1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn học Châu Á sử thi Ramayana

11 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Trong lễ đó nàng làm điều kiện cho các hoàng tử khắp bốn phương đến đọ sức đua tài, nếu ai bẻ gẫy được chiếc cung thần của cha nàng thì nàng nhận làm chồng... Chiến đấu với quỷ vương Rav

Trang 1

SỬ THI ẤN ĐỘ

I Một vài nét về sử thi Ấn Độ

1 Khái niệm dặc trưng sử thi Ấn Độ

Sử thi là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua những cuộc xung đột vũ trang giữa các vương quốc, giữa những chủng tộc sống trên đất Ấn Độ Sử thi còn là những bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa ngưỡng mộ và tôn thờ

2 Đặc trưng sử thi Ấn Độ

a Tính quy mô đồ sộ

- Trên thế giới ít có những bộ sử thi nào quy mô đồ sộ như hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ Mhabharata dài 22 vạn câu, gấp bảy lần Iliat và Ôđixê của

Hi Lạp cộng lại

- Ramayana dài năm vạn câu Có được tính quy mô đồ sộ như vậy, trước hết là do người Ấn Độ có thói quen suy nghĩ triền miên, giàu óc tưởng tượng Hai nữa là Ấn Độ rộng lớn, có nhiều dân tộc, nhiều truyền thuyết, có nhiều huyền thoại Các nghệ nhân kể chuyện thường sưu tập các truyện

Trang 2

lan truyền trong các địâ phương xâu chuỗi lại làm cho nội dung thêm phong phú và được kéo dài Hai tập sử thi kể trên có sức khái quát rộng lớn và bối cảnh hoành tráng

b Tính giáo huấn sâu đậm.

- Hai tập sử thi đều đề cao lí tưởng đạo đức và bổn phận của Ksatrya hướng con người vào điều thiện chống cái ác, sống theo đạo lí công bằng, bác ái

- Có đặc trưng trên là do Ấn Độ có nhiều tôn giáo Dân tộc

Ấn Độ là dân tộc mộ đạo, giáo lí tôn giáo được phản ánh khá sâu sắc trong các bộ sử thi Điều này lam cho chất giáo huấn, kinh lễ thêm sâu đậm trong sử thi

c Tính xung đột gay gắt về đạo lí

- Hai tập sử thi trên không coi trọng miêu tả chiến tranh mà chú trọng miêu tả sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí Nếu có xung đột với nhau, trước tiên phải hoà giải, nếu không thành mới tiến tới chiến tranh Điều luật của chiến tranh là phải đảm bảo lẽ công bằng, mang tính nhân đạo Mục đích cuối cùng của chiến tranh là hoà hợp, hoà bình Đó là tinh thần Ấn Độ

d Tính đa dạng của hệ thống nhân vật

Trang 3

- Nhân vật trong sử thi Ấn Độ rất phong phú và đa dạng: Người anh hùng, đạo sĩ, phụ nữ thần thánh, ma quỷ…

- Nhân vật thường biến hoá đa dạng, nửa thần, nửa người

- Nhân vật anh hùng thường là người có sức mạnh về trí tuệ, lòng dũng cảm, đạo đức, lòng từ thiện

II Phân tích hai bộ sử thi

1 RAMAYANA

* Nguồn gốc và ảnh hưởng

- Ramayana bắt nguồn từ truyền thuyết về hoàng tử Rama, được lưu

truyền trong dân gian mấy ngàn năm về trước

- Vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Vanmiki- một đạo sĩ Bà

Lamôn đã ghi lại bằng văn vần

Sử thi Ramayana có độ dài 24.000 câu đôi chia ra thành 7 khúc ca Nó có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới ca múa (vũ điệu Xita) kiến trúc, hội hoạ trong việc khơi ngợi đề tài và nguồn cảm hứng

