Cũng giống như thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam, thành ngữ và tục ngữ của Hàn Quốc rất đa dạng, phong phú về nội dung, trong đó nhiều thành ngữ tục ngữ nói về động - thực vật, về cuộc sốn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HƯƠNG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ
ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT (MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học
Hà Nội, 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HƯƠNG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ
ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT (MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật
(Một vài so sánh với Việt Nam)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của GS Mai Ngọc Chừ - Khoa Đông Phương, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
GS TS Mai Ngọc Chừ – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy bảo tôi trong suốt thời gian vừa qua
Trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã đọc, nhận xét và góp
ý về luận văn
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè,… những người đã tạo điều kiện thuận lợi, cổ vũ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này
Dù người viết đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
Tác giả
Lê Thị Hương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của luận văn 4
7 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1 Khái niệm thành ngữ 6
1.2 Khái niệm tục ngữ 8
1.3 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ 11
1.4 Một số biện pháp tạo nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ 16
1.5 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ 20
CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ ĐỘNG VẬT MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM 24
2.1 Khái quát chung thành ngữ, tục ngữ nói về động vật 24
2.2 Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loài động vật tiêu biểu và so sánh với Việt Nam 27
2.2.1 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con bò 27
2.2.2 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con ngựa 32
2.2.3 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con hổ, báo 35
2.2.4 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con gà 39
2.2.5 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con chuột 45
2.3 Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loài động vật khác và so sánh với Việt Nam 48
Trang 6CHƯƠNG 3: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ THỰC
VẬT MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM 60
3.1 Khái quát chung về thành ngữ, tục ngữ nói về thực vật 60
3.2 Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loại thực vật tiêu biểu và so sánh với Việt Nam 63
3.2.1 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến hạt đậu 63
3.2.2 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cây (cành, lá, rễ) 68
3.2.3 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến hoa 72
3.2.4 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến bầu, bí 74
3.2.5 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến gạo (thóc, lúa, mạ) 76
3.3 Thành ngữ, tục ngữ nói đến mốt số loại thực vật khác và so sánh với Việt Nam 79
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 94
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng tục ngữ tiếng Hàn có chứa hình ảnh động vật 25 Bảng 2: Bảng tục ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh động vật 26 Bảng 3 : Bảng so sánh một vài thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt nói
về động vật 53 Bảng 4: Bảng tục ngữ tiếng Hàn có chứa hình ảnh thực vật 62 Bảng 5: Bảng tục ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh thực vật 62 Bảng 6: Bảng so sánh một vài thành ngữ, tục ngữ tiếng Hànvà tiếng Việt nói
về thực vật 81
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thành ngữ và tục ngữ là những sáng tạo dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, do vậy khi nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa của bất kì quốc gia nào trên thế giới, người ta không thể không nói đến thành ngữ và tục ngữ Thành ngữ, tục ngữ là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt tri thức và ghi lại những kính nghiệm quý báu về cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh…của con người Bên cạnh đó, thành ngữ và tục ngữ còn mang những giá trị giáo huấn rất cao Thành ngữ, tục ngữ sâu sắc, thâm thúy về nội dung, phong phú,
đa dạng về nghệ thuật biểu hiện, do đó có sức sống lâu bền, có thể truyền từ đời này sang đời khác
Trong giao tiếp ngôn ngữ, thành ngữ và tục ngữ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng Vì vậy, đối với việc giảng dạy ngoại ngữ, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải giúp người học nắm được và sử dụng được các thành ngữ, tục ngữ Tuy nhiên để có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ thuần thục như người bản ngữ là điều không dễ Do vậy, ngoài việc nâng cao nghiệp
vụ sư phạm, đặc biệt là các thao tác giảng dạy ngoại ngữ, người dạy ngoại ngữ không thể không tập trung nghiên cứu sâu về các thành ngữ, tục ngữ để hiểu được cái hay, cái đẹp của chúng, đồng thời nâng cao hiệu quả việc giảng dạy ngoại ngữ
1.2 Hiện nay số người học tiếng Hàn ở Việt Nam tăng nhanh, tiếng Hàn được giảng dạy không chỉ cho các sinh viên chính quy ở các trường đại học mà còn cho rất nhiều đối tượng khác nhau, kể cả công nhân làm việc trong các nhà máy của người Hàn ở Việt Nam và Hàn Quốc Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nâng lên tầm đối tác, hợp tác chiến lược đã tạo điều kiện cho Hallyu (Hàn lưu) nói chung và tiếng Hàn nói riêng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
Trang 9tiếng Hàn cho người Việt Nam đồng thời tìm hiểu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ này, chúng ta không thể không chú ý đến thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn
Cũng giống như thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam, thành ngữ và tục ngữ của Hàn Quốc rất đa dạng, phong phú về nội dung, trong đó nhiều thành ngữ tục ngữ nói về động - thực vật, về cuộc sống, hoạt động sản xuất của con người Chúng tôi cũng rất quan tâm đến động vật và thực vật, thêm vào đó, gần như chưa có đề tài nghiên cứu về động vật và thực vật Chính vì vậy,
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về
động vật và thực vật (Một vài so sánh với Việt Nam)” làm tiêu đề cho luận
văn cao học của mình Thông qua luận văn, chúng tôi muốn làm rõ hơn đặc trưng, tính chất, điểm tương đồng và khác biệt trong thành ngữ, tục ngữ về động thực vật của hai nước
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Đề cập đến mảng đề tài này, ở Việt Nam gần đây cũng đã xuất hiện một số bài báo, luận văn, luận án.v.v… nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ Hàn,
chẳng hạn: “Quan niệm đền bù về đạo đức của người Hàn Quốc thông qua ca
dao, tục ngữ và những thay đổi trong thời hiện đại” của PGS TS Đỗ Thu Hà,
2002; “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa”, 2009; “Hình ảnh đôi mắt trong tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc” của Phan Hoàng My Thương, 2010; “Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn”, 2013 v.v…
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Do đây là mảng đề tài còn khá mới và hiếm nên phần lớn là những công trình nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc Liên quan đến mảng đề tài này thì chúng ta có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như là:
“Quan điểm về cuộc sống của người Hàn Quốc phản ánh qua tục ngữ” của
Yu In Chang” (1981); “Nghiên cứu yếu tố ý nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn”
Trang 10của Kim Chung Hyo” (1983); “Khảo sát về chức năng ý nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn” của Kim Ji Man (1986); “Nghiên cứu phân tích cấu tạo của tục ngữ tiếng Hàn” của Jo Jae Yun (1986); “Nghiên cứu so sánh tục ngữ có từ chỉ động vật của Hàn Quốc và Trung Quốc – trọng tâm là những tục ngữ liên quan đến “chó” của Choi Sang Jin (2010) …v.v
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài của chúng tôi hướng đến những nhiệm vụ sau:
- Thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ nói về động vật và thực vật trong tiếng Hàn
- Phân tích ý nghĩa và giá trị biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ Hàn về động vật và thực vật
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các thành ngữ, tục ngữ nói
về động vật, thưc vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thành ngữ, tục ngữ nói về động vật và thực vật trong tiếng Hàn
Trang 11dụng từ điển giấy (Từ điển thành ngữ; từ điển tục ngữ; Từ điển thành ngữ bốn chữ) làm tư liệu cho luận văn thêm phần phong phú
Ngoài ra, luận văn của chúng tôi dùng 794 câu tục ngữ Việt Nam có hình ảnh động vật; 635 câu tục ngữ Việt Nam có hình ảnh thực vật dựa theo
cuốn “Biểu trưng trong tục ngữ người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Nở
(2010) để làm tư liệu so sánh; đối chiếu với tục ngữ tiếng Hàn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được 3 nhiệm vụ nêu trên, trong luận văn này, chúng tôi
sử dụng các phương pháp tương ứng như sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có liên quan đến động vật và thực vật
- Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp cơ bản chúng tôi sử dụng trong toàn bộ luận văn, đối chiếu các thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn với tiếng Việt
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh cũng được sử dụng trong luận văn của chúng tôi Qua việc phân tích ngữ nghĩa và ngữ cảnh của các thành ngữ, tục ngữ đó, chúng tôi thấy được giá trị biểu trưng, lớp nghĩa biểu trưng
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi có tham khảo một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn trong luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thùy Dương (2013)
“Một số tín hiệu thẩm mỹ trong tiếng thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn”
6 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có những đóng góp như sau:
Cung cấp con số chính xác về thống kê, phân loại một cách có hệ thống các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn nói về động thực vật
Bước đầu làm sáng tỏ những đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ Hàn nói về động vật và thực vật
Trang 12 Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ của người Hàn Quốc và người Việt Nam
Luận văn hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc cũng như cho các sinh viên có chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc hay Hàn Quốc học
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được triển khai thành 3 chương với các tiết sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật Một vài so
sánh với Việt Nam
Chương 3: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về thực vật Một vài so
sánh với Việt Nam
Trang 13Dương Quảng Hàm (1951), trong “Việt Nam văn học sử yếu” quan niệm:
“Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc
một trạng thái gì cho có màu mè.” [20; tr 15] Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” coi thành ngữ là “những tổ hợp từ có tính vững chắc
về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó.” [32; tr 97] Nhà ngôn
ngữ học Nguyễn Văn Tu (1968) ở “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại” thì cho rằng: “Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến
một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra Những thành ngữ này cũng có hình tượng hoặc cũng có thể không có Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa nguyên do như từ nguyên đọc.” [46; tr 147 ] Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu,
Hoàng Trọng Phiến (2001), trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” xem thành ngữ là “cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa Nghĩa của
chúng có tính hình tượng và gợi cảm” [7; tr 157 ] Nguyễn Thiện Giáp (2008)
trong “Giáo trình ngôn ngữ học” quan niệm: “Thành ngữ (idiom) là những
cụm từ trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.”
