1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

26 1,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 73,55 KB

Nội dung

NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguồn nhân lực trình độ cao là nhân lực có kiến thức, kỹ năng, ý tưởng chuyên môn, kỹ thuật, làm việc độc lập,sáng tạo; có năng lực tổ chức, quản lý các quá trình lao động;có các phẩm chất khác (đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm nghề nghiệp…) ở mức độ cao và bao gồm các loại: Công nhân bậc cao(công nhân lành nghề cao);chuyên gia, nghệ nhân;trí thức;lao động kỹ thuật cấp cao;lao động quản lý cấp cao.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, không phải các nguồn tài nguyên thiênnhiên là yếu tố quyếtđịnh mà nguồn lực con người mới là chìa khóa quyết định phát triểnkinh tế Các quốc gia đang phát triển ngày càng gặp khó khăn trong việc xây dựng độingũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật có tay nghề để nâng cao chất lượng, năng suất laođộng cũng như trong việc xây dựng các chính sách công hợp lý nhằm nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ

Vì thế, để đẩy mạnh công nghiệp – hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức thì cácquốc gia, các địa phương cần xác định nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình

độ cao là khâu đột phá cho quá trình phát triển

Hiện nay, số lượng các nhà khoa học đang làm việc tại Thành phố vẫn còn thiếu,nhất là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu - phát triển, khoa học - kỹthuật - công nghệ Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trở thành thành phố công nghiệphóa, hiện đại hóa trước năm 2020, Đà Nẵng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do

đó việc hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao trong thời gian tới làhết sức cần thiết

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trình độ cao của thành phố Đà Nẵng

- Khảo sát nhu cầu nhân lực trình độ cao của Thành phố trong giai đoạn

2011-2015, định hướng đến năm 2020

- Đề xuất các giải pháp nâng caotrình độ nguồn nhân lực cho Thành phố Đà Nẵng

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG 1

CHƯƠNG 1 :MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO 1

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 1

1.2 Khái niệm nguồn nhân lực trình độ cao 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trình độ cao tại thành phố Đà Nẵng 6

2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực trình độ cao tại Đà Nẵng 6

2.2.2 Đánh giá nguồn nhân lực trình độ cao tại thành phố Đà Nẵng 11

2.2.3 Thuận lợi và bất cập 12

2.2.4.Khảo sát nhu cầu nhân lực trình độ cao trong giai đoạn 2011-2015 12

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 17

3.1.Một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng 17

3.2 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đến năm 2020 19

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt một số tiêu chí xác định nguồn nhân lực trình độ cao

Bảng 2.2 : Tỉ lệ lực lượng thanh niên năm 2010-2014

Bảng 2.3: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo

Bảng 2.4: Số Học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và công nhân kỹ thuật

Bảng 2.5: Trình độ nguồn nhân lực của thành phố

Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ lao động

Bảng 2.7: Nhu cầu nhân lực trình độ cao của các đơn vị thuộc lĩnh vực y tế

Bảng 2.8: Nhu cầu nhân lực trình độ cao của các đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng, tàinguyên môi trường

Bảng 2.9: Nhu cầu nhân lực trình độ cao của các đơn vị thuộc lĩnh vực khoa học côngnghệ

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 :MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN

NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa theo nghĩa rộng nguồn nhân lực lànguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sựphát triển Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực của sự pháttriển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng thamgia vào lao động sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trìnhlao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình laođộng

Theo giáo trình nguồn nhân lực của trường Đại học Lao động-Xã hội do PGS.TSNguyễn Tiệp chủ biên, in năm 2005 thì : « Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động » Khái niệm này chỉ nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấpsức lao động cho xã hội « Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhómdân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động » Khái niệm này chỉ khả năng đảmđương lao động chính của xã hội

Theo Liên Hiệp Quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân” Như vậy, ở đây nguồn lực con

người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, côngnghệ, tài nguyên thiên nhiên

Trang 5

những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.