* Tóm tắt

- Khúc ca I: dòng dõi và tuổi trẻ của hoàng tử Rama

- Khúc ca II: 13 năm lưu đầy trong rừng sâu

- Khúc ca III: nàng Xita bị quỷ vương Ravana bắt mất đưa

về đảo Lanka

- Khúc ca IV: Rama tiêu điều vua khỉ Valin giành lại ngôi báu cho vua khỉ Xugriva Cuộc liên minh thần thánh

- Khúc ca V: tướng khỉ Hanuman do thám đến đảo Lanka

Trang 4

- Khúc ca VI: Cuộc chiến đấu dữ dội, ác liệt giữa Rama và Ravana

Ravana bị tiêu diệt Nàng Xita được cứu thoát

- Khúc ca VII: Rama nổi cơn ghen.Xita nhảy vào dàn lửa Thần Anhi soisáng lòng kiên trinh thuỷ chung cho nàng Rama cùng vợ là Xita trở về quốcvương Kôsala lên ngôi vua

Tóm tắt cốt truyện của sử thi Ramayana

Ở thủ đô Ayodhya của vương quốc Kosala, có ông vua già yếu thuộc triều đại Mặt trời tên là Daxatha Nhà vua có 4 người con trai do 3 người vợ sinh ra Con cả là hoàng tử Rama, hơn hẳn các em mình về trí tueetj, nhân đức và lòng quả cảm Daxatha có ý định nhường ngôi cho Rama nhưng

vì nghe theo lời xúi giục của thứ phi Kekei mà đày Rama vào rừng 14 năm trời rồi quyết định nhường ngôi cho Brahata do Kekei sinh ra

Rama vâng lời cha , đem vợ là Sita và em trai Laksmana vào rừng Sita vốn được vua Janaka xứ Videha nhận làm con Trong một buổi lễ hạ điền, nhà vua cầm cày xới luống đất đầu tiên thì trong luống cày xuất hiện một cô bé gái nhỏ xíu xinh đẹp, nhà vua bèn ôm vào lòng và đem về hoàng cung nuôi nấng Không bao lâu Sita trở thành một cô công chúa xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng Đến tuổi, nhà vua làm

lễ kén phò mã cho nàng Trong lễ đó nàng làm điều kiện cho các hoàng tử khắp bốn phương đến đọ sức đua tài, nếu

ai bẻ gẫy được chiếc cung thần của cha nàng thì nàng nhận làm chồng

Trang 5

Các hoàng tử khác đã thử sức nhưng đành bó tay, duy chỉ

có Rama đủ sức mạnh phi thường, bẻ gẫy được chiếc cung thần đó Chàng được Sita choàng vào cổ vòng hoa chiến thắng và nhà vua làm lễ thành hôn cho hai người

Sau khi bị đày vào rừng, Rama dựng lều bên bờ suối cùng

vợ và em trai ngày ngày săn bắn tập võ nghệ, tu luyện đức

độ, trong cảnh gian khổ, ăn quả rừng, uống nước suối

Không bao lâu, quỷ Ravana ở đảo Lanka (Sri Lanka ngày nay) biết tin nàng Sita xinh đẹp đang sống trong rừng, muốn đến cướp nàng về làm vợ Hắn lập mưu sai con quỷ Maricha đến trước giả dạng làm con hươu xinh đẹp nhảy nhót tung tăng trước mặt hai vợ chồng Rama, Sita thích con hươu bèn giục chông đuổi bắt cho nàng Rama đuổi theo hươu vào rừng sâu quá lâu Sita lo lắng bảo em chồng vào tìm Thừa cơ, quye Ravana giả danh đạo sĩ Bà la môn đến phonhr phờ, dụ dỗ nàng rồi bắt nàng bỏ lên thiên xa phóng

về Lanka Ravana giam nàng trong cung cấm, tìm cách hãm hiếp nhưng không được bèn đe dọa cho quỷ sứ xẻo tai, moi mắt, cắt tiết nàng, băm vằm nàng nhưng nàng một mực chống cự

