DVPP ở Việt Nam thời gian qua ngày càng được mở rộng về qui mô, xuấthiện thêm nhiều phương thức, loại hình DVPP với chất lượng phục vụ ngày càngđược nâng cao, các loại hình DVPP đan xen,
Trang 1NGUYỄN THÚY HIỀN
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Hà Nội
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
NGUYỄN THÚY HIỀN
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số : 62.34.10.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu
2 TS Lê Hoàng Oanh
Hà Nội
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố.
Tác giả Luận án
Nguyễn Thúy Hiền
Trang 5Mục lục
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài Luận án 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 10
4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận án 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Ý nghĩa khoa học của Luận án 13
7 Những đóng góp mới của Luận án 13
8 Kết cấu nội dung Luận án 14
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI 15
1.1 Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối 15
1.1.1.Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối 15
1.1.2 Khái niệm về các phân ngành dịch vụ phân phối 20
1.2 Vai trò và mối quan hệ phát triển của ngành dịch vụ phân phối 27
1.2.1 Vai trò của ngành dịch vụ phân phối 27
1.2.2 Mối quan hệ phát triển của ngành dịch vụ phân phối 31
1.3 Nội dung phát triển và các tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành dịch vụ phân phối 34
1.3.1 Nội dung phát triển ngành dịch vụ phân phối 34
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành dịch vụ phân phối 38
1.4 Các yếu tố tác động đến phát triển ngành dịch vụ phân phối 43
1.4.1 Vai trò của nhà nước 43
1.4.2 Hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 44
1.4.3 Năng lực của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối 46
1.5 Những yêu cầu và điều kiện cần để phát triển ngành dịch vụ phân phối 47
1.6 Kinh nghiệm phát triển ngành dịch vụ phân phối của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 48
1.6.1 Kinh nghiệm của một số nước 49
1.6.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ phân phối 55
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM 58
2.1 Tình hình phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam 58
Trang 62.1.1 Bán buôn 58
2.1.2 Bán lẻ 61
2.1.3 Về đại lý thương mại 69
2.1.4 Hoạt động nhượng quyền thương mại 71
2.1.5 Đánh giá tình hình phát triển ngành dịch vụ phân phối 74
2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam 84
2.2.1 Về quản lý Nhà nước ngành dịch vụ phân phối 84
2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế chính sách quản lý ngành dịch vụ phân phối thời gian qua 88
2.2.3 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ phân phối 97
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành dịch vụ phân phối 103
2.3.1 Những thành công 103
2.3.2 Những tồn tại 104
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 109
2.3.4 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 111
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM 113
3.1 Định hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam 113
3.1.1 Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối thế giới 113
3.1.2 Phân tích ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam qua mô hình SWOT 115
3.1.3 Lựa chọn định hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối 126
3.2 Giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam 138
3.2.1 Giải pháp chung 138
3.2.2 Giải pháp đối với các phân ngành dịch vụ phân phối 156
KẾT LUẬN 163
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
PHẦN PHỤ LỤC 174
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra khảo sát 174
Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả phân tích xử lý kết quả điều tra với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 179
Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp/cơ sở tham gia khảo sát 196
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Từ viết tắt Tiếng Việt
Từ viết tắt Tên đầy đủ
TTTM Trung tâm thương mại
CNTT Công nghệ thông tin
SX Sản xuất
KCHTTM Kết cấu hạ tầng thương mại
2 Từ viết tắt Tiếng Anh
Trang 8Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thếgiới
EU European Union Liên minh châu Âu
ASEAN Association of Southeast AsianNations Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á
TBT Agreement on Technical Barriers toTrade Hiệp định rào cản kỹthuật đối với thương mạiILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốctế
FTA Free Trade Area Khu vực thương mại tựdoGDP
Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
TPP
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tếxuyên Thái Bình DươngENT Economic Need Test Đánh giá nhu cầu kinh tế
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám
phá
SPSS Statistical Product and
Services Solutions Thống kê sản phẩm, dịchvụ và xử lý dữ liệu
SNA System of National Accounts Hệ thống tài khoản quốc
M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bố chợ bán buôn (hạng 1,2) theo vùng kinh tế năm 2015 58
Bảng 2.2 Phân bổ chợ cả nước theo quy mô đến 31/12/2015 62
Bảng 2.3.Phân bố mạng lưới siêu thị, TTTM cả nước đến 31/12/2015 65
Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm của ngành dịch vụ bán buôn,bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác 74
Bảng 2.5 Vốn đầu tư của ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ sửa chữa 76
Bảng 2.6 Lao động của ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ sửa chữa 77
Bảng 2.7 Số doanh nghiệp của ngành DVBB, DVBL 78
Bảng 2.8 Tổng hợp các nhân tố đánh giá siêu thị, cửa hàng tiện ích 98
Bảng 2.9 Kết quả xử lý dữ liệu phân tích hồi quy tuyến tính ST, cửa hàng tiện ích.99 Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các nhân tố đánh giá cửa hàng tạp hóa, thực phẩm truyền thống 99
Bảng 2.11 Kết quả xử lý dữ liệu phân tích hồi quy tuyến tính cửa hàng tạp hóa, thực phẩm truyển thống 100
Trang 10DANH MỤC
Hình 1.1 Biểu diễn bốn kiểu hệ thống phân phối phổ biến cho hàng hoá tiêu dùng cá
nhân với các cấp độ 32
Hình 1.2 Các phương thức thực hiện thương mại dịch vụ 33
YHình 2.1 Số vụ nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam từng năm giai đoạn 2007-2015 72
Hình 2.2 Tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế năm 2015 74
Hình 2.3 Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế năm 2015 76
Hình 2.4 Tỷ trọng lao động trong các ngành đến năm 2015 77
YHình 3.1 Mô hình và khung định hướng phát triển ngành DVPP 125
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài Luận án
Khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia, những năm qua, tỷ lệ đóng góp khu vực dịch vụ trong GDP củacác nước đang phát triển đã gia tăng nhanh chóng, có nhiều quốc gia đóng góp khuvvực dịch vụ trong GDP đã đạt mức 60-70% Một trong những đóng góp vào tăngtrưởng của khu vực dịch vụ là ngành DVPP (DVPP) Cũng giống như xu thế củacác nước đang phát triển trên thế giới, DVPP ở Việt Nam ngày càng đóng vai tròquan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.Nếu tính cả hoạt động sửa chữa động
cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình thì DVPP từ năm 2000 trở lại đâychiếm hơn 13% trong tổng GDP
DVPP ở Việt Nam thời gian qua ngày càng được mở rộng về qui mô, xuấthiện thêm nhiều phương thức, loại hình DVPP với chất lượng phục vụ ngày càngđược nâng cao, các loại hình DVPP đan xen, hỗ trợ nhau đáp ứng ngày càng tốt hơnyêu cầu tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy SX, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đờisống cho người dân; Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp phân phối nước ngoàidưới các hình thức đã góp phần làm thay đổi cấu trúc, diện mạo thị trường trongnước theo hướng văn minh, hiện đại phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tếcủa đất nước và phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới Mặc dù
đã có nhiều tiến bộ song nhìn chung ngành DVPP của Việt Nam vẫn còn lạc hậu
chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế Nhìn chung quy mô còn nhỏ
lẻ, trình độ lạc hậu, chi phí lưu thông cao vì vậy đã làm giảm sự đóng góp củangành đối với tăng trưởng kinh tế
Trong bán buôn chưa xuất hiện nhiều các DN làm tốt chức năng bán buônvới qui mô lớn, có khả năng nghiên cứu thị trường, đưa đơn đặt hàng cho nhà SX,
tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa rộng khắp thông qua thiết lập chuỗi,hoặc NQTM,… do vậy, chưa tạo được ảnh hưởng đến nhà SX, theo đó chưa gópphần thay đổi cơ cấu SX, chưa phát huy vai trò dẫn dắt các ngành SX phát triển
Trang 12cũng như tạo việc làm cho người lao động Trong bán lẻ, quá nhiều loại hình tổchức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộ kinh doanh cá thể)không định hình phát triển, không được tổ chức thành đối tượng của quản lý nhànước, hoạt động tự do và độc lập ngoài vòng kiểm soát, làm cho thị trường trở nênmanh mún, tản mạn, lộn xộn, cơ sở vật chất yếu, không có mối liên kết trong kênhphân phối, pháp luật nhà nước và lợi ích của người tiêu dùng chưa được tôn trọng.
