1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf

123 717 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam

Trang 1

Lời cảm ơnLời cảm ơn

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tói thầy giáo Vũ Sỹ Tuấn – Tiến sĩ, chủ nhiệm khoa Kinh tế Ngoại Thương trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong thời gian em viết khoá luận này Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Ban Phục vụ hàng hoá Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài – Sân bay quốc tế Nội Bài đã cung cấp cho em những thông tin và những tàI liệu bổ ích trong thời gian em thực tập tại Xí nghiệp

Nhân dịp khoá học kết thúc em xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em hoàn thành khoá học

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

Lời nói đầu

Trong nền kinh tế thị trường dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng rất nhanh trong những năm gần đây Dịch vụ hàng không là một trong những ngành được Chính phủ xác định là ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế Định hướng xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển Hàng không quốc tế trong khu vực Có thể nói ngành Hàng không Việt Nam có đóng góp to lớn cho nền kinh tế, là lĩnh vực thu hút nhiều ngoại tệ Theo chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 1999 -2010 đã chỉ rõ “ Xây dựng Tổng công ty HKVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh có sức cạnh tranh cao trong khu vực, có hiệu quả kinh tế và đặc biệt đảm bảo an toàn cao, phục vụ sự nghiệp CNH và HĐH đất nước góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng

Dịch vụ hàng không rất rộng lớn, bao gồm rất nhiều dịch vụ nhỏ liên quan Trong khoá luận này em muốn đề cập đến một loại hình dịch vụ đặc biệt quan trọng trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đó là dịch vụ hàng hoá hàng không

Dịch vụ hàng hoá hàng không là cả một quy trình phục vụ hàng hóa trước khi đưa hàng lên máy bay để chuyên chở hay sau khi dỡ hàng từ máy bay xuống.Đây là khâu rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho hành khách, cho máy bay và cho bản thân hàng hoá

Đây là lần đầu tiên em viết khoá luận do kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi có nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn

Trang 3

3 DÞch vô hµng ho¸ trong chuyªn chë hµng ho¸ xuÊt nhËp khÈu b»ng ®−êng hµng

Ch−¬ng II : Thùc tr¹ng kinh doanh mét sè lo¹i h×nh dÞch vô hµng ho¸

Trang 4

1 Dịch vụ hàng xuất 27

1.3 Các mức giá phục vụ hàng xuất HKVN quy định 39

2.3 Các mức giá phục vụ hàng nhập HKVN quy định 47

5.2 Tài liệu phạm vi, đối tượng và thời gian áp dụng cho khiếu nại 78 5.3 Các tình huống khiếu nại và những trường hợp bất thường hay xảy ra

Trang 5

5.4 Biện pháp xử lý khiếu nại và trường hợp bất thường sau vận chuyển của

Chương III : Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá

1Thực tiễn và kinh nghiệm của một số hãng hàng không trên thế giới 94 1.1 Kinh nghiệm của Singapore Airlines trong quá trình làm hàng 94 1.2 Kinh nghiệm của Japan Airlines trong kinh doanh dịch vụ hàng hoá 95 2.Dự báo và những định hướng phát triển dịch vụ hàng hoá của HKVN 97 2.1 Dự báo phát triển kinh doanh dịch vụ tại các Cụm Cảng hàng không Việt

3 Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ hàng hoá của Hãng

3.1 Đầu tư để hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật 100

3.3 Liên doanh liên kết để phát triển dịch vụ hàng hoá 106 3.4 Đầu tư để phát triển nguồn nhân lực phục vụ hàng hoá 108 4 Các giải pháp riêng cụ thể đối với từng loại hình dịch vụ hàng hoá 109 4.1 Đối với dịch vụ hàng xuất và dịch vụ hàng nhập 109 4.2 Đối với dịch vụ giải quyết khiếu nại sau vận chuyển 117 4.3 Đối với dịch vụ phục vụ các loại hàng đặc biệt 118

5.2 Đối với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam 120

Trang 6

Chương I : Khái quát chung về vận chuyển và dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

1. Vận tải hàng không

1.1 Khái niệm và vai trò của vận tải hàng không

Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả.Nếu nói theo nghĩa hẹp thì VTHK là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay

VTHK là một ngành còn rất trẻ so với ngành vận tải khác.Nếu như vận tải đừơng biển ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì VTHK mới chỉ phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20

VTHK khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, nhưng cho đến nay, sự phát triển của VTHK đã gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và nó đã trở thành một ngành quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với buôn bán quốc tế nói riêng

VTHK đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và mở mang nhiều vùng kinh tế khác nhau và trong việc tạo bước phát triển chung cho nền kinh tế thế giới.Bản thân nó cũng là một ngành công nghiệp lớn, không ngừng phát triển.Năm 1967, tổng thu nhập của các công ty hàng không của các nước thuộc ICAO là 12,5 tỷ USD, tuơng đương 7% doanh thu của ngành công nghiệp trên thế giới, năm 1980, con số đó đã lên tới 87,676 tỷ USD, lợi nhuận của các hãng thành viên của IATA trong năm 1997 là 5 tỷ USD

Tuy chỉ chuyên chở khoảng 1% tổng khối luợng hàng hoá trong buôn bán quốc tế nhưng lại chiếm khoảng 20% trị giá hàng hoá trong buôn bán quốc tế.Đối với

Trang 7

những nước phát triển, vận tải hàng không chỉ chuyên chở một khối luợng nhỏ hơn 1%, nhưng lại chiếm khoảng 30% trị giá

Điều này chứng tỏ vận tải hàng không có vai trò rất lớn đối với việc vận chuyển hàng hoá đặc biệt là hàng hóa có giá trị cao

VTHK có vị trí số một đối với vận tải quốc tế những mặt hàng mau hỏng, dễ thối, súc vật sống, thư từ, chứng từ, hàng nhạy cảm với thời gian, hàng cứu trợ khẩn cấp … những mặt đòi hỏi giao ngay cho máy bay có ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với phương tiện vận tải khác

VTHK có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc giao lưu giữa các nước, là cầu nối giữa nền văn hoá giữa các dân tộc, là phương tiện chính của du khách quốc tế

VTHK là một mắt xích quan trọng để liên kết các phương thức vận tải, tạo ra khả năng kết hợp các phương thức vận tải với nhau như VTHK/ vận tải biển,VTHK/ vận tải ô tô … nhằm khai thác lợi thế của các phương thức vận chuyển

1 2 Đặc điểm của VTHK

Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng,không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng.Tuyến đường trong vận tải hàng không được hình thành trong không gian căn cứ vào định hướng là chính, cho nên có thể nói khoảng cách giữa hai điểm vận tải chính là khoảng cách giữa hai điem đó.Tuy nhiên việc hình thành các đường bay trực tiếp nối liền giữa hai sân bay cũng phụ thuộc ít nhiều vào điều kiện địa lí,đặc thù khí tưọng của từng vùng, nhưng cơ bản, tuyến đường di chuyển của máy bay là tương đối thẳng nếu không kể đến sự thay đổi độ cao của máy bay trong quá trình di chuyển.Thông thuờng đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn vận tải đường sắt và ô tô khoảng 20% và đường sông là 30%

Tốc độ vận tải cao nhưng thời gian vận chuyển ngắn, nếu xét về tốc độ thì vận tải hàng không có ưu thế nhất Nếu chúng ta so sánh trên môt quãng đường 500 km thì máy bay mất một tiếng, tàu hoả đi mất 8,3 tiếng, ô tô đi mất 10 tiếng và tàu biển mất khoảng 27 tiếng

Trang 8

Vận tải hàng không an toàn so với các phương thức vận tải khác thì VTHK ít tổn thất nhất do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận tải hiện đại nhất máy bay lại bay ở độ cao trên 9 cây số, trên từng điện li, nên trừ lúc cất cánh và hạ cánh, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện thiên nhiên như sét, mưa bão trong hành trình

VTHK luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao Do tốc độ cao và chủ yếu chỉ chuyên chở hành khách và hàng hóa có giá trị cao, hàng giao ngay, hàng cứu trợ khẩn cấp do vậy đòi hỏi độ an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển.VTHK không cho phép sai sót do tính nghiêm trọng của tai nạn huỷ diệt, vì thế VTHK đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe về công nghệ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến Hãng Boing khi thiết kế máy bay Boing thế hệ mới ( B767) đã trang bị cho máy bay những máy tính mạnh nhất để có khả năng tính trước được và xử lí được 4 triệu tình huống có thể xảy ra khi bay

VTHK cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác, và được đơn giản hoá về thủ tục và các chứng từ do máy bay bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát

Tuy nhiên vận tải hàng không cũng có một số hạn chế nhất định :

Cước hàng không cao nhất do chi phí trang thiết bị, chi phí sân bay, chi phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ… cao Nếu so sánh cước vận chuyển một kg hàng hoá trên cùng một tuyến đường đi từ Nhật đến London thì cước máy bay là 5,5 USD, trong khi đó tàu biển chỉ có 0,7 USD So với đường sắt và ô tô thì cước vận tải hàng không cũng cao hơn từ 2 đến 4lần, nên vận tải hàng không bị hạn chế đối với việc vận chuyển những mặt hàng giá trị thấp, nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp do cước chiếm một tỷ lệ quá lớn trong giá hàng ở nơi đến làm cho giá hàng quá cao, không có sức cạnh tranh.Vận tải hàng không chỉ thích hợp với việc vận chuyển những mặt hàng có giá trị cao, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng đòi hỏi giao ngay …

VTHK bị hạn chế đối với việc chuyên chở hàng hoá khối luợng lớn, hàng cồng kềnh do máy bay có trọng tải và dung tích nhỏ Máy bay vận tải thông dụng lớn nhất thế giới ngày nay cũng chỉ có khả năng chuyên chở 110 tấn hàng một chuyến, thông

Trang 9

thuờng một máy bay chỉ có thể chuyên chở khoảng 60 tấn một chuyến, máy bay chở khách thì chỉ kết hợp vận chuyển được khoảng 10 tấn một chuyến.So với tàu biển có khả năng chuyên chở hàng trăm ngàn tấn thì sức chở hàng của máy bay rất nhỏ

VTHK đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở kỹ thuật cho máy bay, sân bay, đào dạo nhân lực cũng như hoà nhập vào hệ thống kiểm soát thông lưu, hệ thống đặt chỗ hàng hoá toàn cầu, việc tham gia vào các tổ chức cũng như hệ thống các quy tắc quốc tế về hàng không do vậy mà các nước đang phát triển, các nước nghèo gặp rất nhiều khó khăn đối với sự phát triển vận tải hàng không do không có vốn để mua máy bay, xây dựng sân bay, mua sắm trang thiết bị và công nghệ hiện đại, do đó khó có thể tạo ra được một sân chơi bình đẳng với các nước có tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ phát triển

1 3 Đối tựợng vận chuyển bằng đường hàng không

Đối tượng vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm ba loại chính ( trừ hành khách không trình bày ở đây ) đó là hàng hoá thông thuờng, thư bưu kiện và hàng chuyển phát nhanh

Thư-bưu kiện (air mail) :Gồm thư,bưu phẩm dùng để biếu tặng,vật kỉ niệm.Những loại này đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh, độ an toàn cao

Hàng chuyển phát nhanh ( Express) :Gồm các loại chứng từ (Document), các loại sách báo, tạp chí và đặc biệt là hàng cứu trợ khẩn cấp (Emergentcy)

Hàng hoá thông thưòng (Air Freight): là những loại hàng hoá được chuyên chở bằng máy bay trừ thư, bưu kiện bưu phẩm, và hàng chuyển phát nhanh Hàng hoá thông thường được chuyên chở bằng máy bay chiếm khoảng 80%, còn lại 16% là hàng chuyển phát nhanh, 4% là hàng bưu phẩm, bưu kiện Hàng hoá thông thường gồm những loại sau đây :

• Hàng giá trị (high value commodity)

• Bất cứ mặt hàng nào có giá trị khai để chuyên chở là 1000 USD hoặc tuơng đuơng hay cao hơn cho một kí cả bì

• Vàng ở mọi hình thức

Trang 10

• Hối phiếu, cổ phiếu, séc, tem

• Kim cương, hồng ngọc, các loại châu báu khác • Đồ trang sức

• Đồng hồ vàng, bạch kim hay bạc

• Động vật sống (live animals): Loại này gồm động vật nuôi trong nhà, động vật ở các vườn thú Động vật sống cần có yêu cầu về kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt, đòi hỏi phải vận chuyển nhanh để không ảnh hưởng đến sức khoẻ

• Hàng nhạy cảm với thị trường (market sensitive air freight) : Như hàng bán theo mùa, hàng mốt, hàng thời trang ( fashion goods)

• Hàng nguy hiểm

Là một số loại hàng mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng có những thuộc tính nguy hiểm nội tì khi chuyên chở bằng đường hàng không Ví dụ như sơn trong điều kịên thay đổi về áp suất không khí và nhiệt độ có thể thoát hơi dễ cháy Nhiều hoá chất có bản chất ăn mòn hay dễ nổ và chỉ có thể được nhận chở nếu được đóng gói như thế nào đó để hạn chế những thuộc tính đó tới mức độ an toàn

 Hàng đặc biệt quan trọng

Có một hàng hoá đòi hỏi hình thức làm hàng và chuyên chở đặc biệt bao gồm:

• Thuốc cứu sinh mệnh: được ưu tiên lưu thông và thường được thông báo gấp để di chuyển, vì đó là yêu cầu thuốc men cho một người riêng biệt ở thời gian riêng biệt, khác với thuốc(Cứu người bệnh) dùng cho một số thuốc có giá trị y tế cao

• Thuốc nguy hiểm • Mẫu bệnh lí

• Bưu thư, báo và phim mới • Hàng dễ hỏng

• Hàng dễ tổn thất, dễ mất cắp như mẫu công nghiệp hay kiến trúc, được xếp trong khu vực riêng trong ga và được bảo vệ chu đáo hơn

Trang 11

Tính đến ngày 1\1\1988,IATA đã có 168 hội viên và ICAO có 159 quốc gia hội viên Những hãng hàng không trong hoạt động quốc tế làn những hội viên hoạt động, trong khi đó những hãng hàng không nội địa là những hội viên cộng tác của IATA

Mục tiêu của IATA là:

Đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không an toàn, thuờng xuyên và kinh tế vì lợi ích của nhân dân thế giới khuyến khích thuơng mại đường hang không và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng không

Cung cấp những phương tiện để phối hợp hành động giữa các xí nghiệp hàng không, tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong dịch vụ van tải hàng không quốc tế

Hợp tác quốc tế với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO ) và các tổ chức quốc tế khác

IATA cung cấp một bộ máy nhằm tìm ra những giải pháp cho những vấn đề chung mà các hãng hàng không gặp phải Nó cũng cố gắng đẩy mạnh việc cung cấp cho công chúng những chuẩn mực hoạt động cao và những tập quán kinh doanh an toàn do các hãng hàng không và đại lí của họ thực hiện Hoạt động của nó bao gồm tất cả những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật, pháp lí và tài chính của vận chuyển hàng không nhưng do vai trò quan trọng nhất của nó liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu giá cước và giá vé của các tổ chức hội viên Các hội nghị lưu thông IATA họp theo định kì là diễn đàn cho các tổ chức hàng không thảo luận đến vấn đề liên quan đến giá cước và giá vé vận chuyển những mặt hàng hạn chế, chứng từ tiêu

Trang 12

1.4.2 Hiệp hội quốc tế các tổ chức giao nhận FIATA

Là cơ quan thế giới của những người giao nhận thành lập năm 1926.Tổ chức này bao gồm những hội viên chính thức là những hiệp hội quốc gia những nguời giao nhận và những hội viên cộng tác là những hãng giao nhận cá thể :Tên tắt FIATA bắt nguồn từ tên tiếng pháp : Fe’de’ration intenationele des association de trannsitaires ef assimile’s

FIATA là một tổ chức phi chính phủ tự nguyện hiện nay đại diện cho hơn 35 nghìn người giao nhận trên 130 nước Các cơ quan của Liên hiệp quốc như Hội đồng kinh tế xã hội LHQ (ECOSOC) uỷ ban của Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD ), uỷ ban kinh tế Châu Âu (ECE) và uỷ ban kinh tế xã hội Châu á và Thái bình duơng (ESCAP) đã công nhận địa vị pháp lí toàn cầu của tổ chức này

Đối với tất cả các tổ chức trên FIATA được hưởng quy chế tư vấn

FIATA cũng được các tổ chức quốc tế liên quan đến buôn bán và vận tải thừa nhận như phòng thương mại quốc tế (ICC) hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) cũng như tổ chức của người vận chuyển và người gửi hàng

Mục tiêu chính của IATA là bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao nhận ở mức độ quốc tế và cải tiến chất lượng dịch vụ Để đạt được mục tiêu này, chủ yếu là thông qua ban lãnh đạo và các viện, các uỷ ban kĩ thuật cùng nhau giải quyết tất cả những lĩnh vực về nghiệp vụ giao nhận

