Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
33,17 KB
Nội dung
1, Tác giả của Mahabharata và Ramayana. Tên 2 sử thi có nghĩa là gì? Thời gian ra đời của sử thi có ảnh hưởng gì đến tác phẩm? Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana. Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa toàn thư" về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ." Cuốn sử thi này cũng chiếm vị trí quan trọng trong triết học và tôn giáo tại Ấn Độ, do nó còn chứa Bhagavad Gita, một kinh văn quan trọng hàng đầu của Ấn Độ giáo (đạo Hindu) dài chừng 700 câu thơ. Cái tên Mahabharata có thể được dịch thành: Bharath Vĩ Đại, mang nghĩa là Ấn Độ Vĩ Đại hay còn được hiểu là "Câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath". Theo dân gian, cuốn Mahabharata được coi là tác phẩm của Vyasa. Với độ dài đáng kinh ngạc, những nghiên cứu ngữ văn về cuốn sử thi có một lịch sử dài làm sáng tỏ những đầu mối về sự phát triển và những lớp ngữ nghĩa. Tuy còn nhiều tranh cãi, cuốn sử thi được ước đoán ra đời chừng thế kỷ 8 - 9. Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỷ 11 TCN đến thế kỷ 10 TCN. Do đó tên Mahabharata có nghĩa là "các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata". Nền tảng lịch sử của Mahabharata là một thời đại đầy nhiễu nhương xung đột. -Xung đột giữa chế độ thị tộc dựa trên cơ sở huyết thống với chế độ chiếm hữu nô lệ mới manh nha trên cơ sở tư hữu và thể chế nhà nước. -Xung đột giữa hai đẳng cấp BRAHMANA (tăng lữ) và KSHATRIYA (Võ sĩ quí tộc) trong cuộc chiến đấu giành quyền lực tối thượng giữa thần quyền và vương quyền. -Xung đột giữa nội bộ đẳng cấp KSHATRIYA trong những cuộc chiến tranh giành đất đai, mở rộng bờ cõi giữa các vương quốc, các tiểu vương quốc, các bộ lạc cổ đại. Các xung đột này thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau và thể hiện ra thành những cuộc chiến tranh có qui mô to lớn, sức huỷ diệt khủng khiếp của thời kì cổ đại. Mahabharata là kí ức lịch sử về những cuộc chiến tranh như vậy. Tác phẩm kể về cuộc chiến tranh cốt nhục giữa hai chi thuộc cùng dòng họ Bharata. Pandava tấn công Kaurava để giành lại vương quốc của họ đã bị chiếm đoạt một cách bất công. Rāmāyaṇa (Devanāgarī: रररररर) là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo (smṛti). Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. Người ta cho rằng tác giả của Ramayana là nhà thơ Valmiki. Tên gọi Rāmāyaṇa là một từ ghép tatpurusha của Rāma và ayana "đi đến, tiến đến", được dịch ra là "những cuộc du hành của Rāma". Rāmāyaṇa bao gồm 24.000 câu[1] trong bảy tập (kāṇḍas) và kể về câu chuyện của một hoàng tử, Rama của xứ Ayodhya, vợ là Sita bị bắt đi bởi vua quỷ (Rākshasa) vua xứ Lanka, Rāvana. Trong dạng hiện tại của nó, Valmiki Ramayana có niên đại có thể từ 500 TCN đến 100 TCN, hay là khoảng cùng thời với những bản đầu tiên của sử thi Mahabhārata Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có bốn người con trai do bà vợ sinh ra. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức. Vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ hai Kaikeyî xinh đẹp cho nên đã đày Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi lại cho Bharata, con của Kaikeyî. Vợ Rama, nàng Sita, cùng em trai Laksmana tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn, luyện tập võ nghệ. Quỉ vương Rãvana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết. Chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu- gri-va, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng cứu được Sita. Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, Rama nghi ngờ tiết hạnh của Sita, nổi cơn ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Rama tin ở lòng chung thủy của mình, Sita đã bước vào lửa. Thần lửa A-nhi biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, giang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng. Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu, của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Sita thánh thiện, là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ tiết hạnh, một người con gái nhân hậu, quả quyết, hi sinh quên mình. Tướng khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng nhiệt tình, là hoá thân của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng bảo vệ đất nước Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Vì thế, những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng và những cảnh bi tráng. Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Vanmiki đã nói: “chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi”. 2, Kết thúc các sử thi ấn độ thường trái với sự đón đợi của người đọc các nhân vật pản diện được lên cõi cực lạc, dựa vào hiểu biết văn hóa Ấn Độ hãy giải thích? Mahabharata của Ấn Độ không chỉ là một sử thi anh hùng thuần khiết mà còn là một sử thi luân lý, đạo đức - một dharmasatra của đạo Hindu. Vì thế, độ dài 110 ngàn sloka (câu thơ đôi) không dành riêng để kể về chiến trận mà còn thuật lại những sự kiện diễn ra trong đời thường. Kết thúc sử thi phần lớn miêu tả cái chết của nhân vật anh hùng. Điều này trái với sự đón đợi của người đọc, thể hiện cảm quan thẩm mĩ của văn hóa Ấn Độ. Thường thì các sử thi anh hùng kỳ diệu hóa trong miêu tả cái chết để ngợi ca, tôn vinh lòng dũng cảm chiến binh. Với Mahabharata, kỳ diệu hóa trong miêu tả cái chết còn để diễn tả ý nghĩa đạo đức và xác lập cơ sở cho sự siêu thoát của người anh hùng. Ảnh hưởng tư tưởng luân hồi - nghiệp báo (karma - samsara) của Hindu giáo, người Ấn Độ cho rằng cuộc đời hiện tại của mình chỉ là mắt khâu gần nhất trong một chuỗi xích dài những cuộc đời kế tiếp nhau vô hạn, từ quá khứđến hiện tại và tới tương lai. Vậy nên, nếu cái chết trên chiến trận đối với người anh hùng Hy Lạp là đểđạt tới tuyệt đích vinh quang lưu danh cho hậu thế thì với người chiến binh Ấn Độ là để "mởđược cánh cửa trời" tiếp tục sống một kiếp khác trong niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Bởi, người Ấn quan niệm cái chết thuộc phạm trù của cái bất tử. Nếu trong Iliad mọi cái chết trên chiến trận đều đáng ngợi ca như nhau, thì trong Mahabharata cái chết được miêu tả với nhiều cung bậc, sắc thái, mang ý nghĩa đạo đức. Mahabharata sử dụng hình ảnh thiêng liêng, huyền diệu để bất tử hóa người anh hùng qua cái chết. Bên cạnh những cái chết được thể hiện với một thái độ ngợi ca tôn vinh nhằm bất tử hóa người anh hùng, còn có những cái chết thể hiện sự vô vị, tầm thường của cuộc sống nhân vật. Qua sự miêu tả cái chết người đọc cảm nhận rất rõ dụng ý của tác giả: ngợi ca hay phê phán, tôn vinh hay hạ bệ đối với nhân vật. Cái chết méo mó, biến dạng, không đạt được sự giải thoát Kichaka là một dũng tướng, tổng chỉ huy quân đội của triều đình Virata, một trong ba võ sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Nhưng, kiêu căng và dục vọng đã làm lu mờ trí