Dù có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung, khi nói đếnnguồn nhân lực là chúng ta nói đến con người với toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, kỹnăng, của mình, có thể tham gia vào quá trình lao động xã hội

1.2 Khái niệm nguồn nhân lực trình độ cao

Theo giáo trình nguồn nhân lực của trường Đại học Lao động-Xã hội PGS.TSNguyễn Tiệp :Nguồn nhân lực trình độ cao là nhân lực có kiến thức, kỹ năng, ý tưởngchuyên môn, kỹ thuật, làm việc độc lập,sáng tạo; có năng lực tổ chức, quản lý các quátrình lao động;có các phẩm chất khác (đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm nghềnghiệp…) ở mức độ cao và bao gồm các loại: Công nhân bậc cao(công nhân lành nghềcao);chuyên gia, nghệ nhân;trí thức;lao động kỹ thuật cấp cao;lao động quản lý cấp cao.Dựa trên hiệu quả, năng suất của người lao động: Lao động trình độ cao có khảnăng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc; từ đó tạo ra năng suất và hiệu quảcao trong công việc

Dựa trên trình độ được đào tạo của nguồn lao động: Theo Mac, Lao động trình độcao đòi hỏi chi phí đào tạo cao hơn; theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),NNL trình độ cao bao gồm những người lao động qua đào tạo có trình độ từ Đại học trởlên hoặc thực hiện được công việc của người đã tốt nghiệp Đại học

GS.TS Ngô Quý Tùng đã đưa ra yêu cầu các tố chất toàn diện của một chuyên gianghiên cứu và triển khai – nhân tài trong nền kinh tế tri thức bao gồm rất nhiều tiêu chuẩnnhư: phẩm chất tư tưởng, năng lực tư duy, khả năng phục tùng mệnh lệnh, khả năng hợptác với người khác, tri thức khoa học, tri thức văn hóa, tính sáng tạo và năng lực kế thừatính sáng tạo của người khác Ông cũng đã nhấn mạnh các yếu tố: “Phẩm chất tư tưởng,

Trang 6

Nghiên cứu, tiếp cận từ vị trí việc làm, về trình độ được ñào tạo có thể nêu kháiniệm nguồn nhân lực trình độ cao cần hướng đến như sau:

Nguồn nhân lực trình độ cao bao gồm những lao động qua đào tạo và tự tích luỹđược, có chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi, có khả năng hoànhập, thích ứng với những thay đổi của xã hội, của khoa học- công nghệ, tham gia laođộng có hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cho sự phát triển của các tổ chức và toàn xãhội”

Như vậy, trước hết, nguồn nhân lực phải qua đào tạo cơ bản về chuyên môn sau đótiếp tục được bồi dưỡng, tích lũy các kiến thức, kỹ năng khác trong hoạt động phù hợp với

vị trí công tác

Có quan điểm cho rằng:“nguồn nhân lực trình độ cao là nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường, tức là có kiến thức; có kỹ năng; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc” Như vậy, bất kỳ người lao động nào (công nhân, kỹ

thuật viên, kỹ sư, bác sĩ, giáo sư hay tiến sĩ) được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, đápứng yêu cầu tốt nhất công việc của cơ quan, doanh nghiệp cũng đều là nguồn nhân lựcchất lượng cao Vì thế, để xác định một người có phải là “nhân lực trình độ cao” haykhông phải thông qua việc đánh giá quá trình và kết quả làm việc của họ

Với cách tiếp cận hình thức, có tài liệu sử dụng khái niệm “nguồn nhân lực trình

độ cao”, để chỉ “những người đã đạt được một trình độ đào tạo nhất định thuộc hệ thống giáo dục đại học, nắm vững chuyên môn nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, tổ chức triển khai những công trình quan trọng với phương pháp khoa học, công nghệ tiên tiến” Như Các Mác đã nói “một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn

so với lao động xã hội trung bình là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chiphí đào tạo cao hơn, người ta phải tốn nhiều thời gian lao động để tạo ra nó và vì vậy,

nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn”

