1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN LỒNG GHÉP kỹ NĂNG SỐNG vào TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM

13 4,4K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

Thể hiện ở chỗ trung tâm đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn gia

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Vấn đề học viên thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình, bạn bè và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên Khiến không ít các bậc cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng vì con, học viên của mình trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay

Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi

có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các bạn không biết cách xử lý tình huống

dù là thật đơn giản Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì

kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các học viên có tính hiếu chiến luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các bạn hiền, ngoan, ít nói

Nhiều em học viên có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, của thế giới game, mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn , thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ, rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội

Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học Tuy nhiên, chương trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học như: Ngữ văn, Sinh học, Địa lí hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa cao trong khi môn học kĩ năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình như một môn học chính khóa

Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, thông qua đề tài “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm” tôi xin trình bày những điều rút ra được từ thực tiễn mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho học viên chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội

2 Mô tả nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong

chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì hội nhập

Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học viên là

vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững

Đề tài : “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm” nhằm:

- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học viên trong hệ

giáo dục thường xuyên theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế trung tâm

- Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu

quả trong hệ giáo dục thường xuyên

3 Đối tượng và phạm vi đề tài

Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, mọi đối tượng tùy theo lứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học viên

Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống được lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Trang 2

Phạm vi đề tài này áp dụng cho cả học viên trong lứa tuổi phổ thông trung học và cả những học viên ngoài tuổi phổ thông trung học vì học viên đang theo học trong hệ giáo dục thường xuyên không giới hạn độ tuổi tối đa

Trang 3

II PHẦN NỘI DUNG

1 Khái niệm kỹ năng sống

-Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

- Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”

-Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học viên là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình, về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học viên là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học viên GDTX vì:

+ Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới

+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần

+Phần lớn là học viên vừa học vừa làm nên có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp + Thích bộc lộ cái tôi

Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa KNS vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình thức khác nhau Với học viên hệ GDTX thì cần rèn luyện kĩ năng gì?

2 Kỹ năng cần thiết cho học viên GDTX

Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học viên GDTX là:

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân

- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời

- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc

- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông

- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống

- Kỹ năng đánh giá người khác

Trang 4

Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học viên 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết

3 Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống

-Về mặt sức khoẻ:

+Xây dựng hành vi lành mạnh

+Giải quyết nhu cầu phát triển

+Tạo khả năng tự bảo vệ

+Xây dựng môi trường sống lành mạnh

-Về mặt giáo dục:

+Mối quan hệ thầy-trò, bạn-bạn

+Hứng thú trong học tập

+Hoàn thành công việc sáng tạo và hiệu quả

-Về mặt kinh tế-chính trị :

+Hình thành phẩm chất nhà kinh tế, nhà chính trị tương lai

+Giải quyết tích cực nhu cầu và quyền trẻ em

-Về mặt văn hoá-xã hội: thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực

4 Cơ sở thực tiễn

Trung tâm GDTX Bình Tân đóng tại xã Tân Quới, huyện Bình Tân.Học viên của trung tâm đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn.Tuy nhiên, đa số các học viên có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội

Dưới sự chỉ đạo của Ngành Giáo dục & Đào tạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm

và các ban ngành địa phương và công tác chỉ đạo thực hiện nhuần nhuyễn từ Ban giám đốc đến các tổ chuyên môn, đoàn thể trong trung tâm đến giáo viên, học viên nên công tác giáo dục của trung tâm ngày càng có những khởi sắc vượt bậc Mọi hoạt động của trung tâm được xây dựng khép kín theo nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự chỉ đạo cụ thể của Ngành giáo dục

Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có sự quan tâm của trung tâm Thể hiện ở chỗ trung tâm đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các

em thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực… Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã

và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập Hiện nay, có nhiều tác động của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống Tình trạng học viên đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống Học viên trung tâm GDTX cũng không tránh khỏi quy luật đó Đây là vấn đề được Ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn

Trang 5

còn gặp nhiều thách thức lớn Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là một việc làm cần thiết Trung tâm GDTX Bình Tân đã triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như:

Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Ngữ Văn, Lịch sử, Sinh học, Địa Lí,

Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động Đoàn: Nói chuyện, thi tìm hiểu kiến thức phòng chống HIV/AIDS, an toàn giao thông