tuệ, hạ thấp nhân phẩm của Kichaka. Nhân vật phải trả giá cho hành động vô đạo đức của mình bằng cái chết nhục nhã: chết trong bóng tối, không biết mặt kẻ giết mình, chết không giữđược nguyên vẹn thi thể…Đây là cái chết đến hai lần cả về thể xác lẫn linh hồn, phản ánh lối sống méo mó, phẩm hạnh đạo đức loang lổ của nhân vật. Cái chết của Kichaka gợi nhớ cái chết của Yavakrida trong câu chuyện đạo sĩ Lomasa kể cho Yudhisthira vào thời kỳ lưu vong mười hai năm trong rừng. Yavakrida là một người thông tuệ, nhưng rốt cục lại chết trong một cơn khát - khát nhận thức, bị tước mất phép màu nhiệm và sức mạnh. Đây chính là sự trả giá cho hành động vô đạo đức, cho dục tính bản năng trong Yavakrida. Cái chết sự trả giá cho tội ác Dữ dội và khủng khiếp là cái chết của Dussasana độc ác qua hình ảnh thi thể tả tơi, tương xứng với tư cách và nhân phẩm đồi bại của hắn. Kết cục số phận Dussasana là một minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân quả nghiệp báo. Cái chết tầm thường của kẻ mưu lừa, mẹo lọc Cái đầu gốc rễ của mọi hành vi tội lỗi lăn lông lốc trên đất là hình ảnh về cái chết của Sakuni gợi cho ta một cảm giác ghê rợn. Mahabharata kết luận: "Cái đầu đó chính là gốc rễ của mọi hành vi tội lỗi của họ Kaurava". Mưu mô ván bài oan nghiệt là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh khốc liệt, làm suy đồi đạo lý dharma. Cái chết cho ta lần ngược lại ý nghĩa sự sống của nhân vật. Sử thi Mahabharata là một câu chuyện lớn và kỳ diệu mang đậm màu sắc tôn giáo đạo đức: "Những đau buồn của cuộc sống nhân gian được mô tả với một vẻđẹp cao cả và nó diễn ra trên một toàn cảnh lớn. Đằng sau câu chuyện về những lầm lạc và đau khổ, nhà thơ giúp chúng ta có một ảo tưởng về cõi thực và cõi thiên tiên"(6). 3, Vẻ đẹp của nhân vật anh hùng trong Ramayana. Trong sử thi anh hùng ca, nhân vật trung tâm bao giờ cũng là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ và các nhân vật khác chỉ giữ vai trò phụ, mờ nhạt và quy tụ làm tôn thêm vẻ đẹp cho người anh hùng. Nhân vật anh hùng mang tính khái quát, mang tính lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại đã sản sinh ra nó. Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm,… Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến công hiển hách. Nhân vật anh hùng sử thi không thể tồn tại nếu không vượt qua được mọi khó khăn thử thách để giành chiến thắng. Người anh hùng phải có những khát vọng lớn lao, những lý tưởng cao cả và lý tưởng ấy cũng là đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc. Những vẻ đẹp về sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng và những phẩm giá ưu tú của cộng đồng được thể hiện qua nhân vật người anh hùng trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội. 1. Vẻ đẹp về ngoại hình Nhân vật anh hùng trong sử thi về ngoại hình phần lớn thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao. Đây là điều hết sức hợp lý bởi nó là sự cộng hưởng thể chất của cả cộng đồng. Và ở cộng đồng nào thì người anh hùng sử thi đều xuất hiện trọng vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mỹ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng ấy. Người anh hùng trong sử thi Phương Tây được xây dựng dựa trên thế giới quan thần linh chủ nghĩa. Vì thế nhân vật anh hùng mang một vẻ đẹp siêu phàm và kỳ vĩ. Trong sử thi Hy Lạp, người anh hùng ở cả hai chiến tuyến đều là những con người toàn thiện toàn mỹ và là