Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
1,02 MB
Nội dung
SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đồng Tháp, ngày 15 tháng 4 năm 2012 ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN A. DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu Mở bài - Dẫn dắt vấn đề Nêu vấn đề Viết 1 đoạn văn Thân bài (viết nhiều đoạn văn tương ứng với luận điểm – luận cứ ) Bước 1: Giải thích tư tưởng đạo lí được nêu trong đề bài trả lời câu hỏi: nghĩa là như thế nào?Tại sao? Câu nói thể hiện tư tưởng gì? Quan niệm gì? Bước 2: Bàn luận: + Phân tích – CM: Các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống… Dùng thực tế để làm rõ, thuyết phục đặt câu hỏi : Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào? + Bình luận: + Đánh giá: quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? + Phản biện: phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng được nghị luận? + mở rộng : xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau ( phương pháp, góc nhìn, …) Bước 3: Rút ra bài học: + về nhận thức: giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Ta rút ra được điều gì có ý nghĩa ? + hành động: phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực? 1.Giải thích. 2.Phân tích -Chứng minh ( Dẫn chứng: câu chuyện, tấm gương các nhà khoa học, bậc danh nhân…) 3. Bình luận Kết bài - Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó. - Ý nghĩa v/đề đối với con người,cuộc sống. Viết 1 đoạn văn Trang:2/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN ĐỀ MINH HỌA Đề Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) nêu suy nghĩ của anh / chị về ý kiến sau của Ăng -ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ”. Dàn ý chi tiết Ý 1 : Giải thích : - Khiêm tốn : có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. - Giản dị : đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống. - Ý cả câu : Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người ; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người. Ý 2 : Phân tích – Chứng minh : ( Những biểu hiện của khiêm tốn và giản dị) - Khiêm tốn trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, sẽ được mọi người quý trọng, đồng thời hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân. - Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ, sẽ giúp con người dễ hòa đồng với xã hội và tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân. ( Dẫn chứng : Tấm gương Hồ Chí Minh – nguyên thủ quốc gia nhưng cuộc sống hết sức giản dị và khiêm tốn ( nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ ; trang phục với bộ ka ki, đôi dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người – với những người giúp việc, Bác luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng, lễ độ khi tiếp xúc với các vị nhân sĩ, Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân chương Sao vàng, Bác khiên tốn từ chối và nói : Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận ; Di chúc Người còn dặn dò : « sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân ». - Đắc – uynh – nhà bác học không ngừng học ) Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy. Ý 3 : Bình luận : - Đánh giá : Câu nói của Ăng- ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình. - Phản biện : Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức - Mở rộng : Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau dồi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đấy. Ý 4 : Bài học : - Nhận thức : Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thượng, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không ngừng. Giản dị là một trong nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm nay.Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi. Trang:3/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN - Hành động : Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị ( trong cách sống, học tập, hành động, ngôn ngữ ) để có thể hòa đồng với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội. DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Nêu vấn đề Viết 1 đoạn văn Thân bài Bước 1: Làm rõ hiện tượng và nêu thực trạng: + Giải thích và miêu tả những biểu hiện của hiện tượng (số liệu,sự kiện…) + tình trạng Bước 2: Bàn luận + Nguyên nhân dẫn đến tình trạng, hiện tượng - khách quan - chủ quan + Tác động, ảnh hưởng của hiện tượng tác động đến sức khỏe, kinh tế, văn hóa, nhân cách, môi trường sống.v.v Bước 3: Nêu giải pháp + giải