Viện vận chuyển hàng không của FIATA giải quyết những vấn đề cước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lí hãng hàng không Tổ chức này bàn bạc với IATA và những tổ chức quốc tế khác có liên quan đến công nghệ chuyên chở hàng không

Việc thành lập cơ quan tư vấn là hội đồng tư vấn liên kết IATA – FIATA đã làm cho IATA và FIATA có thể tổ chức những buổi thảo luận theo định kì về những vấn đề quan tâm chung như đào tạo, vận chuyển hàng nguy hiểm, nhũng yêu cầu nghiệp vụ cần thiết để trở thành đại lí hàng hàng không, vận đơn hàng không, thuận lợi hoá và tự động hoá …

2 Khái quát về dịch vụ

Trang 13

2.1 Dịch vụ là gì

Dịch vụ là một ngành phi sản xuất phục vụ nhu cầu của con người Dịch vụ là thứ không hiện hữu, không nhìn thấy được nhưng con người có thể nhận thức được nó hay nói cách khác dịch vụ là vô hình và có vai trò không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế nào

2.2 Các loại hình dịch vụ

Cũng như các ngành sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp, dịch vụ bao gồm rất nhiều loại hình từ những dịch vụ đơn giản phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người như dịch vụ cắt tóc, dịch vụ giặt là … cho đến các loại hình dịch vụ lớn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế như dịch vụ truyền hình, dịch vụ hàng không, dịch vụ bưu điện, dịch vụ du lịch

Các loại hình dịch vụ trong một nền kinh tế rất nhiều không thể thống kê một cách chính xác, trong mỗi một loại hình dịch vụ lớn lại bao gồm nhiều dịch vụ khác liên quan, ở đây chỉ nêu khái quát một số loại hình dịch vụ tiêu biểu :

Dịch vụ truyền hình cung cấp cho khán giả những chương trình giải trí, phim truyện, thời sự … nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người Sản phẩm của ngành truyền hình là những chương trình được phát trên Ti vi

Dịch vụ vận tải là việc chuyên chở hành khách hay hàng hoá từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng các phương tiện vận tải như ô tô, tàu hoả hay máy bay …

Dịch vụ khách sạn Dịch vụ ăn uống Dịch vụ tư vấn…

Theo như định nghĩa thì sản phẩm của dịch vụ là vô hình là không hiện hữu, nó không phải là một sản phẩm hữu hình như chiếc xe máy hay ti vi mà nó là sự hoàn thiện của một quá trình phục vụ đáp ứng nhu cầu con người Ví dụ như sản phẩm của dịch vụ hàng không là việc hoàn thành nghĩa vụ chuyên chở hành khách hay hành lý từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay Để phục vụ hành khách

Trang 14

được chu đáo còn có rất nhiều loại hình dịch vụ khác có liên quan như dịch vụ hàng hoá hay các dịch vụ phi hàng không …

2.4 Đóng góp của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế quốc dân

Dịch vụ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong từng nền kinh tế quốc dân cũng như nền kinh tế thế giới, thể hiện ở tỷ trọng trong GNP không ngừng tăng lên nhờ những cuộc cải cách cơ cấu từ cuối thập niên 80 Đến nay, tỷ trọng dịch vụ trong GNP đạt khoảng 60-70% ở các nước phát triển và xấp xỉ 40% ở các nước kém phát triển hơn và có chiều hướng tiếp tục tăng Trong thương mại thế giới, giá trị và tỷ trọng của thương mại dịch vụ cũng liên tục gia tăng, năm 2000 đạt 2815 tỷ USD chiếm khoảng 20% tổng giá trị thương mại thế giới, tính chung cả giai đoạn 1985-2000 hàng năm thương mại dịch vụ trên thế giới tăng trung bình 9%, cao hơn tốc độ 6% của hàng hoá Về đầu tư, trên một nửa giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay thuộc về lĩnh vực dịch vụ.ở Việt Nam năm 2000 dịch vụ chiếm 39,09% trong cơ cấu kinh tế, tăng 6,75 % so với năm 1999, tuy năm 2001 tỷ trọng dịch vụ chiếm 38,95% thấp hơn so với năm 2000 nhưng dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, nên cần có sự đầu tư thích đáng

3 Dịch vụ hàng hoá trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

3.1 Khái niệm và phân loại dich vụ hàng hóa hàng không 3.1.1 Khái niệm

Dịch vụ hàng hóa hàng không là quá trình phục vụ hàng hóa sau khi nhận hàng hóa để chuyên chở hay sau khi dỡ hàng từ máy bay xuống, hay nói cách khác là quá trình chăm sóc hàng hóa theo từng tính chất của từng chủng loại hàng như bảo quản, đóng gói, dán nhãn phân luồng …

3.1.2 Các loại dịch vụ hàng hoá hàng không  Các dịch vụ phục vụ trực tiếp hàng hoá

Dịch vụ phục vụ hàng xuất Dịch vụ phục vụ hàng nhập

Trang 15

Dịch vụ trả hàng Dịch vụ làm hàng Dịch vụ lưu kho bãi

Dịch vụ giải quyết các khiếu nại và trường hợp bất thường sau vận chuyển

Dịch vụ kiểm tra an ninh

Dịch vụ bốc xếp hàng hoá và hành lý Dịch vụ bảo quản lạnh hàng hoá

Dịch vụ phục vụ các loại hàng đặc biệt, hàng quý hiếm Dịch vụ xử lý tài liệu chuyến bay

 Các dịch vụ gián tiếp phục vụ hàng hoá Dịch vụ kỹ thuật sân đỗ

Dịch vụ kỹ thuật tàu bay Dịch vụ vệ sinh máy bay Dịch vụ vệ sinh kho hàng

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá về các trạm trong thành phố Dịch vụ bưu điện

Dịch vụ quảng cáo

Đánh giá chất lượng dịch vụ hàng hoá của một số hãng hàng không

Trang 16

HK

VN 4.0 3.7 3.9 3.8 4.0 3.7 3.6 3.7 3.8 TG 4.0 4.0 4.0 4.0 4.1 3.9 4.0 3.8 4.0 SQ 4.2 4.1 4.3 4.1 4.2 3.9 4.2 3.9 4.1 OZ 4.2 4.4 4.0 4.3 3.8 3.9 4.3 3.9 4.1 CX 4.1 3.7 4.1 3.8 4.0 4.0 3.5 4.0 3.9 KE 4.2 4.2 4.1 3.8 4.1 4.1 4.2 3.9 4.1 JL 4.2 3.9 4.2 3.8 4.0 3.9 3.7 4.0 4.0 LH 4.5 3.9 4.7 4.3 4.2 4.4 4.2 3.8 4.2 AF 4.4 4.1 4.3 4.1 4.5 4.3 4.3 4.0 4.2

( Nguồn : Báo cáo kết quả điều tra dịch vụ VCHH tại Việt Nam – 2000 Ghi chú :

1 Nhận trả hàng nhanh chóng thuận tiện 2 Giá cả linh hoạt

3 Đảm bảo an toàn hàng hoá ( không hỏng, vỡ, thất lạc ) 4 Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết

5 Chất lượng dịch vụ đặt chỗ

6 Chất lượng dịch vụ phục vụ hàng hoá

7 Thái độ và hiệu quả làm việc của nhân viên bộ phận lập chứng từ và thanh toán 8 Thái độ và hiệu quả làm việc của nhân viên kho hàng

3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật hàng không, các phương tiện làm hàng phục vụ cho dịch vụ hàng hoá hàng không

3.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của hàng không Việt Nam 3.2.1.1 Cảng hàng không ( air port )

Theo ICAO cảng hàng không là toàn bộ diện tích trên mặt đất, mà thậm chí cả mặt nước, cộng với toàn bộ các cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường cất cánh, các

Trang 17

toà nhà, nhà ga, kho hàng liên quan đến sự di chuyển của khách hàng và hàng hoá do máy bay chuyên chở đến cũng như sự di chuyển của máy bay

Như vậy, cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất cánh hạ cánh của máy bay và là nơi cung cấp cơ sở vật chất cũng như các dịch vụ cần thiết liên quan đến vận tải hàng hoá bằng đường hàng không.Cảng hàng không bao gồm một số bộ phận chủ yếu như đuờng cất hạ cánh, khu vực đỗ và cất giữ máy bay, khu vực điều khiển bay, khu vực quản lí hành chính, khu vực chờ đưa đón khách, khu vực kho hàng và các trạm giao nhận hàng hoá, nơi bảo dưỡng máy bay, nơi chứa nhiên liệu và các khu dịch vụ khác

