Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng c
Trang 1BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
-***** -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP.HCM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LỚP: D14NL4 SINH VIÊN THỰC HIỆN: VŨ THÚY HIỀN
SỐ BÁO DANH: 120
MSSV: 1453404041125
GVBM: Ths ĐOÀN THỊ THỦY
TP HCM, NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2016
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Nguồn nhân lực 1
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 1
1.2 Chất lượng nguồn nhân lực 1
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 2
1.2.1.1 Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực 2
1.2.1.2 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của nguồn nhân lực 2
1.2.1.3 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP.HCM 2.1 Tình hình chung về nguồn nhân lực TP.HCM
4 2.2 Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại TP.HCM
7 2.2.1 Về số lượng 7
2.2.2 Về trình độ chuyên môn kỹ thuật 7
2.2.3 Hạn chế 9
2.2.4 Nguyên nhân 12
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP.HCM
14
Trang 4Phần Mở đầu
• Lý do chọn đề tài
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được
sự phát triển như mong muốn Chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chương trình đột phá nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho thành phố, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực cho 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp trọng yếu Đây là một trong những yếu
tố có tính quyết định để tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ phát triển, hội nhập và thu hút đầu tư không chỉ đem lại lợi ích cho TP.HCM mà còn góp phần phát triển nền kinh tế cho nước nhà Đặc biệt trong thời đại ngày nay, đối với các nước đang phát triển, giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu được đặt ra hết sức bức xúc, vì nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có lợi thế dân số đông, nguồn nhân lực trong
độ tuổi lao động khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng chưa cao và việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Chính vì lẽ đó bài tiểu luận sau sẽ phân tích thực trạng, hạn chế, tìm ra nguyên nhân để từ đó tìm kiếm giải pháp tốt nhất để cải thiện
nguồn nhân lực tại TP.HCM ta hiện nay
• Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đề xuất giải pháp định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay ở TP.HCM Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Trang 5- Nghiên cứu làm rõ nội dung chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng;
- Phân tích thực trạng thể lực, trí lực so với nhu cầu thực tế hiện nay và nguyên nhân tác động đến thực trạng đó
- Xây dựng các giải pháp định hướng
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.Nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực: là tất cả các cá nhân tham gia vào bất cứ hoạt động nào của tổ chức, doanh nghiệp, nhằm đạt được những thành quả của tổ chức, doanh nghiệp đó đề ra Bất
cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp (Tài chính, vốn, tài nguyên thiết bị…) Đó là tài nguyên quý giá nhất vì con người là vấn đề trung tâm và quan trọng bậc nhất trong mọi tổ chức, doanh nghiệp Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó
1.2 Chất lượng nguồn nhân lực
Do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về chất lượng nguồn nhân lực
Có quan điểm cho rằng, chất lượng nhân lực là giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội [13, tr 24]
Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh, TS Trần Xuân Cầu , chất lượng nguồn nhân lực có thể được hiểu như sau: “ Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực”
[19,tr18]
Trong phạm vi khuôn khổ luận văn, tác giả xin được sử dụng khái niệm về chất lượng NNL như sau : “Chất lượng nguồn nhân lực là toàn bộ năng lực của lực lượng lao động được biểu hiên thông qua ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau cấu thành chất lượng nguồn nhân lực” Trong đó, thể lực là nền tảng, là
Trang 7phương tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực,
ý thức tác phong làm việc là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực trí tuệ thành thực tiễn”
1.2.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
1.2.1.1 Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực
Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiên như: Tiêu chuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng…Bên cạnh đó việc đánh giá trạng thái sức khỏe còn thể hiện thông qua các chi tiêu:
tỷ lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính…
1.2.1.2 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực
Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội Ở một mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia
Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ:
1.2.1.3 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:
- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo
Trang 8- Cơ cấu lao động được đào tạo:
+ Cấp đào tạo
+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn
+ Trình độ đào tạo( cơ cấu bậc thợ )
Ngoài ra còn có thể xem xét chất lượng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu biểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI TP.HCM
2.1 Tình hình chung về nguồn nhân lực TP.HCM
Trang 9Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM về Lao động – Việc làm năm 2013 tổng số dân
số của TP Hồ Chí Minh là 7.939.752 người Trong đó 47,63% là nam và 52,07% là nữ
Theo tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao
động TP.HCM dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 vào khoảng 8.149.645 người Theo đó cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 5.810.565 người chiếm
70,36% so tổng dân số; lực lượng lao động có khoảng 4.197.272 người chiếm 72,24%
so tổng dân số trong độ tuổi lao động Lao động đang làm việc khoảng 4.089.251 người
chiếm 96,60% so lực lượng lao động và chiếm 49,67% so tổng dân số
Bảng 2.1: Cơ cấu LLLĐ thành phố Hồ Chí Minh 2014 (%)
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục thống kê và tính toán của
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.