Mô hình quản lý chợ còn nửa vời, hiệu lực và hiệu quả quản lý còn thấp Mô hình
ST, TTTM mới hình thành song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và
Hồ Chí Minh, đại bộ phận các siêu thị vẫn là qui mô nhỏ, chưa xuất hiện nhiều đạisiêu thị
Do hệ thống phân phối chưa được tổ chức tốt, không tạo lập được mối liênkết chặt chẽ từ nhà SX đến người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, khảnăng kiểm soát giá cả của doanh nghiệp đối với các đại lý còn yếu kém đã làm chokhả năng tự điều chỉnh của thị trường kém nhanh nhạy, các biện pháp can thiệp củaNhà nước khó phát huy hiệu quả Hậu quả là sự tác động của thị trường thế giới đếnthị trường nước ta thường lớn hơn so với các nước
Với những tồn tại của ngành DVPP như đã nêu trên, từ triển vọng phát triểnkinh tế của đất nước cho thấy tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn, trong đó,các yếu tố tạo nên triển vọng đó là: thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, du lịchphát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, hàng hoá từng bước thamgia vào chuỗi phân phối toàn cầu và để phù hợp với mục tiêu đưa đất nước ta trở
cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020 mà một trong những tiêu chí củanước công nghiệp là khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và phát triển hiện đại, việcnghiên cứu nhằm đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển ngành DVPP theohướng văn minh hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước là
cần thiết Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Định hướng và các giải pháp phát triển ngành DVPP ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ.
Trang 132 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Cùng với phát triển kinh tế của đất nước, ngành DVPP trong thời gian vừaqua đã có bước phát triển rất đáng ghi nhận, đặc biệt kể từ khi nước ta gia nhập Tổchức thương mại thế giới (WTO) Ngành đã đóng vai trò rất quan trọng trong việcđịnh hướng SX, là cầu nối giữa cung và cầu, có đóng góp lớn cho GDP của cả nước.Chính vì thế, ngành DVPP được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quantâm Một số công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về lý luận cơ bản, phântích và đánh giá tình hình phát triển trong thời gian qua và xu hướng thời gian tới;tác động của việc gia nhập WTO với phát triển của ngành; cơ chế chính sách liênquan đến sự phát triển của ngành Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển từngphân ngành dịch vụ Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnhvực này như sau:
2.1 Các nghiên cứu của nước ngoài
Trên thế giới cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về phát triển củaDVPP hàng hoá, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
1 Kaliajan, K, “ Hạn chế trong thương mại DVPP”, tháng 8 năm 2000 Tài
liệu nghiên cứu của nhóm nghiên cứu năng suất, Ausinfo, Can berra Tài liệu đã chỉ
ra những hạn chế của thương mại DVPP trong quá trình phát triển và ảnh hưởng của
nó tới nền kinh tế
2 Anderson, James H và Roger R Betancourt: ”Lĩnh vực phân phối và quá trình phát triển”, tháng 4 năm 2002, Vấn đáp kinh tế, quyển 40, số 2 Trong đó đề
cập đến quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực phân phối
3 Betancourt, Roger R “Kinh tế học về bán lẻ và phân phối”, 2004, Nhà xuất
bản Edward Elgar, Chelentham, UK và Northampton, MA, USA Cuốn sách đãkhái quát và đã có những khái niệm cơ bản về bán lẻ và phân phối
4 Ando, M và Fukunari Kimura, “Hình thành mạng lưới SX và phân phối quốc tế ở Đông Á” 2005, Tập Thương mại quốc tế ở Đông Á, NBER - Hội thảo
Trang 14Đông Á về Kinh tế Nhóm tác giả đã nghiên cứu sự thành thành và phát triển mạnglưới SX và phân phối quốc tế ở Đông Á, những nền kinh tế đã có những thành côngnhất định trong lĩnh vực DVPP.
5 Mourstier Laule, Đào Thế An, Hoàng Bằng An, Vũ Trọng Bình, Muriel
Figuies, Nguyễn Thị Tân Lộc và Phan Thị Giác Tâm “Siêu thị và người nghèo ở Việt Nam”, 2006, CIRAD và ADB Nhóm tác giả đã có những nghiên cứu và góc
nhìn cụ thể về phát triển siêu thị ở Việt Nam, sự phát triển của nó và tác động đếnnhững người nghèo ở Việt Nam
6 Reardon, Thomas và Rose Hopkins “Cách mạng siêu thị ở các quốc gia đang phát triển: chính sách giải quyết những căng thẳng nổi lên giữa các siêu thị, các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ truyền thống”, 2006, Tạp chí nghiên cứu phát
triển châu Âu
7 Fels, Allan “Quản lý bán lẻ - Bài học từ các quốc gia đang phát triển” ,
Asia Pacific Business Review - số 1 năm 2009 Trong bài này, tác giả đã tổng kếtkinh nghiệm và rút ra bài học quản lý bán lẻ ở các nước đang phát triển
8 A T Kearney “Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu - Chỉ số bán
lẻ toàn cầu 2009” Tài liệu xếp hạng các thị trường bán lẻ trên thế giới dựa trên cơ
sở đánh giá 4 nhóm chỉ tiêu để xác định chỉ số phát triển bán lẻ của từng quốc gia
9 Muriel Figuies, Mourstier Laule “Sự hấp dẫn của thị trường ở quốc gia mới nổi: Siêu thị và người tiêu dùng nghèo ở Việt Nam”, 2009, Chính sách thực
phẩm 34 Nhóm tác giả đã nghiên cứu về thị trường của các quốc gia mới nổi, sựhấp dẫn của những thị trường này, sự hình thành và phát triển siêu thị ở các quốcgia này và tác động của nó đối với những người nghèo trong đó có người tiêu dùngnghèo của Việt Nam
10 Shuaguang Wang “Các nhà bán lẻ nước ngoài sau khi Trung quốc gia nhập WTO những câu chuyện thành công và thất bại”, 2009, Asian Facific Business
Review” Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thị trường bán lẻ của Trung Quốc sau
Trang 15khi gia nhập WTO Những thất bại và thành công của Trung Quốc trong lĩnh vựcbán lẻ, một nước có điều kiện phát triển khá tương đồng với Việt Nam đã được đúcrút ra trong bài viết này, đây là những kinh nghiệm quý báu để các nhà nghiên cứu,các nhà phân phối bán lẻ và các nhà quản lý của Việt Nam tham khảo.
11 Michael J Mc Demotl “sổ tay NQTM”, 2003, Enterprise Magazines Đây
là quyển sách giới thiệu về hoạt động NQTM cho những ai quan tâm về kinh doanhdưới hình thức nhượng quyền Quyển sách giới thiệu khá đầy đủ về khái niệm,nguyên lý hoạt động, những lưu ý của các bên nhận quyền và bên giao quyền, làquyển sách bỏ túi cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này
12 Ed Teixeira “Nhượng quyền nhìn từ khía cạnh bên ngoài”, 2005 Xibris
Corporatin Đây là bài nghiên cứu mà tác giả đã quan sát hoạt động nhượng quyền ởmột góc nhìn cụ thể, cái hay cái không hay để những người quan tâm đến hoạt độngkinh doanh nhượng quyền, hay các nhà nghiên cứu tham khảo
2.2 Các nghiên cứu trong nước
1 Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Thương mại) “Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2001 Trong đó, tập trung nghiên cứu sâu về
loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh hiện đại và đề ra định hướng quản lý nhà nướcđối với loại hình này, chưa đề cập đến quản lý nhà nước toàn ngành DVPP
2 PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu chủ nhiệm Đề tài “Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ năm 2002 Trong đó, đã nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giáthực trạng và đề xuất phương hướng phát triển hệ thống phân phối hàng hoá ở nước
ta Chưa đi sâu vào nghiên cứu cơ chế quản lý và đề xuất chính sách cụ thể và đồng
Trang 16giải pháp phát triển, chưa đề xuất việc tập trung tích tụ của các doanh nghiệp phânphối làm cơ sở để vận hành chuỗi.
