1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực một yêu cầu cấp THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa gắn với PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC ở nước TA HIỆN NAY

15 722 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 254 KB

Nội dung

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là con đường cơ bản và duy nhất để phát triển nền kinh tế xã hội đối với bất cứ quốc gia nào, nhất là các nước chậm và đang phát triển. Chỉ có CNH, HĐH mới có thể rút ngắn được thời gian phát triển kinh tế xã hội so với những nước “đi trước”. Và nước ta không phải là ngoại lệ

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC – MỘT YÊU CẦU

CẤP THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là con đường cơ bản và duy nhất để phát triển nền kinh tế - xã hội đối với bất cứ quốc gia nào, nhất là các nước chậm và đang phát triển Chỉ có CNH, HĐH mới có thể rút ngắn được thời gian phát triển kinh tế - xã hội so với những nước “đi trước” Và nước ta không phải là ngoại lệ

Trong công cuộc CNH, HĐH, nguồn nhân lực (xét ở phạm vi lực lượng lao động gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp) - với tư cách

là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, chính là yếu tố quyết định quan trọng nhất, là động lực cơ bản nhất

Đề cập tới vai trò của nguồn nhân lực, Mác và Ăngghen đã từng chỉ ra rằng, muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên đến mức độ cao mà chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phù trợ thì không đủ, mà còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện

đó nữa Người nông dân và người công nhân, sau khi được thu hút vào đại công nghiệp, đã thay đổi toàn bộ lối sống của họ và bản thân họ đã trở thành những con người hoàn toàn khác hẳn Trong xã hội tương lai cũng vậy, việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại, sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới và sẽ tạo nên những con người mới

Thực tế đã chứng minh, nguyên nhân đưa tới sự thành công của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở châu Á như: Nhật Bản, Hàn

Trang 2

Quốc, Singapo, Hồng Công…không chỉ bắt nguồn từ phát triển khoa học -công nghệ, mà chủ yếu là dựa vào nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao

Vì thế, có thể khẳng định, nguồn nhân lực đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự thịnh vượng của quốc gia dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển

Đảng ta đã xác định nhân tố con người - chính xác hơn là vốn con người, vốn nhân lực, bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc - là vốn quý nhất, quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH Nhân tố này nếu được giải phóng sẽ trở thành nguồn nội lực vô tận để phát triển đất nước Vì thế, giải phóng tiềm năng con người để phát huy tối đa nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH là một trong những quan điểm đổi mới có tính đột phá trong đường lối phát triển kinh tế

- xã hội của Đảng ta trong thời kỳ mới Con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII xác định xây dựng với những tiêu chí: “lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực…”

Quán triệt tinh thần đó, Đảng và nhà nước ta luôn chú ý quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ những người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH Những năm gần đây, chỉ số giáo dục của nước ta đã bằng và vượt một số nước trong khu vực Cơ cấu và trình độ đào tạo nghề đối với người lao động cũng biến đổi theo chiều hướng tích cực Theo đó, tỷ lệ lao động kỹ thuật đã tăng mạnh, số lượng lao động qua đào tạo nghề tham gia lao động ngày càng tăng, góp phần làm ra nhiều của cải cho

Trang 3

đất nước và đưa nền kinh tế tăng trưởng trên 7%, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động

Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam vẫn đang có những tồn tại đáng quan tâm như: tỷ lệ lao động được đào tạo còn ít, trình độ chuyên môn của người lao động thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn Tức là,

thách thức lớn nhất gắn liền với chất lượng nguồn nhân lực không chỉ trong tương lai mà ngay cả hiện tại - sự nghiệp CNH, HĐH đất nước chính là chất lượng lao động (xét trên các mặt: quy mô tốc độ tăng, trình độ văn hóa và

chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động)

