II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
3.4 Thách thức đối với lồng ghép phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch
hoạch phát triển kinh tế xã hội
3.4.1 Ảnh hưởng của Biến đối khí hậu toàn cầu Hình số 1: Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu. 25/9/2002 Việt nam đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto(KP). Bộ Tài nguyên Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ làm cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia thực hiện Công ước Khí hậu (UNFNCCC). Chính phủ Việt Nam phê duyệt thông báo Quốc gia đầu tiên cho Ban thư ký UNFNCCC (2003). Ngày 04/7/2007 Ban chỉ đạo thực hiện UNFNCCC, KP đã được thành lập Trên cơ sở ban tư vấn.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 3 nước đang phát triển (Philipin, Băngladet) chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao từ 1m ảnh hưởng đến 10,8% dân số, 5% diện tích đất đai và 10% GDP. Nếu mực nước biển dâng lên 5 m thì ảnh hưởng đến 35% dân số, 16% diện tích đất đai và 36% GDP. Dự báo sẽ có tới 22 triệu người Việt nam bịảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu có sự quan tâm đến các hiện tượng bất thường của “thời tiết”. Báo Tiền phong ngày 27/11/2007 đã đề cập đến vấn đề này bằng tiêu đề: “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Hiểm họa ngày càng rõ”, đã đề cập đến vấn đề cơn bão số 7 có đường đi bất đường nhất từ trước tới nay. “Di chuyển theo hướng tây nhằm đổ bộ vào Việt nam với cường độ cao, rồi đột ngột ngược 180 khi chỉ còn cách bờ 200 km và đang lang thang ngoài biển Đông”. Đến hiện tượng mất mùa của bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tác giả đề cập đến hiện tượng tiêu chảy cấp. Theo thứ trưởng bộ Y tế thừa nhận; “ Đây là vụ dịch phức tạp nhất và bất thường. Trong khi ngành y tế tập trung phòng bệnh tại vùng xẩy ra lũ lụt thì bệnh dịch bùng phát ở nơi không xẩy ra lũ lụt là Hà Nội”. Thông tấn xã Việt Nam cũng đã đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu qua tiêu đề “Biến đổi khí hậu tác động đến bữa ăn hàng ngày” (27/2/2007)
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên (Nguyễn Văn Ninh 2007. VietNamNet.com).
3.4.2 Từđặc điểm tự nhiên: địa hình- sông ngòi
Việt nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có 2.360 sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Tám trong số các sông này có lưu vực lớn với diện tích lớn hơn 10.000km2. Khoảng 2/3 tài nguyên nước của Việt nam bắt nguồn từ các lưu vực thuộc các quốc gia thượng lưu. Việt Nam là nước nằm ở vùng hạ lưu sông Mê kông và Sông Hồng và dễ chịu ảnh hưởng của các quyết định về tài nguyên của các quốc gia ở vùng thượng lưu. Điều này làm cho tình trạng phân bố nước theo không gian và theo mùa (hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa) dao động rất mạnh.