4 CN Phạm Hồng Tú “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (hệ thống chợ) chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, 2005 Trong đó đi sâu nghiên cứu về đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng hệthống chợ, chưa nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý sự phát triển chợ nói riêng,lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ nói chung
5 PGS.TS Đinh Văn Thành “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta”, chủ nhiệm Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ năm 2006 Trong đó đi sâu vào nghiên cứu kênh phân phốimột số mặt hàng chủ yếu (rau quả, thịt, hàng may mặc, sắt thép, phân bón, ximăng ), chưa nghiên cứu kênh phân phối đối với tất cả các nhóm hàng để đề xuất
cơ chế, chính sách quản lý các kênh phân phối hàng hoá
6 Sách chuyên khảo: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc các nhóm hàng lương thực, thực phẩm” PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu cùng tập thể
tác giả bên soạn, NXB thế giới phát hành năm 2006 Trong đó đã đề xuất một sốgiải pháp vĩ mô, nâng cao vai trò của Chính phủ để phát triển hệ thống phân phốiliên kết dọc bao gồm cả khâu bán lẻ nhưng chỉ giới hạn vào nhóm hàng lương thực,thực phẩm
7 TS Nguyễn Thị Nhiễu “Nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ năm 2007 Trong đó, chủ yếu giới thiệu các mô hình kinh doanh bán lẻ củamột số tập đoàn phân phối nước ngoài và các định chế pháp lý để quản lý, chưa đisâu nghiên cứu kinh nghiệm về hoạch định cơ chế, chính sách của Chính phủ cácnước để quản lý quá trình phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ nhằm rút ra bài họchữu ích cho Chính phủ Việt Nam
8 TS Từ Thanh Thuỷ “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, 2009 Trong đó,
Trang 17đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam, đánh giá thựctrạng và đề xuất hoàn thiện môi trường kinh doanh cho dịch vụ BB, BL theo một sốtiêu chí chủ yếu từ góc độ thuận lợi hoá thương mại cho thương nhân, chưa đi sâunghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ từ góc độ cơ cấu dịch vụ, chính sách mặt hàng,chính sách và cơ chế quản lý giá cả, quản lý thị trường theo địa bàn lãnh thổ
9 Th.s Nguyễn Thị Thanh Hà: “Kinh doanh bán lẻ trên mạng”, chủ nhiệm
Đề tài cấp Bộ, năm 2009, Trong đó đã đề cập đến môi trường pháp lý cho kinhdoanh bán lẻ trên mạng, nhưng chưa nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể
để quản lý sự phát triển kinh doanh BL trên mạng nói riêng, hệ thống BL nói chung
10 CN Phạm Hồng Tú: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020” chủ nhiệm Đề tài cấp Bộ,
2010 Trong đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thị trường BL hàng tiêu dùng ởnông thôn Việt Nam từ góc độ cấu trúc thị trường và thương mại, chưa đi sâunghiên cứu từ góc độ QLNN đối với phát triển thị trường BL ở nông thôn
11 TS Phạm Hồng Tú: “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến lược phát triển DVPP thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến 2030” chủ nhiệm đề
tài cấp Bộ Đề tài đã đi tập trung vào đánh giá hiện trạng, phân tích điểm mạnh,điểm yếu của ngành DVPP và đề xuất nội dung và giải pháp chiến lược phát triểnDVPP ở nước ta Đề tài chưa xây dựng định hướng cho phát triển ngành DVPP
12 PGS.TS Nguyễn Văn Lịch: “Báo cáo đánh giá năng lực cung cấp dịch
vụ NQTM tại Việt Nam” trưởng nhóm tư vấn dự án B-WTO, Bộ Công Thương,
2008 Trong đó đã đề cập khá chi tiết đầy đủ về thực trạng, khung khổ pháp lý chohoạt động NQTM, tuy nhiên, mô hình, định hướng cho hoạt động này trong thờigian tới còn chưa rõ
13 Viện Nghiên cứu Thương mại: “Nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, 2007 Đề tài đã nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ với tư cách là các phân
Trang 18ngành DVPP, trong đó tập trung nghiên cứu các điều kiện, xu hướng phát triển vàchính sách quản lý các dịch vụ này ở một số nước.
14 Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương: “Các loại hình kinh doanh văn minh, hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị tại Việt Nam”, Đề
tài khoa học cấp Bộ, năm 2001 Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển các loại hìnhbán lẻ hiện đại, trong đó tập trung vào loại hình kinh doanh siêu thị
15 Viện Nghiên cứu Thương mại: “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ,
năm 2009 Đề tài đã tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá môi trường kinhdoanh, thực trạng ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trườngkinh doanh để phát triển hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ
16 Dự án Mutrap III do EU tài trợ: “Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về DVPP ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các qui định chuyên ngành với cam kết WTO”, 2009 Các tác giả đã phân tích cơ cấu ngành DVPP toàn
cầu; trình bày khung khổ pháp lý cho ngành DVPP ở Việt Nam qua đó đánh giá cácvấn đề thực tế đang đặt ra Báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị về chính sách chophát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam
17 Phạm Hữu Thìn, Luận án tiến sỹ kinh tế, năm 2008, “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam” Luận án đã đề cập
đến các loại hình bán lẻ hiện đại (ST, TTTM, cửa hàng tiện ích), trong đó tập trungvào nội dung quản lý nhà nước
18 Bộ Công Thương, Đề án trình Chính phủ ban hành tại Quyết định số
27/2007/QĐ-TTg, năm 2007 “Phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” Đề án đã xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng
phát triển (các loại hình doanh nghiệp, loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, các môhình tổ chức lưu thông hàng hoá) và giải pháp phát triển thương mại trong nước
19 Nhóm chuyên gia John J Downes và đồng sự: “Báo cáo hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng Nghị định về đại lý thương mại trong lĩnh vực dịch vụ phân
Trang 19phối”, Dự án Mutrap III, 2011 Trong đó đã nêu khái quát về hoạt động đại lý
thương mại ở Việt Nam, rà soát khung pháp lý và đề xuất khung pháp lý hoàn chỉnhcho hoạt động đại lý thương mại ở Việt Nam Tuy nhiên, chưa nêu rõ mô hình, địnhhướng hoạt động của đại lý thương mại ở Việt Nam thời gian tới
20 Nhóm chuyên gia Andras Lakatos và đồng sự: “Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về DVPP ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO” Dự án Mutrap III, 2011 Trong đó chủ yếu rà
soát khuôn khổ chính sách pháp lý cho hoạt động DVPP và sự phù hợp với cam kếtWTO Chưa nêu rõ đường hướng cho sự phát triển DVPP nói chung
2.3 Khoảng trống khoa học
Những công trình nghiên cứu trước đây tập trung vào nghiên cứu cụ thể chomột hoặc một số phân ngành DVPP nói riêng, chủ yếu nghiên cứu về BB, BL, ST,chợ Hoặc các nghiên cứu cũng tập trung vào từng vấn đề như môi trường kinhdoanh, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại vì vậy, còn thiếu nghiên cứu cơ sở,
lý luận cho phát triển ngành DVPP như: cơ sở lý thuyết và hệ thống các tiêu chíđánh giá sự phát triển của ngành và từng phân ngành DVPP; thiếu nghiên cứu thựctiễn như: đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là tác động của các yếu
tố ảnh hưởng, tác động của QLNN đối với phát triển ngành DVPP; phân tíchSWOT ngành DVPP để từ đó lựa chọn định hướng phát triển ngành DVPP bao gồm
cả 4 phân ngành Cũng có những nghiên cứu về 4 phân ngành DVPP, tuy nhiên cònhạn chế về đánh giá thực trạng, chưa đầy đủ, toàn diện và nhất là chưa phản ánhđược những diễn biến gần đây nhất hoặc thiếu những định hướng phát triển chotừng phân ngành DVPP trong tương lai
Giải pháp phát triển ngành DVPP trong các nghiên cứu trước đây cũng chưađược giải quyết toàn diện Những vấn đề như: Nhà nước kiến tạo môi trường chophát triển ngành DVPP, nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước đối vớingành; tái cấu trúc ngành; nâng cao chuỗi giá trị gia tăng của ngành thông qua việcnâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp; phát triển các chuỗi