- Quy mô và tốc độ tăng lực lượng lao động

Theo thống kê, năm 2005 ở nước ta, số người từ 15 tuổi trở lên là 62,433 triệu (nữ chiếm 51,7%), trong đó số người trong độ tuổi lao động (15 – 60) là 52,567 triệu người (nữ chiếm 49,35%) Số người tuổi từ 15 trở lên hoạt động kinh tế là 44,385 triệu người, trong đó người trong độ tuổi (15 – 60) hoạt động kinh tế là 41,815 triệu người Tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị trong tổng lực lượng lao động cả nước tăng chậm, từ 23,3% năm 2001 lên 24,4% năm 2004 Theo nhóm tuổi, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 15 – 24 chiếm 21,48%, nhóm tuổi 25 – 34 chiếm 25,29%, nhóm tuổi 35 – 44 chiếm 27,09%, nhóm tuổi 45 – 54 chiếm 18,4% và nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên chiếm 7,74% Nhìn chung, lực lượng lao động của cả nước đang có xu hướng tăng tỷ trọng lao động ở các nhóm tuổi từ 25 trở lên và giảm lao động nhóm tuổi dưới 25, nguyên nhân là do gia tăng số người ở độ tuổi 15 – 24 đi học trung học phổ thông và đào tạo nghề nghiệp

Gia tăng quy mô lực lượng lao động đặt ra yêu cầu bức xúc về mở rộng quy mô đào tạo, phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sử

Trang 4

dụng của các ngành, lĩnh vực, tạo cơ sở để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phạm vi toàn bộ nền kinh tế

- Trình độ văn hóa của lực lượng lao động

Đánh giá chung thì trình độ văn hóa của nguồn nhân lực nước ta chưa cao, so với các nước có nền kinh tế khá phát triển (Hàn Quốc, Malaixia…) và nền kinh tế phát triển (Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp…) còn ở khoảng cách khá xa Năm 2005, trong lực lượng lao động của cả nước có 5% mù chữ, 12% chưa tốt nghiệp tiểu học, 29,09% tốt nghiệp tiểu học, 32,58% tốt nghiệp THCS và 21,22% tốt nghiệp PTTH Có sự cách biệt khá lớn về trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động giữa các vùng lãnh thổ Năm 2004, ở đồng bằng sông Hồng cơ cấu của lực lượng lao động như sau: 27% tốt nghiệp PTTH, 51% tốt nghiệp THCS, 19% tốt nghiệp tiểu học, 3% mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học; trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long, các chỉ số tương ứng là 11, 16, 40 và 33; Tây Bắc là 12, 23, 30 và 35; Tây Nguyên là 16, 26, 32 và 26 Nhìn chung, trình

độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn so với các vùng khác

Nâng cao trình độ văn hóa là cơ sở để phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật, nếu không tăng nhanh số người tốt nghiệp THCS và THPT, đặc biệt là THPT thì nguồn đầu vào cho đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật trình

độ cao sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực và quá trình CNH, HĐH đất nước

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành về một nghề nghiệp nhất định Để đánh giá tổng quan trình độ chuyên môn

kỹ thuật của nguồn nhân lực, người ta thường dùng các tiêu chí như: tỷ lệ giữa số lao động đã qua đào tạo trong nguồn nhân lực; cơ cấu lao động đã qua đào tạo

Trang 5

theo cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực và tương quan sử dụng lao động các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật trong nền kinh tế

Thực tế ở nước ta cho thấy, năm 2002, chỉ có khoảng 15% dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật - một con số quá thấp so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Tình trạng này còn trầm trọng hơn ở khu vực nông thôn, với trên 90% dân số không có bất kỳ trình độ chuyên môn kỹ thuật nào1 Tính đến hết năm 2004, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động cả nước là 22,5% Trong đó, tỷ lệ đã qua đào tạo sơ cấp, đào tạo nghề là 13,3%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 4,8%, tăng 1,5% so với 2003 (bảng 1)

BẢNG 1: Cấp trình độ lao động qua đào tạo (1 A) và tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật (1 B)

1 A: Số người từ 15 tuổi trở lên có chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: ngàn người

Sơ cấp, chứng chỉ

nghề, CMKT không

bằng

CMKT có

CĐ, ĐH trở lên

1 B: Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật các loại

Đơn vị tính: %

Sơ cấp, chứng chỉ

nghề CMKT

không bằng

CMKT có

CĐ, ĐH trở lên

Tsố (%)

hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 59

Trang 6

2004 42,7 14,07 21,03 22,2 100

Nguồn: Thống kê Lao động - việc làm, Bộ Lao động thương binh và xã hội, 1999 – 2004

