1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp

23 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 73,65 KB

Nội dung

Thực tiễn này khiến các nhàgiáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâmđến vấn đề giáo dục kĩ năng sống KNS cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinhHS trung học

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ

NHIỆM THÔNG QUA TIẾT SINH HOẠT LỚP

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2018

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp” 3

2 Mục đích nghiên cứu: 3

3 Đối tượng nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4

1 Cơ sở lí luận 4

a Kỹ năng sống là gì? 4

b Giáo dục kỹ năng sống là gì? 4

c Tại sao phải giáo dục KNS cho học sinh? 5

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5

3 Các giải pháp đã áp dụng 6

3.1 Kịch bản 1: Tổ chức trò chơi 7

3.2 Kịch bản 2: Kể chuyện 9

3.3 Kịch bản 3: Chiếu video “Quà tặng cuộc sống” 13

3.4 Kịch bản 4: Tổ chức sinh nhật tập thể 16

3.5 Kịch bản 5: Tổ chức cuộc thi “ Tìm kiếm tài năng ” 18

4 Hiệu quả: 18

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

1 Kết luận 19

2 Kiến nghị 19

2.1 Với các cấp quản lí 19

2.2 Với giáo viên 20

Tôi xin chân thành cảm ơn! 20

DANH MỤC CÁC TƯ LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

I M Đ U Ở ĐẦU ẦU

1 Lí do chọn đề tài

Môi trường sống, hoạt động và học tập của giới trẻ ngày nay có sự thay đổiđáng kể Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưuquốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Thực tiễn này khiến các nhàgiáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâmđến vấn đề giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh(HS) trung học phổ thông (THPT)

Thật vậy, kỹ năng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứkhông riêng gì học sinh Tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được nhắmđến đầu tiên trong việc giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là học sinh THPT bởilứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn mà các em có sự phát triển vượt bậc về mặtthể chất và cũng có sự trưởng thành nhất định trong nhận thức; cách nhìn nhậncủa người lớn đối với các em cũng có sự thay đổi: các em không còn là trẻ connữa nhưng cũng chưa được nhìn nhận như một người trưởng thành Trong khi

đó các em đã có những sự độc lập nhất định trong tư duy, trong hành vi ứng xử,trong cách nhìn nhận những sự việc diễn ra quanh mình, dẫn đến các em luônmuốn khẳng định mình, muốn chứng tỏ cho người lớn biết các em thực sự đãtrưởng thành, muốn được người lớn công nhận, được đưa ra ý kiến của cá nhânmình…tuy nhiên, vì các em chưa nhận thức được một cách đầy đủ dẫn đến xuấthiện những suy nghĩ, những cách hành xử không đúng, không phù hợp với lứatuổi, làm ảnh hưởng đến người khác thậm chí còn có thể gây hại cho chính bảnthân các em[1]

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, bạo lực học đường ngày cànggia tăng, học sinh tự tử vì nhiều nguyên nhân… HS không hứng thú trong họctập, đánh nhau trong trường, bị xâm phạm,bị lợi dụng, Hơn thế nữa, hiện tượng

đi xuống về đạo đức trong nhà trường như vô lễ với giáo viên, nói trống không,chỉ chào thầy cô dạy mình…cũng đang xảy ra ngày một nhiều Trong gia đình,nhiều em rất thiếu kỹ năng làm việc nhà, kỹ năng tự phục vụ bản thân Ngoài xãhội, hiện tượng các em ngu ngơ khi phải xử lý những tình huống của cuộc sốngthực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sángkiến và dễ nản chí…cũng ngày một nhiều Nguyên nhân là do các em không cókhả năng ứng phó với những áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không biết giảiquyết xung đột, không tiết chế được cảm xúc bản thân Theo các chuyên giagiáo dục (GD), nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống (KNS).Vấn đề HS thiếu KNS, thiếu tính tự tin, thiếu tự lập, sống thiếu trách nhiệmvới bản thân và gia đình, ích kỉ, vô tâm… đang là những rào cản lớn cho sự pháttriển toàn diện của thanh thiếu niên khiến không chỉ các bậc phụ huynh và giáoviên (GV) phiền lòng, mà đã trở thành vấn đề nóng của toàn xã hội trước xu thế

xã hội phát triển ngày càng năng động.[3]

