1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH PHƯỚC. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

28 1,3K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 128,29 KB

Nội dung

MỞ ĐẦULý do chọn đề tài: Mỗi tỉnh để phát triển và giành thế chủ động trên thị trường cần phải nổ lực rấtnhiều về các nguồn lực như: con người, trang thiết bị nguyên liệu…trong đó nguồnn

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2

1.1 Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 2

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực .2

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực .2

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 3

1.2.1 Sự phát triển KT - XH 3

1.2.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe 4

1.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo 4

1.2.4 Các chính sách của Chính phủ 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH PHƯỚC 7

2.1.Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Phước 7

2.1.1.Điều kiện phát triển tự nhiên 7

2.1.2Điều kiện kinh tế-xã hội 8

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế thời gian qua của tỉnh Bình Phước 9

2.3 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước 11

2.3.1.Về số lượng 11

2.3.2 Về cơ cấu .13

2.3.2.1 Cơ cấu theo nghành nghề .14

2.3.2.2 Cơ cấu theo trình độ chuyên môn kĩ thuật .14

2.3.2.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế .15

Trang 2

2.4 Về chất lượng 16

2.4.1.Về thể lực, thể hình 16

2.4.2.Về trình độ văn hóa .16

2.4.3.Về trình độ chuyên môn kĩ thuật: 17

2.4.4 Về lực lượng lao động của tỉnh Bình Phước .17

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH PHƯỚC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .19

3.1 Các giải pháp 19

3.1.1 Giải pháp về giáo dục-đào tạo .19

3.1.2 Các giải pháp giải quyết việc làm 20

3.1.3 Về giáo dục đào tạo .22

3.1.4 Các giải pháp khác 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số liệu về diện tích và dân số của tỉnh Bình Phước năm 2012 8

Bảng 2.2: Lực lượng lao động có độ tuổi 15 tuổi trở lên từ năm 2010-2012 của tỉnh Bình Phước 12

Bảng 2.3:Tỷ lệ thất nghiệp tỉnh Bình Phước từ 2010-2012 .13

Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước từ năm 2010-2012 14

Bảng 2.5: Thành phần kinh tế chủ yếu của tỉnh trong giai đoạn 2010-2012 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Mỗi tỉnh để phát triển và giành thế chủ động trên thị trường cần phải nổ lực rấtnhiều về các nguồn lực như: con người, trang thiết bị nguyên liệu…trong đó nguồnnhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá được sự phát triển của khu vực tỉnhthành đó.Những vấn đề làm thế nào để có được đội ngũ điều hành tốt hay những cán

bộ chuyên nghiệp là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu của mỗi tỉnh

Khi nhìn lại và đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước hiệnnay chúng ta không thể phủ nhận về chất lượng yếu kém,cơ cấu và sự phân bố thiếuhợp lí Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam rất thấp theo đánh giá của Ngân hàngThế giới Việt Nam đứng thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàngThế giới.Nếu tính theo thang điểm 10 thì chất lượng nhân lực nước ta chỉ được 3,79điểm

Nguồn nhân lực nói chung và của tỉnh Bình Phước nói riêng cũng không nằmngoài thực trạng chung của đất nước Sau hơn 19 năm phát triển (1997) đội ngũ nguồnnhân lực của tỉnh đã có sự phát triển về cả số lượng cũng như chất lượng Tuy nhiêncòn rất nhiều bất cập do sự thay đổi của thị trường cũng kéo theo những yêu cầu vềtrình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng Để có thể phát triển được kinh tế củatỉnh điều quan trọng hàng đầu là cần tìm hiểu nghiên cứu những nội dung của nguồnnhân lực đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực từ đó nêu ra thực trạng để tìm đượcnhững giải pháp hiệu quả nhất cho sự phát triển của tỉnh

Là một người dân sinh sống và học tập tại tỉnh Bình Phước đã nhiều năm nhưngchưa thực sự hài lòng về vấn đề việc làm cũng như chất lượng đời sống của nhân dân,

sự phát triển kinh tế của tỉnh nên em chọn đề tài cho mình là chất lượng nguồn nhânlực tỉnh Bình Phước, thưc trạng và giải pháp

Mục tiêu:

-Phân tích được tình hình nguồn nhân lực titnh Bình Phước hiện nay;

