Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Văn

80 11.9K 1
Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 1. Từ cấu trúc đề thi xác định nội dung ôn tập 1.1. Cấu trúc đề thi Quy chế thi tốt nghiệp do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12”. Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn các năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011, 2012) đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần, 3 câu, cụ thể như sau: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài Kiến thức về Văn học Việt Nam, có 16 đơn vị bài học, dành cho cả chương trình Chuẩn và Nâng cao. Kiến thức về văn học nước ngoài có 3 tác giả kèm theo 3 tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm. Cùng với đó là 1 văn bản nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003) Câu 2. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ) với 2 dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống (cả 2 chương trình đều như nhau) II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai (câu 3.a hoặc 3.b). Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm), với 16 đơn vị kiến thức thuộc về văn học Việt Nam và 1 văn bản nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm), với 21 đơn vị kiến thức thuộc về văn học Việt Nam và 1 văn bản nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003) Nhận xét: Phần lý thuyết bao gồm các kiến thức cơ bản về tác gia (cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài), tác phẩm (cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài), không có kiến thức lý thuyết phần Tiếng Việt và Làm văn Phần Nghị luận văn học (cả hai chương trình Chuẩn và Nâng cao) có mấy điểm cần chú ý Thứ nhất, về đối tượng nghị luận: - Đơn vị kiến thức văn học Việt Nam đã học ở phần lý thuyết được vận dụng vào đây (trừ bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết TK XX). Bao gồm cả hai mảng: văn hình tượng (truyện/ thơ/ ký/ kịch) và văn nghị luận. - Phần văn học nước ngoài có một văn bản văn nghị luận: Thông điệp Thứ hai về thao tác nghị luận: Đối sánh với kiến thức làm văn ở bậc THPT, chúng ta thấy đề nghị luận văn học sẽ gồm các dạng đề: Đề nghị luận về tác gia văn học: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu (chương trình nâng cao có thêm Nguyễn Tuân) Đề nghị luận về tác phẩm văn học gồm: - Phân tích (cảm nhận) một tác phẩm độc lập; - Phân tích (cảm nhận) một nhóm tác phẩm; - Phân tích (cảm nhận) một đoạn thơ, đoạn văn ngắn ( trích từ một tác phẩm); 1 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 - Phân tích, chứng minh, bình luận, giải thích một vấn đề (nội dung hoặc nghệ thuật) của một tác phẩm lớn; - Phân tích (cảm nhận) một hình tượng nhân vật… Đối với văn bản nghị luận có dạng đề: - Phân tích (cảm nhận) giá trị của văn bản nghị luận; - Tóm tắt văn bản nghị luận; Đề thi tốt nghiệp THPT không bao hàm phạm vi: nghị luận về lịch sử văn học và nghị luận về vấn đề thuộc lý luận văn học. 1.2. Xác định kiến thức trọng tâm và kỹ năng ôn tập Theo cấu trúc đề thi, đối sánh với các đơn vị bài học trong sách giáo khoa và Hướng dẫn thực hiện chuẩn kỹ năng, chuẩn kiến thức (do Bộ ban hành), học sinh định hướng trọng tâm ôn tập với những nội dung chính như sau: 1.2.1. Đối với câu 1. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài Một là, đối với Bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 - hết TK XX, học sinh lập bảng tóm tắt. Chú ý những vấn đề này còn hỗ trợ cho phần nghị luận văn học. Hai là, đối với bài tác gia văn học Việt Nam, học sinh lập bảng tóm tắt. Chú ý những vấn đề này còn hỗ trợ cho phần nghị luận văn học. Ba là, đối với các tác phẩm văn học Việt Nam: gồm hai loại văn nghị luận và văn hình tượng [chú ý phần tiểu dẫn (hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa tiêu đề, nội dung và giá trị của tác phẩm, thể loại), phần ghi nhớ trong các bài học, kiến thức này được tích hợp để học sinh làm bài nghị luận văn học (câu 3)] Bốn là, đối với các tác giả - tác phẩm của văn học nước ngoài. Đối với phần tác giả: chú ý các phần chính: Tiểu sử và cuộc đời; Sự nghiệp văn học; Đánh giá vị trí của tác giả đó (Phần ghi nhớ) Đối với phần tác phẩm: Tóm tắt tác phẩm (hoặc tóm tắt đoạn trích); Phân tích ngắn gọn các hình tượng trong tác phẩm và nếu được Giá trị của tác phẩm. 1.2.2. Đối với câu 2. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ) – (Xem phần minh họa) 1.2.3. Đối với phần tự chọn (5 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai (câu 3.a hoặc 3.b). Theo chương hiện tại, chúng ta có thể chia thành các nhóm kiến thức như sau: 1.2.3.1. Tác gia văn học 1.2.3.2. Văn bản hình tượng Thể loại truyện ngắn chia làm các phần: truyện ngắn hiện thực cách mạng có Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); truyện ngắn sử thi (chủ nghĩa anh hùng Cách mạng) có Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi); Truyện ngắn thế sự (sau 1975) có Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Ký trữ tình có: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Thơ có Thơ ca kháng chiến chống Pháp với Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu); chủ đề về Đất Nước trong thơ ca thời chống Mỹ có đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); đề tài tình yêu có Sóng (Xuân Quỳnh); Thơ ca cách tân nghệ thuật thời kỳ đổi mới có Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo). Kịch có đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) 2 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 1.2.3.3. Văn bản nghị luận Có Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh); Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng); Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) và một văn bản nghị luận nước ngoài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003 (Côphi Anan) 2. Định hướng giải quyết các câu hỏi trong đề thi Tốt nghiệp THPT 2.1. Đối với câu lý thuyết Những năm gần đây Bộ thường ra dạng đề mở (đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để làm bài, không đơn thuần chỉ ở cấp độ nhớ chép lại để trả lời). Vì vậy, học sinh trình bày các ý thành những đoạn văn ngắn. Cuối phần trả lời phải có đoạn văn chốt lại ý chính. Khẳng định vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Khi viết chú ý lỗi diễn đạt như cách dùng từ, chính tả, ngữ pháp, *Minh họa: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009: Câu 1 (2,0 điểm): Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy. Đáp án: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy. 2,00 a) Khách trong quán trà đã bàn về: Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. 0,50 Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém. 0,50 b) Điều nhà văn muốn nói: Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về thuốc chữa bệnh lao. 0,50 Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về người cách mạng. 0,50 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010: Câu 1 (2,0 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-–lô-khốp. Đáp án: a) Cuộc đời: - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. 0,25 - M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. 0,75 b) Sự nghiệp: 3 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 - Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người,… 0,50 - Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh. 0,50 Lưu ý: Thí sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Câu 1 (2,0 điểm): Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? Đáp án: Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? 2,00 - Những hình ảnh thường hiện lên là: + Màu hồng hồng của ánh sương mai. 0,50 + Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh. 0,50 - Những hình ảnh đó nói lên: + Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. 0,50 + Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. 0,50 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới được điểm tối đa. 2.2. Đối với phần Nghị luận xã hội Đối tượng nghị luận phần này là rất rộng. Song kỹ năng làm bài lại tương đối đơn giản (bởi yêu cầu viết ngắn, thường là 400 từ) Phần mở bài: giới thiệu và dẫn được vấn đề cần nghị luận Phân thân bài gồm các thao tác: Giải thích/ Phân tích/ Bình luận, *Lưu ý dẫn chứng thuộc phạm trù xã hội, đạo lý, hạn chế sử dụng các dẫn chứng từ những hình tượng văn học nghệ thuật. Khi dùng loại dẫn chứng này nên dừng lại ở việc minh họa cho luận điểm, luận cứ của bài viết chứ không đi sâu phân tích nó. Phần kết thúc vấn đề: Bài học rút ra được cho bản thân và những người chung quanh về vấn đề đó. *Minh họa: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009: Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 4 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau: − Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,25 − Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. 0,75 − Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho con người. 1,00 − Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. 0,50 − Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010: Câu 2 (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50 - Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu,… là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người 0,50 - Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;… 0,75 - Ý nghĩa của lòng yêu thương: Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn;… 0,75 - Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần sống có lòng yêu thương con người 0,50 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình. Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng 5 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Giải thích: có nhiều ngả đường đi đến tương lai; sự sáng suốt lựa chọn của chính bản thân có vai trò quyết định thành công và hạnh phúc của mỗi người. 