Ngoài ra trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, ông đã định nghĩa thành ngữ
Trang 14một cách rất ngắn gọn: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính
hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm” Theo Hoàng Văn Hành (2010)
trong “Tuyển tập ngôn ngữ học”, “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định,
bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa, được
sử dụng với chức năng như từ” và “Thành ngữ là một hiện tượng trung gian nằm ở khu đệm, giữa một bên là từ, thuộc từ vựng; một bên là ngữ, thuộc cú pháp; và một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn hóa dân gian (tục ngữ, ca dao)…”
Tại Hàn Quốc, trong “Nghiên cứu thành ngữ quốc ngữ”, Kim Moon Chang (1974) quan niệm “Thành ngữ là cụm từ hoặc từ có cấu tạo từ hai từ
trở lên hoặc mang ý nghĩa đặc biệt khác với phương pháp diễn đạt thông thường của một ngôn ngữ.” Theo Park Young Sun (1985), trong “Nghiên cứu
về thành ngữ” thì “Thành ngữ là một hình thái ngôn ngữ được kết hợp từ hai
từ trở lên, nó được sử dụng phổ biến giữa những từ kết hợp phi cú pháp Về mặt cấu trúc, thành ngữ là từ ghép được ghép bởi hai từ trở lên, còn về mặt ý nghĩa nó là loại ngôn ngữ đặc thù mang ý nghĩa thứ ba mà không mang theo
ý nghĩa cơ bản” [44; tr 7]
Có một tình hình đáng chú ý là, vì cách quan niệm của các học giả không hoàn toàn trùng nhau nên trong dịch thuật, để biểu thị khái niệm tương đương với thuật ngữ “thành ngữ”, người ta có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác
nhau, chẳng hạn, thành ngữ, quán ngữ, quán dụng cú, ngữ quán dụng, thậm chí cả cách biểu đạt quán dụng, những lời nói quen thuộc hay lời nói thường
xuyên sử dụng.v.v…
Tuy nhiên, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thành ngữ nhưng tựu
chung lại các tác giả đều thống nhất với nhau ở chỗ: Đó là tập hợp từ cố định
đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó Ví dụ: Một nắng hai sương, Rán
Trang 15Trong hệ thống thành ngữ tiếng Hàn, đặc biệt là những thành ngữ nói về động – thực vật, chúng ta có thể thấy một số ví dụ tiêu biểu như sau:
người có tính cách trái ngược không thể sống hòa hợp với nhau và nó tương
đương với thành ngữ “như chó với mèo” trong tiếng Việt “구우일모” Cửu ngưu nhất mao) hàm ý chỉ sự quá ít ỏi, chẳng thấm tháp gì, chẳng có tác dụng
gì như việc chín con trâu mất một sợi lông Thành ngữ này tương đương với
“Như muối bỏ biển” hay “Hạt cát trong sa mạc” trong tiếng Việt “새옹지마
(Tái ông thất mã), đây là thành ngữ chỉ sự luân hồi của phúc - họa, trong họa
có phúc, trong phúc có họa Trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng: “Trong
cái rủi có cái may” hay “họa phúc khôn lường” với ý nghĩa tương tự “아침에
hiểu là: Nếu chim khách kêu vào buổi sáng thì có điềm may đến hay có tin vui, còn nếu quạ kêu vào ban đêm thì sẽ có điềm không tốt (đại biến) hay chuyện không hay sắp xảy ra Đây là thành ngữ nói về điềm dự báo trong tương lai
Như vậy qua một vài phân tích ở trên chúng ta đã có được những hiểu biết
cơ bản nhất về thành ngữ nói chung và thành ngữ nói về động thực vật trong tiếng Việt và tiếng Hàn nói riêng
1.2 Khái niệm tục ngữ
Cũng như thành ngữ, hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian và ngôn ngữ học về khái niệm tục ngữ Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu khái niệm tục ngữ dựa trên quan điểm của nhà ngôn ngữ học là chủ yếu
Trang 16Nói về tục ngữ, Dương Quảng Hàm (1968) trong quyển “Việt Nam văn
học sử yếu” quan niệm: “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì” [21; tr 15] Nguyễn Văn Tố trong bài “Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây” viết: “Tục ngữ là câu thành ngữ nói đã quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa, câu nào
từ đời xưa truyển lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn; tục ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau” (Dẫn theo Chu Xuân Biên –
Lương Văn Đang – Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, tr 20)
Kế thừa quan điểm của các học giả đi trước, năm 1978 trong cuốn “Từ
và vốn từ tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Văn Tu (1978), đưa ra quan niệm:
“Trong tiếng Việt, những tục ngữ, phương ngôn và ngạn ngữ có liên quan đến
thành ngữ và quán ngữ Chúng không phải là đối tượng của từ vựng học mà
là đối tượng của văn học dân gian Nhưng vì chúng là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ được dùng đi dùng lại để trao đổi tư tưởng cho nên chúng dính dáng đến vấn đề cụm từ cố định Thực ta chúng là những câu hoàn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ, không cần những thành phần cú pháp nào cả” [47; tr
87] Sau đó, vào năm 1985, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học
tiếng Việt”, cho rằng: “Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có sẵn; nhưng khác với thành ngữ ở chỗ nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán Về mặt nội dung, nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó không biểu thị một khái niệm như thành ngữ mà biểu thị một tổ hợp khái niệm” [17; tr 87]
Ngoài ra chúng ta còn thấy hàng loạt các định nghĩa khác về tục ngữ,
chẳng hạn, theo Nguyễn Lân, “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa
trọn vẹn, nói lên hoặc một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự
Trang 17một câu tự nó diễn trọn vẹn, một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân
lý, một công lý, có khi là một sự phê phán” [40; tr 39] Gần đây, Nguyễn Văn
Nở (2008) đề cập đến khái niệm tục ngữ theo cách hiểu: “Tục ngữ là sản
phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, vừa thâm thúy vừa không kém phần nghệ thuật, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [38; tr 11].
