Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam con người được coi là yếu tố quyết định quan trọng trong công việc phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển nguồn nhân lực đang là những yêu cầu hết sức cấp bách. Miền Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, đi đầu trong sự nghiệp hội nhập và phát triển. Tuy nhiên trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu thì nhiều cơ hội mở ra song cũng đi kèm với nhiều thách thức, nguy cơ. Hiện nay, nguồn nhân lực ở vùng Đông Nam Bộ chưa được chuẩn bị tương xứng với yêu cầu của CNH, HĐH. Tình trạng này cần phải khắc phục nhanh chóng nếu không điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng Đông Nam Bộ. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài : “Chất lượng nguồn nhân lực tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng những luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập (về khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực....), những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập.
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BHXH: Bảo hiểm y tế
2 BHYT: Bảo hiểm xã hội
3 CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4 ĐNB: Vùng Đông Nam Bộ
5 KT- XH: Kinh tế - xã hội
6 TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 5
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 5
1.2.1 Sự phát triển kinh tế xã hội 5
1.2.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe 6
1.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo 7
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng Đông Nam Bộ 8
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 8
2.1.2 Về đặc điểm kinh tế - xã hội 8
2.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong CNH, HĐH của Vùng ĐNB 11
2.2.1 Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu KT 11
2.2.2 Khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao 13
2.3 Nhận dạng lợi thế nguồn nhân lực của Vùng ĐNB 14
2.3.1 Về đội ngũ khoa học - kỹ thuật 14
Trang 32.3.2 Đội ngũ doanh nhân 15
2.3.3 Khả năng thu hút nguồn nhân lực 16
2.4 Đánh giá nguồn nhân lực 17
2.4.1 Về số lượng nguồn lao động 17
2.4.2 Giáo dục - đào tạo và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực 19
2.4.3 Mạng lưới y tế cơ sở của vùng Đông Nam Bộ 20
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 3.1 Dự báo xu hướng biến đổi và nhu cầu sử dụng của nguồn nhân lực Vùng ĐNB 21
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập 21
3.2.1 Về giáo dục - đào tạo và dạy nghề 22
3.2.2 Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế 22
3.2.3 Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động 23
3.2.4 Phát triển thị trường lao động 23
Phần kết luận 24
Danh mục tài liệu tham khảo 26
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam con người
được coi là yếu tố quyết định quan trọng trong công việc
phát triển kinh tế - xã hội Việc phát triển nguồn nhân lực
đang là những yêu cầu hết sức cấp bách
Miền Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam,
đi đầu trong sự nghiệp hội nhập và phát triển Tuy nhiên
trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu thì nhiều cơ hội mở ra
song cũng đi kèm với nhiều thách thức, nguy cơ Hiện nay,
nguồn nhân lực ở vùng Đông Nam Bộ chưa được chuẩn bị
tương xứng với yêu cầu của CNH, HĐH Tình trạng này cần
phải khắc phục nhanh chóng nếu không điều đó chắc chắn sẽ
ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của vùng
Đông Nam Bộ Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài : “Chất
lượng nguồn nhân lực tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH” để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng những luận cứ khoa
học và căn cứ thực tiễn về việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập
(về khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nhân lực ), những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết Trên
cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ở các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ trong thời kỳ
hội nhập
Trang 5CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người
với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm
chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con