Trang 4

Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho HS đặc biệt là HS phổ thông là điềuhết sức cần thiết cho tương lai các em, từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất từ

đó hình thành tính cách và nhân cách Nhưng rèn luyện kỹ năng sống cho HSnhư thế nào cho hiệu quả, thu hút được các em luôn là vấn đề trăn trở của cácnhà trường, của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội hiện nay.Đứng trước vấn nạn sa sút về đạo đức lối sống của HS, năm học 2011-

2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị "tăng cường nội dung giảng dạy kỹnăng sống cho học sinh", tích cực lồng ghép dạy học tích hợp GD KNS cho các

em HS ở tất cả các môn học trong nhà trường.[3]

Là một GV trong nhà trường, trực tiếp đứng trên bục giảng, qua nhữngnăm công tác tại trường Trung học phổ thông (THPT) Ngọc Lặc, tôi nhận thấyrằng các em HS của trường THPT Ngọc Lặc rất thiếu và yếu về KNS Các emrất nhút nhát, không mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể, KN giao tiếp cực

kì hạn chế, KN giải quyết mâu thuẫn lại càng hạn chế hơn, ví như chỉ với mâuthuẫn tình cảm nam nữ hay chỉ một xích mích nhỏ đã kéo ra đánh nhau, Đặcbiệt hơn ngay trong lớp học do tôi chủ nhiệm đã có em HS nữ phải bỏ dở việchọc để ở nhà lập gia đình cũng chỉ vì thiếu những KNS cần thiết Vì vậy tôi luôntrăn trở là làm thế nào để các em có được nhận thức đúng đắn về giá trị cuộcsống cũng như có cách giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống một cách tốt đẹpnhất Cũng xuất phát từ đây, trong những giờ tôi lên lớp tôi luôn chú trọng việcdạy học lồng ghép GD KNS cho các em HS thông qua bộ môn của mình Đặcbiệt trong công tác chủ nhiệm, đây là cơ hội tốt nhất để gần gũi và GD KNS chocác em HS của lớp mình Vì vậy trong công tác chủ nhiệm lớp 11A10 năm học2016- 2017, tôi đã chủ động lên kế hoạch (KH) cho những tiết sinh hoạt lớp,những buổi sinh hoạt tập thể, để làm sao qua những hoạt động tập thể trên các

em có thêm được nhiều KNS cần thiết, từ đó giúp các em ngày một tiến bộ hơn

Từ những thực trạng và mong muốn trên, cùng với những trải nghiệm vàkết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt là công tác GD KNS chocác em HS lớp chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:

“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp”.

Kính mong được sự quan tâm, góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến của tôithêm hoàn thiện và vận dụng cho những năm học tiếp theo

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài ra đời nhằm GD KNS cho các em, qua đó giúp các em HS:

- Có khả năng giao tiếp, ứng xử một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao

- Làm chủ được bản thân, sống tự tin, năng động

- Biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống

- Biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách dễ dàng

- Sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng

- Sống đoàn kết, có tình cảm hơn, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình

- Luôn biết kiềm chế cảm xúc, làm chủ được các hành vi ứng xử của bản thân

Trang 5

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp chủ nhiệm 11A10 năm học 2017

2016-4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan

4.2 PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, gặp gỡ trò chuyện với học sinh, tăng cườngmối liên hệ với cha mẹ học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình

4.3 PP thống kê, xử lý số liệu:

Được tiến hành thông qua việc so sánh, đối chiếu số liệu về kết quả giáo dụccủa lớp đạt được so với năm trước khi chưa được áp dụng SKKN

4.4 PP viết báo cáo khoa học.

II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

+ Quan niệm khác coi KNS gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục là : Học để

biết ( Learning to know) ; Học để tự khẳng định(Learning to be ) ; Học để chung sống với người khác (Learning to live together ) và Học để làm(Learning to do)