Bảng số 7: Tài nguyên nước của các con sông
Lưu vực sông Diện tích lưu vực Tổng lượng lưu vực m3 Kỳ cùng- Bằng Giang 11.220 94% 8,9 7,3 82 Hồng- Thái Bình 155.000 55% 137 80,3 59 Mã- Chu 28.400 62% 20,2 16,5 82 Cả 27.200 65% 42,5 24,5 89 Thu Bồn 10.350 100 17,9 17,9 100 Ba 13.900 100 13,8 13,8 100 Đồng Nai 44.100 85% 32,5 32,6 89 Me Kông 795 8% 508 55 11
Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2003. Môi trường nước. Tr.14
Các con sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm nhiều con sông quốc tế. Tổng diện tích lưu vực các con sông quốc tế này, tính cả phần trăm nằm trong và nằm ngoài biên giới phần đất liền Việt Nam, cở khoảng 1,2 triệu km2, lớn gần gấp 3 diện tích lãnh thổ Việt Nam. Tổng dòng chảy năm là 835 tỷ m3, nhưng trong 6-7 tháng mùa khô, khi dòng chảy chỉ đạt 15-30% tổng dòng chảy thì tình trạng thiếu nước lại trở lên trầm trọng (hạn hán)
Trong số các con sông thì sông Hồng và sông Mê Kông là quan trọng nhất. Sông Mê Kông, con sông dài nhất Đông Nam Á, bắt nguồn từ Trung Quốc, và chảy vào vùng hạ lưu thuộc vùng biên giới chung giao giữa Myanma - Lào - Thái Lan. “Vùng hạ lưu” này có diện tích khoảng 600.000km2 và bao phủ một phần lãnh thổ của 4 nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt nam lưu vực sông Hồng là lớn nhất 87840 km2, chiếm 52% lưu vực
3.4.3 Cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển còn yếu kém
Ở Việt nam, hoạt động đánh bắt hải sản hoàn toàn tự do. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2000, số lượng các tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản được đăng ký đã tăng lên 86%, nhưng chỉ có khoảng 10% số tàu thuyền đã đăng ký này hoạt động ở các vùng ven bờ có độ sâu dưới 30 m3. Tổng sản lượng đánh bắt cá từ năm 1999 đến 2000 đã tăng lên gấp đôi. Sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ đã vượt quá ngưỡng bền vững. Tàu thuyền vẫn thiếu bến neo đậu tránh bão. Thiếu các phương tiện cần thiết để nắm bắt thông tin về thời tiết, đặc biệt về bão như bộđàm hoặc radio. Phần lớn tàu thuyền nhỏ dưới 45 mã lực (có tới 40.000 không đủ tiêu chuẩn an toàn từ nay đến năm 2010 sẽ chuyển đổi sang nghề khác24).
"Các tỉnh hiện vẫn say sưa tấn công ra biển, không có quy hoạch bền vững. Nhà ở thì lợp mái ngói hay prô - ximăng, làm thật nhiều kính, gió bão thổi tung. Nhà xưởng của doanh nghiệp làm to, rộng nhưng không theo quy chuẩn nào, gặp bão vẫn đổ sập. Thời gian tới, cần sớm có hướng
24Đặng Khánh: Báo cáo lồng ghép giảm nghèo vào ngành thủy sản tại Hội Thảo lồng ghép các vấn đề nghèo đói- môi trường vào khung chính sách và kế hoạch hướng tới phát triển bền vững, Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 4/12/2007 (Do UNDP tài trợ và Viện Chiến lược Tài nguyên Môi trường chủ trì)
dẫn về xây dựng các công trình nhà ở, khu dân cư tại vùng ven biển hay vùng bị thiên tai. Trước mắt nên ban hành quy chế, sau đó nên nâng lên thành luật",ông Lê Huy Ngọ kiến nghị tại hội nghị tỏng kết công tác PCBL năm 2006 (VietNamNet)
3.4.4 Môi trường bị tàn phá: Mẫu thuẩn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Nuôi trồng thuỷ sản: Theo tổng cục thống kê, trong thời ký 1995-2001 tổng sản lượng của các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên 180%, trong khi đó lượng nước mặt được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản tăng 170% (từ 453.583 ha lên 755.178 ha). Như vậy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tăng lên nhờ mở rộng diện tích hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, là nguyên nhân dẫn đến suy giảm diện tích rừng ngập mặn. Mặt khác, ngày càng có nhiều sự cố cho thấy sản lượng nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại nặng nề do tình trạng ô nhiễm nước25
Rừng ngập mặn: Trong 50 năm phát triển gần đây, Việt Nam đã bị mất hơn 80% diện tích rừng ngập mặn (WB. Báo cáo diễn biến môi trường 2003, tr. 20). Phong trào nuôi tôm cá là một trong những nguyên nhân nổi trội nhất dẫn đến phá rừng ngập mặn. Vùng ĐBSCL, Hải Phòng, Quảng Ninh là những vùng có diện tích rừng ngập mặn bị mất nhiều nhất. Những nguyên nhân khác dẫn đến mất rừng ngập mặn là chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây dựng, chiến tranh tàn phá, và khai thác củi đun.
