Côphi Annan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hợp

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Văn (Trang 60 - 62)

quốc.

- Ông được trao Giải Nô-ben Hòa Bình năm 2001.

2. Tác phẩm:a) Nội dung: a) Nội dung:

- Phần nêu vấn đề: Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm và để đánh bại căn bệnh này phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động.

- Phần điểm tình hình: Phân tích những mặt đã làm được và chưa làm được của các quốc gia trong việc phòng chống đại dịch.

- Phần nêu nhiệm vụ: Kêu gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa, đặt vấn đề chống HIV/AIDS lên vị trí hàng đầu, không kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và phải đoàn kết, hợp tác trong cuộc đấu tranh đẩy lùi căn bệnh thế kỉ.

b) Nghệ thuật:

- Cách trình bày chặt chẽ, lô gich.

- Bên cạnh những câu văn truyền thông điệp trực tiếp, có rất nhiều câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Do đó tránh được lối hô hào sáo mòn, truyền được tâm huyết của tác giả đến người nghe, người đọc.

c) Ý nghĩa văn bản:

Văn bản tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu Liên hợp quốc. Giá trị của văn bản còn thể hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỉ.

II. Luyện tập

Bài tập 1: Nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác “Bức thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 của Cô Phi An Nan

Gợi ý

- Hoàn cảnh sáng tác: bức thông điệp được Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An- nan viết vào ngày 1-12-2003, ngày thế giới phòng chống AIDS

- Mục đích: Kêu gọi mọi người hãy nỗ lực ngăn chặn phòng chống đại dịch AIDS trên toàn cầu

Bài tập 2: Qua văn bản “Bức thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01/12/2003” Tổng thư kí liên hiệp quốc Cô Phi An Nan kêu gọi mọi người có thái độ như thế nào trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Gợi ý:

Tổng thư kí Liên hiệp quốc đã kêu gọi:

- Các quốc gia và tổ chức: “phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế; phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong hành động.

- Đối với mọi người:

+ Công khai lên tiếng về AIDS, đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu. + Không vội vàng phán xét đồng loại của mình.

+ Không kì thị và phân biệt đối xử với người bị bệnh.

+ Không ảo tưởng về sự bảo vệ bằng cách dựng lên hàng rào ngăn cách đối với người bị nhiễm HIV.

+ Sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Bài 17: NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC (Trần Đình Hượu) I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả:

Trần Đình Hượu là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học có uy tín.

2. Văn bản:

a) Nội dung

- Phần một: Giới thuyết về khái niệm “vốn văn hóa dân tộc”: là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận - hiện đại.

- Phần hai: Qui mô và ảnh hưởng của văn hóa dân tộc.

+ Khẳng định nền văn hóa Việt Nam không đồ sộ, không có những đặc sắc nổi bật và những cống hiến lớn lao cho nhân loại.

Nguyên nhân: do sự hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội.

- Phần ba: Quan niệm sống, lối sống, khả năng chiếm lĩnh và đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài của người Việt Nam: coi trọng hiện thế, ý thức cá nhân không phát triển cao, không háo hức, say mê cái huy hoàng, huyền ảo…

Tác giả rút ra kết luận: Tinh thần chung của văn hóa dân tộc là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Nho, Phật và Đạo đều để lại những dấu ấn trong văn hóa dân tộc nhưng mỗi tôn giáo được tiếp thu ở một khía cạnh khác nhau để thích ứng với điều kiện riêng của dân tộc. Từ đó Trần Đình Hượu nhấn mạnh: Dân tộc Việt Nam là dân tộc có bản lĩnh vì không chỉ biết tạo tác mà còn có khả năng chiếm lĩnh và đồng hóa.

b) Nghệ thuật:

- Cách trình bày chặt chẽ, biện chứng, lô gích, thể hiện được tầm bao quát lớn, chỉ ra được những khía cạnh quan trọng về đặc trưng văn hóa dân tộc.

- Thái độ khách quan, khoa học, khiêm tốn, tránh được một trong hai khuynh hướng cực đoan hoặc chỉ tìm nhược điểm để phê phán hoặc là chỉ tìm ưu điểm để ca tụng

c) Ý nghĩa văn bản:

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện nhận thức đúng đắn về những đặc điểm cơ bản của vốn văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tìm ra con đường “đến hiện đại từ truyền thống”

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Từ văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu, anh (chị) có suy nghĩ gì về văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập?

Gợi ý :

- Trong văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu đã trình bày những đặc sắc trong văn hóa dân tộc bên cạnh những nhược điểm.

- Trong bối cảnh thời đại ngày nay, việc tìm hiểu bản sắc dân tộc là hết sức cần thiết để xác định “chân diện mục” của mình, từ đó mà so sánh, đối chiếu với nền văn hóa của các dân tộc khác để hiểu mình và hiểu người.

- Để xây dựng văn hóa Việt Nam thời kì hội nhập, chúng ta cần biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, đồng hóa chúng cho phù hợp với văn hóa dân tộc đồng thời phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong vốn văn hóa dân tộc để từng bước xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài tập 2: Qua đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu, anh (chị) có

nhận thức gì về những mặt tích cực và hạn chế của vốn văn hóa truyền thống dân tộc? Gợi ý :

* Những mặt tích cực của vốn văn hóa dân tộc:

- Văn hóa Việt giàu tính nhân bản, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện như tôn giáo, ứng xử, sinh hoạt: ít tinh thần tôn giáo, coi trọng hiện thế, yêu chuộng thái bình, thiết thực trong ước mong về hạnh phúc, ưa chuộng con người hiền lành, tình nghĩa, ca tụng cái khôn khéo, hướng đến cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có qui mô vừa phải.

- Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, người Việt Nam sống có văn hóa, người Việt Nam có nền văn hóa của mình với tinh thần chung là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.

* Những mặt hạn chế:

- Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa khác.

- Con người Việt Nam có tâm lí cầu an, an phận, dè dặt, giữ mình, coi nhẹ trí tuệ, không có khát vọng vươn đến cái lớn lao, … Điều này đã gây sức ì, cản trở những bước phát triển mạnh mẽ, những cách tân táo bạo, những khám phá phi thường để tạo nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa.

Bài 18: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng)

I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: 1. Tác giả:

Phạm Văn Đồng không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX.

2. Tác phẩm:a) Nội dung: a) Nội dung:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Văn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w