linh hồn của sử thi Hy Lạp. Đó là những người anh hùng đại diện cho quan điểm tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại. “Asin là tổng thể những sức mạnh ưu tú của nhân dân.” “Asin đó là sự thần thánh hóa nước Hy Lạp bằng nghệ thuật”(1). Dưới lời kể của Hômer thì người anh hùng Achilles từ hình dáng đến vũ khí của chàng, … đều thấp thoáng hình bóng của thần linh. Chàng có vẻ đẹp “như một thần linh”, tiếng thét thì âm vang như “tiếng kèn xung trận” làm cho “đầu gối của hết thảy những người Troy đều run rẩy” và “trái tim tan ra như nước”. Không những thế, vũ khí của chàng cũng do thần linh làm giúp. Chiếc khiên của chàng là một công trình nghệ thuật của vị thần thọt chân trứ danh Hêphaixtôx, áo giáp và mũ trụ sáng ngời lên “trông xa như một đám cháy lớn, như vầng đông khi mặt trời mới mọc” đến nỗi quân sĩ của chàng cũng phải rùng mình run sợ khi đánh bạo nhìn vào những vũ khí đó. Người anh hùng trong sử thi Phương Đông được xây dựng dựa trên cảm quan và tư duy tôn giáo. Người Ấn Độ chú trọng đời sống tâm linh, nên hình dáng không chỉ là cái bên ngoài mà còn là hình dáng được cảm nhận từ bên trong. Trong sử thi Mahabharata, có rất nhiều nhân vật anh hùng lý tưởng nhưng mỗi nhân vật lại xuất sắc về một mặt nào đó. Hình ảnh Arjuna bước vào hội cầu hôn Draupadi: “Arjuna – chàng trai trẻ, như thân của một con voi, có đôi vai, cánh tay và bắp đùi rắn chắc. Nếu nhìn kỹ, trông chàng ta sừng sững như đỉnh Himavat. Arjuna có dáng đi như dáng đi của một con sư tử, có sức mạnh như sức mạnh của một con voi thời sung mãn… Chàng ta trông thật quyết chí và chắc chắn giành được chiến thắng”(2). Vẻ đẹp của người anh hùng thường với tầm vóc hoành tráng, kỳ vĩ thường được so sánh với phong thái uy nghi đường bệ của các vị thần linh. Bhima “Người ông trông hệt như Ngọc hoàng Indra đứng giữa các chư thần giơ cao lưỡi tầm sét”(3). Trong sử thi Ramayana, nhân vật anh hùng lại có được vẻ ngoài thánh thiện do các biện pháp kỹ thuật sử thi được sử dụng trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với những yếu tố tôn giáo. Hoàng tử Rama trong tác phẩm có “đôi mắt sáng như mặt trời và mặt trăng, có đôi tai nghe thấu nhạc của trời đất, chàng là kẻ thù của mọi sự ghen tuông hờn giận và tội ác tàn bạo”(4). Trong sử thi Tây Nguyên, vẻ đẹp của nhân vật anh hùng được gắn liền với kích thước của núi rừng, sông suối, cây cối, chim muông… nơi vùng đất cộng đồng đang sống. Dựa trên kiểu so sánh được thiết lập trên sự tương đồng về tính chất của sự việc, và sắc thái khâm phục ngợi ca mà các hình ảnh gợi đến đã khắc họa nên vẻ đẹp oai hùng của người anh hùng Đam San: “Đam San đóng khố màu sặc sỡ. Đầu đội khăn đẹp như các tù trưởng. Khiên tròn như đầu cú. Gươm sáng như mặt trời. Tư thế chờ sẵn như con sóc mắt sáng”(5); “Móc dao vào phên rồi lại ngồi giữa nhà, Đam San trông dẻo như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối. Tiếng nói tiếng cười của chàng như sấm vang sét đánh”(6). Thước đo vẻ đẹp hình thể của chàng Đam San là những gì quen thuộc trong thiên nhiên một miền rừng núi, nó gắn liền với nếp nghĩ, nếp cảm của đồng bào Tây Nguyên. Chuẩn mực vẻ đẹp bề ngoài của người anh hùng không ở vấn đề toàn thiện, toàn mỹ mà vẻ đẹp ấy phải phù hợp với khí phách hào hùng, với nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng dân tộc. Đó cũng là một kiểu dáng vóc sử thi. 2. Về vẻ đẹp phẩm chất - sức mạnh, tài năng, trí tuệ, đức