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH

ĐỘ CAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.Tiêu chí xác định nguồn nhân lực trình độ cao tại thành phố Đà Nẵng

Trình độ đào tạo: Thông thường, những người có trình độ đại học thì đã được xem

là được đào tạo và có chuyên môn nghề nghiệp Vậy cho nên bằng cấp tối thiểu củanguồn nhân lực trình độ cao phải là bằng Đại học Những người tốt nghiệp hạng giỏi, xuấtsắc sẽ được ưu tiên, tuy nhiên đối với một số công việc hoặc lĩnh vực nghề nghiệp đặc thùthì người tốt nghiệp hạng khá nhưng có kinh nghiệm làm việc với hiệu quả công việc caovẫn có thể được xem xét (dù chính sách đãi ngộ có khác nhau) Tương tự như vậy, cũng

có những lĩnh vực nghề nghiệp và vị trí tuyển dụng cụ thể mà người có trình độ cao phải

là thạc sĩ trở lên (như nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng,trường trung học phổ thông chuyên, )

Các kỹ năng tin học, ngoại ngữ:Trong thời đại phát triể bùng nổ công nghệ thôngtin và xu thế toàn cầu hóa, các kỹ năng tin học và ngoại ngữ là những tiêu chí quan trọng

để xác định nguồn nhân lực trình độ cao Đây là những công cụ để người lao động tiếpcận tri thức và vận dụng tri thức hiệu quả trong công việc Cũng như tiêu chí trình độchuyên môn, các kỹ năng tin học và ngoại ngữ cần được tiêu chuẩn hóa để đảm bảo rằngứng viên có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, khả năng giao tiếp, khả năngtìm kiếm sử dụng thông tin, tri thức hiệu quả

Kinh nghiệm công tác:Là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độcủa nguồn nhân lực Kinh nghiệm làm việc khiến việc vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹxảo nhuần nhuyễn hơn và nhờ đó hiệu quả công việc cũng được đảm bảo hơn Vì thế đốivới những người chưa có được trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ thì cần xem xét thêmyếu tố kinh nghiệm công tác để quyết định tuyển dụng

Thành tích nổi bật: Đây là yếu tố bảo chứng cho hiệu quả công việc của người laođộng, thành tích công tác có thể thể hiện dưới những sản phẩm, công trình cụ thể hoặc

Trang 8

chứng nhận, chứng thực của các cấp có thẩm quyền qua các hình thức khen thưởng, vinhdanh

Tư chất, đạo đức: Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề rất quan trọng trong việcxác định một nhân viên tốt, vì thế, các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự thường rất quantâm đến việc kiểm tra tư chất của ứng viên thông qua các bài kiểm tra về IQ, EQ, hoặc cáccuộc phỏng vấn, giải quyết tình huống,… Ngoài ra, các phẩm chất chính trị, đạo đức, tácphong, lối sống cũng rất quan trọng trong quá trình xem xét tuyển dụng; kể cả việc nhậnthức được tính chất của công việc trong khu vực công cũng cần được quan tâm để hạn chếtình trạng bỏ việc sau khi được thu hút

Tiêu chí khác: Ngoài các tiêu chí cơ bản trên, trong từng trường hợp cụ thể, đơn vịtuyển dụng có thể có các tiêu chí khác bổ sung như các kỹ năng xử lý công việc, khả nănglàm việc nhóm, năng lực lãnh đạo

Bảng 2.1: Tóm tắt một số tiêu chí xác định nguồn nhân lực trình độ cao

Tiến sĩhoặctươngđương

Thạc sĩ hoặc tươngđương

Ít nhất 02 nămkinh nghiệm phùhợp vị trí tuyểndụng

5 Thành tích Các công Các công Có công trình Có công trình

Trang 9

trìnhnghiên cứukhoa học

nghiên cứu khoahọc hoặc giấy khen,bằng khen, giảithưởng, các hìnhthức khác ghi nhậnkết quả công tác cóhiệu quả cao

nghiên cứu khoahọc hoặc giấykhen, bằng khen,giải thưởng, cáchình thức khác ghinhận kết quả côngtác có hiệu quả cao

