II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
3.3.4 Kiến nghị giải pháp
Tham vấn với các cơ quan ban ngành ở 2 tỉnh đã nêu ra nhiều kiến nghị, giải pháp về PCGNTT.
Về chính sách
• Chính phủ cần sớm ban hành chính sách “lồng ghép quản lý, giảm thiểu rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân”.
• Cần quy định việc “thẩm định rủi ro thiên tai” vào Luật đầu tư
• Khi có chủ trương chung của Chính phủ, các tỉnh cần thành lập hội đồng thẩm định có tính liên ngành trực thuộc UBND tỉnh
• Chính phủ cần ban hành chính sách “Đánh giá rủi ro thiên tai” trong tất cả các Chương trình phát triển kinh tế (quy hoạch), xã hội, các dự án và đầu tư phát triển, kể cả Chương trình giảm nghèo và Chương trình 135.
• Nhà nước cần có chính sách cho người nghèo vay vốn gia cố nhà cửa trước mùa mưa lũ, và làm nhà kiên cố theo kiểu nhà vượt lũ (2 tầng, hoặc một tầng một tum)
• Phân cấp mạnh cho cấp xã huyện các dự án đầu tư, kể cả các chương trình quản lý bảo vệ rừng. Kết hợp phân cấp và nâng cao năng lực cho cấp huyện xã đồng thời tăng cường sự giám sát, hướng dẫn của cấp tỉnh, cấp trung ương
• Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong kiểm tra đôn đốc việc thực hiện phòng chống, và giảm nhẹ thiên tai trước mùa mưa bão
• Tuyên truyền giáo dục và tập huấn cho cộng đồng nâng cao nhận thức về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai
• Đê điều cần nâng cấp hiện đại, kiên cố hơn. Phải tính toán các tiêu chí, tính đến đa mục tiêu của hệ thống đê điều như an ninh Quốc phòng, giao thông, du lịch dân sinh…
• Chính phủ cần xem xét một cách toàn diện các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các tỉnh thường xẩy ra thiên tai bão, lũ lụt: như hỗ trợ cây con giống phù hợp, nâng mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao hơn, cho vay vốn, đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp…
• Cần có kinh phí dự phòng cho ngành y tế để chủđộng giải quyết kịp thời những vấn đề môi trường, bệnh dịch phát sinh sau thiên tai
• Luật ngân sách cần cho phép lồng ghép nhiều nguồn lực để có công trình kiên cố. Đầu tư cần có đánh giá, xếp thứ tự ưu tiên, có trộng tâm trọng điểm, tránh dàn trải, chia phẩn như hiện nay
Tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng
• Cần có chính sách tập huấn sơ cấp cứu ban đầu trong tình trạng thiên tai xẩy ra cho cán bộ y tế và tình nguyện viên cộng đồng
• Xây dựng mô hình quản lý bảo vệ nước sạch trong mùa mưa lũ, nhằm đảm bảo có nước sạch cho dân sử dụng và hạn chếđược bệnh dịch xẩy ra
• Tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng ngừa dịch bệnh sau thiên tai (Hà Tĩnh có khoảng 60 xã thường xuyên xẩy ra lũ bão)
• Tổ chức tập huấn cho cán bộ thôn, xã về công tác lập kế hoạch phòng chống thiên tai dựa vào công đồng và đánh giá rủi ro thiên tai tại địa phương
Về nâng cao năng lực của chính quyền và cộng đồng
• Có các lớp tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai
• Tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã kiến thức về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng
• Tập huấn cho cán bộ các cấp và cộng đồng kỹ năng lập kế hoạch quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai
• Cần có dự án để phổ biến cho dân vùng lũ các mô hình nhà "sống chung với lũ"
• Cần ban hành chính sách kiên cố hoá trong quá trình tái thiết (sau thiên tai) những công trình trọng điểm
• Cần xây dựng dự án điều tra cơ bản về thiên tai để xác định chính xác những vấn đề cần làm trong quá trình lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
• Cần có một quy hoạch chiến lược lồng ghép một cách đồng bộ và ở mọi lĩnh vực xã hội
• Đưa kiến thức phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai vào trong hệ thống trường học, ngay từ cấp tiểu học và trung học cơ sở
• Mở các cuộc thi tìm hiểu về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai tại cấp tình, huyện, xã
• Xây dựng các chuyên đề về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai phát sóng thường xuyên trên truyền hình trung ương, cấp tỉnh, huyện và phát trên hệ thống truyền thanh rađio, báo chí cũng như trên hệ thống truyền thanh của thôn, xã ngay trước mùa mưa bão lũ hàng năm
• Lồng ghép nội dung phòng, tránh giám nhẹ thiên tai vào nội dung sinh hoạt của các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh và Hội người cao tuổi (thường xuyên, ngay trước mùa mưa bão, lũ hàng năm).
Hỗ trợ nâng cấp hệ thống cảnh báo cho các địa phương thường có bão lụt xảy ra
• Hỗ trợ nâng cấp hệ thống cảnh báo ở vùng bão lụt thường xuyên xẩy ra về trang thiết bị hiện đại và nâng cao nang lực tình độ của đội ngũ cán bộ qua các lớp tập huấn ngắn ngày, dài ngày, thậm chí gửi đi đào tạo nước ngoài
• Hỗ trợ các xã, huyện, tỉnh thường xuyên xẩy ra thiên tai bão lũ xây dựng quy hoạch lại bố trí dân cư cho phù hợp để giảm thiểu rủi ro thiên tai
• Xây dựng lại quy trình lập kế hoạch và cách thức lập kế hoạch, làm sao vấn đề lập kế hoạch phải thực sự phù hợp với nguồn lực của địa phương và sự hỗ trợ của trung ương để tạo điều kiện cho việc lồng ghép một cách hiệu quả nhất
• Chính sách nâng cấp làm mới mang tính kiên cố, đồng bộ cơ sở hạ tầng ở vùng lũ. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
• Có chính sách để các tỉnh thường xuyên có thiên tai xây dựng Quỹ phòng chống thiên tai từ các nguồn kinh phí khác nhau, nhằm giúp thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.
• Chính phủ cần có các đề tài, chương trình nghiên cứu quốc gia các loại giống cây trồng phù hợp với vùng lũ, bão
• Cần tăng cường nghiên cứu ứng dụng đi đôi với đầu tư, nhằm đảm bảo đầu tư có hiệu quả và công trình đảm bảo chất lượng, đặc biệt là những công trình liên quan đến trị thuỷ.
• Tổ chức hội nghị hội thảo nhằm trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm và tổ chức tham quan học hỏi những mô hình tốt trong nước và quốc tế
Vay vốn
• Có chính sách vay vốn cho các vùng thường xuyên bị thiên tai: khoanh nợ, giảm nợ và xoá nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại và mức sống của các hộ gia đình
• Cho ngư dân vay vốn để nâng cấp tàu thuyền và phát triển kinh tế, đa dạng hoá việc làm và thu nhập, giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương và thiệt hại trước thiên tai
Kiến nghị giải pháp công trình
• Cấn rà soát và sửa đổi một số những quy định liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như thiết kế lại sau lũ, bão
• Nạo vét luồng lạch, xây dựng khu neo đậu và có thiết bị kiểm đếm tàu thuyền tựđộng
Kiến nghị giải pháp phi công trình
Xây dựng quỹ dự phòng quản lý thiên tai cần dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá về nhu cầu trang thiết bịđể có một chiến lược toàn diện