TPHCM là đô thị có nguồn nhân lực rất lớn TPHCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người cao gấp trên 3 lần mức bình quân cả nước Thành phố
còn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư và phát triển nhanh của nhiều loại hình doanh nghiệp, tạo lực hút đối với các luồng lao động nhập cư từ khắp nơi đổ
về Điều đó góp phần làm cho nguồn nhân lực của TPHCM rất dồi dào Nguồn lao động thành phố có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm và tăng dần qua các năm Năm 2012, tổng nguồn lao động (bao gồm những người trong độ tuổi lao động và
Trang 10những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động) theo số liệu thống kê có 5,5 triệu người, chiếm tỉ lệ 70,6% dân số Trong đó lao động đang làm việc có trên 4
triệu người, chiếm tỉ lệ 72,89% so với tổng nguồn lao động Bên cạnh đó, nguồn nhân
lực của TPHCM có cơ cấu trẻ Số lao động trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi chiếm
65,81% trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi 20-24 tuổi chiếm tỉ lệ
cao:16,7%, nhóm tuổi 25-29 chiếm 15,18%, nhóm tuổi 30-34 tuổi chiếm 17,58% Đây
là lợi thế lớn cho Thành phố trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài
Trang 113 Trung cấp 3 3,2 3,4 3,6
Tổng 4.000.900 4.086.400 4.122.300 4.190.525
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục thống kê và tính toán của
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.
Theo thống kê khảo sát Cung nhân lực của Cục Việc làm và Sở Lao động – TBXH thành phố năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm có bằng và không bằng hoặc chỉ có chứng chỉ nghề ngắn hạn) chiếm tỷ trọng 69,83% so tổng số lực lượng lao động thành phố
Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp) tăng hằng năm,
từ năm 2011 là 28,8% đến năm 2013 là 31,2% và năm 2014 ước tính 34,90% Cho thấy, tình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng.Theo số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng Cục thống kê và ước tính của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động năm 2014 tỷ lệ lao động
có trình độ đại học chiếm 18,6% so tổng số lực lượng lao động, trình độ Cao đẳng chiếm 2,8%, trình độ Trung cấp chiếm 3,6%, Dạy nghề chiếm 9,9% Với cơ cấu trình
độ của lực lượng lao động hiện tại việc đáp ứng yêu cầu hội nhập của kinh tế thành phố trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về chất lượng lao động so với các nước trong khu vực
2.2 Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại TPHCM
Trang 12hình doanh nghiệp, tạo lực hút đối với các luồng lao động nhập cư từ khắp nơi đổ về Điều đó góp phần làm cho nguồn nhân lực của TPHCM rất dồi dào Nguồn lao động thành phố có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm và tăng dần qua các năm.Năm 2012, tổng nguồn lao động (bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động) theo số liệu thống kê có 5,5 triệu người, chiếm tỉ lệ 70,6% dân số Trong đó lao động đang làm việc có trên 4 triệu người, chiếm tỉ lệ 72,89% so với tổng nguồn lao động Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của
TPHCM có cơ cấu trẻ Số lao động trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi chiếm 65,81% trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi 20-24 tuổi chiếm tỉ lệ cao:16,7%, nhómtuổi 25-29 chiếm 15,18%, nhóm tuổi 30-34 tuổi chiếm 17,58% Đây là lợi thế lớncho Thành phố trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài
2.2.2 Về trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao Trình độ học vấn của nguồn lao động TPHCM tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên chiếm tỉ lệ 47,6%; tốt nghiệp trung học cơ sở 27,34% Hàng năm, tại Thành phố có khoảng 70.000 sinh viên các trường đại học, cao đẳng tốt nghiệp, kể cả số học viên trung cấp, công nhân kĩ thuật, đào tạo ngắn hạn có khoảng 180.000
Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động TPHCM năm 1999 và
2012 (%)
Biểu đồ 1 cho thấy lao động không có trình độ CMKT đã giảm rất mạnh, từ 87,26% (1999) xuống còn 71,8% (2012), giảm 15,46% Trong khi đó, lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học lại tăng 12,37%, từ 6,83% lên 19,2% trong giai đoạn 1999 -
2012 Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn khá thấp so với nhu cầu thực tế của Thành phố Chất lượng nguồn nhân lực của TPHCM được nâng cao nhờ sự quan tâm đầu tư của chính