Qua bảng 1 cho ta thấy, ở nước ta số người từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp; trong cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật của cả nước thì tỷ trọng công nhân kỹ thuật lành nghề cao (bậc III) ít và không tăng

Đến hết năm 2005, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nước ta xấp xỉ 1/ 4 (24,79%), tương đương với 11 triệu người, trong đó 15,22% có chứng chỉ, có bằng công nhân kỹ thuật, 4,3% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, 5,27% tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học (tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là trên 50%) Thêm vào đó, là sự cách biệt khá lớn giữa thành thị và nông thôn; giữa vùng núi, vùng sâu, vùng xa với các vùng đồng bằng Trong 8 vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao nhất là đồng bằng sông Hồng (31,9%) và Đông Nam Bộ (31,8%), tiếp đến là Duyên hải Nam Trung Bộ (25,4%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (11,3%), các vùng khác tỷ lệ này từ 14 – 18%

Cơ cấu trình độ đào tạo giữa cao đẳng, đại học trở lên/ THCN/ CNKT (công nhân kỹ thuật) còn bất hợp lý, năm 1996: 1/ 1,7/ 2,4; năm 2004: 1/ 0,91/ 2,75 Cơ cấu này biểu hiện trên thị trường lao động thiếu nghiêm trọng công nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao Trong khi đó, những năm qua, chúng

ta lại chưa khai thác được một cách đầy đủ tiềm năng của lao động chuyên môn

kỹ thuật, năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị

là 5,6% Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động đã qua đào tạo rất đáng kể, năm 1999 là 2,96%, năm 2000 là 2,32%, năm 2004 khoảng 2,74% trong lực lượng lao động của cả nước Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa cao, năm 2001 là 74,37%, năm 2002 là 75,41%, năm 2003 là 77,66%,

Trang 7

năm 2004 là 78,75%, ước tính năm 2005 là 80%, tương đương với 20% - 25% thời gian bị lãng phí

Tính theo thang điểm quốc tế, trình độ chuyên môn của người lao động Việt Nam chỉ đạt 17,86/ 60 điểm (điểm tối đa)…Vì thế, đó đây đã xuất hiện tình trạng “thừa thầy”, nhưng phần lớn người sử dụng lao động vẫn phải đào tạo lại khi sử dụng

Những số liệu nêu trên cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta thấp, còn khoảng cách khá xa so với một số nước châu Á (bảng 2)

BẢNG 2: Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực của một số nước châu á và của Việt Nam

Số

T

T

Tên nước,

lãnh thổ

Mức độ sẵn

có lao động sản xuất chất lượng cao

Mức độ sẵn

có các cán

bộ hành chính chất lượng

Mức độ sẵn có cán

bộ quản lý chất lượng cao

Sự thành thạo tiếng Anh

Sự thành thạo công nghệ cao

Ghi chú: Các nước được xếp hạng theo thang điểm mười và điểm 0 là thấp nhất

Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ VI, Ban

chấp hành Trung ương khóa IX (2002), Nxb Chính trị quốc gia, H, tr.69

Trang 8

Do chất lượng nguồn nhân lực thấp nên không những ít có khả năng nghiên cứu sáng tạo những công nghệ mới, mà ngay cả việc tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ công nghệ hiện đại của khu vực và trên thế giới cũng gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo là năng suất lao động, năng suất một số cây trồng của nước ta nhìn chung ở mức thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của khu vực công nghiệp và xây dựng của thời kỳ

1986 – 2003 khoảng 7,3%/ năm Còn năng suất lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (tính bằng giá trị sản xuất/ số lao động làm việc của khu vực này, giá so sánh năm 1994) năm 2003 chỉ đạt 2,8 triệu đồng, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm của ngành này thời kỳ 1986 – 2002 cũng chỉ là 2,7%/ năm Theo khảo sát của FAO năm 2004, năng suất sắn của ta thấp hơn của Trung Quốc 1,6 lần, ngô 2,1 lần, đậu tương 1,5 lần, dứa 1,6 lần, mía 2,6 lần (bảng 3)