Hai anh em giết được con quỷ hóa hươu rồi quay lại lều trại biết Sita đã bị quỷ vương Ravana bắt cóc, Rama quyết tâm

đi cứu Nhờ có đạo sĩ Kabandha khuyên, anh em Rama đến tìm vua loài khỉ Sugriva giúp sức Sugriva đang bị khỉ Vali cướp ngôi báu, gặp dịp anh em Rama trừ khử khỉ Vali giành lại ngôi báu cho Sugriva Trước tinh thần nghĩa hiệp

và lòng dũng cảm đó của Rama, Sugriva bèn phái tướng

Trang 6

khỉ Hanuman tài giỏi, có phép thần thông biến hóa đi theo giúp sức anh em Rama

Chiến đấu với quỷ vương Ravana gặp rất nhiều khó khăn, Ravana vốn là con quỷ có mười đầu , đầu chặt xong lại mọc lên, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Hanuman và nhờ có thanh kiếm thần của thần Brahma cấp cho nên Rama dã tiêu diệt được Ravana cứu được nàng Sita

Sau thắng lợi đó tưởng chừng hai vợ chồng sẽ mừng vui khôn xiết trong cảnh hội ngộ, nhưng không ngờ trong lòng Rama bỗng nổi lên cơn ghen tuông dữ dội Rama nghĩ rằng Sita không còn đủ tiết hạnh và lòng chung thủy khi sống với quỷ Ravana do đó không muốn nhận nàng làm vợ nữa Sita thấy vậy rất đau lòng , nàng đã cố dùng những lời lẽ để minh oan cho mình, cuối cùng không còn cách nào khác, nàng đành nhảy vào lửa để tự thiêu Nhờ có thần lửa Agni chứng giám lòng trong trắng của nàng nên đã không thiêu đốt nàng Giữa ngon lửa thân mình nàng sáng ngời như Mặt tẳng , thần Lửa giao nàng lại cho Rama , Rama vui sướng dang tay đón nàng Cũng đúng lúc hết hạn đi đày, vợ chồng Rama cùng em trai trở về kinh đô trong cảnh dân chúng náo nhiệt đón mừng Rama lên ngôi trị vì đất nước Từ đó vương quốc Kosala sống trong cảnh thái bình thịnh vượng [Đoạn tiếp sau không có trong nguyên bản khúc ca]

Trăm họ đang sống trong cảnh thái bình yên vui thì từ trong đám vươngg công quý tộc ở đô thành nổi lên dư luận dèm pha, chỉ trích nhà vua đã dung túng cho một người đàn bà

đã thay lòng dổi dạ , chung chạ với quỷ sứ Rama nghe tin

Trang 7

đó lại nổi cơn ghen một lần nữa bèn đuổi Sita vào rừng sâu đúng lúc nàng đang mang thai

Sita vào rừng trong cảnh đau khổ, nàng khóc lóc kể lể nỗi niềm với cây cỏ rồi ngất đi giữa rừng sâu, May thay có đạo

sĩ Valmiki tu gần đấy nhận nàng làm con nuôi

Mười năm sau, trong đám hội lớn ở đô thành Ayodhya có hai em bé là Kusa và Lava đi đến đâu cũng hát kể kì tích của Rama, lòng đau khổ và niềm chung thủy của Sita khiến mọi người nghe bùi ngùi xúc động Rama nghe tin đó đã gọi hai đứa bé vào cung , hỏi đầu đuôi mới nhận ra hai đứa con của mình do Sita sinh ra trong rừng Biết vậy, Râm buồn phiền hối hận cho đón Sita về kinh, nhưng Sita không muốn găp lại Rama nữa mà cầu xin đất me là thần Đất mở rộng luốn cày đón nàng trở về trong lòng đất, nơi đã sinh ra nàng

Rama đau đớn van nài thần Đất, nhưng thần Brahma xuất hiện an ủi chàng và cho biết chàng sẽ được tái hợp trong kiếp sau ở cõi trời, Sau đó, Rama nhường lại vương quốc cho hai con và về trời, trở lại bản thân nguyên thủy là Visnu - thần bảo vệ của toàn thể vũ trụ

* RAMA buộc tội.