- Quan niệm của Tổ chức y tế thế giới WHO : KNS là những kĩ năng thiếtthực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh Rộng hơn, KNS

là những năng lực mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp để tương táchiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tìnhhuống trong cuộc sống hàng ngày

- Quan niệm của Quỹ nhi đồng liên hợp quốc(UNICEF) : KNS là cách tiếpcận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sựcân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng

Tóm lại, KNS là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người

có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác

và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.[2]Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế ở Việt Nam, người ta xácđịnh rằng có 13 KNS căn bản và quan trọng hàng đầu cho HS THPT gồm: + KN tự nhận thức + KN xác định giá trị

+ KN kiểm soát cảm xúc + KN ứng phó căng thẳng

+ KN tìm kiếm sự hỗ trợ + KN thể hiện sự tự tin

Trang 6

+ KN giao tiếp + KN lắng nghe tích cực

+ KN thể hiện sự cảm thông + KN thương lượng

+ KN giải quyết mâu thuẫn + KN hợp tác

+ KN tư duy phê phán.[7]

b Giáo dục kỹ năng sống là gì?

Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có

kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày… [7]

GD KNS cho HS là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành

và phát triển nhân cách của các em GD KNS cần được tiến hành càng sớm càngtốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non.Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách đang dầnđược hình thành.[7]

c Tại sao phải giáo dục KNS cho học sinh?

Cần GD KNS cho học sinh vì:

- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống

cá nhân

- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững

- Chương trình hành động Dakar (Diễn đàn GD cho mọi người - Senegan2000) yêu cầu mỗi quốc gia phải triển khai giáo dục KNS cho người học.[2]

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Ngọc Lặc là một huyện nằm xa trung tâm của thành phố Thanh Hóa, cáchthành phố Thanh Hoá khoảng 70 km về phía Tây Đây là vùng đất có nhiềuđồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (dân tộc Mường, Dao, Thái,…) Trongnhững năm gần đây, Ngọc lặc đang trên đà phát triển để trở thành trung tâmcủa các huyện miền núi, là Đô thị miền Tây Do vậy, sự phát triển của kinh tế,

sự xuất hiện của các công ty, các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ, giải trí,

sự giao thoa giữa các nét văn hóa truyền thống với văn minh đô thị cùng với

sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin đang tạo ra nhiều vấn đề xã hộiảnh hưởng trực tiếp tới các em học sinh THPT huyện nhà khi các em được họctrong một môi trường hoàn toàn mới lạ (lên cấp 3, các em sẽ rời gia đình baođời sống trong các thôn bản để ra trung tâm huyện học)

Trường THPT Ngọc Lặc là một trong ba ngôi trường trong huyện(Trường THPT Dân Tộc Nội Trú Ngọc Lặc mới được thành lập và đi vào hoạtđộng 1 năm nay) có học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm phần lớn: khoảng90% số học sinh trong trường nên việc hình thành các KNS cho các em là cực kìcần thiết Những hạn chế về GD KNS cho các em ở các cấp học trước cộng vớiđiều kiện sống khó khăn; môi trường sống là ở các làng xã xa xôi; ông bà, bố mẹ

và anh chị em trong gia đình lại là những người rất thiếu KNS nên mặc dù hiệntại các em được học tập và sinh sống ở khu vực thị trấn nhưng việc giao tiếp với

Trang 7

bạn bè, với thầy cô giáo cũng như cách mà các em ứng phó với những tìnhhuống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày là rất hạn chế Việc giao tiếp hạn chế

đã làm cho các em ngày càng rụt rè, tự ti, ít nói, khả năng diễn đạt kém, Từ đóảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập của các em trong nhà trường cũng như

cơ hội của các em sau này khi ra ngoài xã hội

Mặt khác, lứa tuổi 14-15 (học sinh vào lớp 10) là lứa tuổi đang có sự mấtcân bằng về tâm sinh lí, muốn khẳng định mình, coi mình là người lớn, muốnđược đối xử như người lớn, muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức mình và độc lập khám phá những cái mới để khẳng định mình làngười lớn…

Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay,thế hệ trẻ như các em thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tíchcực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phảiđương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Xa gia đình

và có nhiều cám dỗ của xã hội …Nên chính giai đoạn này, nếu các em không cóđược những kĩ năng sống cần thiết sẽ dẫn đến các em dễ có những hành vikhông đúng mực, dễ sa ngã nhất

Mặc dù từ năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị "tăngcường nội dung giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh", tích cực lồng ghép dạyhọc tích hợp GD KNS cho các em HS ở tất cả các môn học trong nhà trường.Tuy nhiên với thói quen dạy và học chưa có tích hợp GD KNS trước kia, nhiều

GV cảm thấy rất khó khăn khi lồng ghép GD KNS cho HS vào giờ học Hơn thếnữa, do thời lượng của giờ dạy giới hạn và việc phải đảm bảo nội dung chươngtrình học đã khiến cho nhiều GV bộ môn bỏ qua việc lồng ghép GD KNS vàobài học hoặc nếu có thì chỉ hời hợt qua loa Mặt khác, GD KNS cho các em HS

là rất cần thiết nhưng do mới được yêu cầu áp dụng rộng rãi nên còn chưa có tàiliệu chuẩn cho các nhà trường vận dụng Nhiều trường học hiểu chưa rõ vềchương trình này lại càng hoang mang, không biết dạy cái gì và dạy như thế nào.Nhiều GV bối rối không biết phải GD KNS cho HS ra làm sao, lồng ghép vàokhi nào và lồng ghép như thế nào cho hợp lí Ngay cả chính bản thân một số GVcũng chưa có đủ những KNS cần thiết để áp dụng vào cuộc sống thì việc vậndụng các phương pháp GD KNS để truyền đạt nội dung tới các em HS lại càngkhó khăn.[7]

Việc thực hiện GD KNS cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc cũng khôngngoại lệ Tôi xin nêu một số trường hợp điển hình ở lớp 10A10 năm học 2015 -

2016 như sau: Em Cẩm Linh khi được GV quan tâm và tìm hiểu về hoàn cảnhgia đình mình thì em ngượng ngùng không chia sẻ; chỉ mới là HS lớp 10 nhưng

em Huy Hoàng liên tục gây rối đánh nhau với các bạn, em Thương Hoài vì phútbồng bột đã để lại hậu quả, kết quả phải bỏ học ở nhà đi lao động, em PhươngThanh bỏ học đi làm ăn rồi quay trở lại trường học bỏ lỡ mất 2 năm tuổi trẻ…Tất cả vấn đề này, nếu suy ngẫm một cách thật thấu đáo thì nguyên nhân phầnnhiều là do các em chưa có đủ KNS để có thể đối mặt được với những tháchthức, áp lực trong suộc sống

Trang 8

Từ những vấn đề thực tiễn rất nhức nhối nêu trên, với vai trò là một GVtrong nhà trường, với tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm(GVCN), tôi thấy mình cần phải thực hiện việc GD KNS cho các em HS màtrước hết là những HS lớp mình chủ nhiệm để các em có thể thích ứng với cuộcsống hiện đại tốt nhất Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài này.

3 Các giải pháp đã áp dụng

Việc đưa GD KNS vào giờ sinh hoạt lớp chủ yếu thông qua nội dung sinhhoạt trong từng buổi nhằm làm tăng tính chủ động của HS trong lớp, phát huynăng lực của từng cá nhân, nhấn mạnh vai trò của tập thể, để HS thấy được và từ

đó luôn ý thức được tinh thần cũng như KN làm việc nhóm trong quá trình giảiquyết các vấn đề chung Chính vì vậy, tôi xin đưa ra các kịch bản sinh hoạt lớp

mà tôi đã từng thực hiện với lớp chủ nhiệm trong quá trình tôi được nhận nhiệm

vụ làm công tác chủ nhiệm như sau:

Mỗi tiết sinh hoạt lớp được chia thành 2 hoạt động chủ đạo

Hoạt động 1 :