người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao
động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân
lực
1.2.1 Sự phát triển kinh tế xã hội
Trình độ phát triển nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế tác động đến chất lượng
nguồn nhân lực được thể hiện trước hết là mức sống của
người dân nói chung và nguồn nhân lực nói riêng Khi thu
nhập được nâng cao, các hộ gia đình có điều kiện cải thiện
chế độ dinh dưỡng, khả năng chi trả cho các dịch vụ giáo dục,
đào tạo, chăm sóc sức khỏe,…
Tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng làm tăng khả năng giải quyết việc
làm, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt là năng suất lao
động, từ đó nâng cao thu nhập Khi việc làm và thu nhập
được tăng lên sẽ tác động tích cực đến đời sống vật chất và
Trang 6tinh thần của dân cư và người lao động và vì vậy chất lượng
nguồn nhân lực được nâng lên
- Nhóm nhân tố văn hóa - xã hội
+ Giáo dục, đào tạo là một hoạt động mang tính chủ quan của
nhà nước, đó là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
hình thành và phát triển có hệ thống các năng lực, phẩm
chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để hoàn thiện nhân cách, khả
năng làm việc cho mỗi cá nhân
+ Yêu cầu sử dụng lao động của xã hội: Mỗi bước phát triển
của KT - XH đều đòi hỏi sự tương xứng của chất lượng nguồn
nhân lực Điều đó đòi hỏi người lao động phải không ngừng
tự hoàn thiện, phát triển để làm chủ quá trình phát triển KT -
XH
+ Tập quán, truyền thống: Nhân tố này có tác động lớn đến
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tập quán, truyền
thống được hình thành và tích luỹ lại trong một quá trình
phát triển của một dân tộc gắn liền với việc tiếp thu những
tinh hoa của văn minh nhân loại
1.2.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất nguồn nhân lực: đó là
môi trường sống, y tế, dinh dưỡng, di truyền Chế độ dinh
dưỡng sẽ quyết định đến chất lượng nòi giống, thể lực, trí
lực, tâm lí của người lao động Chi phí cho sức khỏe và dinh
dưỡng chẳng những làm tăng chất lượng nguồn nhân lực mà
còn góp phần đáng kể vào việc làm tăng số lượng nguồn nhân
Trang 7lực Nhà nước nên có chính sách về y tế, dinh dưỡng để chăm
sóc sức khoẻ cho người lao động
1.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo
Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong những nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, vì nó
không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật
của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ
của người dân, thông qua các yếu tố về thu nhập, khả năng
xử lý thông tin kinh tế, xã hội,… nhân tố này tác động đến
chất lượng nguồn nhân lực với các nội dung:
- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực, giáo
dục và đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao
động qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật của nền kinh tế
Mức độ phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện để nâng
cao chất lượng theo chiều sâu của nguồn nhân lực Đây là
một trong những yêu cầu cấp thiết trong phát triển hệ thống
giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay
- Giáo dục và đào tạo cung cấp trình độ văn hóa cơ bản là
tiền đề để tiếp thu tri thức, tính sáng tạo, từ đó nâng cao
năng suất lao động, tăng thu nhập góp phần phát triển toàn
diện con người
Trang 8CHƯƠNG 2:
HIỆN TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC VÙNG ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nhân lực vùng Đông Nam Bộ.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ, có tên
thường gọi khác là Miền Đông Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh
và một thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP.HCM Đông Nam Bộ có tổng
diện tích 22.575 km2
và chiều dài bờ biển gần 170 km rất thuận lợi để mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, phát
triển nền kinh tế mở
2.1.2 Về đặc điểm kinh tế - xã hội
Vùng ĐNB là vùng đông dân, tổng dân số trung bình của vùng
năm 2014 là 15.790.400 người (xem bảng 2.1) là vùng có tốc
độ tăng dân số cao nhất nước Vùng ĐNB có sức hút dân
nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống, trong đó có 91,4%
dân tộc kinh, 5% dân tộc Hoa còn lại là các dân tộc: Tày,
