Giới thiệu khái quát về tác phẩm và hình tượng nhân vật cô Hiền 2 Cảm nhận hình tượng nhân vật:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Văn (Trang 78 - 79)

I. Kiến thức cơ bản:

1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm và hình tượng nhân vật cô Hiền 2 Cảm nhận hình tượng nhân vật:

2. Cảm nhận hình tượng nhân vật:

- Cô Hiền là nhân vật trung tâm của truyện. Cô là một người Hà Nội bình thường. Cũng như bao người khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua bao biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách, bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội.

- Cô Hiền là người sang trọng, lịch lãm, quí phái: cách ăn mặc, sinh hoạt, bài trí nhà cửa… - Cô Hiền là một người trung thực, khôn ngoan, nhạy bén với thời cuộc, có đầu óc thực tế, có bản lĩnh, giàu lòng tự trọng, luôn tự hào và có ý thức giữ gìn phẩm giá của người Hà Nội được thể hiện ở các phương diện:

+ Cách nhận xét, ứng xử trước thời cuộc: thẳng thắn đánh giá cái tích cực, điểm cực đoan của chính phủ mới; có những lời nhận xét sắc sảo trước những biến đổi của xã hội, có cách ứng xử khôn khéo trước những biến đổi của lịch sử đúng với trách nhiệm của một công dân (chỉ làm những việc có lợi cho đất nước) (chứng minh cách hành xử của cô qua các thời kì)

+ Cách lựa chọn hôn nhân: cô vượt qua được thói thường, không ham danh, không ham lợi, thể hiện rõ sự tính toán, có quan niệm nghiêm túc về hôn nhân (chứng minh)

+ Cách tổ chức cuộc sống gia đình: luôn chủ động, tự tin trong vai trò làm vợ, làm mẹ, giữ nếp sống văn hóa của người Hà Nội từ cách ăn mặc, tiếp đón bạn bè, bài trí phòng khách…

+ Cách dạy con: coi trọng việc dạy chuẩn mực, văn hóa của người Hà Nội và lòng tự trọng của con người...

- Cảm xúc của người viết…

3. Suy nghĩ, đánh giá:

- Khẳng định vẻ đẹp và tính biểu tượng của nhân vật.

- Từ hình tượng nhân vật cô Hiền, suy nghĩ của bản thân về con người Hà Nội hiện nay.

Bài 4: CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH KẺ SĨ HIỆN ĐẠI (Nguyễn Khắc Viện) I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1913- 1997), nhà văn hoá lớn có nhiều đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển văn hoá Việt Nam.

2. Xuất xứ và chủ đề của văn bản:

- Xuất xứ: Trích từ tác phẩm “Noi theo đạo nhà” trong cuốn “ Bàn về đạo Nho”;

- Chủ đề: Bày tỏ những ý kiến sâu sắc bàn về đạo Nho, từ đó khẳng định đạo Nho là phương tiện, là con đường giúp người tri thức hôm nay phấn đấu trở thành “kẻ sĩ hiện đại”.

3. Nội dung cơ bản:

- Nêu những ưu điểm của Nho giáo: Đặt vấn đề “xử thế” rõ ràng, tinh thần có mức độ, vừa phải, coi trọng sự thấu lí đạt tình; quan tâm đến việc tu thân là xoay quanh chữ “nhân” là tình người, chất người, gắn bó với người khác.

- Đặt ra vấn đề, con đường để trở thành “kẻ sĩ hiện đại” là tu dưỡng bản thân theo tinh thần của Nho giáo:

+ Điều kiện để tu dưỡng là phải có chính kiến và đạo lí, tức là phải có thái độ chính trị và nhân tính con người.

+ Mục đích của tu dưỡng là góp phần vào cuộc đấu tranh cứu nước, xây dựng dân chủ để làm cho “con người ra con người”

- Khẳng định vai trò của kẻ sĩ trong cuộc sống hôm nay (qua thực tiễn bản thân): dù hấp thu sâu sắc chủ nghĩa tự do cá nhân mà vẫn nặng nợ với đất nước, xóm làng, với phố phường có gốc rễ. 4. Nghệ thuật:

Bài viết chọn hình thức là một đoạn hồi kí với lời lẽ chân tình, giản dị, song tác giả cũng tỏ ra là một cây bút nghị luận cứng cỏi với cách lập luận chặt chẽ, phân tích vấn đề thấu đáo, có tình có lí, đưa ra chủ kiến rõ ràng.

II. Luyện tập:

Câu 1: Để trở thành “Kẻ sĩ hiện đại”, trong văn bản “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại”, tác giả lấy tư tưởng đạo Nho để bàn bạc như thế nào?

Gợi ý :

- Đó là đạo lí làm người, biết mình, biết gắn bó với quê hương đất nước. - Con người biết tu thân, sống đẹp ở đời: sống thì phải biết “xử thế”.

Câu 2: Hãy nêu suy nghĩ về con đường tu dưỡng của bản thân qua văn bản “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại” - Nguyễn Khắc Viện?

Gợi ý :

- Nêu con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại theo quan điểm của Nguyễn Khắc Viện.

- Bàn về con đường tu dưỡng của bản thân: Mỗi người phải xây dựng được một nguyên tắc ứng xử thích hợp để tu dưỡng, hoàn thiện mình, để đóng góp nhiều nhất cho đất nước, cho xã hội.

Bài 5: TƯ DUY HỆ THỐNG, NGUỒN SỨC SỐNG MỚI CỦA ĐỐI MỚI TƯ DUY (Phan Đình Diệu)

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Văn (Trang 78 - 79)