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận ra rằng, việc giáo dục kỹ năng sống của trung tâm và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa được làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngại đưa chương trình kỹ năng sống vào

5 Các phương pháp thực hiện:

· Chia sẻ kinh nghiệm

· Thảo luận nhóm

· Các hoạt động kích thích tưởng tượng và động não

· Sắm vai

· Phân tích tình huống

· Trò chơi, bài hát, nghe nhạc

· Thư giãn

· Thực tập

6 Các giải pháp thực hiện

Hiện nay việc thực hiện sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần thường theo các cách sau:

Cách 1:

Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi vi phạm của học sinh, chấn chỉnh những sai phạm, cảnh cáo và ghi nhận những trường hợp tái phạm của học sinh

Sau đó là thông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân công học sinh thực hiện theo kế hoạch

Phần thêm: GVCN kể hoặc đọc những câu chuyện mang tính giáo dục cho cả lớp nghe

và từ đó học sinh rút ra được những kiến thức cần thiết

Cách 2:

GVCN giao lớp trưởng báo các tình hình tuần qua, những trường hợp sai phạm cần nhắc nhở, chấn chỉnh

-Lớp trưởng đọc thông báo chung cho cả lớp và sau đó tổ chức văn nghệ hoặc các nội dung cần làm cho tuần sau

-Phần thêm: GVCN giao cho một bạn trong lớp đọc hoặc kể những câu chuyện chẳng hạn như “Tâm hồn cao thượng, bí quyết sống….” để giáo dục cách ứng xử cho học viên trong cuộc sống…

Theo 2 cách như trên chỉ thích hợp với các lớp ngoan, ít vi phạm còn đối với các lớp thường xuyên có vi phạm thì giờ sinh hoạt lớp sẽ nhàm chán năng nề vì học viên trong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong tuần qua và tâm lý chung sẽ là mắc

cỡ, e ngại, riêng với những em thường xuyên vi phạm thì tình hình còn có thể bi đát hơn, tâm lý bất cần sẽ nảy sinh

Trang 6

GVCN sẽ mất cảm hứng để tiếp tục phần thêm khi lớp có nhiều học viên vi phạm Thầy Cô sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy và chắn chắc sẽ kéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có mục đích rõ ràng

Có thể thay đổi kịch bản giờ sinh hoạt chủ nhiệm sao cho tăng tính chủ động của học viên nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò của lớp trưởng

Biến giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành một buổi chơi với nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước

Các trò chơi này phải được lựa chọn và có mục đích nhằm giáo dục kỹ năng tương ứng cho học viên

Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm chủ yếu với cách làm sao cho tăng tính chủ động của học viên trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnh vai trò của tập thể, để học viên thấy được và luôn phát huy khả năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung Không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt

*Khó khăn trong việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt

và gợi ý khắc phục

-Lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên GVCN cần tổ chức tiến hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự

-Các trò chơi lặp đi lặp lại gây nhàm chán: chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung sinh hoạt, không hẳn cứ sinh hoạt là chơi trò chơi

Để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tôi thường làm những công việc sau:

Tôi thường xuyên đến lớp vào đầu mỗi buổi học để kiểm tra sĩ số, nề nếp, công tác vệ sinh lớp của học viên, trò chuyện để tìm hiểu thêm về học viên… Ngoài ra, còn tìm hiểu tình hình lớp học thông qua giáo viên bộ môn, những lớp học lân cận, bảo vệ trường học…để đề ra những việc cần làm trong tiết sinh hoạt cuối tuần

Vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thường làm những công việc sau:

-Thông báo cho học viên phương hướng hoạt động trong tuần tới

-Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần

-Giáo dục một số học viên vi phạm trong tuần (nếu có)

-Nếu trong tuần có sinh nhật của học viên, tôi cho cùng cả lớp hát 1-2 bài hát chúc mừng sinh nhật các học viên đó nhằm thể hiện sự quan tâm đến học viên

-Dành khoảng 20 phút cho học viên chơi 1 số trò chơi theo kế hoạch giáo viên chuẩn bị trước nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào

Có thể áp dụng một số trò chơi sau:

Trß ch¬i “Hoàn thành mảnh ghép”