BẢNG 3: So sánh năng suất một số cây trồng của Việt Nam và các nước Đơn vị tính: tạ/ ha Trung Quốc Việt Nam Inđônêxia Malaixia Philippi

n

Thái Lan

Nguồn: Nghiên cứu Kinh tế số 333 – Tháng 2/ 2006

Năng suất lao động của công nhân ngành da giày Việt Nam cũng thấp hơn so với Trung Quốc và Inđônêxia Trong khi ca làm việc 8 giờ, 1 công nhân Việt Nam sản xuất được 10 đôi giày thì công nhân Trung Quốc là 12,5 đôi và Inđônêxia là 11,5 đôi

Trang 9

Hiện nay, trong khi ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Italia…nguồn nhân lực chiến trên 80% trong tổng số các nguồn lực; các nước đang phát triển, phần đóng góp của lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (khoa học - công nghệ) vào tăng trưởng kinh tế khoảng 90%; ở các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia… cũng ở mức 60 – 70% Thì ở nước ta mức đóng góp này, nhất là nguồn nhân lực rất nhỏ bé (xem bảng 4) Qua đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố đầu vào như vốn, tài nguyên (trong khi các yếu tố này có giới hạn) Nếu chúng ta cứ tiếp tục tăng trưởng kinh tế theo kiểu này, thì nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và kinh tế không bền vững là khó tránh khỏi

BẢNG 4: Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam

1993 - 1997 1998 - 2002

Trong đó đóng góp của:

- Năng suất các nhân tố tổng hợp 1,32 1,40

Trong đó đóng góp của:

- Năng suất các nhân tố tổng hợp 15,0 22,5

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2004 – 2005, Việt Nam và

thế giới.

Do nhiều nguyên nhân, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực thấp đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm của nước ta rất yếu (Xem bảng 5) Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2002/ 2003 của

Trang 10

Diễn đàn kinh tế thế giới, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta xếp thứ 65/ 79 nước, trong đó xếp hạng chỉ số công nghệ ở nước ta rất thấp, 68/79 nước, chỉ số thể chế khu vực công cũng rất thấp, 62/79 nước và chỉ số môi trường kinh

tế vĩ mô có khá hơn, 38/79 nước Cũng theo báo cáo này, xếp hạng chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta cũng trong tình trạng rất thấp, 60/79 nước, trong

đó xếp hạng chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp xếp 67/79 nước và xếp hạng môi trường kinh doanh quốc gia là 58/79 nước

Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2004 và 2005, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam không những không được cải thiện mà còn tụt giảm Năm 2004, xếp hạng 77/104 nước Năm 2005, tụt xuống thứ 81/104 nước Trong khi đó, năm 2004, xếp hạng của Trung Quốc là 47, Malaixia là 23, Thái Lan là 36, Inđonêxia là 44…

Đánh giá về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta gần đây nhất, trong báo cáo mội trường kinh doanh do WB và công ty tài chính quốc tế (IFC) công bố ngày 6/ 9/ 2006, thì Việt Nam xếp thự 104 trong số 175 nền kinh tế được đánh giá và xếp hạng So với tháng 9/ 2005 chúng ta tụt 6 bậc

Có thể khẳng định rằng, trong bối cảnh quốc tế hóa đời sống kinh tế và

sự phát triển mạnh mẽ của của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta đang trở thành mối lo ngại lớn, nếu không

có sự nhìn nhận một cách đầy đủ, nghiêm túc về vai trò vị trí cũng như chất lượng nguồn lực này từ đó có các giải pháp khắc phục kịp thời thì rõ ràng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, quá trình CNH, HĐH nói riêng

BẢNG 5: Khả năng cạnh tranh của Việt Nam và một số nước trong khu vực (so với 79 quốc gia năm) 2002/2003

Ngày đăng: 02/12/2016, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w