Cũng giống như tình hình ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hàn Quốc cũng có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tục ngữ Ở Hàn Quốc, một trong những người quan tâm đặc biệt đến tục ngữ là Im Dong Kwon
Trong cuốn “Từ điển tục ngữ”, ông viết, tục ngữ “có thể được coi là di sản
văn hóa tuyệt vời, trong đó cô đọng và hàm súc những lời giáo huấn, những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, là nghệ thuật ngôn từ của toàn thể dân tộc được truyền khẩu từ đời này sang đời khác” [63; tr 3] Cũng với quan
niệm tương tự, Won Young Sub (2003) coi “Tục ngữ không phải là những cái
được làm mới trong một khoảng thời gian ngắn mà là những lời đúc kết cô đọng truyền miệng từ đời này sang đời khác” [66; tr 3]
Như vậy, qua cách hiểu cũng như định nghĩa của các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ kể trên chúng ta có thể hiểu tục ngữ chính là sản phẩm tư duy,
di sản văn hóa dân tộc, là công cụ diễn đạt những kinh nghiệm sống hay những lời giáo huấn quý báu, cô đọng và hàm súc, đồng thời tục ngữ có thể là một nhận xét, một phê phán khen hay chê…Tục ngữ được truyền từ đời này sang đời khác
Dưới đây là một số câu tục ngữ nói về động thực vật trong tiếng Hàn và
ý biểu hiện tương đương trong tiếng Việt Trong tiếng Hàn, câu tục ngữ
tương đương với câu tục ngữ “Nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến” trong tiếng Việt Câu tục ngữ “가는 말이 고와야 오는 말이 곱다” có nghĩa là “Lời nói
Trang 18đi có hay thì lời nói đến mới hay” và nó gần tương đương với có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” trong tiếng Việt
Câu tục ngữ “소 잃고 외양간 고친다”, có nghĩa là: Mất bò mới sửa chuồng,
chỉ người không biết lo xa, tương đương với “Mất bò mới lo làm chuồng”
trong tiếng Việt Câu tục ngữ “원숭이도 나무에서 떨어진다” được hiểu là
“Con khỉ cũng có thể rơi từ trên cây xuống”, gần tương đương với câu “Nhân
vô thập toàn” trong tiếng Việt Câu tục ngữ “쇠귀에 경 읽기”, được hiểu là
“Đọc kinh thánh bên tai bò”, tương đương với câu “Đàn gảy tai trâu” trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt chúng ta có thể kể đến một số câu tục ngữ như: “Đói
cho sạch, rách cho thơm”, câu này hàm ý dùng để khuyên cần phải giữ mình
trong hoàn cảnh túng bấn Hay “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, câu này
nghĩa là cho dù có họ xa với nhau còn hơn người ngoài, có họ vẫn hơn Câu
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hàm ý nói sống phải có tình, có nghĩa, phải tỏ lòng biết ơn người đã làm ơn cho mình Hay “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay
cao thì nắng, bay vừa thì râm” là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm của nhân
dân về thời tiết
1.3 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ là các đối tượng nghiên cứu khoa học, cả hai đều được sử dụng khá phong phú và đa dạng trong đời sống hằng ngày của nhân dân Nếu thành ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung, từ vựng học nói riêng thì tục ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian Thành ngữ và tục ngữ là những khái niệm có nhiều điểm tương đồng và khác biệt, song việc phân biệt chúng một cách thật rạch ròi thì không
phải dễ Theo Dương Quảng Hàm (1951), “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý
nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là
Trang 19gì cho có màu mè” [20; tr 15] Trong cách thức phân loại của Dương Quảng
Hàm, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về thành ngữ và tục ngữ nhưng vẫn chưa phân định được rõ ràng về mặt tác dụng của thành ngữ và tục ngữ, bởi vì ở mặt này cả hai có phần tương đối giống nhau
Trong “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ” (1973), Cù Đình Tú đưa ra nhận xét: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là
ở sự khác nhau về chức năng, thành ngữ là những đơn vị định danh, về mặt này thành ngữ tương đương như từ, còn tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông báo” [48; tr 41]
Đến Vũ Ngọc Phan (1978), trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, tác giả đã phân biệt thành ngữ và tục ngữ một cách khá rõ ràng: “Tục ngữ là
một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng
tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Về cấp độ, thành ngữ ngang hàng với từ, thành ngữ là anh, từ độc lập là em, vì thành ngữ qua thời gian, đã được tập hợp một cách gắn bó thành cụm”. [40; tr 37]
Đỗ Thị Kim Liên trong công trình “Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa
– ngữ dụng” cũng đã đưa ra các tiêu chí để phân loại thành ngữ và tục ngữ Tác
giả phân loại dựa vào cấu tạo, ngữ nghĩa, chức năng và đích tác động
Qua đó, có thể thấy việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ một cách triệt
để, rạch ròi với các tiêu chí cụ thể vẫn chưa đi đến đích Điều này hiện nay vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Trong khuân khổ luận văn, dựa trên việc kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi tạm thời nêu ra sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:
Về số lượng âm tiết:
Thứ nhất, thành ngữ thường chủ yếu gồm 4 âm tiết, cũng có khi có 3
âm tiết, ví dụ, trong tiếng Việt: Đầu xuôi đuôi lọt, con dại cái mang, Khô như
Trang 20rang, Cứng như đá, trong tiếng Hàn: “동문서답” hỏi đông đáp tây – hàm ý những người hỏi một đằng trả lời một nẻo, trong tiếng Việt có câu “hỏi gà đáp vịt”) 한잔하다 (làm một chén – dùng để rủ ai đó đi ăn nhậu cùng)…
Ngược lại, tục ngữ thường có cấu tạo 6 âm tiết trở lên, cũng có tục ngữ
4 âm tiết nhưng chúng tại khác thành ngữ về mục đích Ví dụ, trong tiếng
Việt,:“Có đi có lại mới toại lòng nhau”, “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”,
trong tiếng Hàn: “가는 떡이 커야 오는 떡이 크다” (Miếng bánh cho đi có to thì miếng bánh nhận về, đến mới to – hàm ý khi người khác thăm hỏi, biếu xén hay làm điều gì tốt cho mình thì mình cũng phải báo đáp lại một cách tử
tế thì quan hệ đó mới bền chặt được, trong tiếng Việt có câu “Có đi có lại mới toại lòng nhau”) “입에 쓴 약이 몸에 좋다” (Thuốc đắng thì tốt cho cơ thể -
ý nói thuốc đắng thì chóng khỏi bệnh, lời nói thẳng thắn thì khó nghe nhưng lại tốt, bổ ích cho mình nên chớ nóng giận, tiếng Việt có dùng: “Thuốc đắng
dã tật, sự thật mất lòng”)…
Về cấu tạo:
Thành ngữ có cấu tạo là một cụm từ cố định, giữa các thành tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó là một bộ phận của câu