-Nêu được thực trạng chất lượng nhân lực tại tỉnh Bình Phước

-Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nhân lực của tỉnh

4

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP1.1 Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực của một quốc gia, vùnglãnh thổ có khả năng huy động,quản lí để tham gia vào quá trình phát triển nền kinh tế

xã hội.Theo nghĩa hẹp có thể lượng hóa được là một bộ phận của dân số bao gồmnhững người trong độ tuổi quy định, có khả năng lao đông không kể đến trạng thái cóhay không làm việc

Độ tuổi người lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể, tâm sinh lý xã hội

mà con người tham gia vào.Giới hạn độ tuổi lao động được quy định tùy thuộc vàođiều kiện kinh tế-xã hội của từng nước và trong từng thời kì.Tại Điều 6 và Điều 145của Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định độ tuổi laođộng của nam từ 15-60 còn nữ là 15-55 tuổi.Và theo quy định của Tổng cục Thống kêthì nguồn nhân lực dùng trong thống kê thị trường lao động gồm những người đủ 15tuổi trở lên có việc làm (lao động đang làm việc) và những người trong độ tuổi laođộng có khả năng lao động nhưng đang ở trong các tình trạng sau đây:

- Đang thất nghiệp;

- Đang đi học;

- Đang làm nội trợ trong gia đình mình;

- Không có nhu cầu làm việc

- Những người thuộc tình trạng khác chưa tham gia lao động

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người laođộng với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợimực tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngươi lao động”

Trang 6

Hay chất lượng nguồn nhân lực có thể được hiểu là:” trạng thái nhất định củanguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồnnhân lực” (ts Vũ Thị Mai,2003)

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

1.2.1 Sự phát triển KT - XH

- Trình độ phát triển của nền kinh tế:

Trình độ phát triển của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực đượcthể hiện trước hết là mức sống của người dân nói chung và nguồn nhân lực nói riêng.Khi thu nhập được nâng cao, các hộ gia đình có điều kiện cải thiện chế độ dinh dưỡng,khả năng chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe thì chất lượngcon người được nâng cao Mặt khác, trong một nền kinh tế hiện đại thường có một cơcấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ cao Do đó, lao động trong nền kinh

tế này đa số được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, có hệ thống giáo dục hiện đại hướngđến việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế

-Tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế

Lý thuyết kinh tế phát triển đã chứng minh rằng tỷ lệ đầu tư luôn có mối quan hệđến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Mô hình Harrod - Domar), khi nền kinh tế tăng trưởnglàm tăng khả năng giải quyết việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt là năngsuất lao động, từ đó nâng cao thu nhập khiến chất lượng đời sống con người cả thiện

và nâng cao

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn dựa trên một nền tảng cơ cấu kinh tế nhấtđịnh Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành hiện đại (côngnghiệp và dịch vụ) giảm tỷ trọng ngành truyền thống (nông nghiệp) tác động đến quátrình chuyển dịch cơ cấu lao động - giảm lao động trong các ngành truyền thống, tănglao động trong các ngành hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động

đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

-Nhóm nhân tố văn hóa - xã hội

Trang 7

Nhóm nhân tố này bao gồm giáo dục, đào tạo, cơ chế, chính sách, yêu cầu sử dụnglao động của xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống

+ Giáo dục, đào tạo là một hoạt động mang tính chủ quan của nhà nước Kết quảcủa giáo dục còn làm tăng nguồn nhân lực có trình độ, tạo khả năng thúc đẩy nhanhquá trình đổi mới công nghệ Với vai trò to lớn của giáo 29 dục, đào tạo để cung ứngcho xã hội, cho thị trường lao động những người có kiến thức, kỹ năng làm việc chonên việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo phải trên giác độ toàn diện cả văn hoá, trình độchuyên môn kỹ thuật, truyền thống, kinh nghiệm, ý thức cộng đồng Đó là sự đầu tưtrực tiếp về mặt trí lực, cơ bản và lâu dài cho sự phồn thịnh của đất nước

+ Yêu cầu sử dụng lao động của xã hội: Mỗi bước phát triển của KT - XH đều đòihỏi sự tương xứng của chất lượng nguồn nhân lực

+ Tập quán, truyền thống: Nhân tố này có tác động lớn đến việc nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Bên cạnh những tập quán tiến bộ cũng còn tồn tại đan xennhững tập quán lạc hậu lỗi thời cần được loại bỏ trong xã hội hiện nay

1.2.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe

-Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất nguồn nhân lực: đó là môi trường sống, y tế,dinh dưỡng, di truyền Chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định đến chất lượng nòi giống, thểlực, trí lực, tâm lí của người lao động Chi phí cho sức khỏe và dinh dưỡng chẳngnhững làm tăng chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đáng kể vào việc làmtăng số lượng nguồn nhân lực do việc kéo dài tuổi thọ và từ đó tăng được thời gian laođộng, có sức khỏe người lao động mới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình tronglao động

1.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo

Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởngđến chất lượng nguồn nhân lực, vì nó không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyênmôn kỹ thuật của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của ngườidân, thông qua các yếu tố về thu nhập, khả năng xử lý thông tin kinh tế, xã hội,… Mức

độ phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện để nâng cao chất lượng theo chiều sâu

Trang 8

của nguồn nhân lực Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết trong phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay.

Giáo dục và đào tạo cung cấp trình độ văn hóa cơ bản là tiền đề để tiếp thu trithức, tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập góp phần pháttriển toàn diện con người

- Theo UNESCO, bốn trụ cột chính của giáo dục trong thế kỷ XXI để nâng caochất lượng nguồn nhân lực là:

+ Học để biết (Learn to know), khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh củakhoa học, công nghệ và kinh tế mang lại, con người cần phải kết hợp vốn văn hóachung với khả năng làm việc chiều sâu ở các lĩnh vực chuyên môn - kỹ thuật Vốn vănhóa chung này là tiền đề cho việc học suốt đời, đem lại cho người học sự thích thú vànhững cơ sở để học suốt đời

+ Học để làm (Learning to do), ngoài việc học chuyên môn - kỹ thuật, con ngườicần phát triển khả năng đương đầu với nhiều tình huống khác nhau và làm việc trongmột tập thể - một khía cạnh hiện nay chưa được quan tâm trong các phương pháp giáodục Những kỹ năng này sẽ dễ có được hơn nếu người học có cơ hội phát triển nănglực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp, xã hội đồng thời vớiviệc học tri thức

+ Học để tự khẳng định mình (Learning to be), đòi hỏi mỗi người khả năng tựquản và phán đoán cao hơn, biết tạo ra lợi thế riêng của mình, song song với việc tăngcường trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu chung

+ Học để cùng chung sống (Learning to live together), đòi hỏi mọi người về khảnăng hợp tác, thân thiện với những người xung quanh, coi trọng truyền thống tốt đẹp,tiếp nhận cái mới tiến bộ, nhận biết được những nguy cơ và thách thức tương lai, giảiquyết những xung đột không thể tránh được một cách thông minh và hòa bình

1.2.4 Các chính sách của Chính phủ

Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát triển hệthống giáo dục, đào tạo cả chiều rộng và chiều sâu Hệ thống các chính sách xã hộiđúng đắn vì mục tiêu của con người sẽ là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng

Trang 9

tạo của người lao động trong quá trình phát triển KT - XH Cơ chế, chính sách phảinhằm phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyềnlợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đờisống vật chất và tinh thần Cơ chế, chính sách phải theo hướng tạo mở, thúc đẩy vàkhích thích người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo đến chấtlượng nguồn nhân lực.Như vậy thì mới tạo được điều kiện cho sự phát triển của nhânlực.

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN

NHÂN LỰC TỈNH BÌNH PHƯỚC2.1.Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Phước

2.1.1.Điều kiện phát triển tự nhiên

Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế - xã hội sau ngày tái lập tỉnh:Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểmphía Nam Tỉnh có diện tích km², 685.735 gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất,trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh Dân sốnăm 2012 là 922.889 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² (theo số liệu thống kênăm 2011), gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%)sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn (92 xã, 14 phường và 5 thị

Khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõrệt + Mùa khô: Gió chính Đông chuyển dần sang Đông – Bắc, tốc độ bình quân3,5m/s

+ Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam , tốc độ bình quân 3,2 m/s.Khí hậu theo hai mùa: mưa - khô

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,

+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

- Địa hình:

Địa hình vùng lãnh thổ tỉnh Bình Phước có thể xếp vào loại cao nguyên ở phía bắc

và Đông Bắc, dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam

Trang 11

Bảng 2.1: Số liệu về diện tích và dân số của tỉnh Bình Phước năm 2012.