0,50 - Bàn luận: + Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần chủ động, sáng suốt lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng, sở thích của cá nhân. 0,50 + Tuy nhiên, do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của gia đình, nhà trường và những người đi trước là cần thiết. 0,50 + Phê phán những người không tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình hoặc chạy theo những trào lưu không phù hợp với bản thân, 0,50 - Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ cần xác định được vai trò quyết định của chính bản thân trong việc lựa chọn hướng đi; khi lựa chọn, cần căn cứ vào những yếu tố cần thiết. 0,50 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. 2.3. Phần Nghị luận văn học 2.3.1. Xác định được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Từ đó xây dựng hệ thống luận điểm, ý chính và dẫn chứng. 2.3.2. Sơ đồ lập dàn bài cho bài Nghị luận văn học - Mở bài : giới thiệu tác giả (chủ yếu nêu phần phong cách nghệ thuật) – giới thiệu một cách ngắn gọn về tác phẩm – dẫn đề. - Chuyển ý : Có thể tóm tắt vấn đề hoặc nêu nội dung các luận điểm sẽ triển khai trong bài văn - Thân bài : Trình bày hệ thống luận điểm/ luận cứ gắn liền với nó là dẫn chứng, nhận định những vấn đề đặt ra. Mối ý có thể viết thành 2 – 3 đoạn. Cấu tạo đoạn gồm : Câu mở đoạn/ câu chủ đoạn (tức Ý)/ các dẫn chứng và cách phân tích, nhận định dẫn chứng/ câu kết đoạn. Giữa các đoạn đảm bảo sự liên kết bằng những cụm từ, những câu chuyển đoạn. Chuyển ý : Tóm lại nội dung chính các luận điểm đã triển khai. Kết luận : Học sinh có thể vận dụng kiến thức ở phần ghi nhớ để thể hiện thao tác khát quát nâng cao vấn đề nghị luận. *Minh họa: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 6 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2008). Đáp án: Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai) và giá trị nhân đạo trong văn học, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: − Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 − Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra). 1,00 − Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như Mị, A Phủ. 1,00 − Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ. 1,00 − Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và vạch ra con đường giải phóng cho họ. 1,00 − Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. 0,50 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2008) 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: − Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 − Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. 1,25 − Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thơ ca, 0,75 − Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách. 0,75 − Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình, Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế. 1,25 7 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 − Đánh giá chung về giá trị của hình tượng. 0,50 Lưu ý : 1. Thí sinh có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua từng đoạn: ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hoá; qua kinh thành Huế, nhưng vẫn phải đảm bảo được các ý cơ bản trên. 2. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục - 2008). Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao(5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008). Đáp án: Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động. 1,00 - Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm. 1,00 - Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thuỷ chung với quê hương và cách mạng. 1,00 - Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động. 1,00 - Đánh giá chung về nhân vật. 0,50 Lưu ý: 8 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao. 1,50 - Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ. 1,50 - Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, đối lập, 1,00 - Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi 9 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 (Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục – 2009). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008) Đáp án: Câu 3.a - Theo chương trình Chuẩn Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. 0,50 - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình. 1,50 - Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hi sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn. 1,00 - Nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ đặc sắc; 1,00 - Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,50 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Câu 3.b - Theo chương trình Nâng cao Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ, có phẩm chất hiền lành, tốt bụng; sẵn lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp. 1,00 - Trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao hạnh phúc, có ý thức tạo dựng mái ấm gia đình. 1,00 - Khát vọng sống mãnh liệt; có niềm tin vào tương lai tươi sáng. 1,00 - Nghệ thuật: nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật. 1,00 - Đánh giá chung về nhân vật. 0,50 Lưu ý: 10 [...]... định lại vấn đề 17 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 C ĐỀ LUYỆN TẬP: (GV cho HS luyện tập các đề Làm văn trong SGK) 18 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI CHƯƠNG TRÌNH (CHUẨN VÀ NÂNG CAO) PHẦN II: VĂN HỌC A VĂN HỌC VIỆT NAM Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX: Nền văn học phát... thi đều hết sức nghiêm túc - Biểu dương việc làm công minh nghiêm khắc của giám thị - Kêu gọi thí sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử 3 Kết bài: - Nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chất nghiêm túc trong việc thi cử C ĐỀ LUYỆN TẬP: 14 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 (GV cho HS luyện tập các đề Làm văn trong SGK) III NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN... nghĩa của văn bản: 20 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 - Tuyên ngôn độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã qui định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết đạt hiệu quả cao nhất - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là một áng văn chính luận mẫu mực: + Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch... nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta II Luyện tập 23 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 Bài tập 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến (Xem mục I.2) Bài tập. .. bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy 21 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 Bài tập 5: Có người nói: “Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục” Bằng những hiểu biết của mình về Tuyên ngôn độc lập, hãy làm sáng tỏ nhận định trên Gợi... vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 2 Bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần đảm bảo các nội dung sau: - Nêu vắn tắt nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học (hoặc nội dung văn bản có chứa đựng vấn đề xã hội cần nghị luận) - Nêu ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm văn học (hoặc ý nghĩa xã hội của văn bản), từ đó đề cập đến vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn. .. Đối với đề nghị luận (cả hai phạm vi nghị luận xã hội và nghị luận văn học) đòi hỏi người làm bài phải vận dụng nhiều vốn tri thức tích hợp, làm tốt được vấn đề này hiệu quả mới đạt được như ý (Có tham khảo tư liệu của đồng nghiệp) * Hướng dẫn sử dụng Tài liệu: - Tài liệu mang tính định hướng Chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu làm bài thi Tốt nghiệp THPT, bộ môn Ngữ văn với... biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời ” Anh (chị) hãy nêu hiểu biết của mình về nội dung tư tưởng của đoạn thơ và nhận thức của bản thân về vấn đề được tác giả gửi gắm qua nội dung tư tưởng đó I TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý : 1 Tìm hiểu đề: 15 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 a Yêu cầu về nội dung Cảm nghĩ về sự gắn bó và trách nhiệm... vấn đề Dạng đề 2: Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc “cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt Một hôm đi đò chẳng may anh ta lộn cổ xuống sông Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lên: - Đưa tay cho tôi ! 16 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 Anh chàng dưới sông... không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng riêng của mình Hướng dẫn cách làm: a) Tìm hiểu đề: * Yêu cầu về nội dung 11 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 - Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống - Mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống * Yêu . liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 1. Từ cấu trúc đề thi xác định nội dung ôn tập 1.1. Cấu trúc đề thi Quy chế thi tốt nghiệp. liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 C. ĐỀ LUYỆN TẬP: (GV cho HS luyện tập các đề Làm văn trong SGK) 18 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 PHẦN. cử. C. ĐỀ LUYỆN TẬP: 14 Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013 (GV cho HS luyện tập các đề Làm văn trong SGK) III. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1.

Ngày đăng: 29/10/2014, 08:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Để thể hiện nghĩa tình Cách mạng giữa người cán bộ về xuôi và quê hương Việt Bắc đồng thời tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc, nhà thơ đã sáng tạo nên một cuộc chia tay lưu luyến, bịn rịn với cảnh tiễn đưa, phân li giữa người đi- kẻ ở.

  • - Trong buổi tiễn đưa, hình thức đối đáp vốn thường dùng trong ca dao - dân ca giao duyên đã được sử dụng rất khéo léo: lời hỏi, lời đáp hô ứng nhịp nhàng. Hơn nữa, lời đáp không chỉ nhằm trả lời cho những điều đặt ra trong lời hỏi mà còn là sự tán đồng, mở rộng, làm cụ thể và phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, trở thành lời đồng vọng thiết tha.

  • Bài 2: TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan