 0.0115 0.024048 0.007449 3.228311 0.0022 4.131793 0.129499 31.90599 0.0000 0.203423 0.172185 0.060917 0.189253 76.02600 6.511975 0.003029 Mean dependent var 4.527207 S.D dependent var 0.066953 Akaike info criterion -2.704667 Schwarz criterion -2.594167 Hannan-Quinn criter -2.662051 Durbin-Watson stat 1.377334 Kim nh t tng quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 0.836518 Prob F(2,49) 1.782879 Prob Chi-Square(2) 0.4393 0.4101 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:13 Sample: 115 Included observations: 54 Presample and interior missing value lagged residuals set to zero Variable LOG(X1TONG) Coefficient Std Error t-Statistic Prob -0.001372 0.003591 -0.382001 0.7041 LN_ASSETS C RESID(-1) RESID(-2) -0.002529 0.041439 0.268003 -0.110590 0.007975 0.138379 0.171840 0.181295 -0.317073 0.299462 1.559613 -0.610000 0.7525 0.7659 0.1253 0.5447 R-squared 0.033016 Mean dependent var 5.62E-16 Adjusted R-squared -0.045921 S.D dependent var 0.059756 S.E of regression 0.061113 Akaike info criterion -2.664166 Sum squared resid 0.183005 Schwarz criterion -2.480001 Log likelihood 76.93248 Hannan-Quinn criter -2.593141 F-statistic 0.418259 Durbin-Watson stat 1.918549 Prob(F-statistic) 0.794664 151 Kim nh phng sai thay i Phng phỏp Breusch-Pagan-Godfrey Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 4.251660 Prob F(2,51) Obs*R-squared 7.716868 Prob Chi-Square(2) Scaled explained SS 22.18170 Prob Chi-Square(2) 0.0196 0.0211 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:13 Sample: 115 Included observations: 54 Variable C LOG(X1TONG) LN_ASSETS R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.051660 0.018019 2.867062 0.0060 -0.000852 0.000476 -1.789813 0.0794 -0.002877 0.001036 -2.775918 0.0077 0.142905 0.109293 0.008476 0.003664 182.5285 4.251660 0.019599 Mean dependent var 0.003505 S.D dependent var 0.008981 Akaike info criterion -6.649205 Schwarz criterion -6.538705 Hannan-Quinn criter -6.606589 Durbin-Watson stat 1.513198 Phng phỏp Harvey Heteroskedasticity Test: Harvey F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 1.230944 Prob F(2,51) 2.486667 Prob Chi-Square(2) 2.435620 Prob Chi-Square(2) 0.3005 0.2884 0.2959 Test Equation: Dependent Variable: LRESID2 Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 15:14 Sample: 115 Included observations: 54 Variable C Coefficient Std Error t-Statistic Prob -1.245911 4.697163 -0.265248 0.7919 LOG(X1TONG) LN_ASSETS R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) -0.142258 0.124111 -1.146217 0.2571 -0.378068 0.270193 -1.399254 0.1678 0.046049 0.008640 2.209559 248.9896 -117.8902 1.230944 0.300545 Mean dependent var-7.457553 S.D dependent var 2.219166 Akaike info criterion 4.477415 Schwarz criterion 4.587914 Hannan-Quinn criter.4.520031 Durbin-Watson stat 1.118674 152 Kim nh RAMSEY RESET Ramsey RESET Test Equation: H2C Specification: LOG(COI) LOG(X1TONG) LN_ASSETS C Omitted Variables: Squares of fitted values t-statistic F-statistic Likelihood ratio Value df 1.579874 50 2.496002 (1, 50) 2.630556 Probability 0.1204 0.1204 0.1048 F-test summary: Test SSR Restricted SSR Unrestricted SSR Unrestricted SSR Sum of Sq 0.008998 0.189253 0.180255 0.180255 Value 76.02600 77.34127 Mean Squares 0.008998 0.003711 0.003605 0.003605 df 51 50 50 df 51 50 LR test summary: Restricted LogL Unrestricted LogL Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LOG(COI) Method: Least Squares Date: 09/29/15 Time: 14:05 Sample: 115 Included observations: 54 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob LOG(X1TONG) LN_ASSETS C FITTED^2 0.832042 2.231200 176.0204 -10.15688 