hạnh Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm… Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến công hiển hách. Hêghen đã nhận định: “Tinh thần dũng cảm làm thành cái hứng thú chủ yếu mà tinh thần dũng cảm là một trạng thái tâm hồn và một hoạt động không hợp với tính cách biểu hiện trữ tình, cũng không phù hợp với hành động có tính kịch, nhưng lại đặc biệt phù hợp với hình tượng sử thi”(7). Nhân vật anh hùng sử thi không thể tồn tại nếu không vượt qua được mọi khó khăn thử thách để giành chiến thắng vang dội, lập được những chiến công hiển hách. Người anh hùng phải có những khát vọng lớn lao, những lý tưởng cao cả và lý tưởng ấy cũng là đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc. Lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường được coi là những phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng trong sử thi. Trong sử thi Hy Lạp, với quan điểm nhìn người anh hùng trong tính toàn vẹn, tính tổng thể, xuất sắc về mọi phương diện, nhân vật hành động hết sức quyết liệt vì lợi ích thành bang và vòng nguyệt quế vinh quang của người anh hùng. Người anh hùng luôn khao khát chiến thắng và để giành được thắng lợi trên chiến trường dù phải hy sinh thì đó cũng là cái chết hết sức vinh quang. Trong sử thi Ôđixê, người anh hùng không thỏa hiệp với bất cứ một trở ngại nào trên đường để trở về đến quê hương Itac. Chàng có thể vượt qua bao gian lao thử thách trên biển cả là nhờ lòng dũng cảm, ý chí sắt thép, sự chịu đựng phi thường. Chàng tự mình làm bè vượt biển, đơn độc đối mặt với những bão táp, sóng gió Trong sử thi Iliát, phần lớn là câu chuyện về cơn giận của Achilles cùng những hậu quả của nó. Achilles trừ điểm yếu của chàng là gót chân thì chàng là người mình đồng da sắt, dũng cảm không ai bằng, chiến công lẫy lừng hơn bất cứ ai, căm thù giặc sục sôi, trung thành với bạn hữu… ít ai sánh được với chàng. Với khát vọng “Chừng nào chưa đánh cho quân Troy tê liệt ta sẽ chưa thôi chiến đấu”, chàng đã không hề lùi bước trước bất cứ một khó khăn, trở ngại nào. Những cuộc giao tranh giữa các anh hùng cũng thường được so sánh với các cuộc săn mồi của các muông thú: “Như lũ cá hoảng hốt nấp vào khắp hang hốc của một cửa biển chắc chắn để chốn một con cá heo hung tợn ăn thịt bất cứ con gì nó bắt được, quân Troy cũng ẩn vào những chỗ hiểm hóc của lòng sông khủng khiếp đó”(8). Với người Hy lạp thì chiến trường cũng giống như vũ đài thi đấu mà “Vòng nguyệt quế sẽ được quàng cho người xuất sắc nhất, Achilles, kết tinh toàn bộ sức mạnh của người Hy Lạp; còn Hecto, của người Troy - hai võ sĩ bước lên võ đài mà phần thưởng có thể là cả một thành bang với những đường phố rộng sẽ thuộc về người xuất sắc hơn”(9). Và những phẩm chất đó của nhân vật anh hùng luôn luôn tồn tại ở mức độ phi thường, không ai sánh kịp, tạo nên vẻ đẹp hùng mạnh cho nhân vật sử thi. Trong sử thi Mahabharata, có thể tìm thấy nhiều nhân vật anh hùng nhưng ở mỗi người anh hùng lại xuất sắc và ưu tú về một mặt nào đó. Sự lựa chọn hành động để làm nổi bật điểm mạnh của từng nhân vật cũng là khuôn mẫu truyền thống trong các sử thi anh hùng. Thể hiện sức mạnh thể chất của người anh hùng được biểu hiện qua nhân vật Bhima. Sự thể hiện trí tuệ và tài năng của người anh hùng thì được biểu hiện qua hành động của nhân vật Arjuna. Trí tuệ và đạo đức của người anh hùng lại được thể hiện qua nhân vật Yudhisthira. Đạo lý là tiêu chí để đánh giá hành