Với chức năng hạn chế lũ lụt, đất ngập mặn (rừng ngập nặm, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo...) có thể đóng vai trò bồn chứa lưu giữ điều hòa lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các vùng lân cận. RNM còn có chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định bờ biển, chống xói lỡ, hạn chế sống thần. Theo Bộ NN&PTNT, rừng ngập mặn có thể làm giảm từ 30-50% mức gió, bảo vệ tốt đê điều trước thiên tai.
Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch trên bãi cát, ảnh hưởng đến cồn cát chắn song, chắn gió. Dân số phát triển, sức ép dân số dẫn đến định dọc hai bên bờ sông, hạn chế dòng chảy.
Ô nhiễm nước: Sông ngòi ở các vùng đô thị Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn , bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa qua xử lý. Đánh giá tác động của khu công nghiệp Hòa Khánh lên hồ chứa Bầu Tràm (Đà Nẵng) cho thấy ô nhiễm nước hồđã dẫn đến giảm sản lượng lúa (155,6 tấn lúa mỗi năm) ở những vùng dân cư sử dụng nước tưới từ hỗ này do rể cây trồng bị thối và lúa bị chất ngay sau khi cấy26. Do hồ chứa bị ô nhiễm nghiêm trọng cho nên việc nuôi trồng thủy sản trong hồ cũng bị cấm để bảo vệ sác khỏe người tiêu dùng.
3.4.5 Tăng dân số tại khu vực ven biển, ven sông suối: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở các tỉnh ven biển năm 2004 là 1,36% so với năm 2003, đưa tổng dân các huyện ven biển lên 17,5 triệu người. Ngoài ra các khu đô thị mới ven biển được thành lập trong những năm quan như khu đô thị Tam Hiệp (thuộc khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam) Khu đô thị mới Vũng Đáng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Khu Vũng Ánh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh...với quy mô 10 đến 15 vạn dân cũng góp phần làm tăng chất thải sinh hoạt và làm gia tăng áp lực trực tiếp đến môi trường ven biển và gia tăng tình trạng dễ tổn thương
Ngoài ra, theo tập quán, người dân thích định cư dọc theo bờ sông, suối cũng làm gia tăng tình trạng dễ bị tổn thương.
3.4.6 Thách thức trong công tác lập kế hoạch và lồng ghép giảm nhẹ thiên tai:
Vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới được đưa vào có mức độ từ KHPTKT-XH 5 năm 2006-2010 và từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm 2006-2007-2008, tuy nhiên công tác này còn gặp nhiều khó khăn thách thức như:
25 Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam 2003. tr.18
• Khung khổ pháp lý cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Việc thực thi các văn bản dưới luật, các kế hoạch, các chương trình được tiến hành ở cơ quan nhà nước tương đối độc lập và nhiều khi thiếu sự liên kết, phối hợp ngay từđầu của các bên liên quan
• Việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào các kế hoạch phát triển là cần thiết, nhưng hiện tại cơ chế lồng ghép và phối hợp giữa các kế hoạch và chương trình hành động gắn với nội dung giảm nhẹ thiên tai còn rất mới mẻ cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện
• Vấn đề thông tin, dữ liệu, lượng hoá các chỉ tiêu giảm nhẹ thiên tai còn ít về mặt số lượng và khó đánh giá về mặt chất lượng. Các chỉ tiêu này ít được thống kê quan tâm, và chưa được đưa vào hệ thống thống kê của quốc gia.
• Các nghiên cứu về thiên tai còn rất ít, các đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương chỉ mới được thực hiện nhỏ lẽở cấp thôn xã của một số dự án của các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Tài liệu thông tin về vấn đề này còn tản mạn, thiếu thống nhất.
• Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai là sự nghiệp của toàn dân, tuy vậy vẫn còn thiếu cơ chế phối hợp để huy động sự tham gia của cộng dồng và các tổ chức xã hôị.
• Bên cạnh đó năng lực quản lý thiên tai và nghiên cứu về thiên tai vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, nói cách khác là trong quá trình phát triển bền vững.