Lớp trưởng cùng với các tổ trưởng sơ kết tuần vừa qua GVCN tuyêndương, khen thưởng những HS có thành tích tốt trong tuần, nhắc nhở HS viphạm và nhận xét chung, phổ biến KH của tuần tới.( Hoạt động này chiếm tối đa

15 phút)

Hoạt động 2 : ( toàn bộ thời gian còn lại)

Tổ chức hoạt động tập thể theo chủ đề và kịch bản đã được GVCN và bancán sự lớp chuẩn bị trước

3.1 Kịch bản 1: Tổ chức trò chơi

* Những lưu ý khi tổ chức trò chơi cho các em HS lớp chủ nhiệm như sau:

- Không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơnthuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung GD KNS trong giờsinh hoạt

- GVCN phải chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp,thay đổi nội dung và phương thức sinh hoạt để tránh nhàm chán Có thể thamkhảo thêm ý tưởng từ chính các em học sinh

Một số trò chơi có thể tiến hành trong giờ sinh hoạt nhằm GD KNS cho HS

* Trò chơi 1: Mong muốn, hi vọng, quan tâm

- Yêu cầu:

+ GV: Chuẩn bị một cái hộp không có nắp đậy bằng thùng cacton có bọc giấy

và trang trí sinh động.( Việc này có thể có sự hỗ trợ từ trước của các bạn cán bộ lớp)+ HS: Tất cả các HS trong lớp tham gia, mỗi em chuẩn bị một tờ giấy trắng

và một cây bút viết

* Chú ý : Do số lượng học sinh nhiều nên có thể tiến hành trò chơi này trong 2hoặc 3 tiết sinh hoạt và nên tổ chức ngay trong những tuần đầu tiên của năm học Việc này sẽ giúp GVCN nắm bắt được hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của HS lớp chủ nhiệm, từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp cũng như có những động viên chia sẻ kịp thời những khó khăn của các em.

Trang 9

- Cách tiến hành:

+ Các em HS độc lập làm việc, ghi đầy đủ những mong muốn, hy vọng củacác em và những điều các em đang quan tâm đến vào tờ giấy của mình.(Để đảmbảo tính riêng tư, các em không ghi tên lên tờ giấy)

+ GV yêu cầu lớp trưởng thu lại tất cả những mảnh giấy này để vào hộp,sau đó yêu cầu mỗi HS ngẫu nhiên chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lênnhững mong muốn, hi vọng, quan tâm cho HS cả lớp cùng nghe

+ GVCN chọn một HS lên viết ra những thông tin đó lên trên bảng

+ GVCN tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọngcủa các HS Từ đó GV đưa ra lời nhận xét, phân tích về những điều mà các emđang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em HS Từ đógiúp các em thấy được những cái nào là thiết thực, là nhiệm vụ trước mắt, những

gì là tương lai xa để các em định hướng được suy nghĩ, hành động của bản thâncho phù hợp với từng giai đoạn

- Kĩ năng được hình thành và củng cố:

+ KN tự nhận thức và KN xác định giá trị bản thân: Được hình thành tronghoạt động HS tự mình viết ra những mong muốn riêng của mình, nói lên nhữngđiều mình hi vọng sẽ đạt được và cả những điều mà mình quan tâm đến

+ KN lãnh đạo : lớp trưởng được giao nhiệm vụ thu các mẫu giấy của các bạnthể hiện vai trò lãnh đạo lớp

+ Kĩ năng lắng nghe: Được hình thành khi GV nêu yêu cầu, thông báo luật,nội dung của trò chơi; HS phải lắng nghe để xác định rõ luật chơi và cáchchơi.Và quan trọng hơn hết, các em biết lắng nghe các thông tin được đọc ra từcác mảnh giấy do chính các em và các bạn viết nên

+ Kĩ năng thuyết trình: Được hình thành khi HS đứng dậy và đọc nhữngđiều được ghi trong các mảnh giấy lấy ra từ trong hộp

+ Kĩ năng giao tiếp và ứng xử: Được hình thành và củng cố thông qua quátrình giao tiếp giữa các em HS với nhau, giữa GV và HS trong quá trình thựchiện trò chơi

