+ Hồn Trương Ba có một cuộc sống đáng hổ thẹn khi phải sống chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
+ Trong màn đối thoại, xác hàng thịt mỗi lúc một lấn lướt hồn Trương Ba. Từ chỗ chủ động “tuyên chiến”; rồi thách thức, giễu cợt, mỉa mai; cuối cùng là khẳng định sự uy quyền, sự chi phối của nó đối với hồn.
Qua màn đối thoại, tác giả đưa ra lời cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ cái dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.
- Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân:
+ Trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm những điều trái với tư tưởng của mình để thỏa mãn những đòi hỏi của thể xác.
+ Những người thân trong gia đình người thì xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm; người lại buồn bã, đau khổ.... song đều không giúp gì được và hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn. Vì thế, hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt khoát.
- Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích:
+ Hồn Trương Ba không chấp nhận cảnh sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
+ Đế Thích khuyên hồn Trương Ba nên chấp nhận. Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại.
Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
- Kết thúc vở kịch, hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, một cái chết bừng sáng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
b) Nghệ thuật:
- Sáng tạo lại cốt truyện dân gian
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Hành động nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện...
c) Ý nghĩa văn bản:
Một trong những điều quí giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Cảm nhận của anh (chị) về cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong cảnh VII vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt- Lưu Quang Vũ.
*Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát về vở kịch, đoạn trích và cuộc đối thoại giữa hồn và xác.2. Trình bày cảm nhận: 2. Trình bày cảm nhận:
- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt thể hiện xung đột kịch đã lên đến cao trào, sự không hòa hợp giữa hồn và xác đã đến mức không thể chấp nhận được.
- Diễn biến của cuộc đối thoại:
+ Xác anh hàng thịt lớn tiếng lấn át, dè bỉu hồn và càng lúc càng tỏ ra ngông ngạo. Xác khẳng định vai trò quan trọng của mình và sự chi phối của xác đối với hồn.
+ Hồn Trương Ba lúc đầu cương quyết khẳng định sự tồn tại độc lập của mình nhưng càng về sau càng bị động, đuối lí và yếu thế trước những lí lẽ của xác.
- Cuộc đối thoại sinh động mang ý nghĩa sâu sắc:
+ Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác con người, đại diện cho con người bản năng với những nhu cầu, thói quen.
Hồn Trương Ba: ẩn dụ cho linh hồn của con người, đại diện cho con người ý thức với ý chí, phẩm chất, nhân cách.
+ Cuộc đối thoại thể hiện sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa những nhu cầu, thói quen với ý chí, phẩm chất tâm hồn của con người, giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái tầm thường và cái cao cả.
+ Con người là một thể thống nhất, tâm hồn và thể xác phải hài hòa, phải đấu tranh để hướng tới sự hoàn thiện nhân cách. Sống thực sự cho đúng nghĩa con người không đơn giản. Khi không được sống là mình thì cuộc sống sẽ rơi vào bi kịch và vô nghĩa.
+ Qua màn đối thoại, tác giả đưa ra lời cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ cái dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.
3. Đánh giá chung