0.520985 1.397062 108.7990 6.428919 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.241298 0.195775 0.060042 0.180255 77.34127 5.300663 0.002987 Mean dependent var 4.527207 S.D dependent var 0.066953 Akaike info criterion -2.716343 Schwarz criterion -2.569011 Hannan-Quinn criter -2.659523 Durbin-Watson stat 1.529120 153 1.597056 1.597066 1.617849 -1.579874 0.1166 0.1166 0.1120 0.1204 Ph lc 11 K t qu gi thuyt Hi quy gc Dependent Variable: ROA Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 16:55 Sample: 115 Included observations: 105 Variable CGIBOD CAPITAL LN_ASSETS C Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.035517 0.028708 -0.041468 1.036981 0.017688 0.013796 0.089590 1.627033 2.007918 2.080902 -0.462868 0.637344 0.0473 0.0400 0.6445 0.5253 R-squared 0.150999 Mean dependent var 1.124381 Adjusted R-squared 0.125781 S.D dependent var 0.689227 S.E of regression 0.644425 Akaike info criterion 1.996435 Sum squared resid 41.94369 Schwarz criterion 2.097538 Log likelihood -100.8128 Hannan-Quinn criter 2.037404 F-statistic 5.987784 Durbin-Watson stat 1.768884 Prob(F-statistic) 0.000849 MHB 2011 2012, Vit Nam Thng Tớn 2012, Bc 2010 2011 Hi quy log Dependent Variable: LOG(ROA) Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 16:56 Sample: 115 Included observations: 105 Variable LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL) LN_ASSETS C Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.333263 0.483369 0.016224 -2.360260 0.183655 0.249758 0.112238 2.323411 1.814615 1.935346 0.144547 -1.015860 0.0726 0.0557 0.8854 0.3121 R-squared 0.128186 Mean dependent var -0.091351 Adjusted R-squared 0.102291 S.D dependent var 0.758680 S.E of regression 0.718830 Akaike info criterion 2.214967 Sum squared resid 52.18840 Schwarz criterion 2.316071 Log likelihood -112.2858 Hannan-Quinn criter.2.255936 F-statistic 4.950142 Durbin-Watson stat 1.553674 Prob(F-statistic) 0.003012 154 B bin ASSET Dependent Variable: LOG(ROA) Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 16:57 Sample: 115 Included observations: 105 Variable LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL) C Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.344358 0.166044 2.073899 0.0406 0.454483 0.149100 3.048181 0.0029 -2.033243 0.526594 -3.861124 0.0002 R-squared 0.128006 Mean dependent var -0.091351 Adjusted R-squared 0.110908 S.D dependent var 0.758680 S.E of regression 0.715372 Akaike info criterion 2.196127 Sum squared resid 52.19920 Schwarz criterion 2.271954 Log likelihood -112.2967 Hannan-Quinn criter.2.226853 F-statistic 7.486631 Durbin-Watson stat 1.543039 Prob(F-statistic) 0.000925 Kim nh t tng quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 2.008129 Prob F(2,100) 4.054243 Prob Chi-Square(2) 0.1396 0.1317 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 16:57 Sample: 115 Included observations: 105 Presample and interior missing value lagged residuals set to zero Variable LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL) C RESID(-1) RESID(-2) Coefficient Std Error t-Statistic Prob -0.031757 -0.041876 0.172483 0.215697 -0.006992 0.165402 0.149989 0.531772 0.105203 0.103251 -0.191997 -0.279195 0.324355 2.050302 -0.067718 0.8481 0.7807 0.7463 0.0430 0.9461 R-squared 0.038612 Mean dependent var 5.60E-17 Adjusted R-squared 0.000156 S.D dependent var 0.708460 S.E of regression 0.708404 Akaike info criterion 2.194845 Sum squared resid 50.18369 Schwarz criterion 2.321224 Log likelihood -110.2294 Hannan-Quinn criter.2.246056 F-statistic 1.004065 Durbin-Watson stat 1.923057 Prob(F-statistic) 0.409161 155 Kim nh phng sai thay i Phng