* Trò chơi 2 : Vẽ khuôn mặt với các biểu cảm khác nhau

- Yêu cầu :

+ GV : chuẩn bị một số tờ giấy trắng nhỏ và phát cho HS

( Để trò chơi đạt được kết quả như mong muốn, GVCN nên có sự quan sát nhanh trạng thái tâm lí hiện tại của HS trong lớp, từ đó phát giấy đúng đối tượng mà mình mong muốn Có thể phát ngẫu nhiên cho một vài em bình thường trong lớp để không bị “lộ ý đồ”)

+ HS : Số lượng tham gia khoảng 10 em / lần / buổi

Trang 10

+ Sau khi lắng nghe một cách chân thành, GV sẽ mời một số bạn trong lớpgóp ý, thảo luận… và cuối cùng đưa ra lời khuyên bổ ích, phù hợp cho các em.

- Kĩ năng được hình thành và củng cố:

+ KN kiểm soát cảm xúc: Được hình thành khi các em bình tĩnh nêu rađược vấn đề mà bản thân gặp phải, biết suy nghĩ thấu đáo và tìm ra được hướnggiải quyết phù hợp để không có những cảm cúc tiêu cực ảnh hưởng đến bảnthân

+ KN tìm kiếm sự hỗ trợ: Được hình thành khi HS nhận được những sự tưvấn, phân tích hữu ích từ các bạn và cô giáo Từ đó giúp HS thấy được khi gặpvấn đề, những tình huống khó khăn trong cuộc sống có thể tìm kiếm sự hỗ trợ

từ thầy cô, bạn bè

+ KN lắng nghe tích cực: Được hình thành khi các em biết lắng nghenhững vấn đề của các bạn, từ đó có những điều chỉnh hành vi, suy nghĩ phù hợp hoặc có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích cho các bạn

+ KN thể hiện sự cảm thông: Được hình thành khi các em biết được nhữngkhó khăn mà bạn mình đang gặp phải Từ đó có những sự sẻ chia, giúp đỡ, cảmthông cho bạn

+ KN giải quyết mâu thuẫn: Được hình thành khi các em biết giải quyếtnhững vấn đề của các bạn có liên quan đến mình Các em sẽ có cơ hội trao đổithẳng thắn dưới sự dìu dắt của cô giáo để từ đó tìm được tiếng nói chung, kếtquả mâu thuẫn được giải quyết

* Trò chơi 3: Tìm bạn bằng nửa trái tim

Nội dung:

GV Cắt những trái tim bằng bìa carton, tô màu khác nhau cho đẹp.Sau đódùng kéo cắt trái tim ra làm 2 theo những đường răng cưa khác nhau Một nửaghi chữ “ Nếu”, một nửa ghi chữ “ Thì”.[6]

Cách tiến hành:

+ GVCN chọn lớp trưởng làm người điều khiển trò chơi, hướng dẫn luậtchơi cho lớp trưởng Sau đó cho lớp trưởng tổ chức trò chơi

+ Chọn số HS nam và nữ bằng số trái tim đã cắt Chia thành 2 nhóm

+ Phát ngẫu nhiên cho mỗi HS một nửa trái tim HS viết vào nửa trái timcủa mình theo yêu cầu( nếu, thì)

+ Sau khi viết xong, lớp trưởng hô: “ Hãy tìm bạn bằng nửa trái tim”.Người chơi nhanh chóng tìm ra bạn của mình bằng cách so nét cắt của nửa tráitim sao cho khớp nhau

+ Người điều khiển sẽ đọc từng câu (nếu…thì) trên từng trái tim Sau đómời các bạn còn lại trong lớp “ bình luận” để tìm ra cặp nào ấn tượng nhất

Kĩ năng được hình thành và củng cố:

+ KN thể hiện sự tự tin: Được hình thành khi HS tự tin tham gia trò chơi

mà không trốn tránh, xấu hổ; khi lớp trưởng tự tin điều hành trò chơi thayGVCN

+ KN tư duy, sáng tạo: Được hình thành khi học sinh được thỏa ý viết tiếpcác mệnh đề “ nếu- thì” mà không phải lo lắng về tính đúng sai của nó

