+ Gia đình người đàn bà hàng chài thường xuyên xảy ra cảnh bạo lực gia đình, người đàn ông thường dắt vợ lên bờ đánh mỗi khi thấy mình khổ quá, còn người đàn bà thì chịu đựng mà không hề chống trả, cũng không trốn chạy. Chánh án Đẩu sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả thì anh khuyên người vợ nên li hôn và anh tin rằng giải pháp mình đưa ra là đúng đắn. Nhưng người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng và sau khi nghe lý lẽ của người đàn bà thì “có cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công” phố huyện và cả nghệ sĩ Phùng.
+Tình huống trên hàm chứa nhiều nghịch lý:
* Việc người đàn ông đánh vợ một cách dã man không phải vì căm giận vợ mà là cách ông ta giải tỏa những khổ cực, bế tắc và cả sự bất lực của mình trước những khó khăn, nhọc nhằn của cuộc mưu sinh. Bản thân ông ta vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của sự nghèo đói, dốt nát.
* Việc người đàn bà nghiến răng chịu đựng những trận đòn của người chồng và kiên quyết không bỏ chồng vì hơn ai hết bà ta thấu hiểu được nỗi khổ của chồng và trách nhiệm của mình trong việc gây ra nỗi khổ ấy. Song đằng sau thái độ cam chịu là tình thương con vô bờ của một người mẹ.
* Lời khuyên của Đẩu đối với người đàn bà xuất phát từ lòng tốt song trước những lí lẽ và cái nhìn thấu trải lẽ đời của người đàn bà, lòng tốt của anh hóa ra lại phi thực tế, anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ. “Cái vỡ ra trong đầu vị Bao Công” ấy phải chăng là sự “ngộ” ra về cách nhìn nhận con người, cuộc đời, những nghịch lí của đời sống, rằng việc giải phóng con người khỏi những đau khổ, tăm tối, đói nghèo cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải là thiện chí hay lý thuyết xa rời thực tiễn.
+ Ý nghĩa của tình huống:
* Tình huống truyện đã đặt ra vấn đề về sự cam go trong cuộc chiến chống đói nghèo và đối thoại với người đọc về giải pháp trước vấn đề ấy.
* Tình huống truyện cũng ngầm đưa đến thông điệp: đừng nhìn con người, cuộc đời một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều; Cuộc sống nhiều khi có những nghịch lí mà con nguời buộc phải chấp nhận.
3. Suy nghĩ, đánh giá:
- Khẳng định thành công của tình huống truyện. - Đánh giá và suy nghĩ về những vấn đề mà tình huống truyện gợi ra.
Bài tập 5: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm và hình tượng người đàn bà.2. Cảm nhận hình tượng nhân vật: 2. Cảm nhận hình tượng nhân vật:
- Người đàn bà có số phận nhiều đắng cay, tủi cực.
+ Người đàn bà xấu xí, không tên tuổi, có ý nghĩa điển hình cho những con người nhỏ bé, vô danh trong xã hội.
+ Bất hạnh trong tình duyên, bị tình nhân ruồng rẫy.
+ Có chồng, có con nhưng con đông, gia cảnh nheo nhóc, nghèo đói; người chồng dần trở nên vũ phu, thường xuyên bị đánh đập mà phải cắn răng chịu đựng.
+ Cảm xúc, thái độ của người viết.