pháp nào có hiệu quả - cải thiện tình hình? Làm gì? Ở đâu? + giải pháp cho các đối tượng? phạm vi… (cá nhân, cộng đồng) Bước 4: Mở rộng: Tính thời sự? Nếp sống? ứng xử ? giá trị đời sống? - Giải thích - Phân tích - Chứng minh - Phân tích - Bình luận Bình luận Kết bài - Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. -Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống. Viết 1 đoạn văn ĐỀ MINH HỌA Đề: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về “nạn bạo hành” trong gia đình và xã hội hiện nay? . Dàn ý 1. Làm rõ hiện tượng và nêu thực trạng: Trang:4/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN a. Giải thích thế nào là bạo hành? hành động vũ phu,ngang ngược,bất chấp công lí, đạo lí làm tổn thương đến tinh thần và thể xác người khác… b. Những biểu hiện của bạo hành và thực trạng bạo hành hiện nay + Biểu hiện: o Lăng mạ o Đay nghiến o Xúc phạm,chà đạp. o Đánh đập,tra tấn… + Thực trạng: (dẫn chứng) o Diễn ra không ít o Xuất hiện nhiều nơi (trường học, gia đình, xã hội, trẻ em, người lớn ….) 2. Bàn luận về nạn bạo hành: a. Nguyên nhân: + chủ quan: sự phát triển thiếu toàn diện, sự thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi trong ứng xử, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan niệm sống… + khách quan: ảnh hưởng của môi trường văn hóa qua phim ảnh, sách báo, đồ chơi mang tính bạo lực, game online…; sự giáo dục của gia đình chưa được chú ý đúng mức, giáo dục nhà trường còn nặng việc dạy chữ hơn dạy người; xã hội chưa quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, triệt để và đồng bộ… b. Tác hại: + Gây ra mối bất hoà ảnh hưởng tới sự bền vững của gia đình và xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ, tổn thương tình cảm, lòng tự trọng… + gây tâm lí bất an, lo lắng trong đời sống gia đình, nhà thường xã hội + sự trượt dài tha hóa nhân cách, đạo đức xuống cấp… 3. .Giải pháp + cá nhân: nâng cao ý thức sống đẹp, có trách nhiệm về hành vi của chính mình… + gia đình: cha mẹ nêu gương tốt, chú ý giáo dục tình thương và trách nhiệm trong ứng xử- từ những việc nhỏ nhất. + nhà trường: quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống, ứng xử có văn hóa…. + xã hội: cần có những biện pháp đồng bộ, chặt chẽ trong phối hợp: gia đình – đoàn thể- pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng… nhằm ngăn chặn, phòng chống bạo hành 4. Bình luận: ( Mở rộng) + Bạo hành là hành động xấu cần lên án vì: o ảnh hưởng đến tâm lí,nhận thức, ứng xử của con người… o để mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. + Thái độ của bản thân trước nạn bạo hành hiện nay? DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC I.NGHỊ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu Trang:5/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN Mở bài - Dẫn vào đề ( Có thể giới thiệu tác giả, tác phẩm) - Nêu vấn đề nghị luận : Giá trị nhân đạo Thân bài 1.Giới thiệu khái quát: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - hoàn cảnh sáng tác… - Giải thích khái niệm: Giá trị nhân đạo: là giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự lên án những thế lực chà đạp con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp tâm hồn, những khát vọng chân chính của con người, và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. 2. Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo thể hiện trong tác phẩm: + nhà văn thể hiện thái độ bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người + tác phẩm tố cáo sự thống trị tàn bạo đối với con người.( chà đạp, đày đọa, vùi dập con người) +Thái độ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp tốt đẹp của con người. + Nhà văn đồng tình và trân trọng những khát vọng, ước mơ của con người. + Niềm tin vào con người… 3. Đánh giá về giá trị nhân đạo - Ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm: giá trị, ảnh hưởng, sức sống, … - Tài và tâm của nhà văn trong thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Kết bài - Cảm nhận của bản thân về vấn đề được nghị luận. II.NGHỊ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu Mở bài - Dẫn vào đề. - Nêu vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực Thân bài 1.Giới thiệu khát quát: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - hoàn cảnh sáng tác… - Giải thích khái niệm giá trị hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. 2. Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực + Tác phẩm phản ánh chân thực đời sống xã hội lịch sử như thế nào? . + Tác phẩm đã khắc hoạ đời sống, nội tâm con người chân thật như thế nào? ( qua nhân vật, chi tiết nghệ thuật, hình ảnh…) . Trang:6/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ngợi ca) xã hội, chế độ ở những phương diện nào? . 3. Đánh giá về giá trị hiện thực - Ý nghĩa đối với đương thời, với thời đại ngày nay… - Ý nghĩa đối với sự thành công của tác phẩm. Kết bài - Cảm nhận, cảm xúc của bản thân về vấn đề được nghị luận. III.NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH HUỐNG Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu Mở bài - Dẫn vào đề - Nêu vấn đề nghị luận : Giới thiệu tình huống truyện Thân bài 1.Giới thiệu khái quát: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. - Giới thiệu tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm) - hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyên luôn giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại.Nó là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi sự kiện đặc biệt, khiến hiện thực đời sống đó hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất. 3. Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1 … - Tóm tắt tình huống truyện + Tình huống 2… - Phân tích ý nghĩa, tác dụng của tình huống đối với việc làm nổi bật tính cách nhân vật, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm - tư tưởng nghệ thuật của nhà văn … 4. Bình luận về giá trị của tình huống. - Vai trò, ý nghĩa của tình huống truyện đối với sự thành công của tác phẩm ( (sức hấp dẫn, sự độc đáo – sáng tạo, khả năng dẫn dắt mạch truyện, sự phát triển tính cách – tâm lí nhân vật …) Kết bài - Cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận. DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu Mở bài - Dẫn vào đề - Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ được nghị luận. Trang:7/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN Thân bài 1.Giới thiệu khái quát: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả.(có thể nêu phong cách) - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ, đoạn thơ - Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong mạch cảm xúc toàn bài - Cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ: cảm xúc chủ đạo 2.Phân tích bài thơ, đoạn thơ. Có thể phân tích theo hai cách: + Cắt ngang: đi theo bố cục, phân tích từng phần + Bổ dọc: phân tích theo các chủ điểm * Phân tích nội dung – nghệ thuật: - Đoạn 1 ( Ý 1) phân tích + từ ngữ, hình ảnh đắc địa, sáng tạo biểu hiện cảm xúc, + biện pháp tu từ tình cảm, tư tưởng + nhạc điệu: vần, âm,nhịp, phép điệp, đối của nhân vật trữ tình + cấu tứ, tứ thơ v.v… như thế nào? - Đoạn 2 ( Ý 2) … … 3. Đánh giá chung: - Về phương diện nội dung: + Đóng góp cho đề tài + Ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người… + v.v… - Về phương diện nghệ thuật: + thành công trong sử dụng thể thơ, ngôn ngữ, sáng tạo hình ảnh, tứ thơ + dấu ấn của một phong cách thơ… + v.v… Kết bài - Cảm nhận của bản thân về bài thơ, đoạn thơ ( cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ…). ĐỀ MINH HỌA Phân tích đoạn thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buồi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” Trang:8/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN Dàn ý I/ Mở bài - Dẫn vào đề: Việt Bắc, bài ca nghĩa tình với quê hương của kháng chiến, quê hương cách mạng. - Nêu vấn đề nghị luận: Qua năm tháng với bao biến động của cuộc sống, bài ca ấy vẫn lay động lòng người: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buồi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” II. Thân bài: 1/ Giới thiệu khái quát: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc - Vị trí đoạn trích: Đoạn mở đầu bài thơ là lời đối đáp giữa kẻ ở và người về, lời giã biệt giữa Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến về xuôi. thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 2/Cảm nhận đoạn thơ: * Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc – lời người ở lại: - Mở đầu là lời ướm hỏi ngọt ngào của người ở lại: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng + đại từ “mình-ta” rất quen thuộc, câu thơ nghe như một câu ca dao tình yêu (Mình về mình có nhớ ta chăng / Ta về ta nhớ hàm răng mình cười) + Người ở lại nhắc về “15 năm ấy” - khoảng thời gian được tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, thời gian Việt Bắc gắn bó với cách mạng – Việt Bắc là chiếc nôi của Cách mạng: “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” Cụm