2.1.2Điều kiện kinh tế-xã hội

-Về kinh tế:+ Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản Bình Phước trong giai đoạn(2010-2015) đã đạt được những thành tựu khá cao: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp(giá cố định năm 1994) bình quân năm tăng 6,2% Đã hình thành các vùng chuyêncanh lớn về cây công nghiệp Chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng, trong đó chăn nuôi giasúc, gia cầm theo hình thức trang trại, tập trung, công nghiệp đang có chiều hướngphát triển tốt Công tác thú y luôn được chú trọng Công tác quản 2 lý rừng, bảo vệrừng và quản lý lâm sản được các ngành chức năng quan tâm thường xuyên, tuy nhiêntình trạng vi phạm còn khá phức tạp

+ Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cốđịnh năm 1994) tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 dự kiến là 15,98% Giá trị sảnxuất công nghiệp đến năm 2015 tăng 2,1 lần so với năm 2010

-Về thương mại dịch vụ:Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 củakhu vực dịch vụ là 12,53%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xãhội trên địa bàn tỉnh tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,1% So với năm 2010giá trị sản xuất của ngành đến năm năm 2015 tăng 1,84 lần, tổng mức bán lẻ hàng hóa

và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 2,49 lần

Trang 12

-Về văn hoá, khoa học, giáo dục và các vấn đề xã hội khác: Chất lượng giáo dụctừng bước được nâng cao, tỷ lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt từ chuẩn trở lên là 99,6%Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được vẫn còn những khó khăn tháchthức:

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa đủ các điều kiện để pháttriển bền vững

Hai là, trên lĩnh vực tư tưởng việc đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, những biểu hiệnkhông lành mạnh trong Đảng ở một số nơi chưa tốt, hiện tượng tung tin, dựng chuyện

hạ thấp uy tín của nhau vẫn còn xảy ra, nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ phá vỡ khốiđại đoàn kết thống nhất trong Đảng

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế thời gian qua của tỉnh Bình Phước

Đầu năm 1997 tỉnh Bình Phước được tái lập,thời điểm đó nền kinh tế còn rất khókhăn,thu ngân sasch toàn tỉnh chỉ đạt 176 tỷ đồng.Thu nhập bình quân đàu người đạtgần 197 USD/năm.Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nôngnghiệp,công nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ.dân di cư tự do ngày càng đông.Nghành giáodục-đào tạo thiếu hơn 1200 giáo viên.Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, BìnhPhước hôm nay đã có nhiều đổi thay, kinh tế -xã hội phát triển đời sống vật chất đượccải thiện và nâng cao Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa bình quân đạt12,33%.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch hướng Tỷ trọng nghành nông, lâm, thủy sản giảm 1,6 lần Công nghiệp-xây dựng tăng gấp 7 lần so với năm đầu thành lập-Nông nghiệp:Năm 2012 toàn tỉnh gieo trồng được 48,22 nghìn ha, đạt 99,9% kếhoạch năm, giảm 2,42% so cùng kỳ năm trước Tổng sản lượng lương thực có hạt năm

2012 ước đạt 65,47 nghìn tấn, đạt 105,4% kế hoạch năm, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm 2011

Ước tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2012, toàn tỉnh có 15.934 con tr â u , giảm 2,7%

so với cùng kỳ năm 2011 Bò có 40.348 con, giảm 9,3% heo 224.006 con, tăng11,5% gia cầm 3.368 ngàn con, tăng 1,3% Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2012 ước 1.260 tấn, giảm 19,6%, bò 4.852 tấn, tăng 19,8%, heo 33.225 tấn, tăng 9,9%; giacầm 13.404 tấn, tăng 3,3%; so cùng kỳ năm 2011

Trang 13

-Lâm nghiệp: Ước tính năm 2012, diện tích r ừ ng được chăm sóc bảo vệ26,95 km2, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, diện tí c h rừng được khoanh nuôi táisinh là 115 ha, đạt kế hoạch, bằng năm 201 1 ,diện tích rừng được giao khoán bảo vệ32.183 ha, đạt kế hoạch, giảm 1,9% so với năm 2011 Tính đến 31 tháng 10 năm 2012,các ngành chức năng đã phát hiện 65 vụ khai thác rừng trái phép, 213 vụ vận chuyểnlâm sản trái pháp luật, 178 vụ mua, bán, cất giữ, chế biến kinh doanh lâm sản trái phápluật, 79 vụ phá rừng làm thiệt hại 35,42 ha rừng.