6 Tư chất

đạo đức Trung thực, yêu thích làm việc trong khu vực công

(*): trong một số trường hợp đặc biệt có thể tốt nghiệp loại khá nhưng có kinh nghiệm hoặc thành tích công tác tốt)

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trình độ cao tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực trình độ cao tại Đà Nẵng

Theo kết quả điều tra dân số 1-4-2009, Đà Nẵng có “cơ cấu dân số vàng” (tỷ số độtuổi phụ thuộc chỉ 28,9%), có tỷ trọng dân số thành thị đứng đầu cả nước (86,9%) và trình

độ học rất vấn cao (84,2% dân số có bằng từ tiểu học trở lên, trong đó 44,6% có bằngTHPT) và 94,6% phường, xã đạt chuẩn phổ cập Trung học phổ thông… Đây là nhữngtiền đề hết sức thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độcao

Lực lượng lao động thanh niên (15 đến 24 tuổi) chiếm 14,1% trong tổng số lựclượng lao động, tăng 2,1 điểm phần trăm so năm 2010 nhưng hiện vẫn thấp hơn so mứctrung bình toàn quốc (14,9%)

Trang 10

Bảng 2.2 : Tỉ lệ lực lượng thanh niên năm 2010-2014

(Nguồn báo cáo kinh tế-xã hội tháng 12 năm 2015 của Cục Thống Kê Đà Nẵng)

Thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình “Có việc làm” và triển khaithực hiện các đề án liên quan đến công tác lao động - việc làm…, đặc biệt, quan tâm giảiquyết việc làm tại chổ, tăng cường công tác tuyên truyền và tích cực tổ chức các hoạtđộng kết nối để giải quyết việc làm Kết quả, trong năm 2015 các thành phần kinh tế trênđịa bàn thành phố tạo việc làm cho 31.500 lao động đạt 100% kế hoạch năm; tăng 1,61%

so với năm 2014 Tổ chức 34 phiên giao dịch việc làm, có 2.760 đơn vị tham gia tuyểnlao động, số lượt lao động cần tuyển 51.716 lao động Kết quả sơ tuyển, phỏng vấn đã có9.148 lao động được giải quyết việc làm Số lao động được kết nối có trình độ đại học caođẳng 5.204 người, trung học chuyên nghiệp 577 người, công nhân kỹ thuật 48 người vàlao động phổ thông 1.271 người

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%; giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp cho10.179 trường hợp Trong năm 2015, các cơ sở đào tạo nghề đã tuyển sinh và dạy nghềcho 45.000 người, đạt 100% kế hoạch

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và trình độ nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt Năm

1997, lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 21,81%, trong đó cao đẳng, đại học là 9,12%;đến năm 2014 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 64,87%, trong đó cao đẳng, đại học là38,57% Cơ cấu lao động các ngành kinh tế cũng thay đổi: Lao động khu vực nông nghiệpnăm 1997 là 33,0% lao động chung xã hội, năm 2005 chiếm 19,39%, năm 2012 còn

Trang 11

8,2%; lao động khu vực công nghiệp năm 1997 là 29,8%, năm 2005 là 37,16%, năm 2013

ở mức 22,9% , lao động khu vực dịch vụ năm 1997 là 37,83%, năm 2005 lên 43,45% vànăm 2012 ở mức 68,9%