từ “ thiết tha mặn nồng”: gợi bao tình cảm thân thương, bao nghĩa tình gắn bó giữa Việt Bắc với Cách mạng. Câu thơ mang âm hưởng Truyện Kiều ( Những là rày ước mai ao /Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình…) - Câu lục bát tiếp theo không giống như ca dao tình yêu nữa: Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? + sự láy lại: mình về mình có nhớ: âm điệu gợi tình cảm day dứt khôn nguôi. + “ nhớ” : điệp lại 3 lần trong 2 dòng thơ: tô đậm âm hưởng chủ đạo của bài thơ, gợi niềm lưu luyến nhớ thương + nhìn cây nhớ núi – nhớ Việt Bắc ; nhìn sông nhớ nguồn – nhớ về cội nguồn câu hỏi gợi về tình cảm cội nguồn = nét tư tưởng, tình cảm rất dân tộc. Trang:9/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN - Hai câu hỏi rất khéo: + 1 câu gợi về thời gian: mười lăm năm ấy – một thời cách mạng. + 1 câu gợi về không gian: nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn – nhớ một vùng đất cách mạng – chiếc nôi của Cách mạng. Lời đưa tiễn cũng là lời nhắc nhở về những tình cảm thiêng liêng. * Bốn câu sau: Lời người ra đi – lời người cán bộ kháng chiến về xuôi: - Đáp lại những lời của Việt Bắc là tiếng lòng của người về xuôi như một sự đồng vọng: Tiếng ai tha thiết bên cồn + “ ai” : đại từ phiếm chỉ, câu thơ mang âm hưởng ca dao, đồng thời gợi 1 không gian gần gũi, thân thương ( Tiếng ai tha thiết bên cầu… - cd ) + từ láy: “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi rất đúng không khí và tâm trạng chia tay. từ dùng rất tinh tế: “bâng khuâng”: gợi nỗi niềm, cảm xúc bên trong tâm hồn. “ bồn chồn”: diễn tả tâm trạng, cảm xúc biểu lộ ra bên ngoài ở thái độ, hành động. Hai từ dùng cân xứng trong câu thơ có tiểu đối tạo âm điệu dìu dặt, xao xuyến. - Cảnh tiễn đưa đầy xúc động qua hình ảnh: Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… + “Áo chàm” : đơn sơ , bình dị mà khó phai - hình ảnh hoán dụ - gợi về con người Việt Bắc chân chất, mộc mạc mà nghĩa tình bền chặt. + Nhịp câu thơ lục bát sự xáo trộn (3/3/2): Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay… diễn tả thần tình cái ngập ngừng, bối rối lúc chia tay. + Cầm tay nhau biết nói gì…: xúc động không nên lời, ngôn ngữ như đã trở nên bất lực. + hình ảnh cầm tay gợi tình cảm thắm thiết, yêu thương, không muốn rời xa của người đi, kẻ ở.( so sánh: Cầm tay hỏi hết xa gần…/ Nguyễn Khuyến, Thương nhau tay nắm lấy bàn tay…/ Chính Hữu…) + “Biết nói gì”: diễn tả cái không lời nhưng thể hiện được nhiều nhất tình cảm dạt dào, dâng trào trong nỗi xúc động. +Dấu chấm lửng ( …) cuối dòng như một nốt lặng đọng lại biết bao cảm xúc ,tình cảm vấn vương. Cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn = một cuộc chia tay lớn mang tính chất chính trị trọng đại trong hình thức cuộc chia tay tình tứ của lứa đôi. 3/Đánh giá chung: - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu - giọng tâm tình như tiếng nói “đồng tâm, đồng tình, đồng chí” - Đoạn thơ là là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ với cuộc đời, với nghĩa tình sâu nặng của nhân dân. III. Kết bài - Đoạn thơ thể hiện tiếng hát thủy chung hướng về những tình cảm cội nguồn khơi dậy trong ta niềm tự hào và lòng yêu mến chiếc nôi cách mạng -Việt Bắc. DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT Trang:10/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu Mở bài - Dẫn vào đề - Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu nhân vật được nghị luận. Thân bài 1.Giới thiệu khái quát: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả.(có thể nêu phong cách) - Giới thiệu tác phẩm và nội dung khái quát - Giới thiệu vị trí nhân vật trong tác phẩm 2.Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. - có thể phân tích các sự kiện chính, các biến cố, những giai đoạn cuộc đời nhân vật - có thể phân tích các đặc điểm, tính cách nhân vật: + ngoại hình + cảnh ngộ, số phận + Tính cách : bộc lộ qua hành động, thái độ, ngôn ngữ, tâm trạng… nhân vật…) + mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường – hoàn cảnh sống, v.v… 3. Đánh giá về nhân vật - đối với sự thành công của tác phẩm – với nền văn học + Về phương diện nội dung: góp vào “ bảo tàng con người” trong văn học dân tộc về hình tượng tiêu biểu nào? Ý nghĩa và sức khái quát ra sao? + Về phương diện nghệ thuật: tài năng nhà văn trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật? ( các thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, tình huống, chi tiết nghệ thuật…) - đối với độc giả ( nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn – nhân cách…) Kết bài - Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó ( cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ…). ĐỀ MINH HỌA Đề: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Dàn ý chi tiết I. Mở bài: - Dẫn dắt: “ Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” ( Sê- khốp).Nguyễn Minh Châu là một nghệ sĩ như thế luôn suy tư, trăn trở về con người, luôn khát khao khám phá “hạt ngọc” trong bề sâu tâm hồn con người. - Nêu vấn đề: Hình tượng người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ nét quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho độc giả. II. Thân bài: 1.Giới thiệu khái quát: [...]... LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN Trang:13/34 II LƯU Ý CHUNG: - Chữ viết rõ ràng, trình bày cẩn thận, sạch sẽ - Không gạch xóa cẩu thả, không quẹt bẩn bài thi – gạch bỏ phải dùng thước gạch ngay ngắn, cẩn thận - Không viết tắt, không dùng kí hiệu, không viết số ( trừ trường hợp ngày –tháng – năm) - Khoảng thụt đầu dòng của các đoạn văn trong bài... nghĩa… Công việc của người nông dân khác với công việc trên đồng ruộng khác với công việc của kĩ sư nông nghiệp trong phòng thí nghiệm Công nhân làm việc khác với các nhà khoa học Ý 3.Bình luận vấn đề: + Là một phương châm đúng + Là hai mặt thống nhất và bổ sung cho nhau + Học đóng vai trò quyết định, nhưng học mà không thực hành thì học chỉ là vô ích + Chỉ lo thực hành mà không học lí thuyết thì không... thành quả tốt đẹp trong học tập - Phê phán: Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời Ý 4: Bài học: - Nhận thức được qúa trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập - Hành động: học tập có phương pháp và luôn phấn đấu không ngừng... 11 Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, viết sách Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng... lai do mình quyết dịnh, hãy sống sao để không hổ thẹn với mình với bố mẹ… - kêu gọi mọi người nói không với bệnh "thành tích Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, xứng đáng với lơì Bác" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quôc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn công học tập của các cháu" hãy quyết tâm đẩy lùi căn... nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft Vượt qua nhiều khó khăn ông đa trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc 2 Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng” Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng... luận ý kiến - Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống - Phê phán những kẻ luôn tự cao tự đại, không biết mình, bảo thủ… - Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc Ý 4: Bài học: - Nhận thức: Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng... là hiện tượng xấu để lại hậu quả nghiên trọng cho ngành Giáo dục - Đối với học sinh: học sinh ỷ laịi, không phát huy được năng lực học tập, không có đọng lực học, không tiếp thu đựoc tri thức, ảnh hưởng đến chất lượng - Đối với giáo viên: mất đi lương tâm, nghề nghiệp, không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học - Đối với giáo dục: giáo dục trì trệ, chậm phát triển TRƯỜNG... lục học tập, bỏ đi tính ỷ lại, những văn bằng đánh giá đúng năng lực của học sinh, học sinh không còn tình trạng “chọi nhau” trong các kì thi tập trung - Đối với giáo viên: sẽ không còn những việc làm không đúng với lương tâm, cố gắng tìm tòi phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng năng lực của học sinh 3 Bình luận: - Đây là hiện tượng nhức nhối đạo đức xuông cấp,... yêu với sách… Đề 5 Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Thất bại là mẹ thành công” Gợi ý Ý 1 Giải thích Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công Ý 2 Phân tích, Chứng minh - Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng dừng vì thất . Hạnh phúc Đồng Tháp, ngày 15 tháng 4 năm 2012 ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN A. DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Bố cục Nội dung. động, hiệu quả , ý nghĩa… Công việc của người nông dân khác với công việc trên đồng ruộng khác với công việc của kĩ sư nông nghiệp trong phòng thí nghiệm. Công nhân làm việc khác với các. LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN Trang:13/34 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN II. LƯU Ý CHUNG: - Chữ viết rõ ràng, trình bày cẩn thận, sạch sẽ. - Không gạch xóa