Nùng, Khơme, Choro, Raglai Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu
trẻ, năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi cái mới, trong đó dân
số ở độ tuổi lao động chiếm 67%, là nguồn lực quý giá nhất,
góp phần vào sự phát triển sôi động của vùng Tỉ lệ biết chữ
của dân số Đông Nam Bộ là 98% Đông Nam bộ là vùng có rất
Trang 9nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội,
thực hiện CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó lợi
thế về nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố quan trọng
Mật độ dân số( người/km2)
9
Đồng bằng sông Hồng 21.060,0 20.705,2 983,0Trung du và miền núi phía
Đồng bằng sông Cửu Long 40.576,0 17.517,6 432,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2014
Vùng ĐNB nằm trong khu vực có mật độ dân số cao (mật độ
trung bình 669 người/km2), song dân cư phân bố không đều,
tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm ở phía Nam Mật độ dân cư các địa phương
trong vùng cũng rất khác nhau Các tỉnh và thành phố có mật
độ dân số cao như TP.HCM (3.809 người/km2
), Bà Rịa-Vũng Tàu (533 người/km2), Ðồng Nai (481người/km2
) (xem bảng 2.2) Nhìn chung, nguồn dân lực vùng Đông Nam bộ dồi dào
có đức tính chịu khó trong lao động và kinh nghiệm sản xuất,
lực lượng lao động chuyên môn cao
Trang 10Bảng 2.2: Mật độ dân số vùng Đông Nam Bộ
Dân số TB(1000 người)
Diện tích(km2
)
Mật độ dân số(Người/km2
Nguồn: Niêm giám thống kê 2014
Vùng ĐNB có tỷ lệ tăng dân số cao thứ hai cả nước, với mức
tăng bình quân hàng năm khoảng 2,54%, tốc độ tăng dân số
cao là nhân tố góp phần bổ sung về số lượng nguồn nhân lực,
tuy nhiên chính nhân tố này lại tạo ra áp lực về giải quyết việc
làm Tỷ lệ tăng cơ học của vùng tương đối cao là do quá trình
di dân từ các vùng khác đến Chính từ lực hút này đã tác
động đến thị trường lao động của vùng này, tính cạnh tranh
ngày càng cao trong việc tìm kiếm việc làm đã góp phần nâng
cao chất lượng nguồn lao động
Đông Nam bộ là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ
tầng phát triển mạnh kết hợp với sự phát triển của mạng lưới
đô thị Do đó, đã hình thành nhiều khu công nghiệp và khu
chế xuất lớn TP.HCM là trung tâm công nghiệp, đầu mối giao
thông và hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất cả nước
Tuy nhiên bên cạnh những nguồn lực cơ bản đó vẫn còn
những hạn chế cần phải vượt qua: Dân cư tập trung quá
nhiều ở TP.HCM gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội
Trang 11và môi trường Còn hạn chế trong việc xử lí chất thải các khu
công nghiệp trong địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận
Hiện nay vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã được thu gọn qui mô
từ chín xuống còn sáu tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đã được mở rộng từ bốn lên bảy tỉnh Với đặc
điểm “hai trong một”, một Đông Nam Bộ tăng tốc phát triển
càng trở nên có ý nghĩa lớn đối với cả nước Trong hoàn cảnh
mới, đổi mới cơ chế chính sách vẫn được xem là nhu cầu cấp
thiết và là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy Đông Nam bộ
phát triển nhanh và bền vững, nhất là cơ chế chính sách về
huy động và sử dụng vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng và đặc biệt
là phát triển nguồn nhân lực để khai thác tốt các nguồn lực
và tiềm năng thế mạnh của vùng
2.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong
CNH, HĐH của Vùng ĐNB
2.2.1 Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế
Cơ cấu kinh tế Vùng ĐNB, nhìn chung chuyển dịch từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sử
dụng lao động theo ngành qua các giai đoạn có sự chuyển
dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông
nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp
và dịch vụ
Vùng ĐNB rất dồi dào - một phần do lao động nhập cư,
nhưng có rất nhiều doanh nghiệp lại khó khăn trong tuyển
Trang 12dụng lao động phù hợp với yêu cầu của công việc do cơ cấu
lao động, chất lượng lao động còn hạn chế Một số ngành
đang có cơ hội phát triển như tài chính, ngân hàng, công
nghệ thông tin, các ngành công nghiệp công nghệ cao nhưng
lại gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực chất lượng
cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển
Mặt khác nguồn nhân lực của Vùng ĐNB bắt đầu xuất hiện
dấu hiệu khủng hoảng về cơ cấu Sự phát triển của nền kinh
tế đang đặt ra nhu cầu về lao động chất lượng cao, nhưng thị
trường lao động lại chưa đáp ứng kịp do nguồn cung lao
động chưa thích ứng kịp với quá trình phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, do cơ cấu đào tạo lao động chưa hợp lý
Điều này đang gây trở ngại cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
của nền kinh tế theo hướng phát triển các ngành dịch vụ và
công nghệ cao của Vùng ĐNB Vấn đề này đang đặt ra yêu
cầu cấp bách đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong
việc thay đổi phương thức và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với
yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá
trình CNH, HĐH Vùng ĐNB
Lao động trong khu vực dịch vụ chuyển dịch cũng theo hướng
tăng dần qua các năm trong khi quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của khu vực dịch vụ diễn ra rất chậm chạp, điển hình
như TP.HCM là địa phương có tiềm năng phát triển khu vực
này cũng xảy ra tình trạng nêu trên Nguyên nhân của quá
trình chuyển dịch nêu trên là trong thời gian vừa qua ở Vùng
ĐNB do quá trình đô thị tăng nhanh, nhường chỗ cho các
khu, cụm công nghiệp phát triển, một số lượng lớn lao động
Trang 13trong khu vực nông nghiệp và nông thôn chuyển sang khu
vực công nghiệp một cách mạnh mẽ theo đà phát triển của
ngành công nghiệp và trong tương lai xu hướng này vẫn còn
tiếp tục
So với cả nước, lực lượng lao động có kỹ thuật của Vùng ĐNB
chiếm 16,7% lao động có kỹ thuật cả nước Tỷ lệ lực lượng
lao động có tay nghề ở Vùng ĐNB thuộc loại khá, khoảng
24,3%, trong đó CNKT có bằng trở lên khoảng 80,3% trong số
lao động có trình độ sơ cấp học nghề trở lên Tuy nhiên sự
chuyển dịch cơ cấu trình độ chuyên môn có sự chênh lệch ở
TP.HCM và các tỉnh trong Vùng
Trong sự chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực
thương mại - dịch vụ, ngành thương mại và khách sạn - nhà
hàng lại cho thấy sự giảm sút tỷ trọng Năm 2008 tỷ trọng của
thương mại và khách sạn - nhà hàng trong vùng là 10,38% và
3,84%; năm 2014 tương ứng là 9,27% và 2,98% Trong các
tỉnh, thành phố trong vùng, TP.HCM có sự suy giảm đáng kể:
năm 2008, tỷ trọng của thương mại và khách sạn - nhà hàng
là 14,64% và 6,28%; năm 2014 tương ứng là 12,49% và
4,55% Tình hình tương tự với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu Ở các tỉnh còn lại tỷ trọng có sự gia tăng tuy nhiên
mức độ gia tăng không cao
2.2.2 Khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao
Vùng ĐNB ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục -
đào tạo chất lượng cao Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn
nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng,
Trang 14số lượng đào tạo năm sau cao hơn năm trước, loại hình đào
tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư Số
lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh
theo đà phát triển kinh tế
Chỉ riêng TP.HCM, hiện nay có trên 60 trường đại học, cao
đẳng và phân hiệu với nhiều ngành đào tạo (năm 1990 trở về
trước chỉ có 21 trường), chiếm gần 1/3 tổng số các trường
Đại học và cao đẳng trong cả nước với hình thức tổ chức khá
đa dạng
Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng biết gắn kết với thị
trường lao động và việc làm, với mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội của TP.HCM và cả trong phạm vi vùng
Nam Trung Bộ và Nam Bộ CNH, HĐH của đất nước nói chung,
của Vùng ĐNB nói riêng đang đặt ra những yêu cầu cao đối
với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cao với ba yếu tố: trình
độ - năng lực, phẩm chất đạo đức và sức khỏe
2.3 Nhận dạng lợi thế nguồn nhân lực của Vùng ĐNB
Vùng ĐNB có rất nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển
KT - XH, thực hiện CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế,
trong đó lợi thế về nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố
quan trọng nhất cho sự phát triển:
2.3.1 Về đội ngũ khoa học - kỹ thuật
Vùng Đông Nam Bộ có đội ngũ cán bộ KHKT đứng thứ hai
trong cả nước, tuy vậy còn thấp hơn rất nhiều so với các
nước trong khu vực (tỷ lệ cán bộ đại học trên 1 vạn dân của
Việt Nam là 18, vùng Đông Nam Bộ là 22, trong khi đó Hàn