phỏp Breusch-Pagan-Godfrey Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 3.533556 Prob F(2,102) Obs*R-squared 6.803579 Prob Chi-Square(2) Scaled explained SS 23.55425 Prob Chi-Square(2) 0.0328 0.0333 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 16:58 Sample: 115 Included observations: 105 Variable C LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL) Coefficient Std Error t-Statistic Prob 3.005055 0.972604 3.089700 0.0026 -0.707723 0.306678 -2.307703 0.0230 -0.299484 0.275383 -1.087515 0.2794 R-squared 0.064796 Mean dependent var 0.497135 Adjusted R-squared 0.046459 S.D dependent var 1.353077 S.E of regression 1.321272 Akaike info criterion 3.423223 Sum squared resid 178.0676 Schwarz criterion 3.499050 Log likelihood -176.7192 Hannan-Quinn criter 3.453949 F-statistic 3.533556 Durbin-Watson stat 2.159765 Prob(F-statistic) 0.032826 Phng phỏp Harvey Heteroskedasticity Test: Harvey F-statistic 1.976561 Prob F(2,102) Obs*R-squared 3.917560 Prob Chi-Square(2) Scaled explained SS 3.895885 Prob Chi-Square(2) 0.1438 0.1410 0.1426 Test Equation: Dependent Variable: LRESID2 Method: Least Squares Date: 05/15/15 Time: 16:58 Sample: 115 Included observations: 105 Variable C LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL) Coefficient Std Error t-Statistic Prob 0.898115 1.623348 0.553249 0.5813 -0.631569 0.511869 -1.233849 0.2201 -0.657666 0.459635 -1.430842 0.1555 R-squared 0.037310 Mean dependent var -2.252362 Adjusted R-squared 0.018434 S.D dependent var 2.225913 S.E of regression 2.205301 Akaike info criterion 4.447760 Sum squared resid 496.0620 Schwarz criterion 4.523588 Log likelihood -230.5074 Hannan-Quinn criter 4.478487 F-statistic 1.976561 Durbin-Watson stat 1.970436 Prob(F-statistic) 0.143816 156 Kim nh RAMSEY RESET Ramsey RESET Test Equation: H3 Specification: LOG(ROA) LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL) C Omitted Variables: Squares of fitted values Value df Probability t-statistic F-statistic Likelihood ratio 1.029777 101 1.060441 (1, 101) 1.096691 F-test summary: Test SSR Restricted SSR Unrestricted SSR Unrestricted SSR Sum of Sq 0.542366 52.19920 51.65683 51.65683 Mean Squares 0.542366 0.511757 0.511454 0.511454 df 102 101 101 Value -112.2967 -111.7483 0.3056 0.3056 0.2950 df 102 101 LR test summary: Restricted LogL Unrestricted LogL Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LOG(ROA) Method: Least Squares Date: 09/29/15 Time: 14:06 Sample: 115 Included observations: 105 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL) C FITTED^2 0.518413 0.460849 -2.543895 0.628608 0.236903 0.149184 0.723215 0.610431 2.188299 3.089135 -3.517483 1.029777 0.0310 0.0026 0.0007 0.3056 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.137066 0.111434 0.715160 51.65683 -111.7483 5.347525 0.001850 Mean dependent var -0.091351 S.D dependent var 0.758680 Akaike info criterion 2.204730 Schwarz criterion 2.305833 Hannan-Quinn criter 2.245699 Durbin-Watson stat 1.558660 157 Ph lc 12 K t qu gi thuyt Hi quy gc Dependent Variable: COI Method: Least Squares Date: 05/19/15 Time: 08:51 Sample: 77 Included observations: 73 Variable CGIBOD CAPITAL LN_ASSETS C R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Coefficient Std Error t-Statistic Prob -0.191348 -0.315508 0.480486 89.89898 0.154485 0.142922 0.846068 15.49680 -1.238618 -2.207557 0.567904 5.801131 0.2197 0.0306 0.5719 0.0000 0.186087 Mean dependent var 92.28959 0.150699 S.D dependent var 5.522829 5.089702 Akaike info criterion 6.145552 Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 1787.449 Schwarz criterion 6.271056 -220.3126 Hannan-Quinn