Chuẩn bị: giấy màu, kéo, hình vẽ,…

Trước buổi sinh hoạt, cắt và chọn ra một số các hình khác nhau, số hình này tương đương với 1/2 số học sinh Cắt những hình này ra làm đôi

Trong giờ sinh hoạt, phân phát một nửa của hình đó cho mỗi học viên một cách ngẫu nhiên

Cho các học viên đi lại quanh phòng và ghép lại với người có nửa hình còn lại phù hợp

Trang 7

Khi mà một học viên đã tìm ra được người có nửa hình còn lại của mình thì học viên phải phỏng vấn nhanh người đó Tìm hiểu về người bạn của mình theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước

Sau khoảng 10 phút, mỗi học viên sẽ trình bày ngắn gọn về những hoạt động của người có một nửa hình ghép phù hợp với mình cho cả nhóm học viên hoặc cả lớp

Một số mảnh ghép mẫu:

TRƯỚC KHI GHÉP

SAU KHI GHÉP

TRƯỚC

Trang 8

Giáo viên có thể cắt 1 số hình khác như: hình trái cây, hoa, đồ vật,…

Ví dụ: Giáo viên sử dụng trò chơi này với mục đích cho học viên làm quen vào tiết sinh

hoạt đầu tiên trong năm học với những yêu cầu như: bạn tên gì? ngày sinh nhật của bạn? nhà ở đâu? Sở thích của bạn? ước mơ? và yêu cầu cả 2 bạn lần lượt trình bày những thông tin mình vừa phỏng vấn bạn mình cho cả lớp nghe.Như vậy, cả lớp sẽ biết thêm về những người bạn trong lớp của mình

MONG MUỐN - Hy vọng và mối quan tâm về môn học nào đó (20 phút)

Yêu cầu các học viên lấy ra một mảnh giấy và trong một vài phút viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hy vọng sẽ đạt được, và cả những điều mà mình có quan tâm đến

Thu lại tất cả những mảnh giấy này để vào lẫn một hộp, sau đó yêu cầu mỗi học viên chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn/hy vọng/quan tâm cho

cả lớp nghe

HOẶC

Chia học viên ra thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 5), phân chia bảng thành các phần tương ứng cho các nhóm và yêu cầu các học viên cùng nhau quyết định đưa ra những mong muốn, hy vọng và quan tâm đối với lớp, giáo viên trong thời gian tới Sau đó ghi lại những phản hồi của từng cá nhân lên bảng, hoặc thu lại những mảnh giấy của nhóm nhỏ

và dán lên cho mọi người trong phòng đều thấy được

Tổng hợp lại những mong muốn của các học viên, nêu ra điểm giống nhau về suy nghĩ, mong muốn của học viên trong lớp

Thông báo cho học viên biết được những nội dung cần làm trong tuần tới Nhấn mạnh những việc cần đạt được và học viên phải được biết rằng mức độ yêu cầu đạt được của mỗi học viên khác nhau do vậy yêu cầu các em phải phấn đấu để đạt mức cao nhất

SAU KHI GHÉP

TRƯỚC KHI GHÉP

TRƯỚC

GHÉP

Trang 9

Trò chơi “Tìm vai”

Số lượng: 8 bạn + "khán giả" (bao nhiêu cũng được)

Luật chơi: Mỗi bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy, ghi rõ vai trò của từng bạn (ví dụ lãnh đạo, người chống đối, ủng hộ ) Bạn không được "bật mí" cho các thành viên còn lại biết vai trò của mình Nhiệm vụ của các bạn là cùng nhau "diễn" (thảo luận về 1 chủ đề nào đó)

để "khán giả" nhận ra người nào đang giữ vai trò gì trong nhóm

Ý nghĩa: Theo các nhà tâm lí, có 8 vai trò phổ biến trong nhóm Trò chơi giúp các bạn nhận đúng vai trò của từng thành viên trong nhóm, qua đó sẽ giúp các bạn hiểu được tâm lí, tính cách của mỗi người để có cách ứng xử đúng và làm việc nhóm hiệu quả hơn

Trò chơi “Lắng nghe”

Số lượng: từ 5 trở lên, có thể chơi trong nhóm nhỏ trước và mở rộng cho cả lớp

Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình Ai ghi nhiều hơn, người đó sẽ thắng

=>Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ năng

quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên Khi lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ phải tập trung cao độ, giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn

Trò chơi 3 180 độ xoay!

Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 - 8 bạn

Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài, tay nắm tay Sau đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt vào trong hình tròn mà không được chéo tay nhau (trong quá trình đổi vị trí không được buông tay ra)

=>Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các học viên kĩ năng "giải quyết vấn đề".

Lúc đầu, có thể những người tham gia trò chơi này sẽ "bó tay" và cho rằng đây là công việc không thể thực hiện được Nhưng khi được thảo luận, các học viên sẽ tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành công "Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ tìm ra được giải pháp tốt

Trò chơi: “Chuyền bóng”

Số lượng: 10 bạn là tốt nhất

Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của nhau Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn Khi chuyền bóng cho người nào, bạn phải gọi tên người

đó Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau đó tăng thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền Trò chơi sẽ kết thúc khi bóng chạm đất Trò chơi này có thể có

2 - 3 nhóm tham gia, nhóm nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng

=>Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ dàng Nhưng

khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác Điều này cho thấy, với những vấn đề đơn giản,học viên có thể giải quyết một cách dễ dàng Nhưng với vấn đề phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề thì học viên cần biết ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, tránh để xảy ra tình trạng "ùn tắc", dễ dẫn đến thất bại Ngoài ra,

sự bình tĩnh cũng là điều quan trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy

Trò chơi “TRUYỀN TIN”

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng , khoảng 08 người tham dự Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác

Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến nhận bản tin rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền lại bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng

Trang 10

Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện.

=>Ý nghĩa: rèn luyện sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động, học

viên phải biết tương trợ lẫn nhau

Trò chơi “BAY TRONG SƯƠNG MÙ”

Thể loại: trò chơi cảm giác, vận đông nhẹ trong phòng lớp, hay vòng tròn

Luật chơi: Vài người làm máy bay bị bịt mắt, dang tay làm cánh Để vài đồ vật (tương ứng với số máy bay) trên bàn, hay trong 1 vòng tròn nhỏ, làm mục tiêu cho máy bay đáp

- 5 người ngồi rải rác cố định là 5 ngọn núi cản trở đường bay

- Các máy bay quan sát địa hình 2 phút với 5 ngọn núi (3 phút với 8 ngọn núi)

- Sau đó ra khỏi phòng, nghe hiệu còi, các máy bay cùng lúc bay vào: không đụng núi, không đụng nhau

- Khi bay, miệng ngậm lại hum um ”

Máy bay nào đáp xuống mục tiêu an toàn (bắt lấy 1 đồ vật): Thắng

Vật dụng: Số khăn để bịt mắt, đồ vật

=>Ý nghĩa: Rèn luyện sự định chính xác môi trường chung quanh và sự nhanh nhẹn, chính xác

7 Kết quả đạt được

Trong quá trình thực hiện, tôi xác định rằng kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp Việc giáo dục kỹ năng sống cho học viên bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt thường ngày.Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian và theo kiểu “mưa dầm thấm đất”, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời gian ngắn

Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi đã bước đầu giúp đỡ học viên rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe Các em đã có ý thức tốt hơn trong hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, lắng nghe, đánh giá…có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơn…

Và quan trọng hơn, chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm như một luồng gió mới thổi vào công tác giáo dục của trung tâm, làm cho các tiết sinh hoạt chủ nhiệm trở nên phong phú hơn, thu hút được các em nhiều hơn Đặc biệt, đa

số các em đã có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống nhằm tự hoàn thiện mình

Kết quả cụ thể:

Qua năm học 2010-2011, qua khảo sát 15 học viên lớp chủ nhiệm (10A2) tôi đã thu được một số kết quả về nhận thức của các em đối với chương trình như sau:

a Nhận thức về chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm:

- 15/15 HV (100%) cảm thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống trong trung tâm là quan trọng

- 13/15 HV (86,7%) các em tự nhận thấy mình còn thiếu kỹ năng sống

- 14/15 HV (93,3%) nhận thấy rằng thiếu kỹ năng sống là do chưa được giáo dục nhiều về kỹ năng sống

- 14/15 HV(93,3%) nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống

Ngày đăng: 15/06/2016, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w