Trang 20cung ứng hàng hoá tập trung của các doanh nghiệp BB, BL; an toàn vệ sinh thựcphẩm, bảo vệ người tiêu dùng, tiêu thụ hàng hoá cho nông dân cũng còn khoảngtrống trong các nghiên cứu đã thực hiện.Vì vậy, đề tài nghiên cứu được lựa chọn đểgóp phần bù đắp các khoảng trống này.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
3.1 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp phát
triển ngành DVPP ở Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá và góp phần bổ sung cơ sở lý luận về phát triển ngành DVPP;
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành DVPP ở Việt Nam; Thực trạng cácyếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành DVPP
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển ngành DVPP trong thời gian tới
4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận án
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phát triển ngành DVPP, bao gồm
4 phân ngành: Dịch vụ đại lý; Dịch vụ bán buôn; Dịch vụ bán lẻ; Dịch vụ NQTM
4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển ngành DVPPvới các khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá và bài họckinh nghiệm về phát triển ngành DVPP
Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành DVPP, thực trạng các yếu tố ảnhhưởng đến sự phát triển của ngành, xác định những tồn tại và nguyên nhân, nhữngvấn đề đặt ra trong thực tiễn cần giải quyết; phân tích SWOT đối với ngành DVPP
để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển ngành trong giai đoạn tới
Đề tài nghiên cứu 4 phân ngành dịch vụ theo hệ thống phân loại sản phẩmcủa Liên hợp quốc (Central Product Classification - CPC) bao gồm 4 phân ngành:
Trang 21bán buôn, bán lẻ, đại lý, NQTM Tuy nhiên, do phân loại ngành dịch vụ của ViệtNam để thống kê chưa theo tiêu chí của Liên hợp quốc, vì vậy, phân tích, đánh giávẫn phải tham khảo chủ yếu số liệu thống kê theo tiêu chí của Việt Nam
Đánh giá về sự phát triển đại lý và NQTM hạn chế bởi số liệu của 2 loại hìnhnày chưa được tách bạch hoặc chưa được thống kê bởi cơ quan thống kê của ViệtNam Mặc dù vậy, nghiên cứu sinh đã cố gắng tổng hợp từ nhiều nguồn để đánhgiá: đánh giá về sự phát triển của đại lý thông qua số liệu chung về dịch vụ bánbuôn và đại lý và nguồn của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này; Đánh giá
về NQTM được thực hiện theo nguồn của cơ quan quản lý và các đề tài nghiên cứu,khảo sát về loại hình này
Luận án chủ yếu nghiên cứu phát triển ngành từ góc độ vĩ mô (Nhà nước),không đi sâu nghiên cứu từ góc độ doanh nghiệp
- Về không gian:
Nghiên cứu một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong ngành DVPPBLbao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
16 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế của Việt Nam
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2007 - 2015 và đề xuất định hướng,giải pháp phát triển ngành DVPP giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để cóđược dữ liệu phản ánh một cách tổng hợp, khách quan và đa chiều về ngành DVPP
ở Việt Nam Bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu bao gồm 2
Trang 22cáo nghiên cứu, tư liệu trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến phát triển DVPPtrên thế giới và tại Việt Nam
Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên các điều tra, khảo sát đãthực hiện và thu thập điều tra khảo sát trực tiếp và điều tra xã hội học thông quaphiếu hỏi liên quan đến thực trạng và triển vọng phát triển ngành DVPP
- Phương pháp điều tra khảo sát trực tiếp: Được thực hiện theo hình thức
chọn mẫu, đảm bảo tính đại diện của thông tin cần đạt được, với mục đích nhằmđánh giá những yếu tố tác động đến phát triển ngành DVPP, thực trạng phát triểncác loại hình DVPP, các chính sách quản lý hiện nay cũng như những vấn đề thựctiễn đặt ra cần giải quyết để đề xuất định hướng đổi mới phù hợp với điều kiện pháttriển kinh tế của đất nước
- Phương pháp điều tra xã hội học: Cùng với quá trình điều tra khảo sát trực
tiếp, Luận án sẽ kết hợp điều tra xã hội học thông qua Phiếu hỏi nhằm đánh giánhững yếu tố tác động đến phát triển ngành DVPP
- Phương pháp phỏng vấn nhanh: Bên cạnh những dữ liệu thu được thông
qua điều tra bằng Phiếu hỏi thì nghiên cứu cũng tiến hành các cuộc phỏng vấnnhanh người tiêu dùng nhằm củng cố thêm thông tin, dữ liệu cũng như mức độ tincậy của dữ liệu điều tra
- Phương pháp SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức): Luận án áp dụng phương pháp này để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu,
những cơ hội, thách thức của ngành DVPP ở Việt Nam từ đó, lựa chọn định hướngphát triển ngành
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Thông qua phân tích sẽ tìm
được những tồn tại và nguyên nhân, các phép so sánh, các cách thức QLNN đối vớiphát triển ngành DVPP để thấy rõ xu hướng vận động trong việc sử dụng của mỗicách thức, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận án
Trang 23- Về xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm Excel cho các dữ liệu thống kê, phần
mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu sơ cấp
6 Ý nghĩa khoa học của Luận án
Tác giả hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà nghiêncứu, giảng dạy có cái nhìn toàn diện hơn về DVPP, qua đó góp phần bổ sung nhậnthức và hoàn thiện hơn những vấn đề lý luận về DVPP Kết quả nghiên cứu sẽ giúpcác nhà hoạch định chính sách vĩ mô có cái nhìn toàn diện và có thể tham khảo đểxây dựng chiến lược phát triển ngành; sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triểnngành DVPP, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trong nước nói chung
và góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này
7 Những đóng góp mới của Luận án
- Về lý luận: Luận án đã xác lập được khung khổ lý thuyết cơ bản về kháiniệm DVPP, về 4 phân ngành DVPP như: BB, BL, NQTM, ĐL; đưa ra khái niệm
về phát triển ngành DVPP; xác lập 3 nội dung phát triển ngành; xây dựng 4 tiêu chíđánh giá sự phát triển của ngành DVPP
- Về thực tế: Luận án vận dụng mô hình và các phương pháp nghiên cứuđịnh tính và định lượng phù hợp để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngànhDVPP, trong đó xây dựng mô hình nghiên cứu và lựa chọn điều tra thực trạng các
cơ sở kinh doanh của phân ngành bán lẻ là phân ngành dịch vụ có nhiều yếu tố điểnhình cho phát triển ngành DVPP ở Việt Nam, kết quả của việc điều tra và phân tích
mô hình đã khẳng định và làm giàu thêm những đánh giá về thực trạng ngànhDVPP là có cơ sở, từ đó rút ra được 5 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành DVPP
đó là: yếu tố năng lực của nhà cung cấp dịch vụ (quy mô, diện tích của cơ sở kinhdoanh, cơ sở hạ tầng, quy mô, trình độ lao động, vốn); yếu tố khả năng đáp ứngdịch vụ (chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ bán hàng đi kèm ); yếu tố ápdụng khoa học công nghệ trong quản lý của doanh nghiệp; yếu tố môi trường kinhdoanh; yếu tố vị trí kinh doanh Từ đó rút ra được các kết luận về tồn tại, nguyênnhân và đặc biệt là 6 vấn đề cần giải quyết để phát triển ngành DVPP ở Việt Nam
Trang 24- Về đề xuất nghiên cứu: Dựa trên các luận cứ lý luận và thực tiễn, thông qua
mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngànhDVPP, dự báo xu thế phát triển của ngành DVPP trên thế giới, luận án đã đưa raquan điểm và xác định được 4 nhóm định hướng chung ở tầm vĩ mô cho phát triểnngành DVPP ở Việt Nam trong thời gian tới; Đề xuất định hướng phát triển của 4phân ngành DVPP Đề xuất các giải pháp chung cho toàn ngành, giải pháp cụ thểcho phát triển của từng phân ngành DVPP Đặc biệt là đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổsung các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển cũng như quản lý ngành phù hợp vớibối cảnh nền kinh tế đất nước đang trong quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hìnhtăng trưởng và hội nhập ngày càng sâu rộng
8 Kết cấu nội dung Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữviết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung Luận án kết cấuthành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển ngành dịch vụ phân phối.