Đà Nẵng hiện có 174 trường phổ thông với 79,8 nghìn giáo viên cơ hữu giảng dạy161,7 nghìn học sinh (gấp 2 lần số học sinh năm 1997); có 26 trường: công nhân kỹthuật(CNKT), trung học chuyên nghiệp(THCN), Cao đẳng, Đại học trên địa bàn, với 4,5nghìn giảng viên giảng dạy trên 150 nghìn sinh viên (tăng 40% so năm 2001) và đào tạo

ra trường hàng năm hơn 33 nghìn sinh viên (gần gấp đôi số sinh viên tốt nghiệp năm2001

Bảng 2.3: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo

Đơn vị: 1.000người

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số (1.000 người) 330,8 386,5 387,3 399,6 406,1 442,8 453,4

(Phân theo Niên giám thống kê Đà Nẵng)

Theo số liệu thống kê Báo cáo kết quả điều tra lao động – việc làm thành phố Đà Nẵng tháng 8 năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Nẵng thì : 41,8% dân cư thuộc về

Trang 12

nguồn lao động có trình độ cấp III ; 33,5% có trình độ cấp II ; 64,8% chưa qua đào tạo vàchuyên môn kỹ thuật ( trong đó nam là 55,2% và nữ là 73,9%)

Có thể nói rằng , cơ cấu lao động theo trình độ học vấn trong thời gian qua có sựthay đổi song không lớn, không tạo được các tác động đáng kể đến sự thay đổi cơ cấunguồn nhân lực của thành phố

Cơ cấu lao động qua đào tạo hiện nay chưa phù hợp cho một thành phố phát triểntheo hướng công nghiệp (tỷ lệ giữa đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, côngnhân kỹ thuật là 1-0,4-2,0 (cả nước là 1-2,4-3,5 và các nước phát triển là 1-4-10) Tỷ lệlao động qua đào tạo vẫn còn thấp ; trình độ năng lực của lực lượng lao động qua đào tạovẫn còn bất cập Công tác đào tạo nghề trong những năm gần đây phát triển tương đốinhanh, song chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng Công tác tác dạy nghề phát triểnthiếu quy hoạch, quy mô dạy nghề còn nhỏ lẻ, không đồng bộ ; phần lớn trang thiết bị dạynghề ngoài công lập vừa thiếu vừa lạc hậu ; đội ngũ giáo viên sư phạm kỹ thuật chưađồng bộ, tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn còn thấp Chưa có hình thức và cơ chế thíchhợp cho việc hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn cao Tiềm lựckhoa học và công nghệ còn hạn chế và thiếu tính đồng bộ Đội ngũ cán bộ khoa học vàcông nghệ khá đông nhưng thiếu chuyên gia giỏi.Số lượng cán bộ khoa học và công nghệcủa Thành phố hiện chưa có đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH

Bảng 2.4: Số Học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật

Trang 13

Chất lượng đào tạo cán bộ KH&CN còn hạn chế, cơ cấu ngành nghề chưa cân đối ;thiếu nhiều cán bộ khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là chuyên gia về côngnghệ

Đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao, chất lượng cao là vấn đề khó khăn vàphức tạp, song sử dụng một cách có hiệu quả lại càng không dễ, vấn đề sử dụng nguồnnhân lực chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng còn rất lãng phí , tức là chưa khai thác mộtcách có hiệu quả Ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, tỷ lệ được đào tạo chiếm một phầnquan trọng trong nguồn nhân lực của thành phố, song vẫn còn tồn tại nạn thất nghiệp

Bảng 2.5: Trình độ nguồn nhân lực của thành phố

(Nguồn : niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005)

2.2.2 Đánh giá nguồn nhân lực trình độ cao tại thành phố Đà Nẵng

Quá trình phát triển nguồn nhân lực con người là quá trình biến đổi cả về số lượnglẫn trình độ, chất lượng, và cơ cấu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế Trong giaiđoạn hát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, thì càng phải nhậnthức rõ vai trò vai trò của nguồn nhân lực, nhất là nguồn lực có trình độ cao là yếu tố quantrọng cho sự phát triển lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ lao động

Ngày đăng: 26/06/2016, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w