* Xuất xứ và ý nghĩa

- Đoạn kể "Rama buộc tội" trích trong ca khúc thứ 6, chương 79 sử thi

Ramayana

- 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Rama, hơn 13 năm đi đày và cuộc chiến đánh thắng quỷ vương

Trang 8

Ravana để cứu nàng Xita xinh đẹp Lúc giải phóng đảo Lanka, Rama cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn thì hạn

đi đày 14 năm gần kết thúc Bỗng Rama nổi cơn ghen tuông dữ dội Chương 79, Rama dùng những lời nặng nề, gay gắt buộc tội Xita, nghi ngờ nàng về sự trong trắng thuỷ chung Xita bước vào giàn lửa thần Anhi đã minh chứng cho nàng Rama hồi hận, cảm động, tự hào đón lấy nàng Hạn đi đày 14 năm cũng kết thúc Rama chia tay các chiến

hữu, chàng cùng em trai và vợ dùng chiếc thiên xa bay về

kinh đô Kôsala

- Chương 79 khắc hoạ thêm một nét đẹp về con người Thiện của đẳng cấpKơxatrya (vương công, quý tộc, võ sĩ)

và đức tính trung hậu, đoan trang củangười phụ nữ cao quý Phân tích

a Rama ghen tuông - nổi giận

- Khi Xita đã khiêm nhường đứng trước Rama, chàng nói với

nàng mộtcách mỉa mai: "Hỡi phu nhân cao quý" Quan hệ vợ chồng hầu như khôngcòn nữa

- Cuộc giao tranh đã kết thúc, theo Rama đó là nghĩa

vụ và tài năng đã hoàn thành: "ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu

khống nghĩa là nàng đã bị Ravana bắt cóc chứ không phải đi theo hắn; "cơn giận ta đã hả, ta đã trả thù kẻ năng nhục ta" Rama đã sống vì một nguyên lí đạo đức của đẳng cấp Kơxatrya của mình: "Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của riêng mình ra để trả thù, kẻ đó là một gã tầm thường" Rama cũng dành những lời nói tốt đẹp nhất để ca ngợi Hanuman và Viphisana - hai chiến hữu tài ba, cao cả của mình Trước nhan sắc của Xita: "khuôn mặt bông sen", "những cuộn tóc cuộn sóng" và những giọt lệ của nàng, lòng Rama "đau như

dao cắt", nghĩa là chàng vẫn say đắm Xita Nhưng danh dự là trên hết, là tất cả, bởi lẽ người anh hùng "sợ tai tiếng" Phải kết

Trang 9

thúc chiến tranh là vì nhân phẩm, là để "xoá bỏ vết ô nhục vì

uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình" Rama không thể "nhận nàng về", "không ưng có nàng nữa" vì "nàng đã lưu lại tại nhà một kẻ xa lạ", vì Ravana với

"đôi mắt tội lỗi hau háu nhìn khắp người nàng", nghĩa là nàng

đã thất thân với hắn, cho nên Rama phải nghĩ tới "gia đình cao

quý" đã sinh ra mình

Tóm lại, Rama vẫn còn yêu Xita xinh đẹp, nhưng vì danh dự, nhân phẩm của người anh hùng, của dòng họ cao quý mà chẳng phải buộc tội Xita, chấm dứt quan hệ vợ chồng với nàng: "Vậy

ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu tuỳ nàng, ta không ưng

có nàng nữa" Rama cảm thấy xấu hổ bị xúc phạm khi trông thấy Xita thì "không chịu nổi", "chẳng khác ánh sáng đối với người bị đau mắt" Rama ghen tuông, buộc tội không phải vì

mù quáng mà trái lại, ghen tuông và buộc tội vì nhân phẩm, danh dự, một nét tính cách

của con người Thiện của đẳng cấp Kơxatrya cao quý.