động của nhân vật này, tạo nên một gam màu riêng về khuôn mẫu người anh hùng Ấn Độ. Sức mạnh của Yudhisthira không phải ở thể lực hay tài năng chiến binh mà là sức mạnh siêu phàm của trí tuệ và sự công bằng, đạo đức trong sáng. Trí tuệ ấy giúp chàng hiểu được tận cùng cốt lõi của đạo lý. Yudhisthira đã giành sự sống cho các em mình bằng sự công minh, chính trực, cao thượng với trái tim nhân hậu. Như vậy, trong sử thi Mahabharata, nhân vật anh hùng lý tưởng là sự tổng hòa của nhiều nhân vật, mỗi nhân vật thể hiện cái nhất thể lý tưởng và là một kiểu nhân vật điển hình trong “Bức tượng N vị nhất thể”. Trong sử thi Ramayana, nhân vật Rama được xây dựng là người anh hùng lý tưởng “toàn thiện toàn mỹ”. Rama được đặt trong mối quan hệ, xung đột với các nhân vật khác để người anh hùng bộc lộ những tài năng, đức hạnh của mình. Người anh hùng Rama trong sử thi Ramayana được xây dựng không chỉ đẹp về hình thức mà tài năng và đức hạnh của chàng cũng rực rỡ như các vì sao trên bầu trời. Một chương trong khúc ca thứ nhất nói về sự ra đời của người anh hùng “Rama ra đời” tuy rất ngắn gọn nhưng đã khái quát được những nét điển hình trong tính cách, sức mạnh tài năng và đức hạnh của người anh hùng. Trong bốn người con của vua Đaxaratha thì “Rama hùng mạnh vô song thì tính cách không tì vết như trăng rằm, là niềm vui sướng của những ai được nom thấy chàng. Chàng là một trang kỵ mã lão luyện, một tay điều khiển chiến xa thành thục, và có thể cưỡi voi. Chàng là một tay bắn cung bậc thầy và không hề sao nhãng mảy may việc luyện tập võ nghệ cũng như sớm hôm phụng dưỡng cha già”(10). Đặc biệt sử thi đã dành hẳn Chương 1- Người anh hùng trong khúc ca thứ hai: Khúc ca Ayođhya để khắc họa hình tượng người anh hùng toàn thiện toàn mỹ. Trong đó đặc biệt chú trọng tô đậm vẻ đẹp phẩm chất đạo đức, tôn giáo của người anh hùng: “Chàng khôi ngô tuyệt vời và lòng dạ chàng trong sáng như gương và cũng toàn năng như cha… Chàng trẻ trung, khỏe mạnh, có đức hạnh, và dân chúng coi chàng như chính bản thân họ vậy. Chàng thông tuệ kinh Vêđa và Vêđanga, lão luyện tinh thông mọi vũ khí được sử dụng, [...]... để có sự đoàn tụ,kết cục tốt đẹp,các nhân vật đều phải trải qua những thử thách:thử thách về chiến trận,thử thách về tâm lí,hoặc thử thách cả về chiến trận lẫn tâm lí.Từ chính điểm này,ta cũng thấy được điểm khác biệt thú vị của mỗi nền văn hoá.Trong Đam săn và Ramayana(hai sử thi đều của các nền văn học ,văn hoá phương Đông),việc đoàn tụ gia đình được thể hiện và đề cao ở khía cạnh cộng đồng,danh dự,tài... thử thách để đoàn tụ không phải chỉ có chiến đấu thể hiện sức mạnh hay hành động theo nghĩa vụ của đấng quân vương mà là thử thách mang tính cá nhân,những kỉ niệm,kỉ vật-chiếc giường,tình cảm vợ chồng gắn bó là tiêu chí để thử thách người anh hùng.) Từ đó ta có thể nhận thấy rằng văn hoá phương Đông đề cao con người cộng đồng còn văn hoá phương Tây đề cao con người cá nhân Những vẻ đẹp của các anh... đồng Tuy vậy,vì là con đẻ của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và ba tác phẩm khác nhau nên ba nhân vật cũng có nét khác biệt.Ra-ma là hoàng tử, Uy-lít-xơ là anh hùng chiến trận, Đăm-săn là tù trưởng Trong sử thi Ấn Độ Ramayana ngợi ca chiến công và đạo dức của hoàng tử Rama-một nhân vật lý tưởng,kiểu cách của đạo Hinđu,của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị... Uylitxơ dũng cảm,gan dạ,chấp nhận thử thách,nhạy bén,sáng suốt,nhẫn