Trang 13quyền và sự mở rộng các loại hình giáo dục đào tạo Thành phố có thế mạnh về giáo dục – đào tạo, khoa học kĩ thuật để phát triển các ngành kĩ thuật cao và dịch vụ hiện đại Hiện nay, hệ thống đào tạo của Thành phố phát triển khá nhanh với đầy đủ các loại hình đào tạo từ mầm non đến đại học và dạy nghề Năm học 2012-2013, trên địa bàn Thành phố có
800 trường mầm non, 474 trường tiểu học, 252 trường trung học cơ sở, 183 trường trung học phổ thông và đội ngũ giáo viên hơn 75 nghìn người Đặc biệt, TPHCM có tới 75 trường đại học, cao đẳng, với 15.889 giảng viên, trong đó giảng viên có trình độ trên đại học là 9778 người (chiếm 61,5% tổng số giảng viên) Mỗi năm thành phố có thể tuyển hơn 130 nghìn sinh viên Đội ngũgiáo viên dạy nghề cũng tăng lên đáng kể với hơn 5350 người (tăng 1,3 lần so với năm 2005), trong đó có 1056 người có trình độ sau đại học, còn lại là đại học và cao đẳng Thành phố đặc biệt quan tâm và định hướng cụ thể việc phát triển nguồn nhân lực; đặc biệt là nhân lực chất lượng cao Thành phố đã có nhiều chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như: đào tạo 300 tiến
sĩ, thạc sĩ quản lí nhà nước và quản trị kinh doanh; đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ ngành giáo dục đào tạo; thạc sĩ ngành công nghệ sinh học
2.2.3 Hạn chế:
Những xu hướng biến đổi trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện nay làm cho nguồn nhân lực đông và rẻ không còn hoàn toàn chiếm ưu thế nữa Yêu cầu nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện nay phải là những người lao động được đào tạo với trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao; họ phải được phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp
lý, phù hợp với trình độ công nghệ và cơ cấu sản xuất Vì vậy cần phải có nhận thức và đổi mới việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực để thích ứng và phát triển TP.HCM là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất nước, với khoảng 4,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tổng số người có việc làm hiện vào khoảng 3,2 triệu người đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước Số lao động
đã qua đào tạo tăng từ 40% năm 2005 lên 55% năm 2009 và ước đạt 58% năm 2010 Trong năm năm 2005 - 2010, thành phố đã đào tạo trên 1,5 triệu sinh viên học sinh, số tốt
Trang 14nghiệp ra trường ở lại làm việc tại thành phố khoảng 60% (trong đó khoảng 90% có việc làm).
Tuy nhiên, các thống kê cho thấy TP.HCM đang đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng nguồn lao động có trình độ chuyên môn ở hầu hết các ngành Quy mô đào tạo trình độ đại họcnhư sau: ngành công nghệ thông tin là 5.660 người; điện tử là 3.400 người; cơ khí là 1.330 người; tài chính - ngân hàng là 7.320 người; du lịch - khách sạn là 1.850 người Trong khi đó, theo dự báo đến năm 2010, tổng số lao động dự kiến của ngành tài chính - ngân hàng là khoảng 70.000; ngành công nghệ thông tin - điện tử cần hơn 30.000 lao động có trình độ đại học và cao đẳng; ngành du lịch - khách sạn cần khoảng 28.500
người Thị trường lao động thành phố cũng đang trong tình trạng mất cân đối giữa cầu - cung lao động theo ngành, nghề Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2010 là dệt may, marketing - nhân viên kinh doanh (11,07%), giày da
(10,53%), nhựa bao bì (10,52%)… những ngành này đa số là những ngành thâm dụng lao động Trong khi đó cung lao động lại thiên về lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong các ngành như kế toán, kiểm toán (gần 34%); quản lý nhân sự, hành chính văn phòng (gần 15%); công nghệ thông tin… Ngoài ra, một lượng lớn lao động chưa được đào tạo, không có việc làm, dư thừa ở nông thôn trong khi lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất còn thiếu rất nhiều Việc không khớp nối số người được đào tạo liên tục tăng hàng năm với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp về lao động qua đào tạo, nhất là lao động trình độ cao Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng nghề (chưa toàn diện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm
Hiện nay tại TP.HCM có 56 trường đại học, 26 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 13
trường cao đẳng nghề, 41 trường trung cấp chuyên nghiệp, 27 trường trung cấp nghề và trên 390 trung tâm - cơ sở dạy nghề; mỗi năm thành phố đào tạo khoảng 300.000 lao động Tuy nhiên, thị trường lao động TP.HCM hiện vẫn còn nhiều hạn chế như sự chênh lệch về cung - cầu lao động Đặc biệt, chất lượng lao động chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập Nghịch lý ở đây, TP.HCM đang thừa lao động nhưng lại thiếu