Ví dụ trong tiếng Việt: Mồm cá ngão, Mẹ tròn con vuông…
Trong tiếng Hàn: “그림의 떡” (bánh vẽ - để nói những việc hão huyền,
“mơ hão”), “누워서 떡 먹기” (Nằm ăn bánh gạo – hàm ý nói những việc dễ dàng, “dễ như trở bàn tay” trong tiếng Việt)…
Ngược lại tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, đưa ra trọn vẹn một nhận định, một phán đoán, quan hệ giữa các thành tố trong tục ngữ là quan hệ tự do, quan hệ cú pháp
Trang 21Trong tiếng Hàn: “거미가 줄을 치면 날씨가 좋다” (Nếu nhện chăng
tơ thì thời tiết đẹp – đây là câu tục ngữ nói về thời tiết, kinh nghiệm thời tiết)
ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng Ví dụ như là:
“Chân cứng đá mềm” (biện pháp hoán dụ)
“Chuột sa chĩnh gạo” (biện pháp ẩn dụ)
“Hô phong hoán vũ” (thậm xưng)
Trong tiếng Hàn: “국수를 먹다” (Ăn mỳ - hàm ý muốn hỏi ai đó khi nào thì tổ chức lễ cưới và mời mọi người ăn cưới)
Nghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy Điều đó tạo cho thành ngữ những ấn tượng mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc, tạo hiệu quả diễn đạt và sức biểu đạt cao
Ngược lại, tục ngữ thường diễn đạt một ý trọn vẹn, một phán đoán Nghĩa của tục ngữ thường nêu lên những đúc rút kinh nghiệm của con người
lao động, sản xuất, đấu tranh sinh tồn trong tự nhiên và xã hội Ví dụ: “Đêm
tháng năm chưa nằm đã sáng; Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Trong tiếng
Hàn: “비 온 뒤에 땅이 굳어진다” (Sau khi mưa đất trở nên cứng hơn – câu
Trang 22tục ngữ này không chỉ đơn thuần nói về thời tiết mà còn hàm ý là: trong cuộc sống, sau khi trải qua những khó khăn thì con người ta sẽ trưởng thành hơn)
Tục ngữ thường là những câu nói có vần điệu, cân đối, dễ nhớ, phản ánh những bài học, kinh nghiệm sống, nhận định về mối quan hệ giữa con người với nhau, quan hệ giữa con người với tự nhiện và xã hội
Trên cơ sở cách phân loại trên chúng ta có thể tìm thấy điểm tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ trong bảng sau:
Giống nhau Cả hai đều được sử dụng rất phổ biến, phong phú và đa
dạng trong ngôn ngữ, đặc biệt đời sống hàng ngày của nhân dân
Về số lượng âm
tiết
Thành ngữ thường chủ yếu cấu tạo 4 âm tiết
Tục ngữ thường cấu tạo 6
âm tiết trở lên
Về cấu tạo (ngữ
pháp)
Thành ngữ có cấu tạo là một cụm từ cố định, đơn vị định danh, nó là một bộ phận của câu
Tục ngữ là câu hoàn chỉnh, đưa ra trọn vẹn một nhận định, phán đoán và quan hệ giữa các thành tố trong tục ngữ là quan hệ tự do, cú pháp
Về chức năng Thành ngữ là cụm từ, tương
đương với từ, là thành phần cấu tạo nên câu nên có chức năng cấu tạo câu
Tục ngữ là câu độc lập, một phán đoán, thực hiện chức năng thông báo nên có chức năng cấu tạo đoạn văn
Về ngữ nghĩa Thành ngữ thường thể hiện
những hình ảnh liên tưởng sinh động, biểu cảm, giàu
Tục ngữ thường diễn đạt một
ý trọn vẹn, một phán đoán, nêu lên những đúc kết kinh
Trang 23tính hình tượng, bóng bẩy nghiệm của con người lao
động, sản xuất, tự nhiên và
xã hội
Tất cả những phân định, phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ dựa vào các tiêu chí trên chỉ mang tính tương đối vì trong thực tế vẫn có những đơn vị
“lưỡng khả”, có thể quan niệm là thành ngữ hay tục ngữ đều được
1.4 Một số biện pháp tạo nghĩa biểu trƣng của thành ngữ, tục ngữ
Có nhiều biện pháp, hình thức để tạo nên nghĩa biểu trưng đối với thành ngữ, tục ngữ
Thứ nhất là biểu trưng dựa vào mối quan hệ liên tưởng như: so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ
Thứ hai là biểu trưng dựa vào quan hệ kết hợp như: điệp ngữ, tương
phản, khoa trương… Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung vào ba biện pháp thứ nhất đó là: So sánh, ẩn dụ và hoán dụ
Biện pháp so sánh: So sánh là lối đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có
một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài, hoặc tính chất bên trong nhằm mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá hay bộc lộ tình cảm về đối tượng được nói đến
Biện pháp này được sử dụng rất phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, nó giúp người nghe có thể hiểu điều mà mình muốn nói, muốn biểu đạt nhanh chóng hơn
Tác dụng của biện pháp so sánh là dùng để miêu tả đối tượng bằng những hình ảnh cụ thể, gồm cả giải thích, đánh giá và biểu lộ tình cảm Có thể nói so sánh chính là biện pháp cơ bản được sử dụng nhiều trong tục ngữ, thành ngữ
Trang 24Chúng ta có thể kể đến một số thành ngữ, tục ngữ như là: Nhanh như
cắt, hiền như Bụt, gầy như mắm, cứng như đá, đẹp như tiên, chậm như rùa; Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (So sánh phân hạng); Có mười thì tốt,
có một thì xấu (So sánh tương phản); Vợ chồng như đũa có đôi; Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống; Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân; Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời…v.v
Chúng ta cùng phân tích một số câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây để cùng rõ ý nghĩa và biện pháp so sánh được sử dụng trong những câu đó
Thành ngữ “Gầy như mắm” hay “Gầy như cá mắm” là thành ngữ để
nói những người có thân hình mảnh mai, gầy guộc Thành ngữ đó đã dùng hình ảnh con cá mắm (là loại cá phơi khô không còn nước) để so sánh với
người rất gầy, khô không có sức sống “Hiền như Bụt” hàm ý những người
hiền lành vì chúng ta biết Bụt thường xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích,
xuất hiện để cứu giúp những người có khó khăn, nỗi khổ, bế tắc Hay “Ngang
như cua” dùng để ám chỉ những người nói hay có hành động ngang ngược,
hay bàn ngang, bàn lùi Những người đó được so sánh với con cua vì con cua
bò ngang Thành ngữ“Cứng như đá” là để chỉ những vật rất cứng không dễ
có thể làm vỡ nó ra được Dùng hình đá để so sánh, đá rất cứng nên muốn thể
hiện những vật cứng, rắn Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống” là tục ngữ nói về một kinh nghiệm của nghề làm nông nghiệp: “nước,
phân, sự chăm sóc, giống” là những yếu tố quyết định đến sản lượng của đồng
ruộng Câu “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống” (trống: nghĩa là trống
trải) ý nói những nhà đã nghèo thì bao nhiêu vào cũng vẫn trống, vẫn không
đủ Câu “Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời” hàm ý khi nói năng thì hãy
cẩn thận, cẩn trọng với lời nói của mình Nói những lời cay độc khiến người khác đau đớn rằn vặt cả đời
Trong tiếng Hàn khi muốn nói những việc dễ dàng thực hiện thì dùng biểu hiện: “식은 죽 먹기” (Ăn cháo nguội – việc gì đó quá dễ dàng và được
Trang 25người Hàn Quốc ví với việc ăn cháo nguội) hay “땅 짚고 헤엄치기” (Chống tay xuống đất bơi trên mặt đất) Còn khi muốn diễn tả những công việc rất khó, gần như không thể làm được thì dùng biểu hiện: “하늘의 별 따기” (Hái sao trên trời – hàm ý những việc khó khăn nhưng cho dù có có gắng nhưng cũng khó đạt được)
Hay thành ngữ như:
Biện pháp ẩn dụ: là hình thức chuyển nghĩa dựa trên cơ sở liên tưởng
nét giống nhau của hình dáng, màu sắc, tính chất, phầm chất hoặc chức năng của đối tượng khác loại Ẩn dụ khác so sánh ở chỗ chỉ giữ lại vế được so sánh
Xét về mặt cấu trúc, ẩn dụ có các dạng: Ẩn dụ bằng danh từ; Ẩn dụ bằng tính từ; Ẩn dụ bằng động từ; Ẩn dụ cả câu
Xét về mặt liên tưởng thì ẩn dụ cũng có nhiều loại, có thể chia làm bốn loại là: Lấy cái cụ thể biểu thị cái trừu tượng; Lấy cái cụ thể biểu thị cái cụ thể; Lấy cái trừu tượng biểu thị cái trừu tượng; Lấy cái trừu tượng biểu thị cái
cụ thể
Ngoài ra, trong cách nói ẩn dụ thì “Ví” cũng được coi là một cách nói
ẩn, ví von, không nêu rõ đối tượng nên ẩn dụ thường có tính phiếm chỉ hoặc
ám chỉ Cách nói ẩn dụ có phần bóng gió, xa xôi, chính vì thế mà ẩn dụ có thể đặt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau mà vẫn phù hợp
Chúng ta cùng tìm hiểu biện pháp ẩn dụ qua những thành ngữ, tục ngữ
ví dụ như là: Ếch ngồi đáy giếng, đầu trâu mặt ngựa, đầu voi đuôi chuột; Gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng; Uốn cây từ thuở còn non; Dạy con từ thuở con còn ngây thơ…v.v Trong những thành ngữ tục ngữ trên thì “Ếch ngồi đáy giếng” (giếng: là hố đào thẳng đứng và sâu vào lòng đất để lấy nước), câu đó
Trang 26muốn nói những người hiểu biết ít, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp; hoặc những kẻ ngông nghênh, tự phụ, đánh giá, nhìn nhận sự việc
một cách phiến diện và nông nổi theo chủ quan của bản thân Còn“Đầu voi
đuôi chuột” thể hiện những việc lúc khởi đầu, bắt đầu thì có vẻ to tát, hoành
tráng, quy mô nhưng đến khi kết thúc thì không ra gì Thành ngữ đó đã dùng hình ảnh “voi” và “chuột” để thể hiện sự bắt đầu hoành tráng, quy mô và đến
kết thúc thì teo tóp, không ra gì Cuối cùng câu“Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng” (mực: ngày xưa viết bằng mực tàu, loại mực mài từ thỏi ra, màu đen
nhánh): Khi ở gần kẻ xấu thì bị ảnh hưởng, bị tiêm nhiễm những cái xấu của người đó, ngược lại, khi ở gần người tốt thì sẽ học hỏi, tiếp thu được cái hay, cái tốt của người đó sẽ tiến bộ hơn
Cũng giống như thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, thành ngữ và tục ngữ
tiếng Hàn cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ, ví dụ như là: “수박 겉핥기” (Liếm
vỏ dưa hấu – hàm ý chỉ những người làm việc qua loa đại khái không có nội
dung cụ thể) hay thành ngữ: “꿀 먹은 벙어리” (Người câm ăn mật ong –
Người câm ăn mật ong thấy ngon, ngọt thì cũng không thể khen được, dùng
để nói những người không biết bày tỏ suy nghĩ của bản thân mình)
Biện pháp hoán dụ: Hoán dụ cũng là một biện pháp tạo hình dựa trên
mối quan hệ liên tưởng Nếu nói so sánh và ẩn dụ được cấu tạo dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng thì hoán dụ dựa vào mối quan hệ liên hệ
có thực, liên tưởng logic, khách quan giữa các đối tượng
Về mặt hình thức, biện pháp hoán dụ cũng giống như ẩn dụ chỉ là phô bày một vế
Về mặt nội dung, hoán dụ hình thành dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ logic khách quan giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện
Về mặt lý thuyết, nếu có bao nhiêu mối quan hệ logic khách quan là có
Trang 27Trong thực tế, biện pháp này thường được cấu tạo dựa trên những mối quan hệ sau: quan hệ logic khách quan giữa cái bộ phận và toàn thể; giữa chủ thể và vật sở thuộc; giữa hành động và chủ thể; giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng…
Khi đề cập đến biểu trưng của tục ngữ, người ta thường chú ý đến biện pháp ẩn dụ, nhưng có một bộ phận khá lớn được cấu tạo bằng biện pháp hoán
dụ Nếu ẩn dụ tu từ là sản phẩm của tư duy hình tượng thì hoán dụ tu từ là sản phẩm của tư duy khái quát, tư duy logic
Ví dụ như là: Tối mắt tối mũi, khéo chân khéo tay, tay bồng tay bế; Rau
nào, sâu nấy; Con sâu làm rầu nồi canh; Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo…v.v
Khi đi tìm hiểu vào ý nghĩa cụ thể của từng thành ngữ tục ngữ nói trên ta
thấy câu “Tay bồng tay bế” muốn ám chỉ những người nhiều con, hay khi nói
những người phải lo việc nhà một mình, một mình gánh vác mọi việc lớn nhỏ
trong gia đình thì thành ngữ tiếng Việt dùng: “Tay cheo tay chống” Thành ngữ
“Con sâu làm rầu nồi canh” hay “con sâu bỏ rầu nồi canh” dùng nói việc một
phần tử xấu, có ý thức sẽ làm ảnh hưởng, xấu lây, mang tiếng cả tập thể
Tiếng Hàn thì có dùng hình ảnh “비행기를 태우다” (Cho đi máy bay
giấy, tàu bay giấy – dùng để khen ai quá lời) Hay “시집에 가다” (Đi về nhà chồng – để nói đến việc cô dâu lên xe hoa về nhà chồng, lấy chồng)
1.5 Nghĩa biểu trƣng của thành ngữ, tục ngữ
Quan niệm về nghĩa biểu trưng:
Hiện nay có nhiều luồng quan điểm khác nhau về nghĩa biểu trưng của thành ngữ và tục ngữ nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng: thành
ngữ và tục ngữ có hai loại nghĩa đó là nghĩa đen và nghĩa bóng
Những câu tục ngữ có nghĩa đen là những câu tục ngữ đơn thuần chỉ đúc kết kinh nghiệm thuộc về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, hay các hiện
Trang 28tượng tự nhiên đề cập đến các sự tích lịch sử, đặc điểm địa phương Người ta gọi những thành ngữ, tục ngữ kiểu này là những câu tục ngữ đơn nghĩa Ví dụ
như : “Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô”; “Mưa tháng bảy gãy cành tràm”;
là câu tục ngữ đơn thuần nói về thời tiết)
Bên cạnh các câu tục ngữ, thành ngữ đơn nghĩa như trên, phần lớn những thành ngữ, tục ngữ còn lại thuộc loại đa nghĩa và nó được chia thành hai loại:
Loại thứ nhất: Những câu tục ngữ được hiểu theo cả “nghĩa đen” và
“nghĩa bóng” Ví dụ như là:“Qua chợ còn tiền, vô duyên càng khỏi nhẵn
má”; “Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng”; “고생 끝에 낙이 온다” (Khổ
hết thì sướng đến – hay chúng ta có thể hiểu là sau cơn mưa trời lại sáng, khổ tận cam lai); “바람을 맞다” (Trúng gió – câu đó có thể hiểu như vậy nhưng
thường dùng theo nghĩa bóng, câu đó dùng với ý nghĩa là bị người khác lừa,
bị leo cây)
Loại thứ hai: Là những câu tục ngữ, thành ngữ chỉ được dùng theo
“nghĩa bóng” Ví dụ như:“Chết không muốn, muốn ăn xôi”; “Có sừng thì
đừng hàm trên”; “바람을 피우다” (Câu đó hàm ý những người trăng hoa)
Đi ngược lại với luồng quan điểm nêu trên (phần lớn các tác giả cho rằng tục ngữ có nhiều nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa khái quát, hay có
cả nghĩa đen và có cả nghĩa bóng) thì, Nguyễn Xuân Đức lại cho rằng: Tục ngữ chỉ có một nghĩa và nghĩa đó do hoàn cảnh, môi trường vận dụng sẽ quy định Thực ra, không phải ý kiến của tác giả là không có lý vì khi vận dụng tục ngữ vào trong lời ăn tiếng nói, chủ đề phát ngôn đã cấp cho tục ngữ một nghĩa rồi Tuy nhiên nếu từ góc độ nghiên cứu mà phủ nhận tính nhiều nghĩa
Trang 29của tục ngữ thì cũng khó chấp nhận vì ở góc độ văn bản hay ngôn ngữ thì đều
có hiện tượng từ nhiều nghĩa, đa nghĩa [15; tr 52]
Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng: tục ngữ thường có hai nghĩa đó là: nghĩa đen và nghĩa biểu trưng (là nghĩa tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa của tục ngữ) Hiện tượng nhiều nghĩa của tục ngữ là hiện tượng mang tính phổ quát, và việc giải thích nghĩa của tục ngữ cũng không hề đơn giản hay dễ dàng gì Điều đó là do những nguyên nhân về ngữ nghĩa, ngữ pháp
và tri thức văn hóa của một cộng đồng Đặc biệt thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc rất phong phú và đa đạng và nó mang nhiều nghĩa biểu trưng như mang ý nghĩa giáo huấn, khuyên răn con người và cả những điều cấm kỵ trong cuộc sống
Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi đã khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đền đề tài
Thứ nhất: Làm sáng tỏ khái niệm thành ngữ, tục ngữ, từ đó gợi mởi cho
những hướng nghiên cứu mới Đặc biệt là những nghiên cứu có tính chuyên sâu về thành ngữ, tục ngữ của hai dân tộc Hàn, Việt
Thứ hai: Trên cơ sở những khái niệm chung nhất về thành ngữ và tục
ngữ, người viết đi sâu tìm hiểu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cấu tạo, về chức năng và ngữ nghĩa
Thứ ba: Bước đầu đề cập đến một số biện pháp tạo nghĩa của thành ngữ
và tục ngữ, đặc biệt là so sánh, ẩn dụ và hoán dụ
Thứ tư: Luận văn cũng đề cập đến những vấn đề ngữ nghĩa của thành
ngữ và tục ngữ, đặc biệt là các khái niệm nghĩa đen và nghĩa bóng
Việc làm sáng tỏ những khái niệm nêu trên sẽ là “kim chỉ nam” cho việc triển khai đề tài nghiên cứu của mình
Trang 31CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ ĐỘNG VẬT MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung thành ngữ, tục ngữ nói về động vật
Động vật có mối quan hệ gần gũi với con người, do đó chúng đi vào tâm thức ngôn ngữ một cách tự nhiên Hiện nay trong tiếng Hàn, thành ngữ tục ngữ nói về động vật rất đa dạng, phong phú Phần lớn động vật xuất hiện ở thành ngữ, tục ngữ với ý nghĩa biểu trưng và thường dựa vào những mối quan
hệ liên tưởng tương đồng về đặc điểm hay thuộc tính của chúng
Động vật xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ ở đây chỉ như một dấu hiệu hình thức chứ không phải là các thành ngữ có các thành tố liên quan đến các loài động vật, dùng để nói về chính loài động vật đó Tuy nhiên số lượng thành ngữ, tục ngữ nói về con vật một cách đơn thuần thì chiếm số lượng khá
ít Người Hàn cũng như người Việt, chỉ mượn các con vật như một dấu hiệu, một hình ảnh gần gũi, một đối tượng để quan sát, từ đó dùng nói về những phạm vi khác trong đời sống của mình Những nội dung nghĩa mà cả người Hàn lẫn người Việt đề cập tới khá phong phú song các thành ngữ, tục ngữ chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là thành ngữ có nội dung nghĩa nói về con
người Ngoài ra, ở đây thông qua khảo sát, tác giả nhận thấy số lượng thành
ngữ, tục ngữ tiếng Hàn nói về kinh nghiệm sống cũng có số lượng tương đối lớn Ngoài ra, cũng không ít các thành ngữ, tục ngữ đề cập đến môi trường sống hay về quan niệm sống
Theo khảo sát số lượng thành ngữ tục ngữ đăng trên trang web của Viện nghiên cứu ngôn ngữ Hàn quốc tại địa chỉ (www.korean.go.kr), thì ở tiếng Hàn, số lượng thành ngữ, tục ngữ liên quan đến động vật chiếm tỉ trọng tương đối lớn Qua kết quả thống kê, cho thấy có 2111 câu tục ngữ chiếm 21,98% với 73 loài động vật; 181 câu thành ngữ chiếm tới 3,95% và nhắc đến
36 loài động vật (Tham khảo tại phụ lục bảng 1.1 và bảng 1.2)
Trang 32Ở tiếng Việt, hình ảnh động vật được xuất hiện trong tục ngữ khá đa dạng và phong phú Theo bảng thống kê của tác giả Nguyễn Văn Nở (2010) thì tần số xuất hiện hình ảnh động vật trong tục ngữ người Việt có khoảng
794 câu chứa hình ảnh động vật, chiếm khoảng 19,08%, nhắc đến 82 loài động vật (Tham khảo tại phụ lục bảng 3.1)
Những loài động vật xuất hiện nhiều trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt chủ yếu là những loài động vật gần gũi với đời sống nông nghiệp và sống gần gũi với con người như bò, lợn, chó, gà.v.v Trong tổng số hơn 70 loài động vật xuất hiện ở các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có nhiều loài động vật xuất hiện với tần suất cao, có loài động vật xuất hiện với tần số thấp Loài động vật xuất hiện nhiều nhất trong tục ngữ tiếng Hàn đó là con bò Còn đối với tục ngữ tiếng Việt, có 82 loài động vật được nhắc tới trong tổng
số 794 câu tục ngữ và số lượng loài động vật được nhắc đến nhiều nhất là
“cá” Ngoài ra, các loài động vật xuất hiện nhiều trong tục ngữ tiếng Việt tiêu biểu như: trâu, gà, chim Tất cả điều đó được thể hiện rõ hơn trong bảng thống kê dưới đây
Bảng 1: Bảng tục ngữ tiếng Hàn có chứa hình ảnh động vật
Tỷ lệ %( so với 2111 tục ngữ có hình ảnh động
Trang 33Bảng 2: Bảng tục ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh động vật
Tỷ lệ % (so với 794 tục ngữ có hình ảnh động
có tần suất cao lại là những động vật sống dưới nước Tuy nhiên đấy đều là các loài động vật gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân hai nước Nhưng do địa hình Hàn Quốc đồi núi chiếm tỉ lệ lớn nên con bò, con ngựa là những hình ảnh gắn liền với đời sống sản xuất của người dân Ở Việt Nam do đặc trưng địa lý với hệ thống sông ngòi dày đặc và bờ biển dài nên chúng ta
có thể phần nào lý giải được tại sao hình ảnh con cá lại xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Ngoài ra nước ta vốn là nước sản xuất nông nghiệp hình ảnh con trâu rất gần gũi với người dân Việt, nó thân thiết với người dân lao động như những người bạn vậy