b Nàng Xita

Xita được miêu tả trong chiều sâu của bi kịch về tình yêu và danh dự

Nàng đau khổ vì bị oan, bị xúc phạm Nàng "đau đớn đến nghẹn thở" Nàng "xấu hổ cho số kiếp của nàng", nàng muốn

chết ngay "muốn tự chôn vùi cả cái hình hài của mình" Nàng

vô cùng đau đớn trước những lời buộc tội của Rama, nàng cảm thấy như muôn nghìn mũi tên "xuyên vào trái tim nàng" Nàng khóc "nước mắt nàng đổ ra như suối"- buộc tội Rama Nàng khẳng định: "trái tim thiếp đây thuộc về chàng" Chàng chưa

hiểu được thiếp qua tình yêu và tâm hồn thiếp Tại sao khi

Hanuman trinh sát tới đảo Lanka, chàng không nhắn nhủ lời

"tử bỏ thiếp để thiếp sớm tự kết liễu đời mình" Nếu chàng tự hào dòng dõi cao quý thì thiếp có kém gì: "Đất là mẹ của

Trang 10

thiếp" Nếu Rama mỉa mai, gọi Xita là "Hỡi phu nhân cao quý" thì Xita cũng đàng hoàng đáp lại "Hỡi đức vua" (và trách) "cớ sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp?"

- Xita nhảy vào giàn hoả thiêu là một cảnh vô cùng bi tráng Ai

đã từng

mục kích điệu múa "Nàng Xita"? Rama "khủng khiếp như Thần Chết" Các thánh thần thì tự hào nhìn Xita nhảy vào lửa

"chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh" Đông đảo phụ

nữ thì "kêu khóc thảm thương" Loài ma quỷ như Vanara,

Raksaxa cũng "kêu khóc váng trời"

- Hình ảnh Xita đàng hoàng tự tin Nàng "lượn quanh" Rama như để chàovĩnhbiệt Nàng lạy chư thần cao quý thiêng liêng Nàng cất lời nguyền vớiThần Anhi: khẳng định mình bị oan, một phụ nữ trinh tiết bị coi như một kẻgian dối; tự hào về lòng trong trắng thuỷ chung trong tình yêu cúi xin thần"bảo vệ con",

"phù hộ cho con" Lời cấu nguyện của nàng Xita:"Nếu con trước sau một lòng một dạ với Rama thì cúi xin Thần hãy tìmhết cách bảo vệ con Rama đã coi một người phụ nữ trinh tiết như một kẻgian dối: nhưng nếu con trong trắng, xin Thần Anhi phù hộ cho con."

Đọc "sử thi Ramayana" như ta biết, ngọn lửa sáng rực như mặt trời, nàng

Xita lộng lẫy kiều diễm trong ngọn lửa Thần lửa Anhi đã

chứng minh và

cứu sống nàng Rama dang đôi tay đón Xita, nước mắt chan hoà sung sướng

vừa ân hận, vừa tự hào

2 Giá trị tác phẩm

a Về mặt nội dung, sử thi Ramayana:

- Là bức tranh rộng lớn về xã hội Ấn Độ cổ đại

- Ca ngợi chiến công và đạo đức của người anh hùng

Trang 11

- Biểu dương tấm lòng thuỷ chung, kiên trinh son sắt của người phụ nữ

b Về mặt nghệ thuật Ramayana:

- Bút pháp miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật tài tình tạo nên màu

sắc trần thế và thần linh hoà quỵên

- Kể chuyện bi hùng, đậm đà màu sắc thần thoại kì diệu

- Rama và Xita là 2 hình tượng điển hình chói sáng nhất, hấp dẫn nhất

- Quy mô kì vĩ, hoành tráng mang tầm vóc vũ trụ

Ngày đăng: 31/05/2016, 13:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w