nại,có cách ứng xử tinh tế,có thể coi là anh hùng văn hoá Đặc biệt Uylitxơ là một người anh hùng trí tuệ, mưu trí “sánh ngang với thần linh”.Sau bao năm xa cách quê nhà Uylitxơ trở về,chàng giả dạng người hành khất nên vợ chàng-Pênêlôp-đã không nhận ra,chàng đã dương cung bắn xuyên tên qua mười hai cái vòng rìu theo lời yêu cầu của Pênêlốp.Sau... hi sinh tình yêu của chính bản thân để bảo về danh dự và đạo lí, lẻ phải Sử thi anh hùng là những áng văn tự sự (văn xuôi hoạc văn vần) có qui mô hoành tráng ,miêu tả và ca ngợi những người anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người,lập được nhiều chiến công hiển hách,biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cho cộng đồng Để hiểu rõ thêm về thể loại sử thi bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu... với tư cách là người đại diện cho cộng đồng(không gian diễn ra cuộc đoàn tụ là không gian cộng đồng,có sự chứng kiến của”nhân vật quần chúng”,người anh hùng hành động,nói năng chịu sự chi phối của vị trí,nghĩa vụ của người lãnh đạo cộng đồng.Còn Ôđixê thì khác.Việc đoàn tụ được thể hiện ở khía cạnh cá nhân, đề cao hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình(không gian đoàn tụ là không gian cá nhân;cách thức... cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho thị tộc.Sử thi Đăm săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền giữa các dân tộc Ê-đê,thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp”một đi không trở lại” Cả ba đoạn trích sử thi đều kể lại về chuyện tái hợp, đoàn tụ... ngôn ngữ miêu tả của sử thi chỉ có sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo ấy của các anh hùng.Không chỉ có ngôn ngữ mà nhờ vào lời kể chuỵện hấp đẫn,ngôn từ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn sâu sắc,chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi của sử thi cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật:so sánh, phóng đại Tất cả nội dung và nghệ thuật có sự kết hợp với nhau tạo... anh hùng trong Ramayana là sự khái quát hóa cao độ những khát vọng lý tưởng về sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm, đức hạnh của toàn thể cộng đồng dân tộc sản sinh ra nó Vẻ đẹp ấy là chỗ dựa, niềm tự hào của cả cộng đồng dân tộc nên luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng Người anh hùng trong Ramayana trở thành biểu tượng cho tâm hồn, tính cách dân tộc Ấn Độ yêu chuộng hòa... tình mà là giữa đông đảo nhân dân, quần chúng khiến cho Sita phải chọn cách tự thiêu để chứng minh Trong “ Rama buộc tội” , không khí căng thẳng như 1 phiên tòa mà quan thẩm ohans là Rama còn bị cáo là Sita Thái độ của chàng thể hiện thái độ ghen tuông cực độ của chàng Lòng ghen đó đã khiến cho 1 vị minh quân vốn sáng suốt mất đi sáng suốt vốn có Chàng không chấp nhận 1 người vợ không còn trong trắng . hiển hách,biết căm ghét kẻ hung ác,bênh vực người yếu đuốivà biết hi sinh để bảovệ hạnh phúc cho cộng đồng. Tuy vậy,vì là con đẻ của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và ba tác phẩm khác nhau. cơn khát - khát nhận thức, bị tước mất phép màu nhiệm và sức mạnh. Đây chính là sự trả giá cho hành động vô đạo đức, cho dục tính bản năng trong Yavakrida. Cái chết sự trả giá cho tội ác Dữ. danh Hêphaixtôx, áo giáp và mũ trụ sáng ngời lên “trông xa như một đám cháy lớn, như vầng đông khi mặt trời mới mọc” đến nỗi quân sĩ của chàng cũng phải rùng mình run sợ khi đánh bạo nhìn vào