Sự đa dạng của các loài động vật xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ được minh chứng bằng việc có khoảng 73 loài động vật trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và 82 loài trong tục ngữ tiếng Việt Trong số đó, có loài là
Trang 34động vật sống trên cạn, có loài là động vật sống dưới nước; có loài là động vật nuôi, có loài là động vật hoang dã; có loài là động vật ăn thịt, có loài là động vật ăn cỏ; thậm chí có loài là động vật có thực, có loài là động vật không có thực đó chỉ là loài động vật tồn tại trong truyền thuyết.v.v… Nhưng cho dù đó
là loài động vật nào thì chúng ta vẫn có thể khẳng định được một điều rằng: Thế giới động vật trong thành ngữ, tục ngữ hai nước rất phong phú và gần gũi với đời sống con người Vì vậy, không biết tự bao giờ những con vật ấy đi vào, xuất hiện một cách tự nhiên trong các câu thành ngữ, tục ngữ, nó đi vào tâm thức ngôn ngữ một cách sinh động, phong phú đa dạng về hình thức và cũng như nội dung biểu đạt Một minh chứng cho nhận định này chính là hình ảnh con “rồng” trong ca dao, tục ngữ tiếng Việt Bản thân “rồng” là loại động vật không có thực, chỉ có trong truyền thuyết, nó biểu trưng cho vua chúa, sự
cao quý, quyền quý cao sang…v.v Tục ngữ có câu “Trứng rồng lại nở ra
rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu” Hay trong câu thành ngữ “ngựa non háu đá”, ở đây con ngựa là một loại động vật sống theo bầy, chạy nhanh, hay đá
nên đó là cơ sở liên tưởng biểu trưng cho tính cách, thói quen của con người,
nó ám chỉ người còn trẻ tuổi, tính nóng, thích khiêu khích, khoe khoang Hoặc
trong câu tục ngữ “Chó đen giữ mực, ngựa quen đường cũ” để biểu đạt những
người ngoan cố, không chịu sửa thói hư tật xấu của bản thân mình…v.v
Như vậy có thể nói thành ngữ, tục ngữ về động vật chiếm một tỷ trọng
và vị trí quan trọng trong ngôn ngữ hai nước
2.2 Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loài động vật tiêu biểu và so sánh với Việt Nam
2.2.1 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con bò
Trong tổng số 181 thành ngữ tiếng Hàn nói đến động vật có 16 thành ngữ nói đến hình ảnh con bò, chiếm 8,8% tổng số thành ngữ nói đến động vật Cũng như vậy, trong tổng số 2.111 câu tục ngữ tiếng Hàn nói đến động vật thì
Trang 35tục ngữ nói đến động vật Ở tiếng Việt, trong 794 câu tục ngữ có dùng hình ảnh động vật, thì có tới 44 câu tục ngữ nhắc đến hình ảnh con bò, chiếm 5,54%
Trong thành ngữ tiếng Hàn nói đến động vật, mặc dù “bò” không phải
là loài được đề cập nhiều ở vị trí số một song nó lại được nhắc đến nhiều nhất trong tục ngữ tiếng Hàn Điều đó minh chứng một điều là hình ảnh con bò giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tâm thức của người dân Hàn Quốc
Hình ảnh “con bò”, “con trâu ”, những con vật gần gũi, thân thiết với
con người, đặc biệt người nông dân hai nước nên nó có tần suất sử dụng nhiều trong thành ngữ và tục ngữ Do Hàn Quốc có địa hình đồi núi chiếm tới 70% nên “con bò, con ngựa” trở thành những hình ảnh thân thuộc được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ nước này Ngược lại, Việt Nam là quốc gia có nền
văn minh lúa nước nên “con trâu” được xuất hiện với tần số cao hơn “con bò”
Người Hàn Quốc do địa hình nhiều núi nên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sức kéo chính là nhờ bò, vì vậy con bò được coi là tổ tiên của nhà nông
Tục ngữ tiếng Hàn có câu: “소는 농가의 조상” (Bò là tổ tiên của nhà nông), qua đó chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của con bò đối với nhà nông, với đời sống nông nghiệp của người dân Hàn Quốc Đặc biệt đối với đời sống nông nghiệp thời kì trước, người ta chủ yếu sử dụng sức lao động của con người và sự hỗ trợ của bò trong hoạt động cày cấy, sản xuất Vì vậy,
bò không những là công cụ mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với người dân nước này Người Việt do tính chất là nền văn minh lúa nước nên coi trọng
con trâu nên“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
2.2.1.1 Bò biểu trưng cho sự ngu dốt, đần độn
Khi nhắc đến bò, chúng ta thường liên tưởng đến sự to xác nhưng không nhanh nhẹn, chậm chạp của loài bò và khi muốn ám chỉ những người kém thông minh, đần độn, người Hàn đều dùng hình ảnh con “bò” để ví von
Trang 36“우이독경” (Ngưu nhĩ độc kinh – Đọc kinh tai bò)
Chúng ta đều biết, bò là loài động vật kém thông minh, mà lại đọc kinh, đem kiến thức uyên thâm bên tài bò thì đương nhiên loài động vật như bò sẽ không thể hiểu nổi Thành ngữ, tục ngữ đó hàm ý việc chúng ta giáo huấn, dạy bảo hay nói với một người nào đó nhưng không có tác dụng, thì chúng ta có thể
sử dụng câu này Tương tự như vậy người Việt dùng hình ảnh “trâu và bò” với
những thành ngữ như “Ngu như bò”; “Dốt như bò”; hay “Đàn gảy tai trâu”
Đặc biệt thành ngữ “우이독경” (Ngưu nhĩ độc kinh – Đọc kinh tai bò) trong tiếng Hàn này chúng ta có thể tìm thấy ở nhiều “dị bản” ở tiếng Việt
như: Ngu như bò/ Ngu như bò tót; Dốt như bò/ Dốt như bò tót Thành ngữ
“Đọc kinh tai bò” để chỉ một hành động vô ích Ý nghĩa này được xuất phát từ quan niệm của chủ nhân về trí tuệ của loài bò Kinh là loại tác phẩm tôn giáo,
mang tính triết học, rất trừu tượng và khó hiểu, không phải ai cũng có thể hiểu được nếu như học không tìm hiểu về tôn giáo hay có một tri thức nhất định
Vì vậy, việc chọn kinh để đọc vào tai bò là việc làm vô ích, không có nghĩa
bởi vì bò chắc chắn sẽ không hiểu, hành động đọc kinh tai bò là một hành động vô ích, không mang lại kết quả gì Điều này càng nhấn mạnh sự ngu ngốc của loài bò Tính chất này cũng được người Việt thể hiện một cách trực
tiếp và hiển ngôn hơn qua các thành ngữ so sánh kiểu “Ngu như bò” hay
“Ngốc như bò”
2.2.1.2 Bò biểu trưng cho sự to khỏe, sự hung dữ
Bò là loài động vật cung cấp sức kéo chủ yếu cho cày cấy, cho nông nghiệp, vậy nên nó có ý nghĩa lớn lao trong đời sống sản xuất nông nghiệp của người nông dân
Để thể hiện cho sự to khỏe của loài bò, tục ngữ tiếng Hàn có câu:
Trang 37là một minh chứng cụ thể Bên cạnh ý nghĩa đó, câu tục ngữ này còn hàm ý không phải cứ to, cứ khỏe sẽ làm tướng, làm thủ lĩnh mà điều quan trọng, điều quyết định cho việc đó là trí tuệ, óc lãnh đạo Ngoài việc có bề ngoài to, hoành tráng thì cũng cần có tài, có trí và óc lãnh đạo mới có thể điều khiển được người khác
Bên cạnh sức mạnh, thì bò còn biểu trưng tính cách hung dữ Sự hung
dữ của loài động vật này cũng được biểu đạt khá rõ qua thành ngữ
hiểm, việc nắm sừng để giết bò có thể làm cho người thực hiện hành động đó gặp hiểm nguy Ý nghĩa đó của thành ngữ được tạo nên bởi ý niệm về sự to khoẻ và hung dữ của bò
2.2.1.3 Bò biểu trưng cho sự thân phận vất vả, cực nhọc, nô lệ
Trong tâm thức của người Hàn, bò là một loài vật có giá trị, thậm chí là một vật linh thiêng Đặc biệt bò không đơn thuần là vật nuôi dùng làm sức kéo nên việc bò phải cày đồng là một việc làm vất vả, quá sức nên bò còn được dùng để biểu trưng cho sự vất vả, cực nhọc của con người Hình ảnh này được người Hàn biểu đạt khá rõ trong thành ngữ “석전경우” (Bò cày đồng đá) Giống như vậy, theo quan niệm của người Việt, đã sinh ra là thân phận của bò thì không còn cách nào khác là phải chấp nhận số phận vất vả, cực
nhọc Do đó, họ đã gửi gắm ý nghĩa này trong câu thành ngữ “Làm bò cho
người ta cưỡi”
2.2.1.4 Bò biểu trưng cho sự siêng năng, cần cù, nỗ lực cố gắng
Khi nhắc đến những tính cách chịu thương chịu khó là người Hàn Quốc nghĩ đến hình ảnh con bò Tục ngữ Hàn có câu “소같이 일하고 쥐같이먹어라” (Hãy làm việc như bò còn ăn như chuột), để ám chỉ điều đó Câu tục
Trang 38ngữ này khuyên con người khi làm việc thì phải chăm chỉ, và khi chi tiêu cần phải chi tiêu hợp lý, dè xẻn, tiết kiệm không nên hoang phí
Đối với đời sống nông nghiệp, con người thường dùng sức kéo của con
bò, con trâu để hỗ trợ khỏi khó khăn cho họ trong hoạt động sản xuất, tục ngữ tiếng Hàn có câu: "소 갈 데 말 갈 데 가리지 않는다” (Không chùn bước dù cho đó là nơi bò đi đến hay ngựa đi đến) để chỉ ý nghĩa đó Trong cuộc sống cho dù là khó khăn, nguy hiểm hay vất vả nhưng để đạt được mục đích cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình, nhất định vẫn phải đi, phải thực hiện nó
Ngoài ra tiếng Hàn còn có câu: "말 가는데 소도 간다” (Nơi ngựa đi cũng là nơi bò đến) thể hiện những việc người khác làm được thì mình cố gắng cũng sẽ thực hiện được cho dù có vất vả và khó khăn
2.2.1.5 Bò biểu trưng cho sự sung túc, no đủ và giàu có
Thành ngữ tiếng Hàn có biểu hiện: “매검매우” (Bán kiếm mua bò) ám chỉ cuộc sống sung túc, thanh bình không cần đến gươm giáo, không có chiến tranh Để thể hiện điều này, thành ngữ tiếng Việt có cách nói mang ý nghĩa
tương đương là: “Ba bò chín trâu” hay “Trâu dắt ra bò dắt vào” thể hiện sự
giàu có, sung túc của gia đình
2.2.1.6 Bò biểu trưng cho sự chủ quan
Tục ngữ tiếng Hàn có câu: “소궁둥이에다 꼴을 던진다” (Ném cỏ khô vào mông bò) để diễn tả một việc làm không có hiệu quả, thật không đáng Hay khi diễn tả việc không biết lo xa, chỉ biết đến cái trước mắt, khi hối hận thì đã muộn người Hàn thường sử dụng câu “소 잃고 외양간 고친다” (Mất
bò mới sửa chuồng) Những ý nghĩa này chúng ta cũng có thể tìm thấy ở một
số câu tục ngữ tương tự trong tiếng Việt như "Mất bò mới lo làm chuồng” hay
“Mất trộm mới rào giậu” hay “Mất dê mới sửa chuồng”
Trang 39Không những vậy, khi muốn ám chỉ những chuyện không may liên tiếp xảy ra hay liên tiếp phạm phải những sai lầm, phạm lỗi thì tiếng Hàn dùng
phân bò, mũi lại chạm vào đống phân chó) Để thể hiện ý nghĩa này, tiếng
Việt có biểu hiện “Họa vô đơn chí”
Như vậy, qua một số phân tích ở trên chúng ta có thể được đa tầng ý nghĩa mà người dân hai nước gửi gắm vào thông qua hình tượng con bò trong thành ngữ, tục ngữ Điều đó giúp cho cả hai ngôn ngữ Hàn – Việt trở nên giàu
có, phong phú hơn so với nhiều ngôn ngữ khác
2.2.2 Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con ngựa
Loài động vật xếp vị trí thứ hai về tần số xuất hiện đó là hình ảnh con ngựa trong thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc Trong số 181 thành ngữ nói đến động vật thì có 23 thành ngữ nói đến con ngựa, chiếm 12,7% và trong số 2111 câu tục ngữ nói đến động vật thì có 177 câu tục ngữ nhắc đến hình ảnh con ngựa, chiếm 8,4% Còn trong tiếng Việt, có 18 câu tục ngữ có chứa hình ảnh con ngựa trên 794 câu tục ngữ nói đến động vật và chiếm 2,26%
Với vị trí thứ hai trong bảng tổng kết cho thấy ngựa đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người Nó cũng như bò hỗ trợ về sức kéo giúp những người nông dân khỏi những vất vả, nhọc nhằn, giúp cho đời sống nông nghiệp của người nông dân thấy nhẹ nhàng hơn
2.2.2.1 Ngựa biểu trưng cho sự qua loa, gấp gáp
Như đã biết, ngựa là loài động vật sống theo bầy đàn, chạy nhanh nên
nó thường được dùng để chỉ sự nhanh nhẹn trong hành động nhưng lại đại khái qua loa trong việc làm Thành ngữ tiếng Hàn có biểu hiện: “주마간산” (Cưỡi ngựa xem núi) – hàm ý nói về hành động qua loa, không kỹ càng
Do đặc điểm tự nhiên của loài ngựa phi nhanh, vì vậy nó mang ý nghĩa thể hiện sự nhanh nhẹn (chạy nhanh, phi nhanh) nên hành vi cưỡi ngựa ngắm
Trang 40núi là một việc làm qua loa, không hiệu quả Thành ngữ đó tương đương
trong tiếng Việt là: “Cưỡi ngựa xem hoa”
Bên cạnh đó, tiếng Hàn có thành ngữ khác như “사분급설” (Gấp như
xe bốn ngựa kéo) – để nói về một sự việc xảy ra gấp gáp, quá nhanh và ở đây
đã dùng hình ảnh xe bốn ngựa kéo để biểu đạt cho sự gấp gáp đó
2.2.2.2 Ngựa biểu trưng cho sự dư dật, của cải, sung túc
Không những thế, ở trong tiếng Hàn, ngựa còn được dùng với nghĩa biểu trưng cho sự dư dật, của cải và thành ngữ “경의비마” (Áo đẹp, ngựa béo) hay “천고마비” (Trời cao, ngựa béo) chính là dùng nói lên điều đó Những ý nghĩa này chúng ta có thể tìm thấy ở các thành ngữ tương tự trong
tiếng Việt như: “Trâu cày ngựa cưỡi” ; “Chuông vạn ngựa nghìn” Ở trên
tầng nghĩa mới, ý nghĩa này được khai thác và sử dụng nhờ quan niệm của cả hai chủ nhân sáng tạo về loài vật này
Ngựa cùng với trâu bò được coi như là tài sản lớn của những người nông dân Nhà nông mà có ngựa có nghĩa là sở hữu một tài sản có giá trị, hơn thế, việc sở hữu một con ngựa béo lại càng chứng tỏ sự sung túc, giàu có của chủ sở hữu nó Với cả hai dân tộc, theo truyền thống, các loài vật như trâu, bò ngựa đều được coi là thước đo của sự giàu có, nhiều tài sản
2.2.2.3 Ngựa biểu trưng cho sự tham lam
Khi muốn nói đến lòng tham vô đáy của con người thì tục ngữ tiếng Hàn có câu: “말 타면 견마 잡히고 싶다” (Khi cưỡi ngựa còn muốn có cả
người giữ ngựa) Người Việt chúng ta cũng hay đùa bằng biểu hiện Ăn giày
ăn cả bít tất
(Ăn hết thịt ngựa rồi mới bảo có mùi gì đó lạ) ám chỉ những người sau khi đã