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối
ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
1.1.Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối
1.1.1.Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối
Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu ngành kinh tế còn nghèo nàn, các hoạtđộng kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông
Trang 25nghiệp và thương mại Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiệnnay bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triểncho đến ngày nay với sự trợ giúp của tiến bộ khoa học, công nghệ Trong cuốn “cácgiai đoạn phát triển kinh tế” nhà lịch sử kinh tế nổi tiếng người mỹ WalterW.Rostow đã dưa ra mô hình phát triển kinh tế của 5 giai đoạn và ứng với mỗi giaiđoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng cho giai đoạn ấy Theo đó, ở giaiđoạn trung tâm, được gọi là giai đoạn cất cánh, ngoài nguồn vốn đầu tư trong nước,nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, khoa học kỹ thuật tác độngmạnh vào nông nghiệp và công nghiệp, công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, có tốc độtăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển
SX, thông qua nhu cầu thu hút công nhân, kích thích phát triển khu vực đô thị vàkhu vực dịch vụ [53]
- Ngành Dịch vụ: là một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi
quốc gia Dịch vụ là ngành tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hìnhthái vật thể nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Hoạt động dịch vụ rất đadạng, bao trùm lên tất cả lĩnh vực của nền kinh tế
Tiếp cận theo nghĩa rộng: ngành dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba
trong nền kinh tế quốc dân Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ
Theo nghĩa hẹp: dịch vụ là những hoạt động tiếp tục, hỗ trợ, khuyếch trương
cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hoạt động trước, trong và sau khi bán hàng,
là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng
Về bản chất, dịch vụ và sản phẩm vật chất có những nét khác biệt: là sản
phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều yếu tố tác độngnhư người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó; Dịch vụ có sự khácbiệt về chi phí so với các sản phẩm vật chất; SX và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồngthời, nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời mà phải tiến hành cùng lúc; Dịch vụkhông thể cất giữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thịtrường như các sản phẩm vật chất khác Những đặc điểm này tạo ra những nét đặc
Trang 26thù cho các doanh nghiệp dịch vụ, nếu các doanh nghiệp SX cần 4Ps (Product,Price, Place, Promotin) cho hoạt động marketing của mình, thì các nhà kinh doanhdịch vụ cần 5Ps, với 4Ps kể trên và People (con người) [47]
Theo quy định của Liên hợp quốc thì khu vực dịch vụ gồm 15 ngành, trong
đó có ngành “Thương nghiệp và sửa chữa xe động cơ, đồ dùng cá nhân”
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lĩnh vực dịch vụ được chia thành
12 phân ngành, trong đó có phân ngành “DVPP”
Ở Việt Nam, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủngày 23 tháng 01 năm 2007, hệ thống ngành kinh tế gồm 5 cấp, trong đó có 21ngành cấp I, riêng khu vực dịch vụ có 15 ngành, trong đó có “Ngành bán buôn vàbán lẻ, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác”
- Phân phối: là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà SX đến người
tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau Phânphối làm thay đổi sở hữu sản phẩm từ nhà SX đến người tiêu dùng thông qua cácthành viên trung gian Phân phối kết nối cung cầu khớp với nhau Theo ý nghĩa đó,phân phối là sáng tạo dịch vụ Những người tiêu dùng thường phân tán theo địa lý
và có những yêu cầu đa dạng về chất lượng cũng như về số lượng sản phẩm, trongkhi đó các nhà SX thì lại tập trung và chuyên môn hoá nên cần có người phân phối
để đưa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng đúng yêu cầu [46]
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt độngliên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam có quy định: “Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại
lý mua bán hàng hoá và NQTM theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
- Hệ thống phân phối sản phẩm: là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm
nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà SX đến người tiêu dùng cuối cùng Hệ thốngphân phối kết hợp tất cả các thành viên tham gia vào tiến trình phân phối gồm nhà
SX, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng
Trang 27Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa từ người SX đi đến người tiêu dùnghoặc người sử dụng cuối cùng phải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán, chúng
là những dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa qua các doanh nghiệp và tổ chứckhác nhau để tới người mua cuối cùng, mô tả toàn bộ quá trình lưu thông tiêu thụhàng hóa trên thị trường được gọi là hệ thống phân phối hàng hóa
Trên quan điểm của các doanh nghiệp - chủ thể kinh doanh, hệ thống phânphối hàng hóa là hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trường để cùngthực hiện một mục đích kinh doanh Người SX (hay nhập khẩu) phải qua các trunggian thương mại nào đó để đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng Đây là hệthống lưu thông, tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp trên thị trường, theo nhiềuchiều, nhiều hướng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
Các thành viên tham gia vào hệ thống phân phối được chia làm 2 nhóm làcác thành viên chính thức và các tổ chức bổ trợ Các thành viên hệ thống phân phối
và chuyển quyền sở hữu hàng hóa Các tổ chức bổ trợ cung cấp các DVPP chuyênmôn hóa trên cơ sở tái hợp đồng với các thành viên của hệ thống phân phối thamgia đàm phán chia công việc phân phối và chuyển quyền sở hữu hàng hóa Các tổchức bổ trợ cung cấp các DVPP chuyên môn hóa trên cơ sở tái hợp đồng với cácthành viên của hệ thống Họ không sở hữu hàng hóa vì vậy, họ không chịu tráchnhiệm trước kết quả hoạt động cuối cùng của quá trình phân phối
Các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường bao gồm:(1) Người SX (hoặc người nhập khẩu)
(2) Người Trung gian
(3) Người tiêu dùng cuối cùng
Người trung gian, trong hệ thống phân phối hiện đại bao gồm các doanhnghiệp và cá nhân kinh doanh thương mại độc lập trợ giúp người SX và người tiêudùng cuối cùng thực hiện các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cảbán buôn và bán lẻ Sự cần thiết phải có các trung gian thương mại trong hệ thốngphân phối hàng hoá đôi khi bị nghi ngờ bởi chi phí của doanh nghiệp trả cho họ(hoặc lợi nhuận của họ từ việc phân phối sản phẩm) được xem là nguyên nhân làm
Trang 28tăng giá bán sản phẩm Tuy nhiên, thực chất các trung gian lại làm giảm chi phíphân phối, các nhà SX sử dụng các trung gian phân phối là do họ có thể thực hiệncác chức năng phân phối rẻ hơn và hiệu quả hơn khi người SX tự làm Sự xuất hiệncác trung gian thương mại chuyên môn hoá là kết quả của phân công lao động xãhội và chuyên môn hoá Do đó, vai trò chính của các trung gian thương mại là làmcho cung cầu hàng hoá phù hợp một cách trật tự và có hiệu quả.[52]
Theo Danh mục Phân loại các ngành dịch vụ, tài liệu mã số MTN.GNS/W(W/120) (trong khuôn khổ của WTO) được xây dựng trong Vòng Uruguay và phầnlớn dựa trên Danh mục Phân loại tạm thời các sản phẩm chính của Liên Hiệp Quốc(CPC), ngành DVPP được định nghĩa bao gồm bốn nhóm dịch vụ chính: Dịch vụđại lý uỷ quyền, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền (franchising).Các đại lý uỷ quyền khác với những nhóm còn lại ở chỗ họ tiến hành giao dịch thaymặt cho người khác, ví dụ họ bán những mặt hàng được cung cấp và thông thườngnhững hàng này thuộc sở hữu của người khác cho những người bán buôn, bán lẻhoặc các cá nhân Dịch vụ bán buôn bao gồm việc bán hàng cho những người bán
lẻ, những doanh nghiệp sử dụng của các ngành công nghiệp, thương mại, các tổchức hoặc các đơn vị chuyên môn, hoặc cho những người bán buôn khác Nhữngngười bán lẻ hàng hoá phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình Nhữngngười nhượng quyền bán một số quyền và ưu đãi cụ thể, ví dụ như quyền sử dụngmột mô hình bán lẻ cụ thể hoặc một thương hiệu
Trong những năm gần đây, có những thay đổi lớn về phân phối hàng hóa, đó là xuhướng ngày càng phát triển hình thức bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng Ởcác nước có nền kinh tế phát triển, hình thức này không phải là mới nhưng hiện naylại rất phổ biến ở các ngành SX của nền kinh tế quốc dân (trước đây chủ yếu pháttriển ở các ngành công nghiệp nặng ) Với hình thức bán sản phẩm trực tiếp hànghóa chuyển từ hình thái giá trị sang hình thái giá trị sử dụng mà không qua trunggian thương mại
Trong DVPP có nhiều phương thức phân phối với số hình thức khác nhau
Có nhiều hình thức hoạt động trong hệ thống phân phối hàng hóa, mỗi hình thức có
Trang 29sức mạnh, điểm yếu, quy mô, phương thức kinh doanh khác nhau, vì vậy, họ thườngthích hợp với việc kinh doanh một số sản phẩm và thực hiện một số công việc phânphối nhất định Ngược lại, mỗi loại sản phẩm cũng chỉ thích hợp với một số loạihình thức nhất định, vì vậy các hình thức cũng luôn luôn biến đổi theo nhu cầu
Theo hệ thống phân loại sản phẩm của Liên hợp quốc (Central ProductClassification - CPC) ngành DVPP được định nghĩa bao gồm 4 phân ngành: đại lý,bán buôn, bán lẻ, NQTM
Danh mục CPC (danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc)
xác định: “dịch vụ chính do các nhà bán buôn và bán lẻ thực hiện là bán lại hàng hoá kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có liên quan khác như: bảo quản, lưu kho hàng hoá; sắp xếp và phân loại đối với hàng hoá khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hoá khối lượng nhỏ; dịch vụ giao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bán buôn thực hiện; và các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ như chế biến phục vụ cho bán hàng, dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe”
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23 tháng 01năm 2007 về phân ngành kinh tế Việt Nam, ngành DVPP được gọi là ngành bánbuôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác - phân ngành cấp I (nhómG) và thuộc khu vực dịch vụ Ngành này bao gồm 3 phân ngành chính là: bán, sửachữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; bán buôn (trừ ôtô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác); bán lẻ (trừ ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác) Cácphân ngành này được thống kê hàng năm theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Các phân ngành đại lý và NQTM không có trong danh mục phân ngành cấp
2 của ngành DVPP (thuộc hệ thống phân ngành kinh tế) và trong niên giám thống
kê hàng năm Trong các tài liệu thống kê của nhiều nước cũng không bao gồm haiphân ngành này
Từ những lý luận cơ bản về DVPP và cách phân loại của các Tổ chức quốc tế
và của Việt Nam có thể rút ra: DVPP là hoạt động kinh tế nhằm thực hiện việc kết
nối giữa người SX và người tiêu dùng dưới các hình thức khác nhau.
Trang 30- Phát triển trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ
quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độcao hơn[53] Theo từ điển tra cứu, phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định
về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện
Phát triển kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sảnlượng của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơcấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước[53]
Ngành dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốcdân Ngành DVPP là một trong những ngành nằm trong nhóm các ngành dịch vụ, vìvậy, phát triển ngành DVPP là phát triển một phân ngành của ngành dịch vụ trong
nền kinh tế Từ đó có thể rút ra, phát triển ngành DVPP là làm tăng thêm giá trị
sản lượng ngành và sự biến đổi tích cực về cơ cấu ngành, tạo ra một cơ cấu ngành hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước Phát triển ngành từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
1.1.2 Khái niệm về các phân ngành dịch vụ phân phối
1.1.2.1 Khái niệm bán buôn
Có nhiều định nghĩa về nghề buôn bán có thể được tìm thấy trong ngôn từ
mô tả các quá trình kinh doanh Định nghĩa sớm nhất về nghề buôn bán, ra đời từthế kỷ 18, coi đó là một thuật ngữ kinh tế mô tả quá trình chấp nhận những rủi rocủa việc mua hàng ở một mức giá nào đó cố định để rồi bán lại với một mức giákhác không cố định.[47]
Trong học thuyết kinh tế của Mác, giá cả SX là giá bán buôn Đó là giá cả tư bảncông nghiệp bán cho tư bản thương nghiệp Tư bản thương nghiệp mua hàng hóavới mục đích thu giá trị hàng hóa lên, tức là một phần giá trị thặng dư Mục đích củangười mua hàng hóa là nhằm thu giá trị tăng lên Hiện nay, theo danh mục phân loạingành dịch vụ của tài liệu số MTN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đám phán
Uruguay và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC), dịch
Trang 31vụ bán buôn là hoạt động bán sản phẩm cho người bán lẻ, cho các đại lý, tổ chức, các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại hoặc là những nhà bán buôn khác Dịch vụ bán buôn cũng có thể được cung cấp từ một địa điểm cố định hoặc từ một địa điểm khác.
Theo cơ quan Thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSTATS) bán buôn là việc bán lại (bán mà không có chế biến) hàng mới và hàng đã qua sử dụng, cho các nhà bán lẻ, các nhà công nghiệp, thương mại, các đối tượng sử dụng chuyên nghiệp, các tổ chức hay các nhà bán buôn khác, gồm cả các đại lý và môi giới mua hoặc bán hàng cho các đối tượng kể trên Trong lĩnh vực bán buôn, hàng hoá chưa đi vào lĩnh vực
tiêu dùng cá nhân mà còn nằm trong lĩnh vực lưu thông hoặc đi vào một quá trình
SX mới để trở lại lưu thông dưới hình thái hàng hoá khác Hoạt động bán buôn làmột công đoạn của quá trình lưu thông hàng hoá và thường chi phối công đoạn bán
lẻ Bán buôn thường thực hiện với số lượng lớn và giá cả thấp hơn giá bán lẻ, tức làgiá trị đầy đủ của hàng hoá Người bán buôn không phải là người trực tiếp SX ra sảnphẩm hay sở hữu sản phẩm Người bán buôn đóng vai trò trung gian trong việcchuyển hàng hoá từ người SX đến người bán lẻ
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt độngliên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam có quy định “Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng”
Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10 tháng 4năm 2007 về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt
Nam có định nghĩa “Bán buôn là bán hàng hoá loại mới và loại đã qua sử dụng cho người bán lẻ, người SX kinh doanh (mà không làm thay đổi thành phần, tính chất, công dụng) như doanh nghiệp SX công nghiệp, doanh nghiệp thương mại, cơ quan,
tổ chức chuyên môn, hoặc bán lại cho người bán buôn khác, cho các đại lý, tổ chức môi giới mua bán hàng hoá”
Trang 32Theo tài liệu nghiên cứu của nhóm chuyên gia Dự án EU-Việt Nam Mutrap
III năm 2011, dịch vụ bán buôn là hoạt động bán hàng hóa phục vụ nhu cầu SX, để bán lại hoặc tiêu dùng vì mục đích nghề nghiệp hoặc kinh doanh [3]
Theo từ điển kinh tế thị trường (tra cứu trực tuyến) thì bán buôn được định nghĩa là
hình thức “bán hàng của người sở hữu hàng hoá cho người SX để chế biến ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chế biến lại nhằm nâng cao phẩm chất, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hoặc bán cho thương nhân khác để bán lẻ cho người tiêu dùng”
Thực hiện dịch vụ bán buôn bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân mua hànghóa để bán lại cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác (các nhà bán lẻ, các nhà bánbuôn khác, các doanh nghiệp SX, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước) Trongthực tế các doanh nghiệp có thể vừa bán buôn vừa bán lẻ; họ được coi là nhà bánbuôn nếu tỷ trọng bán buôn là chủ yếu trong doanh số Người bán buôn được chialàm 3 loại
- Người bán buôn sở hữu hàng hóa thực sự
- Đại lý, môi giới và nhà bán buôn hưởng hoa hồng
- Chi nhánh và đại diện bán của nhà SX
Sở dĩ coi chi nhánh và đại diện bán của nhà SX như người bán buôn là do họthực hiện các chức năng bán buôn là chủ yếu Mỗi người bán buôn có quy mô,phương thức kinh doanh và sức mạnh thị trường riêng, vì vậy họ có thể đóng nhữngvai trò khác nhau trong hệ thống phân phối hàng hóa
Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler các trung gian bán buôn
có thể phân thành bốn nhóm lớn: các doanh nghiệp bán buôn hàng hoá thực sự; cácnhà môi giới và đại lý; các chi nhánh và đại diện bán của nhà SX; các nhà bán buônchuyên doanh.[30]
1.1.2.2 Khái niệm bán lẻ
Cũng trong học thuyết kinh tế của Mác, khi tư bản thương nghiệp mua hàng hóatheo giá cả SX của tư bản công nghiệp và bán hàng hóa cho người tiêu dùng đúngvới giá trị của hàng hóa, đó là giá bán lẻ của hàng hóa Người mua hàng hóa của tư
Trang 33bản thương nghiệp với mục đích tiêu dùng Hiện nay, cũng theo danh mục phân loạingành dịch vụ của tài liệu số MTN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đám phán
Uruguay và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC), dịch
vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng
từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan.
Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10 tháng 4 năm 2007
về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam có định
nghĩa: “bán lẻ là hoạt động bán lại (không làm biến đổi hàng hoá) hàng hoá loại mới và loại đã qua sử dụng cho cộng đồng, cho tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình hoặc tiêu dùng xã hội, được thực hiện ở các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, TTTM, quầy hàng, sạp bán hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng qua bưu điện, HTX mua bán, bán hàng lưu động hoặc tại chợ”.
Hàng hóa bán lẻ nhìn chung là hàng tiêu dùng Những loại hàng hoá thườngkhông đưa vào bán lẻ, như quặng, máy móc, thiết bị công nghiệp không được đềcập ở ngành này Ngành này cũng gồm các đơn vị mà hoạt động của họ chủ yếu liênquan tới việc bán một số loại hàng hóa cho tiêu dùng của các cơ quan, tổ chức nhưmáy tính, văn phòng phẩm, sơn hoặc gỗ xẻ, mặc dù có thể chúng không được sửdụng cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình Một số hoạt động gia công như phânloại, bảo quản, đóng gói hàng hóa, lắp ráp thiết bị, đồ dùng gia đình mang tínhchất hỗ trợ cho hoạt động bán hàng cũng được phân loại theo hoạt động bán lẻ.Ngành này cũng gồm: Hoạt động bán lẻ của các đại lý, cửa hàng ký gửi hàng hóa,hoạt động của các nhà đấu giá bán lẻ
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt độngliên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam có quy định “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng”.
Trang 34Bán lẻ theo từ điển kinh tế thị trường (tra cứu trực tuyến) là hình thức “bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ, từ đây hàng hoá kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân; giá trị hàng hoá được thực hiện đầy đủ”.[87]
Bán lẻ trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler định nghĩa: “Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh [30;73]
Theo tài liệu nghiên cứu của nhóm chuyên gia Dự án EU-Việt Nam Mutrap
III năm 2011, “Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình”.[3]
Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác về bán lẻ, tuy nhiên dù có thể định nghĩabán lẻ theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện một đặc điểm chung củabán lẻ đó là việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng trong
SX và tiêu dùng của cá nhân hay gia đình) Nghĩa là, bán lẻ là công đoạn cuối cùngtrong khâu lưu thông để sản phẩm đến với người tiêu dùng
Thực hiện dịch vụ bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hóatrực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình Vai trò của người bán lẻ làphát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và bán những hàng hóa mà các kháchhàng này mong muốn, ở thời gian, địa điểm và theo cách thức nhất định Người bán
lẻ hình thành các tập hợp hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng, sẵn có ở mọi thờigian cho người tiêu dùng
Những người bán lẻ có thể được phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêuthức khác nhau Ở góc độ quản lý nhà nước người ta thường dựa theo phương thứcphục vụ hay phương thức bán lẻ để phân loại hệ thống bán lẻ hàng hoá, trên cơ sở
đó có thể chia hệ thống phân phối bán lẻ thành 2 loại là hệ thống phân phối bán lẻtruyền thống và hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại
Hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống: là hệ thống phân phối bán lẻ trong
đó chủ yếu sử dụng phương thức bán hàng thủ công, trực tiếp Người mua hàng
Trang 35thực hiện việc lựa chọn hàng hoá dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán hàng.
Hệ thống bán lẻ truyền thống thường được tổ chức dưới dạng các cửa hàng nhỏ,chợ, xe bán hàng rong
Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại: là hệ thống phân phối bán lẻ trong đó có
sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật vào việc quản lý và tổ chức hoạt độngkinh doanh Người mua hàng tự mình thực hiện toàn bộ công đoạn lựa chọn và muahàng mà không cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía người bán hàng Hệ thống bán lẻhiện đại, theo những mặt hàng mà người bán lẻ bán, người ta chia ra cửa hàngchuyên doanh, cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng tiện dụng Cửa hàng chuyêndoanh bán những dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu Cửa hàng bách hóa bày bánnhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng là một quầy riêng Siêu thị là những trungtâm bán lẻ lớn, tự phục vụ, doanh số bán cao Cửa hàng tiện dụng là những cửahàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêudùng.[46]
Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler các dạng trung gian bán
lẻ có thể được phân loại theo một số tiêu thức sau: theo số lượng dịch vụ cung cấp,theo chủng loại mặt hàng bán, theo giá bán, theo tính chất dịch vụ thương mại, theohình thức sở hữu cửa hàng, theo mức độ tập trung của các cửa hàng Các hình thứcbán lẻ khác nhau có quy mô, phương thức kinh doanh, hình thức sở hữu và sứcmạnh chi phối thị trường khác nhau.[30;73]
1.1.2.3 Khái niệm nhượng quyền thương mại
Theo hệ thống phân loại sản phẩm của Liên hợp quốc (Central Product
Classification - CPC) thì nhượng quyền là hình thức một nhà phân phối này (người nhượng quyền) bán cho nhà phân phối khác (người được nhượng quyền) một số đặc quyền và ưu đãi cụ thể, thường được thực hiện dưới hình thức hợp đồng.
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005: “NQTM là hoạt động thương mại
theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:
Trang 36- Việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm tra và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đưa nhượng quyền vào
một dạng trung gian bán lẻ, theo đó: “Các đại lý độc quyền kinh tiêu: là những liên kết theo hợp đồng giữa các bên chủ quyền (nhà SX, nhà bán buôn hay tổ chức dịch vụ) và bên nhận quyền (các nhà bán lẻ) muốn mua quyền sở hữu và quyền kinh doanh sản phẩm.[30]
1.1.2.4 Khái niệm đại lý
Theo hệ thống phân loại sản phẩm của Liên hợp quốc (Central Product
Classification - CPC) thì đại lý bao gồm những người thay mặt cho người sở hữu hàng hoá thực sự để bán buôn, bán lẻ.
Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10 tháng 4năm 2007 về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt
Nam thì “hoạt động đại lý bán hàng hưởng hoa hồng thực hiện theo ủy quyền hoặc nhân danh tài khoản giao dịch của bên ủy quyền hoặc giao đại lý về các loại hàng hóa; Hoạt động của các nhà đấu giá bán buôn”
Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đưa đại lý vào một dạng
trung gian bán buôn, theo đó: “Các nhà môi giới và đại lý:các nhà môi giới đại lý khác với các nhà bán buôn thực sự ở hai chỉ tiêu: họ không dành lấy quyền sở hữu hàng hoá và chỉ làm một số chức năng phân phối nhất định Chức năng cơ bản của
họ là hỗ trợ việc mua bán, qua đó hưởng một tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán”.
Trang 37“ Đại lý đại diện cho người mua và người bán trên cơ sở lâu dài, họ cũng thực hiện nhiều chức năng phân phối lớn hơn, có trách nhiệm và quyền lợi hơn so với các môi giới Các đại lý có thể chia ra làm nhiều dạng như: Đại lý của các nhà
SX, đại lý độc quyền tiêu thụ, đại lý thu mua và các nhà bán buôn ăn hoa hồng”.
DVPP đóng vai trò cầu nối giữa SX và tiêu dùng, theo Kinh tế Chính trị học
Mác - Lê Nin, trong quá trình tái SX nói chung, SX là khâu mở đầu, SX giữ vai tròquyết định đối với các khâu phân phối, trao đổi và tiêu dùng Nói cách khác, trình
độ phát triển SX có ảnh hưởng quyết định đối với trình độ phát triển DVPP Mặtkhác, phân phối và trao đổi vừa có tính độc lập tương đối với SX và tiêu dùng, vừa
có tính độc lập tương đối với nhau Lĩnh vực DVPP có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợiích của người tiêu dùng, nhất là trên các phương diện như: giá cả, khả năng lựachọn hàng hoá, mức độ thuận tiện khi mua hàng Đồng thời, thông qua lĩnh vựcphân phối, các nhà SX có thể tiếp nhận được thông tin thị trường để điều chỉnh hoạtđộng SX, các nguồn lực phát triển của nền kinh tế cũng được phân bổ hợp lý Phânphối mang lại lợi ích thực tế cho cả người SX và người tiêu dùng, qua đó góp phầnthúc đẩy cả SX và tiêu dùng phát triển
Phân phối hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của kháchhàng Cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ cóthể trả Đây không phải công việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hóa vàdịch vụ SX ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi Hơn nữa,thông qua DVPP mà quá trình chuyển dịch hàng hóa gắn liền với nhu cầu thực tế
Trang 38của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải nhữngthông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người SX và cung ứng hàng hóa
để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường, vì thế tạo lập những cầu nối đểdẫn dắt người SX định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinhdoanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó tăng cường thương mạihóa và phát triển thị trường cho những sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thịtrường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước
Hơn nữa, bản thân hoạt động phân phối hàng hóa cũng tạo thêm lợi ích chongười tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuậntiện về địa điểm mua, bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin
Có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thì chi phí trongkhâu phân phối được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranhtrong DVPP sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuốicùng cho người tiêu dùng
DVPP góp phần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản về phân phối hàng hoá của nền kinh tế thị trường, DVPP có vai trò quan trọng trong việc giải quyết mâu
thuẫn cơ bản vốn có của nền kinh tế thị trường, góp phần đảm bảo cho nền kinh tếthị trường của mỗi quốc gia phát triển một cách bền vững Các mâu thuẫn cơ bản vềphân phối của nền kinh tế thị trường được giải quyết đó là:
- Mâu thuẫn giữa SX khối lượng lớn, chuyên môn hoá sâu với nhu cầu tiêudùng theo khối lượng nhỏ và đa dạng;
- Sự khác biệt về không gian giữa SX và tiêu dùng;
- Sự khác biệt về thời gian do thời gian SX và thời gian tiêu dùng khôngtrùng khớp
Ngoài ba vấn đề cơ bản trên, trong nền kinh tế thị trường còn chứa đựngnhiều mâu thuẫn khác như sự khác biệt về thông tin và giá trị, sự khác biệt về quyền
sở hữu Các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá có vai trò và chức năng giải quyếtnhững sự khác biệt và mâu thuẫn trên qua quá trình phân phối tổng thể
Trang 39DVPP đóng vai trò tiêu thụ sản phẩm, qua đó thúc đẩy các ngành SX phát triển, có nhiều lý do để những người SX chuyển giao một phần công việc tiêu thụ
cho những ngưòi trung gian phân phối Việc chuyển giao này cũng có nghĩa là từ bỏmột số quyền kiểm soát đối với sản phẩm được bán như thế nào và bán cho ai Tuynhiên, việc bán sản phẩm của mình qua trung gian (nhà phân phối) đem lại cho nhà
SX nhiều lợi thế như:
- Nhiều nhà SX không có đủ nguồn lực tài chính để phân phối trực tiếp sảnphẩm của mình đến tận người tiêu dùng cuối cùng, vì việc phân phối trực tiếp đòihỏi đầu tư rất nhiều tiền bạc và nhân lực;
- Khi sử dụng các trung gian phân phối, khối lượng bán sẽ tăng hơn do đảmbảo được việc phân phối rộng khắp và đưa được sản phẩm đến các thị trường mụctiêu một cách nhanh chóng;
- Việc marketing trực tiếp có thể đòi hỏi nhiều nhà SX trở thành người trunggian bán các sản phẩm bổ sung của những nhà SX khác để đạt được việc tiết kiệmnhờ phân phối đại trà Ngay cả khi người SX có đủ điều kiện để thiết lập riêng kênhphân phối của mình, nhưng có khả năng đạt nhiều lợi nhuận hơn bằng cách tăngthêm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh chính của mình, thì họ vẫn lựa chọncách phân phối sản phẩm thông qua các trung gian Nếu một doanh nghiệp đạt được
tỉ suất lợi nhuận là 20% từ việc SX, và chỉ có thể đạt tỉ suất lợi nhuận 10% từ việcphân phối, thì họ sẽ không đảm nhận việc bán lẻ sản phẩm;
Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm việc chuyên môn hóa và qui mô hoạtđộng, các trung gian phân phối sẽ làm lợi cho nhà SX nhiều hơn là khi những người
SX tự đảm nhận việc phân phối sản phẩm của chính mình;
- Sự xuất hiện các trung gian làm giảm bớt các giao dịch trong trao đổi xéttrên phạm vi toàn xã hội;
Trên quan điểm hệ thống kinh tế, vai trò cơ bản của các trung gian phân phối
là biến những nguồn cung ứng khác nhau trong thực tế thành những loại sản phẩm
mà người mua muốn mua Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì những người SXthường tạo ra một chủng loại sản phẩm nhất định với số lượng lớn, trong khi người
Trang 40tiêu dùng thường lại chỉ mong muốn có một số lượng nhất định sản phẩm với chủngloại thật phong phú.
Khi quyết định SX một loại sản phẩm, người SX phải trả lời hai câu hỏimang tính quyết định đó là mẫu mã, chất lượng sản phẩm và bán ở đâu? Vai trò củanhà SX là hết sức quan trọng, nhưng có mối liên kết chặt chẽ với các nhà phân phối,khi nhà phân phối làm tốt được vai trò tiêu thụ sản phẩm thì qua đó sẽ thúc đẩy cácnhà SX phát triển, ai nắm được khâu phân phối thì điều phối cả SX [49;55]
DVPP tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, ngành DVPP là lĩnh vực tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế Đối với nhiều nền kinh tế, vai trò tạoviệc làm của ngành DVPP còn có ý nghĩa lớn hơn so với đóng góp vào GDP Nếu
so sánh với ngành nông nghiệp thì đóng góp của DVPP trong GDP không thấp hơnđáng kể so với ngành nông nghiệp, nhưng lao động của lĩnh vực DVPP chỉ bằng 1/6
so với ngành nông nghiệp Xu hướng chung là tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnhvực DVPP sẽ ngày càng gia tăng, còn trong ngành nông nghiệp sẽ ngày càng giảm
DVPP đóng vai trò trong việc tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, khi quyết định liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà SX đã
có chiến lược kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm như về giá bán,xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên kết với các nhà bánbuôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân công chuyên môn hóa và hợptác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng, điều đó đã giúp các nhà SX và các nhàbán buôn, bán lẻ tập trung được mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợithế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn nhờ vậy nâng caohơn sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Nhờ tham gia vào các liên kết như vậy, mỗi doanh nghiệp đều được hưởngnhững lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết giữa nhà SX vànhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý ổn định nhà SX sẽ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thôngtin về thị trường, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyềnthương lượng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng cường khả năng khác biệt hóa sản phẩm