3.2.1.2 Máy bay(aircraft, airplane)

Máy bay chở hàng

Loại này chỉ chở hàng và thường được dùng bổ xung cho máy bay chở khách Nó có thuận lợi là có thể chở được những lô hàng lớn và xếp được hàng có kích thước đặc biệt Nhưng đồng thời phí kinh doanh cao, vì thế loại này chủ yếu là do các hãng hàng không có cơ sở công nghiệp và kinh tế mạnh ở trong nước mới sử dụng

Máy bay chở kết hợp ( Mixed / Combination (combi) aircraft)

Máy bay này có thể chở cả hàng hoá và hành khách trên boong chính và thêm hàng trong khoang bụng.Vì vậy nó tạo ra sự cơ động đối với việc điều chỉnh khả năng chở hàng cho phù hợp với yêu cầu

Hiện nay cả ba hãng hàng không ở Việt Nam ( Vietnam Airline, Pacific Airline, Vasco, không tính SFC vì nó chỉ bay phục vụ quốc phòng là chính ) chỉ có tổng số máy bay là 27 chiếc, trong đó Vasco có 3 chiếc, Pacific Airline có 3 chiếc và Vietnam Airline có 2 chiếc Trong số 24 máy bay của Vietnam Airline và Pacific

Trang 18

Airline thì chỉ có 6 chiếc sở hữu của Việt Nam, còn lại 18 chiếc phải thuê của nước ngoài để khai thác, Điều này gây khó khăn rất lớn cho hàng không Việt Nam do tiền thuê máy bay rất tốn, nên không có khả năng giảm giá để cạnh tranh, mặt khác tiền thuê thì phải trả bằng USD, trong khi đó tiền bán vé lại thu bằng tiền Việt hoặc tiền địa phương của một số nuớc Châu á nên năm 97 và 98 Vietnam Airline gặp rất nhiều khó khăn khi đồng USD lên giá còn đồng VND và một số đồng tiền một số nước Châu á mất giá do lạm phát

3.2.1.3 Sân bay

Hiện tại Việt Nam có 34 sân bay trong đó có 17 sân bay đang khai thác sử dụng Những sân bay này được phân theo khu vực địa lí, hình thành nên 3 cụm cảng hàng không, với các sân bay quốc tế là trung tâm

Cụm cảng hàng không sân bay miền bắc gồm trung tâm là sân bay quốc tế nội bài và các sân bay vệ tinh là Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Vinh

Cụm cảng hàng không sân bay miền trung gồm trung tâm là sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay vệ tinh như Pleiku, Nha Trang, Phú Bài, Qui Nhơn

Cụm cảng hàng không sân bay miền Nam gồm trung tâm là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các sân bay vệ tinh như Liên Khương ( Đà Lạt ), Buôn Mê Thuột, Rạch Rá, Phú Quốc, Quàn Long (Cà Mau )

Các sân bay ở phía bắc phần lớn được hình thành trên cơ sở những sân bay được xây dựng từ những năm 1945, các sân bay miền nam và miền trung chủ yếu được xây dựng trước năm 1975, các sân bay vệ tinh phần lớn được xây dựng nhằm mục tiêu quân sự nên vị trí thường không phù hợp với vận tải hàng không dân dụng

Đối với vận chuyển quốc tế chúng ta chỉ sử dụng 3 sân bay là Nội Bài –Hà Nội, Tân Sơn Nhất - thành phố Hồ Chí Minh và sân bay Đà Nẵng – thành phố Đà Nẵng

Doanh thu từ ngành hàng không, như chúng ta đã biết chủ yếu có được từ các dịch vụ quốc tế, nên đây là ba sân bay được đầu tư ưu tiên nâng cấp trước tiên

Sân bay Nội Bài

Trang 19

Hiện nay sân bay Nội Bài đã hoàn thành kế hoạch mở rộng do tập đoàn JTCA Nhật Bản đảm nhận.Năm 1998, Nội Bài đã có khả năng tiếp nhận 2,5 triệu hành khách và 30000 tấn hàng hoá, đến năm 2000 con số này đã tăng lên đến 4triệu và 40000 tấn

Những năm đầu thế kỉ 21, sân bay Nội Bài sẽ cần được đầu tư khoảng 50 triệu USD, để có khả năng tiếp nhận khoảng 6 triệu hành khách và 70000 tấn hàng hoá vào năm 2005 sau đó sẽ đầu tư nâng cấp để tới năm 2010, Nội Bài có khả năng tiếp nhận từ 9 đến 10 triệu hành khách và khoảng hơn 100000 tấn hàng hoá

Sân bay Tân Sơn Nhất

Là cửa ngõ giao lưu quan trọng không chỉ với vùng tam giác kinh tế Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tầu mà còn với cả Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long Hoạt động ở san bay này được đánh giá là sôi động, nhộn nhịp nhất trong số các cảng hàng không, sân bay trong cả nước Hơn 20 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác các hãng đường bay thường lệ và ngày càng tăng tần suất bay nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác trên thế giới

Hiện nay cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất có khả năng tiếp nhận 3,5 triệu hành khách và 40 nghìn tấn hàng hoá 1 năm Trong những năm 1991-1995, tốc độ tăng trưỏng của sân bay này là khoảng 35% đối với hành khách và 18,5% đối với hàng hoá Tân Sơn Nhất đang đầu tư 200 triệu USD để nâng cấp và tăng công suất của nó lên 8 đến 10 triệu hành khách vào đầu thế kỉ tới

Sân bay Đà Nẵng

Hiện tại Đà Nẵng là sân bay nhỏ nhât trong 3 sân bay quốc tế của Việt Nam Khi nhà máy lọc dầu Dung Quất và cảng Chân Mây, cũng như nhiều khu công nghiệp được đưa vào khai thác vào đầu năm 2000 thì sân bay Đà Nẵng sẽ trở thành sân bay rất nhộn nhịp Trước mắt sân bay cần đầu tư 50 triệu USD để nâng cấp

So với các sân bay trên thế giới các sân bay của Việt Nam còn quá nhỏ, chưa nói đến những sân bay lớn, chỉ so với những sân bay trong khu vực thì các sân bay của Việt Nam đã quá nhỏ bé, sân bay của Thái Lan có thể thông qua được 23 triệu hành

Trang 20

khách một năm, sân bay Changi của Singapore là 25,5 triệu hành khách năm, sân bay Tai Tak của Hồng Kông có công suất là 30 triệu hành khách năm

Do vậy cần phải đầu tư phát triển một cách hệ thống và lâu dài thì các sân bay của chúng ta mới đạt tầm vóc quốc tế

3.2.1.4 Đường bay

Hiện nay Hàng không Việt Nam có đường bay tới 17 nước và 15 tỉnh, thành phố trong cả nước

Đường bay của Việt Nam tới các nước và các vùng trong nước

Đến cuối năm 2001, mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airline vươn tới 22 điểm nước ngoài,trong đó bay trực tiếp đến 18, bao gồm BăngCốc,Đài Loan, Cao Hùng, Quảng Châu, Bắc Kinh, Côn Minh, Xê un, Singapore, Kualalampơ, Phnômpênh, Xiêm Riệp, Viên Chăn, Pari, Dubai, Osaka, Xitni và Menbơn Vietnam Airline còn gián tiếp khai thác 4 điểm quốc tế khác :Tôkiô, Los Angeles, Sanfransisco và Malina Đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đến 12 điểm trong cả nước

Năm 2001 Vietnam Airline còn mở thêm đường bay mới đến Côn Minh,Bắc Kinh ( Trung Quốc ).Từ tháng 5/2001, hợp đồng liên doanh giữa Vietnam Airline và China Airline sẽ chính thức có hiệu lực cho phép Vietnam Airline hiển thị số hiệu chuyến bay chuyến bay của mình trên đuờng bay giữa Việt Nam và Mỹ Mạng đường bay nội địa cũng sẽ được phủ kín khắp các sân bay trong cả nước

Cùng với việc củng cố và phát triển mạng đường bay, nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống bán vé của Vietnam Airlines cũng ngày càng được củng cố, hoàn thiện với mạng lưới 19 văn phòng chi nhánh và hàng ngàn đại lí trên toàn thế giới, Vietnam Airline cũng tham gia vào các mạng phân phối, đặt giữ chỗ toàn cầu như GDS, BSP, ABACUS

3.2.2 Các phương tiện, thiết bị làm hàng chủ yếu phục vụ cho hàng hoá hàng không

3.2.2.1Thiết bị chất xếp hàng theo đơn vị ULD ( Unit Load Device )