criter 6.195567 5.258548 Durbin-Watson stat 1.598730 0.002515 Hi quy Log, b bin CAPITAL Dependent Variable: COI Method: Least Squares Date: 05/19/15 Time: 08:52 Sample: 77 Included observations: 73 Variable CGIBOD LN_ASSETS C Coefficient Std Error t-Statistic Prob -0.288600 0.152112 -1.897288 0.0619 1.814173 0.608484 2.981466 0.0039 64.12153 10.46634 6.126452 0.0000 R-squared 0.128602 Mean dependent var 92.28959 Adjusted R-squared 0.103705 S.D dependent var 5.522829 S.E of regression 5.228620 Akaike info criterion 6.186399 Sum squared resid 1913.693 Schwarz criterion 6.280528 Log likelihood -222.8036 Hannan-Quinn criter 6.223911 F-statistic 5.165353 Durbin-Watson stat 1.319229 Prob(F-statistic) 0.008083 158 Kim nh t tng quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 4.677107 Prob F(2,68) 8.827672 Prob Chi-Square(2) 0.0125 0.0121 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 05/19/15 Time: 08:52 Sample: 77 Included observations: 73 Presample and interior missing value lagged residuals set to zero Variable CGIBOD LN_ASSETS C RESID(-1) RESID(-2) Coefficient Std Error t-Statistic Prob -0.003445 0.004004 0.050106 0.331953 0.056044 0.145006 0.580049 9.970451 0.122998 0.124209 -0.023759 0.006903 0.005025 2.698851 0.451204 0.9811 0.9945 0.9960 0.0088 0.6533 R-squared 0.120927 Mean dependent var 1.60E-14 Adjusted R-squared 0.069217 S.D dependent var 5.155489 S.E of regression 4.973866 Akaike info criterion 6.112307 Sum squared resid 1682.276 Schwarz criterion 6.269187 Log likelihood -218.0992 Hannan-Quinn criter 6.174826 F-statistic 2.338554 Durbin-Watson stat 2.005344 Prob(F-statistic) 0.063885 Kim nh phng sai thay i Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 4.946604 Prob F(2,70) 9.039619 Prob Chi-Square(2) 20.34014 Prob Chi-Square(2) 0.0098 0.0109 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 05/19/15 Time: 08:53 Sample: 77 Included observations: 73 Variable C CGIBOD LN_ASSETS R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient Std Error t-Statistic Prob 316.2584 110.9700 2.849947 0.0057 3.041638 1.612773 1.885968 0.0634 -18.73409 6.451481 -2.903844 0.0049 0.123830 0.098797 55.43673 215126.2 -395.1635 4.946604 0.009786 Mean dependent var 26.21497 S.D dependent var 58.39643 Akaike info criterion 10.90859 Schwarz criterion 11.00272 Hannan-Quinn criter.10.94610 Durbin-Watson stat 1.701614 159 Kim nh RAMSEY RESET Ramsey RESET Test Equation: H4 Specification: COI CGIBOD LN_ASSETS C Omitted Variables: Squares of fitted values t-statistic F-statistic Likelihood ratio Value df 0.434160 69 0.188495 (1, 69) 0.199150 F-test summary: Sum of Sq df Probability 0.6655 0.6655 0.6554 Mean Squares Test SSR Restricted SSR Unrestricted SSR Unrestricted SSR 5.213598 1913.693 1908.479 1908.479 70 69 69 Value -222.8036 -222.7040 5.213598 27.33847 27.65912 27.65912 df 70 69 LR test summary: Restricted LogL Unrestricted LogL Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: COI Method: Least Squares Date: 09/29/15 Time: 14:19 Sample: 77 Included observations: 73 Variable CGIBOD LN_ASSETS C FITTED^2 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient Std Error t-Statistic Prob -3.156987 19.79559 241.3007 -0.053544 6.608527 41.42112 408.2325 0.123328 -0.477714 0.477911 0.591086 -0.434160 0.6344 0.6342 0.5564 0.6655 0.130976 0.093193 5.259194 1908.479 -222.7040 3.466479 0.020763 Mean dependent var 92.28959 S.D dependent var 5.522829 Akaike info criterion 6.211069 Schwarz criterion 6.336573 Hannan-Quinn criter 6.261084 Durbin-Watson stat 1.330890

Ngày đăng: 07/07/2016, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan