- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và
b) Phong cách sáng tác:
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.
+ Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Thơ Tố Hữu từ trước đến sau đều nhất quán ở chỗ lấy lí tưởng Cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ qui chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng đời sống.
+ Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng, của cả dân tộc. Ngay từ đầu, cái tôitrữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.
- Thơ Tố Hữu luôn gắn liền và tìm đến những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng nên đậm chất sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. Nhà thơ thường tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc. Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử - dân tộc. Nét nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng. Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
+ Giọng thơ Tố Hữu mang tính chất tâm tình, truyền cảm và đầy sức hấp dẫn. - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện:
+ Nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại Cách mạng; đưa những tư tưởng, tình cảm Cách mạng hòa nhập và tiếp nối tinh thần, tình cảm, đạo lí dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy.
+ Nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể thơ truyền thống của dân tộc; Tố Hữu thường sử dụng lối nói quen thuộc, lối so sánh, phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian để biểu hiện những nội dung mới của thời đại; Đặc biệt, nhà thơ đã phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
**VIỆT BẮC (Đoạn trích)