Trang 21

 Sử dụng ULD trong việc chất xếp hàng hoá nhằm tiết kiệm thời gian cho một chuyến bay đồng thời có thể chủ động trong việc chất xếp như tiến hành chất xếp từ trước nếu có kế hoạch sẵn, tận dụng được tối ta thời gian cho máy bay nằm tại sân đỗ Ngoài ra dùng ULD sẽ đảm bảo an toàn tốt nhất cho hàng hoá, tránh được mưa nắng mất cắp

 ULD là một thiết bị dùng để chất xếp hàng hoá, hành lý Thiết bị này tiếp xúc trực tiếp với hệ thống chốt giữ trên sàn máy bay Nó đáp ứng được tất cả những yêu cầu về an toàn kết cấu của máy bay mà không cần có thêm những chi tiết phụ trợ khác vì có thể coi như những hầm hàng có khả năng di chuyển được của máy bay còn được coi như những thiết bị của máy bay  ULD gồm có

Mâm và lưới ( loại có kết cấu và không có kết cấu ) Thùng

Igloo

 Trang thiết bị chất xếp ULD là một bộ phận cấu thành của máy bay được thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn hàng không do các nhà chức trách hàng không của các chính phủ liên quan quy định

 ULD là thiết bị cần chi phí đầu tư cao ( từ 1000 – 2000 USD / chiếc ) do đó đòi hỏi phải được bảo quản sử dụng và phục vụ theo quy định tránh lãng phí, hỏng hóc

 Việc bảo quản, sử dụng không đúng quy trình không những phá vỡ kế hoạch khai thác mà còn gây uy hiếp đến an toàn máy bay

.Phân loại : Có 2 loại ULD chính b.1.ULD được phê chuẩn

Là loại ULD của máy bay được các cơ quan hữu quan ( chính phủ, các tổ chức chuyên trách về đảm bảo an toàn kỹ thuật … ) cấp phép cho nhà sản xuất ULD

Nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về an toàn cho máy bay cả trong quá trình bay lẫn khi phục vụ dưới mặt đất

Trang 22

Loại ULD này có kết cấu phù hợp với hệ thống chốt giữ của máy bay vì thế còn được coi như những hầm hàng có khả năng di chuyển được Thùng được phê chuẩn sẽ được phép chất xếp lên các loại máy bay khác nhau

Việc vận chuyển loại ULD này chỉ được phép sử dụng trên một số loại máy bay nhất định dưới sự phê chuẩn của hãng sử dụng máy bay

Không được xếp lên sàn của máy bay thân rộng chở hàng hoặc máy bay kết hợp chở hàng lẫn chở khách Được phép xếp ở sàn với điều kiện phải đảm bảo chằng dây, lưới chắc chắn tránh sự va đập vào trần và vách ngăn

c.Các loại ULD c.1.Mâm

Mâm được chế tạo bằng hợp kim nhôm đảm bảo cứng và nhẹ về khối lượng, được thiết kế theo những yêu cầu an toàn về vận chuyển trên máy bay có bề mặt phẳng hình chữ nhật

Hàng hoá được xếp lên bề mặt của mâm và được định vị bởi lưới hoặc ván Xung quanh rìa của mâm được chế tạo những và có khoá chốt

Khi xếp lên máy bay, mâm được khoá chặt bởi hệ thống chốt giữ trên sàn của máy bay, đảm bảo không xê dịch được khi máy bay lên hoặc xuống

Hầu hết kích cỡ của mâm là :

Trang 23

224 x 318 cm 96 x 125 in c.2.Igloo

Là loại mâm có lưới hoặc ván bằng kim loại nhôm, hình dáng như một lều trại dùng để chất hàng hoá Hàng hoá cũng được định vị bằng hệ thống lưới hoặc vòm

Có hai loại Igloo  Igloo không có kết cấu

Là loại Igloo được xếp hàng hoá nhưng không xếp được trựctiếp lên sàn máy bay mà xếp lên mâm, được định vị bằng hệ thống dây chằng và lưới

 Igloo có kết cấu

Là loại Igloo kết hợp giữa mâm và lớp vỏ kim loại tạo hình vòm, hàng hoá được xếp phía trong và không cần lưới hoặc dây chằng

c.3.Thùng

Có hình dáng như Igloo nói chung nhưng có nhiều loại

 Thùng vừa dùng trên máy bay và tàu thuỷ, đường bộ ( Inter modal container) Là loại thùng có chiều dài 20 đến 40 Ft, chiều rộng khoảng 8 Ft

Dùng chất lên sàn trên của máy bay chở hàng hoặc máy bay chở hàng kết hợp chở khách Ngoài ra còn kết hợp chở được trên đường bộ lẫn tàu thủy, đường sắt  Thùng xếp ở sàn trên của máy bay( Main deck container )

Loại thùng này chỉ xếp được trên sàn trên của máy bay thân rộng chở hàng hoặc máy bay chở kết hợp chở khách lẫn chở hàng ( combi A/C )

Độ cao giới hạn từ 163cm ( 64 in ) trở lên tuỳ theo từng loại máy bay  Thùng được xếp ở sàn dưới của máy bay ( hầm hàng ) thân rộng

Trang 24

Có rất nhiều loại ULD sử dụng trong việc vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Mỗi loại có kích cỡ riêng phù hợp cho việc chất xếp của từng loại máy bay Để xác định và nhận biết được những loại ULD khác nhau cho phù hợp với từng loại máy bay, người ta dựa vào các ký hiệu( code ) và chữ số đã được IATA phê chuẩn

Code nhận biết ULD gồm có 9 ký tự số và chữ Trong đó :

Ba ký tự đầu tiên chỉ loại ULD, kích thước đáy và kích cỡ thân của ULD hoặc khả năng thích hợp trên các loại máy bay khác nhau

TG : chỉ code 2 chữ của hãng sở hữu mâm, thùng ( Thai airways )

Mỗi số hoặc nhóm số liên quan đến những đặc tính riêng của ULD ( trong trường hợp đánh số từ 1 đến 9 )

d.1.Chữ đầu tiên của code nhận biết ULD chỉ loại ULD và được phê chuẩn hay không được phê chuẩn

A : ULD được phê chuẩn

D : ULD không được phê chuẩn F : Mâm không được phê chuẩn

G : Mâm có lưới không được phê chuẩn H : Chuồng ngựa

K : Chuồng trâu, bò

M : Thùng có máy lạnh không được phê chuẩn

Trang 25

P : Mâm được phê chuẩn

R : Thùng được phê chuẩn có máy làm lạnh U : Igloo không được phê chuẩn

d.2.Chữ thứ hai hoặc số chỉ kích thước đáy của ULD

Code của hãng sở hữu ULD ( Hai chữ cuối )

Dùng code hai chữ của hãng, qua đó dễ dàng nhận thấy hãng sở hữu ULD đó ( VN, AF, TG, SQ, MH…)

Trang 26

Các loại thiết bị chủ yếu bao gồm :

 Xe vận chuyển Container / Pallet trong sân bay ( container/ pallet transporter ) Loại này dùng để vận chuyển container và pallet từ và tới máy bay và vận chuyển container / pallet trong nội bộ sân bay

 Xe nâng ( forklift truck )

Đây là xe nâng container / pallet lên xe vận chuyển container/pallet hay lên thiết bị nâng, hạ container lên xuống máy bay khi xếp dỡ hàng

 Thiết bị nâng container / pallet ( high loader )

Đây là thiết bị nâng để xếp hay dỡ container hay pallet lên hay ra khỏi máy bay,sau đó chuyển hàng sang xe vận chuyển container hay pallet hay sang forklift truck để vận chuyển về kho hay nơi tập kết hàng trong khu vực sân bay

 Băng chuyền hàng rời ( Self propell conveyor )

Đây là băng chuyền hay băng tải dùng để chuyển hàng rời lên hay xuống máy bay

 Dolly

Dolly là giá đỡ hay rơ moóc, dùng để đặt container hay pallet lên trên và dùng đầu xe kéo để di chuyển container hay pallet trong sân bay

Trang 27

Chương II : Thực trạng kinh doanh một số loại hình dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam

1 Dịch vụ hàng xuất

1.1 Giới thiệu chung

Hàng xuất (theo cách gọi thông thường của HKVN là hàng đi ) là tất cả những loại hàng hoá được HKVN chấp nhận chuyên chở tà người gửi hay từ một đại lý để vận chuyển từ Việt nam ( sân bay đi ) đến mộtnước hay một khu vực khác ( sân bay đến )

Dịch vụ hàng xuất là quá trình chăm sóc, bảo quản, phục vụ hàng hoá từ lúc nhận hàng hoá để chuyên chở đến khi hàng đã được chuyển lên máy bay để vạn chuyển đến sân bay đến

Tất cả các loại hàng hoá xuất phải được trải qua một qúa trình phục vụ gọi là phục vụ hàng xuất Quy trình phục vụ hàng xuất của HKVN được thực hiện dựa trên chuẩn mực quốc tế IATA Quá trình phục vụ hàng xuất của hãng HKVN đều do 3 xí nghiệp thương mại mặt đất được đặt tại 3 san bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà nẵng đó là :

Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng

Hàng năm, khối lượng hàng hoá vận chuyển qua đường HKVN rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng nhanh Theo báo cáo sản luợng của ban nghiệp vụ hàng hoá xí nghiệp TMMĐ Nội bài thì khối lượng hàng đi ( khối lượng hàng xuất đã được phục vụ ) từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2002 như sau

Đơn vị : kgs Ghi chú:

Hãng quốc tế : Hàng hoá cuả các hãng hàng không quốc tế gửi qua đường HKVN VN Qtế : Hàng hoá vận chuyển đi quốc tế của HKVN

VN NĐ: Hàng hoá vận chuyển trong nội địa của HKVN

Trang 28

BK QT : Hàng bưu kiện vận chuyển đi quốc tế của HKVN

BK NĐ: Hàng bưu kiện vận chuyển trong nội địa của HKVN

Qtế

VN Qtế

VN NĐ

6,944,592.58 90,211.00 1,267,201.30 8,310,456.68 - 64,693.00 - 11,939,519.10 BK

QT

BK NĐ

Hàng của hãng quốc tế gửi qua đường HKVN năm 2001 giảm đi so với năm 2000 một trong những nguyên nhân là do số vụ bất thường xảy ra của HKVN trong năm 2000 là nhiều nhất trong số các hãng hàng không đang kinh doanh khai thác trên thị trường Việt Nam nên khách hàng chuyển sang gửi hàng hoá đến các hãng khác đang kinh doanh khai thác trên thị trường Việt Nam

Trong 10 tháng năm 2002 sản lượng hàng đi được phục vụ là :

Trang 29

2002 Hàng hoá

Hàng hãng Qtế

Thực tế quy trình phục vụ hàng xuất của HKVN hiện nay như sau : 1.2 Quy trình phục vụ hàng xuất

Quy trình phụcvụ hàng xuất thực tế tại các sân bay hiện nay gồm 3 bước, được thực hiện theo quy định của IATA

1.2.1 Chấp nhận hàng hoá

Quá trình chấp nhận hàng hoá là việc hãng HK sau khi nhận hàng từ người gửi phải kiểm tra hàng hóa xem có phù hợp với quy định vận chuyển hàng hoá hay không Việc chấp nhận hàng hoá do một bộ phận đảm nhận gọi là bộ phận chấp nhận hàng hoá

Sau khi nhận hàng hoá bộ phận này tiến hành kiểm tra : • Nội dung của kiện hàng

Trang 30

• Kích thước

• Phương thức thanh toán • Thiết bị phục vụ sân bay • Loại máy bay

• Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh • Kiểm tra thực tế

Việc chấp nhận hàng hoá để chuyên chở phải tuân thủ những nguyên tắc chung, những nguyên tắc này do hãng hàng không đưa ra theo quy định của IATA, những nguyên tắc đó là :

• Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi giao hàng (Bất kì một dấu hiệu nào về sự hư hỏng hoặc máy móc phải được báo cáo ngay trong lúc chấp nhận

• Kiểm tra số kiện hàng hoá đối chiếu với tài liệu bàn giao ( báo cáo ngay nếu có bất kì sự sai lệch nào )

• Kiểm tra kích thước của từng kiện hàng xem hàng có nằm trong giới hạn vận hành của máy bay trên các chặng của hành trình mà người gửi hoặc đại lí yêu cầu không ( nhằm đảm bảo tốt quá trình chất xếp trên tất cả các chặng của hành trình và nhằm để tính kích thước từng lô hàng )

• Kiểm tra nội dung hàng để xem hàng có nằm trong loại hàng nguy hiểm mà không được khai báo hay không

• Kiểm tra xem tất cả kiện hàng đã đuợc dán nhãn, mác và đóng gói đúng quy cách chưa, ( nhằm bảo vệ cho chính hàng hoá và bảo vệ cho máy bay, nhân viên phục vụ đồng thời xác định hàng và có kế hoạch phục vụ đặc biệt nếu hàng đó là loại hàng đặc biệt

• Kiểm tra kích thước và trọng lượng của lô hàng, sai lệch trọng lượng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của máy bay ( nhằm bảo vệ an toàn khi

Trang 31

vận chuyển, xác định trọng tải của sàn máy bay, phục vụ chất xếp các phương tiện cần chất xếp, nhằm tính giá cước vận chuyển

• Bảo đảm hợp đồng phải được lập và thời gian, ngày lập hợp đồng phải đuợc ghi lại

• Kiểm tra bản chất hàng hoá đã được miêu tả có phù hợp với miêu tả ghi trong vận đơn hay không

1.2.2 Chất xếp hàng hoá

1.2.2.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật chất xếp

Sau khi hoàn thành việc chấp nhận hàng hoá, nhân viên chất xếp sẽ tiến hành chất xếp hàng hoá lên sàn máy bay,thùng hoặc mâm, việc chất xếp phải đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật các tiêu chuẩn này bao gồm :

Cường độ chất xếp sàn tối đa ( Maximum Floor Loading insensity ): Là giới hạn cho phép chất xếp lên sàn máy bay

Giới hạn này khống chế trọng lượng chất xếp lên một diện tích nhất định của sàn máy bay hoặc các thiết bị chất xếp ( thùng, mâm …)

Cường độ này được xác định bởi mối quan hệ giữa trọng lượng và diện tích mà nó được đặt lên

Đơn vị tính ( Kilograms trên m2 hoặc Square Foot ) Công thức xác định cường độ của bất kì trọng lượng chất xếp nào là :

Insensity( Cường độ chất xếp ) = Trọng lượng của kiện hàng / Diện tích đáy tiếp xúc với mặt sàn

Chiều dài chất xếp tối đa ( Maximum Linear Load ):

Là giới hạn chiều dài cho phép chất xếp trong hầm hàng máy bay

Giới hạn này phụ thuộc vào trọng lượng chất xếp tối đa có thể đặt lên một khoảng chiều dài nhất định của hầm hàng

Đơn vị tính : Kilogram trên Inch ( kg/ inch ) Trọng lượng này được xác định bởi công thức sau :

Running Load = Trọng lượng kiện hàng/ Chiều dài chất xếp = kg/inch

Trang 32

Chiều dài chất xếp của trọng lượng chất xếp là tổng chiều dài tiếp xúc của trọng lượng chất xếp

• Sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện phục vụ và việc chất xếp tải vào thùng, mâm cần được coi trọng

b Nguyên tắc chất xếp hàng rời

• Chuẩn bị chu đáo các phương tiện để chất xếp

• Phải lót phía dưới bằng nilon hoặc tấm chống ướt để tránh hỏng hóc các thiết bị hoặc bị ướt hàng hoá

• Những kiện hàng to nặng phải được xếp dưới và phải xếp vào giữa để đảm bảo trọng tâm, những kiện hàng nhỏ phải được xếp sát nhau, phải có sự liên kết với nhau để tránh nghiêng đổ và phải đảm bảo sao cho khoảng cách giữa kiện hàng còn lại ít nhất

• Trong trường hợp tải trong thùng không đầy, cần dùng dây chằng để giữ tải trong thùng sao cho không bị nghiêng đổ trong quá trình vận chuyển

• Tải phải được xếp sao cho không vượt quá khuôn hình quy định của hầm hàng máy bay

• Khi chất xếp tải lên thùng, không xếp những kiện hàng nặng lên vách nghiêng của thùng và đảm bảo sao cho trọng tâm của tải nằm trong giới hạn thùng cho phép, tránh làm cho thùng bị nghiêng đổ trong quá trình di chuyển từ nơi đến điểm tập kết hay ra máy bay

Trang 33

• Đối với mâm có cánh ( Wings ) không được xếp những kiện hàng nặng lên hai cánh

• Trong bất kì một trường hợp nào cũng không được xếp vượt quá tải tối đa cho phép của mâm, thùng ( trọng tải tối đa cả bì )phải lưu ý rằng trong trường hợp không được xếp tối đa trọng tải của thùng, mâm để phù hợp với giới hạn cho phép của máy bay

• Khi chất xếp tải xong cần phải đặc biệt lưu ý đến việc kết thúc chất xếp hàng ( chằng buộc lưới, đóng chốt cửa …) mọi cố gắng trong khâu chuẩn bị và chất xếp đúng quy định có thể trở lên vô nghĩa nếu ở khâu cuối cùng việc đóng cửa thùng và gia cố lưới mâm hàng không chuẩn xác Đảm bảo rằng không tập trung quá vào cửa thùng để ảnh hưởng đến việc đóng mở thùng được dễ dàng • Đối với cửa bạt phải đảm bảo tấm bạt cửa khong phình quá giới hạn cho phép • Đối với mâm hàng chú ý khi phủ lưới phải dàn đều theo đúng chiều quy định,

lưới không bị sờn rách Phải kiểm tra lưới, chằng, đặc biệt là những đầu thừa xem đã được gia cố gọn gàng hợp lí hay chưa

• Chú ý khi chằng lưới vào mâm hàng, không kéo quá căng làm cho thành mâm bị cong vênh gây khó khăn cho việc đưa mâm hàng vào đúng vị trí khoá cố định trên sàn máy bay

1.2.2.3 Các loại điện chất xếp

Điện chất xếp là một bức điện bao gồm những tài liệuliên quan đến tình trạng chất xếp của hàng hoá được gửi cho các sân bay đến và các bộ phận liên quan

Sau mỗi chuyến bay việc gửi điện cho các sân bay đến và các bộ phận liên quan về tình trạng chất xếp của chuyến bay là hết sức cần thiết không thể thiếu được.Các điện thông báo đều phải theo mẫu chung của IATA

a Các loại điện chính trong chất xếp

• LDM ( Load Message ) Điện chất xếp

• CPM ( Container / Pallet Message ) Điện vị trí thùng mâm • (MVT (Movement Message )Điện cất hạ cánh

Trang 34

• ( LMD ) và điện thùng mâm (CPM ) Cấu tạo và nội dung của một bức điện chất xếp

Cấu tạo chung của một bức điện bao gồm các phần cơ bản sau và đều theo các mẫu chuẩn của IATA

• Hai kí tự cuối cùng chỉ tên nước của hãng hàng không gửi điện

• Địa chỉ nơi nhận điện thường được bắt đầu bằng các kí hiệu hai chữ và được thống nhất thành hai mức độ thể hiện mức độ ưu tiên của bức điện

Mức độ khẩn : QU

Mức độ thông thường : QN, QK, QD … a.2.Nội dung điện LMD

Phần nội dung bao gồm : số hiệu chuyến bay ( Flight Number ), ngày bay (Date ), số hiệu đăng kí của máy bay (Aircraft Registration ), số ghế trên chuyến bay và tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay

Ngoài ra còn có thông báo phục vụ ( Supplementary Informaion ) dùng để diễn giải một số thông tin trong nội dung điện hay các chú ý cho người nhận điện

b. Một số kí hiệu sử dụng trong điện tín và chất xếp b.1 Kí hiệu một số

0 – No Volume Available ( Đã được chất xếp đầy )

1 – 1/4 of the volume is available ( thùng hàng còn trống 1/4 thể tích ) 2 - 1/2 of the volume is available ( thùng hàng còn trống 1/2 thể tích ) 3 - 3/4 of the volume is available ( thùng hàng còn trống 3/4 thể tích )

b.2 Kí hiệu một chữ B ( Baggage ) Hành lí

Trang 35

C ( Cargo ) Hàng hoá

D ( Crew Baggage ) Hành lí tổ bay

F ( Fisrt Priority Baggage ) Hành lí ưu tiên

N ( Nil ) Empty Position : No Item in Load : vị trí trống U ( Unserivable ULD ) thùng hỏng đi sửa chữa

X ( Empty ULD ) thùng mâm rỗng b3 Kí hiệu chất xếp đặc biệt

AVI ( Life Animals ) Động vật sống

DIP ( Dip Mail & Cargo ) Túi thư ngoại giao hay hàng ngoại giao EAT Thực phẩm, thức ăn

FIL ( Undevelop film ) phim chưa tráng

FIEA ( Heavy Cargo ) Hàng nặng trọng lượng từ 150 kg trở lên HEG ( hatching eggs ) Trứng giống

HUM ( Coffin, Human remains ) Quan tài hay xác người ICE ( Dry Ice ) đá khô

NWP ( Newspaper ) Báo chí OHG ( Overhang ) Hàng quá khổ

PE (P, F, M, S, ) ( Persible Cargo ) Hàng dễ hư hỏng RCL ( Corrosive Material ) Chất ăn mòn

RFL ( Flamable Lipid ) Chất lỏng dễ cháy RFS ( Flamable Solid ) Chất rắn dễ cháy

RFW ( Dangerous When Wet ) Nguy hiểm khi gặp nước RIS ( Infectious Substance ) Chất truyền nhiễm

RPB ( Poison ) Chất độc

RPG ( Poisonous Gas ) Khí độc 1.2.3 Phục vụ hàng xuất

1.2.3.1 Đặt chỗ cho lô hàng ( Cargo Rervation) a.Đặt chỗ cho lô hàng

Trang 36

Là việc gửi điện cho các điểm phục vụ nhằm thông báo những thông tin cần thiết về tình trạng của lô hàng để có thể phục vụ được tốt và tận dụng được trọng tải tối đa tránh được rủi ro mất mát

Sau khi hãng chuyên chở nhận được yêu cầu của người gửi về lô hàng của họ hoặc sau khi đã nhận hàng tại các đại lí, người chuyên chở sẽ tiến hành đặt chỗ cho lô hàng nhằm đảm bảo cho lô hàng được vận chuyển và phục vụ từ đầu đến điểm cuối theo lộ trình mà khách hàng đã yêu cầu

Ngày nay lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng vì thế việc đặt chỗ trước lại càng trở lên cần thiết.Lô hàng nếu không được đặt chỗ cho các chặng tiếp theo thì sẽ gặp nhiều trở ngại đặc biệt các điểm chuyển tiếp, có thể sẽ không được chuyển tiếp trên chặng sau

Đối với hàng sự đặt chỗ trên tất cả các chặng của lộ trình ( đối với hàng hoá có giá trị lớn đưhoá đặc biệt thì tuyệt đối không được nhận chuyên chở nếu không có người gửi kê khai với nhà chuyên chở thì ngoài việc đặt chỗ cho lô hàng nhất thiết phải có sự đồng ý tiếp nhận tại điểm đến để đảm bảo an toàn kho tàng, các trang thiết bị về an ninh và sự đồng ý của người nhận

b Những thủ tục cần làm khi đặt chỗ cho lô hàng

Sau khi khách hàng được chấp nhận và đã chọn được tuyến đường phù hợp, bước tiếp theo là đặt chỗ trên chuyến bay đã chọn Trên thực tế những lô hàng khác nhau đòi hỏi phải có sự phục vụ đặc biệt, chấp nhận tuyến đường đều phụ thuộc vào việc đã đặt chỗ trước với hãng vận chuyển

Để lo liệu việc này, khách hàng phải đến với các đại lí hoặc đến thẳng hãng hàng không, còn các đại lí hoặc tổng đại lí của hãng vận chuyển có ba cách đặt như sau

Bằng điện thoại Bằng Fax

Bằng máy tính nối mạng với hãng vận chuyển

• Đặt chỗ cho lô hàng phải cung cấp cho hãng vận chuyển các thông tin sau Số vận đơn

Số kiện

Trang 37

Số cân Tên hàng

Kích cỡ và tỷ trọng hàng hóa Sân bay đi và sân bay đến Tuyến đường yêu cầu

Tên, địa chỉ và tel của người đặt chỗ để hãng vận chuyển tiện liên hệ c Những lô hàng bắt buộc phải có sự đặt chỗ( thường là những loại hàng hoá đặc biệt cần có sự chăm sóc đăc biệt nên phải được đặt chỗ trước để có kế hoạch chăm sóc )

Những lô hàng cần chăm sóc đặc biệt khi vận chuyển Những lô hàng có giá trị khai báo trên 1000 USD / kg cả bì Những lô hàng có chứa hoặc bao gồm

Kiện hàng quá khổ, quá tải Động vật sống

Hàng dễ hư hỏng Xác người và tro Hàng nặng mùi 1.2.3.2 Tiếp nhận hàng

Nhân viên của bộ phận xếp hàng phải thực hiện theo đúng những bước căn bản sau • Nhận phiếu gửi hàng của khách, đại lí, bản danh sách hàng chuyển tiếp của bộ

phận làm hàng chuyển tiếp nếu có

• Chuẩn bị ULD và các phương tiện chất xếp khác

• Kiểm tra lô hàng sao cho phù hợp với quy định của hải quan, hãng vận chuyển và thời gian quy định tiếp nhận hàng

• Chắc chắn rằng những yêu cầu về phục vụ hàng đặc biệt sẽ được tuân thủ • Kiểm tra điều kiện đóng gói thẻ nhãn