-Công nghiệp: Tháng 11 năm 2012, Chỉ số phát triển sản xuất cô n g nghiệp (IIP)

tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó ngànhcông nghiệp khai thác mỏ tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳnăm trước, c ông n ghi ệ p chế biến tăng 4,8% và tăng 19,5%, s ản xu ấ t và phân phối điện,nước tăng 2,4% và tăng 17,6%.Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2 01 2 , có 19 doanhnghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 116,2 tỷ đồng, bằng100% về số doanh nghiệp và 118,8% về số vốn đăng ký so với tháng trước Lũy kế 11tháng năm 20 1 2, thu hút được 430 doanh n g hiệp với tổng số vốn đăng ký 1.618,8 tỷđồng, giảm 29,2% về số doanh nghiệp và 56,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm

2011.Thá n g 11 năm 2 0 12, Giá trị thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốnngân sách nhà n ư ớc do địa phương quản lý ước gần 175,9 tỷ đồng Lũy kế 11 thángnăm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản

lý ước thực hiện 1.160,7 tỷ đồng, đạt 59,7% kế hoạch năm, trong đó cấp tỉnh 719,5 tỷđồng, đạt 57,9% kế hoạch năm và cấp huyện 441,2 tỷ đồng, đạt 62,9% kế hoạchnăm Tháng 10 t háng 2012, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 52%(820,2 tỷ đồng) kế hoạch n ă m

-Nội thương:Tháng 11 năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 1.618,7

tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng 10 và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2011 Trong

đó, kinh tế nhà nước ước 59,1 tỷ đồng, bằng 100% so với th á ng 1 0 và tăng 34% socùng kỳ năm trước, ki n h tế cá thể ước 1.052,7 tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 15,5%, kinhtế

tư nhân 504,4 tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 13,8%, kinh tế tập thể ước 2,5 tỷ đồng,bằng 100% và tăng 39,7% Chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,29% so cùng kỳ năm2 011 và

tăng 11,51% so với t h á ng 12 năm 201 1 , chỉ số giá bình quân 11 tháng năm 2 0 12 tăng

9,38% so với bình quân cùng kỳ năm 2011

Trang 14

-Ngoại thương:Trong 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu ư ớc thực hiệnđược 550.696 ngàn U S D , giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước Th áng 11 nă m 20 1 2,

ước thực hiện 56.776 ngàn USD, tăng 1,5% so tháng trước và giảm 14,1% so cùng kỳnăm 2011 Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước thực hiện 16.490ngàn USD, chiếm 29%, tăng 12,8% so tháng trước và giảm 12,9% so với cùng kỳ,kinh

tế tư nhân 29.536 ngàn USD, chiếm 52%, giảm 5,9% so tháng trước và giảm 25,9% sovới cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10.750 ngàn USD, chiếm 18,9%, tăng8,5% so tháng trước và tăng 47,4% so với cùng kỳ Trong đó, H ạt đ i ều nhân ư ớc thựchiện 1.417 tấn (trị giá 9.280 ngàn USD), Mủ cao su thành phẩm ước thực hiện 11.050tấn (trị giá 32.618 ngàn USD), Hàng nông sản khác ước thực hiện 2.370 ngàn USD,Hàng dệt may ước thực hiện 1.359 ngàn USD, Hàng điện tử ước thực hiện 3.000 ngànUSD, sản phẩm bằng gỗ ước thực hiện 2.066 ngàn USD, Hàng hóa khác ước thực hiện4.440 ngàn USD

Cũng trong 11 tháng năm 2012, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện được 103.939ngàn USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước.Tháng 11 năm 2012 ước thực hiện14.810 ngàn USD, tăng 11,8% so tháng trước và tăng 43,7% so cùng kỳ năm trước.Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước không thực hiện, kinh tế tưnhân 5.098 ngàn USD chiếm 34,4%, giảm 16,3% so tháng trước và giảm 15,4% so vớicùng kỳ,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 9.712 ngàn USD chiếm 65,6%, tăng 35,7%

so tháng trước và tăng 126,8% so cùng kỳ năm trước Trong đó, vải may mặc ước thựchiện 4.900 ngàn USD, hàng điện tử ước thực hiện 2.600 ngàn USD, hàng hóa khác ướcthực hiện 7.212 ngàn USD

Ngày đăng: 26/06/2016, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w