Trang 11

+ KN hợp tác: Được hình thành khi các nhóm tham gia trò chơi đúng yêucầu, đúng luật đưa trò chơi đi đến thành công mà không bị “ vỡ trận”

+ KN lãnh đạo: Được hình thành khi lớp trưởng điều hành toàn bộ hoạtđộng của các nhóm khi tham gia trò chơi

3.2 Kịch bản 2: Kể chuyện

GVCN có thể kể những câu chuyện ngắn nhưng súc tích, giàu ý nghĩa, giàugiá trị nhân văn để kể cho các em nghe Qua đó các em thấy được sự gần gũigiữa cô và trò, đồng thời qua lời kể truyền cảm của cô giáo, các em cảm nhậnđược sâu sắc những thông điệp mà các câu chuyện đó đem đến

Câu chuyện 1: Hai vương quốc (Kịch bản này nên được thực hiện trong

những tuần đầu năm học )

Ngày xửa ngày xưa, có hai vương quốc là Rumpleland và Padoodleplace.Một ngày tình cờ, cả hai vương quốc đều đưa ra một điều luật mới Điều luậtcho rằng, không một ai có thể tưới nước trong vườn vào các ngày thứ Hai VuaRumpleland chỉ đơn thuần cho dán điều luật mới này và yêu cầu binh lính điquanh thị trấn và bắt giữ tất cả người dân nào tưới nước trong vườn vào ngàythứ Hai

Ngày thứ Hai tiếp theo, các binh lính bắt được 12 người dân tưới nướctrong vườn Người dân rất tức giận hỏi: “Tại sao Vua lại ra một luật lệ như thếlàm gì? Luật này chả có ý nghĩa gì cả, tại sao chúng ta lại không được tưới nướctrong vườn vào các ngày thứ hai?”

Những người dân thị trấn Rumpleland đều nghe nói tới việc bắt giữ này

Họ vẫn quyết định phải tưới nước tại vườn chỉ để nhà vua biết rằng ông takhông thể đàn áp họ như thế Họ phân công nhau canh gác binh línhtrong khihàng xóm tưới nước cho khu vườn của mình Nhưng trong vòng 2 tuần, không aicòn nước nữa, kể cả nước để uống nước sông vùng Rumpleland đã cạn kiệt.Tại Padoodleplace, Vua đã chính thức gặp những người dân trong vùng vànói “ Nước trong vùng đã sắp cạn kiệt rồi, chúng ta nên làm gì đây? Nếu chúng

ta không bớt sử dụng nước, nước sông sẽ cạn kiệt ”

Người dân đã đóng góp rất nhiều ý kiến Cuối cùng có một người gợi ýrằng không ai được tưới nước trong vườn vào các ngày thứ hai Vua và nhữngngười dân khác trong vùng suy tính một lúc Cuối cùng, họ đưa ra quyết định kếhoạch đó là kế hoạch tốt nhất nhằm hạn chế người dân sử dụng nước.Vị Vua đãyêu cầu người dân trong vương quốc mình quay trở lại vùng và giải thích chonhững công dân khác

Mọi người trong vùng Padoodleplace đều nghe nói tới điều luật này Họ đãhiểu tại sao họ cần phải sử dụng ít nước đi Do đó, họ nhắc nhở bất cứ ai quênkhông thực hiện theo điều luật Do có sự nỗ lực của tất cả mọi người, tất cảngười dân đều duy trì được lượng nước họ cần dùng cho đến khi mùa mưa tới vànước sông lại đầy.[2]

Câu hỏi suy nghĩ và thảo luận.

Câu 1: Em hãy nói cho bạn bên cạnh biết điều luật mới của 2 vương quốc ?Câu 2: Em có suy nghĩ gì về cách nhà vua vùng Rumpleland thực hiện điềuluật và phản ứng của người dân vùng Rumpleland trước điều luật mới?

Ngày đăng: 21/10/2019, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w