• Bố trí soi chiếu an ninh

• Kiểm tra số không vận đơn, đếm số kiện, cân, đo kích thước hàng chính xác • Xác nhận và kí vào phiếu gửi hàng

Trang 38

• Báo cáo cấp trên những sự cố bất thường trong khi nhận hàng • Xếp hàng vào kho phải xếp thẳng vào ULD

• Sau khi xếp hàng vào kho phải đánh dấu vị trí xếp trên hệ thống máy tính

• Hưỡng dẫn khách chuyển phiếu cân hàng, thanh toán phí phục vụ để xuất không vận đơn

• Làm bản báo cáo chất xếp gửi cho bộ phận làm tài liệu hàng hoá 1.2.3.3 Lập bản danh sách cho một chuyến bay

• Tất cả hàng hoá của một chuyến bay được chất lên máy bay đều được thực hiện trên bảng danh sách hàng hóa dùng theo mẫu của ICAO

• Việc lập danh sách hàng hoá do nhân viên tài liệu của hãng hàng không thực hiện tại điểm khởi hành hay điểm chuyển tiếp của máy bay cho mỗi điểm hạ cánh

Nội dung của bản danh sách hàng hoá, gồm 13 tiêu đề

• Owner or operate :Mục này dùng để điền tên hãng vận chuyển ( Nếu sử dụng bản danh sách hàng hoá tổng hợp thì điền “ AS LISTED BELOW” )

• Tiêu đề : Tên đầy đủ của hãng vận chuyển • Page : Số trang

• Marks of nationality and registration : Quốc tịch và số đăng kí của máy bay

• Flight Number : Số hiệu chuyến bay • Date : Ngày cất cánh

• Point of Lading : Điền tên thành phố và tên nước hàng xuất đi( sân bay đi )

• Point of Unlading : Điền tên đầy đủ của nước và thành phố hàng được chuyển đến ( sân bay đến)

Trang 39

• Number of package :Số kiện hàng hóa tương ứng với từng không vận đơn

• Nature of goods :Điền tên hàng hoá

• For use by owner or operater only : Dành cho hãng chuyên chở điền đầy đủ trọng lượng cả bì của lô hàng đồng thời đánh dấu điểm đến cuối cùng của lô hàng

• Remark :Dùng để điền số hiệu chuyến bay

• For official use only : Mục này dành cho nhân viên điền các yêu cầu phục vụ đặc biệt

1.3 Các mức giá phục vụ hàng xuất HKVN quy định

Mức giá này được áp dụng theo giá phục vụ hàng hoá của TCT HKVN ra công văn số 1024 / PVHH ngày 12/10/2001 áp dụng cho tất cả các kho hàng tại các sân bay Mức giá này được quy định dựa theo quy định về mức giá phục vụ hàng xuất của IATA, các mức giá này hầu hết đều ngang với các mức giá phục vụ hàng xuất của Singapore airlines ( SQ ) nhưng SQ có quy định ngày lưu kho tối thiểu cho mỗi loại hàng hoá và quy định tiền phạt chậm nhận hàng

13.1 Giá lưu kho đối với hàng xuất

Đối tượng áp dụng : Người gửi hàng, cá nhân hay đại lí, tổ chức được uỷ thác gửi hàng

Mức giá

• Đối với hàng xuất là hàng thông thường

Tiền lưu kho sẽ tính theo ngày dương lịch từ ngày thứ ba trước chuyến bay trở về trước ( trừ ngày chủ nhật, ngày lễ ) như sau

Giá lưu kho : 3 ngày đầu : 300 VND /ngày/ kg Từ ngày thứ tư :600 VND / ngày/kg Từ ngày thứ 9 :1000VND /ngày / kg Giá tối thiểu : 40000VND/ Không vận đơn / ngày

• Đối với hàng xuất là hàng giá trị

Trang 40

Giá lưu kho : 3850 VND/ngày /kg

Giá tối thiểu : 650000VND / ngày / không vận đơn • Đối với hàng xuất cần chứa trong kho lạnh

Tiền lưu kho sẽ tính theo ngày (24 giờ / ngày) kể từ ngày tiếp nhận hàng như sau Giá lưu kho :3850 VND/ ngày /kg

Giá tối thiểu : 120000VND /ngày /không vận đơn • Đối với hàng xuất khẩu là Động vật sống Giá lưu kho : 765 VND / ngày

Giá tối thiểu :120000 VND / ngày / không vận đơn • Đối với hàng xuất là hàng nguy hiểm

Giá lưu kho : 1250 VND / ngày /kg

Giá tối thiểu : 650000VND /ngày / không vận đơn • Đối với hàng xuất là vũ khí, chất nổ

Giá lưu kho :2250VND /kg/ngày Giá tối thiểu 650000VND /kg/ ngày

Giá phục vụ hàng xuất khẩu là hàng đặc biệt

Giá cho thuê trang thiết bị, địa điểm xuất không vận đơn và nhân công bốc xếp Giá áp dụng :550 VND / kg

Giá tối thiểu : 28000 VND /lô hàng /lần Giá xuất không vận đơn :

Vận đơn gửi hàng quốc tế : 45000VND / không vận đơn Vận đơn gửi hàng nội địa : 20000VND/ không vận đơn

1.3.2 Giá phục vụ hàng đặc biệt

mức giá này bao gồm ba loại , khác với hàng thông thường là có thêm mức giá áp tải từ máy bay vào nhưng chỉ áp dụng khi khách hàng có yêu cầu

• Hàng quý hiếm

Giá giao hàng :700 VND/kg

Giá tối thiểu : 600000 VND / không vận đơn

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu trên có thể thấy đây là sản l−ợng hàng đi( hàng xuấ t) đ−ợc phục vụ tại các kho hàng sân bay miền Bắc năm 2000, 2001 của HKVN - Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
ua bảng số liệu trên có thể thấy đây là sản l−ợng hàng đi( hàng xuấ t) đ−ợc phục vụ tại các kho hàng sân bay miền Bắc năm 2000, 2001 của HKVN (Trang 28)
Bảng số liệu trên là sản l−ợng hàng đi đ−ợc phụcvụ tại sân bay miền Bắc từ tháng  1  đến  tháng  10  năm  2002 - Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
Bảng s ố liệu trên là sản l−ợng hàng đi đ−ợc phụcvụ tại sân bay miền Bắc từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2002 (Trang 29)
Bảng số liệu trên là báo cáo sản l−ợng hàng đế n( hàng nhậ p) đ−ợc phụcvụ tại các kho hàng sân  bay miền Bắc trong năm 2000  và 2001 - Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
Bảng s ố liệu trên là báo cáo sản l−ợng hàng đế n( hàng nhậ p) đ−ợc phụcvụ tại các kho hàng sân bay miền Bắc trong năm 2000 và 2001 (Trang 43)
Bảng số liệu trên là báo cáo doanh thu l−u kho bảo quản hàng hoá tại trạm hàng hoá trong thành phố ( kho Láng ) doanh thu này chỉ chiếm 1/4 tổng doanh thu  của các kho hàng tại miền Bắc vì hàng hoá đ−ợc vận chuyển về kho Láng đều là hàng  thông th−ờng ( h - Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
Bảng s ố liệu trên là báo cáo doanh thu l−u kho bảo quản hàng hoá tại trạm hàng hoá trong thành phố ( kho Láng ) doanh thu này chỉ chiếm 1/4 tổng doanh thu của các kho hàng tại miền Bắc vì hàng hoá đ−ợc vận chuyển về kho Láng đều là hàng thông th−ờng ( h (Trang 73)
1 HAN-NBA 33 485 83 08 416 650 41 632 48 08 326 496 80,43% 1a Lg – NBA 11 783 030 2 527 500 14 310 530 2 862 106  82,34%  - Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
1 HAN-NBA 33 485 83 08 416 650 41 632 48 08 326 496 80,43% 1a Lg – NBA 11 783 030 2 527 500 14 310 530 2 862 106 82,34% (Trang 74)
Bảng số liệu trên là báo cáo sản l−ợng hàng hoá từ sân bay Nội Bài vận chuyển về các trạm trong thành phố để giao cho ng−ời nhận và ng−ợc lại trong năm 1999 - Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
Bảng s ố liệu trên là báo cáo sản l−ợng hàng hoá từ sân bay Nội Bài vận chuyển về các trạm trong thành phố để giao cho ng−ời nhận và ng−ợc lại trong năm 1999 (Trang 74)
Bảng số liệu tổng hợp các tr−ờng hợp bất th−ờng năm 2000 - Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hàng hoá của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
Bảng s ố liệu tổng hợp các tr−ờng hợp bất th−ờng năm 2000 (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w