Khó khăn trong theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nhẹ thiên tai trong Kế hoạch
• Một thách thức lớn được đặt ra cho vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai là việc theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu về giảm nhẹ thiên tai trong kế hoạch vì các chỉ tiêu này còn chưa được cụ thể hóa, thu thập xử lý số liệu còn gặp nhiều khó khăn, chưa thành hệ thống như các chỉ tiêu kinh tế xã hội, và dẽ bị trùng lập, chồng chéo với các chỉ số khác. (như nghèo đói, môi trường...)
• Lồng ghép các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá còn chưa cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực.
• Một số hoạt động lồng ghép giảm nhẹ thiên tai đòi hỏi phải có cách tiếp cận tổng hợp, sự phối hợp giữa các bên liên quan. Thiếu sự phối hợp, thống nhất giữa các bên liên quan cho nên vẫn còn chưa có các chỉ số cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội
Về cơ chế chính sách
• Hệ thống chính sách pháp luật để quản lý thiên tai và giảm nhẹ thiên tai thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện. Các điều khoản pháp lý có liên quan đến quản lý và giảm nhẹ thiên tai còn phân tán, chồng chéo trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thiếu cụ thể, chưa đảm bảo được tính khoa học và đồng bộ, chưa tính hết các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường nên rất khó thực thi, hoặc thực thi kém hiệu quả.
• Các văn bản do UBND các địa phương ban hành còn nặng về về biện pháp hành chính, thiếu các chế tài huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thiên tai và lồng ghép giảm nhẹ thiên tai trong lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
• Các văn bản pháp luật liên quan chưa bao quát toàn diện các vấn đề đặt ra ra đối với giảm nhẹ thiên tai
• Đối với biện pháp phi công trình chưa đề cập nhiều đến những vấn đề liên quan đến xã hội, đặc biệt là giảm tình trạng dễ bị tổn thương trong cộng đồng dân cư vùng thường xuyên bịảnh hưởng của thiên tai.
IV KIẾN NGHỊ
4.1 Các kiến nghị chung
- Sớm xây dựng một Chương trình hành động cụ thể để thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 ở các Bộ ngành và cấp liên quan để Chiến lược được lồng ghép đầy đủ và toàn diện vào quá trình phát triển của các Bộ ngành và địa phương.
- Ở tầm vĩ mô (quốc gia): đưa ra định hướng và xây dựng lộ trình cho việc lồng ghép
trong Chiến lược, Quy hoạch và KH PTKTXH cho một thời kỳ dài hạn, trung hạn và cụ thể hoá cho từng năm, có sắp xếp thứ tựưu tiên để tránh đầu tư dàn trải kém hiệu quả, dựa trên nguồn lực sẵn có, sự giúp đỡ của Quốc tế (đầu tư có trọng tâm trọng điểm; kết hợp hài hoà giữa giải pháp công trình và phi công trình)
- Bộ NN và PTNT chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành khác ra văn bản hướng dẫn (Thông tư) cho các ngành, các cấp về phương thức lồng ghép và cụ thể hoá theo cấp độ, có cả các chỉ số định lượng lẫn các chỉ số định tính, khung thời gian hoàn thành, phân công trách nhiệm cho các bên liên quan, quy định rõ vai trò và nhiệm vụ của từng bên.
- Hỗ trợ kinh phí để các bộ ngành xây dựng in các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành có tính đến PCGNTT phát đến tay cộng đồng. Tiếp tục nghiên cứu khảo sát để hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các vùng thiên tai.
- Xây dựng các chỉ số giám sát và Khung giám sát cho Chiến lược quốc gia về
PCGNTT, để làm sơ sở lồng ghép việc theo dõi, giám sát đánh giá trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm, kế hoạch của các ngành và địa phương. Các tỉnh cần xây dựng các chỉ số giám sát, đánh giá và phân công cụ thể cho từng ngành theo dõi giám sát đánh giá và định kỳ báo cáo.
- Ban CĐ PCLBTƯ tổ chức tổng kết liên ngành, quốc gia, khu vực để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm lồng ghép và đánh giá tác động của việc