Do đó sử thi Ấn Độ luôn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài h
Trang 18 Tại sao người Ấn Độ tin rằng sử thi Ramayana và Mahabharata có thể cứu họ thoát khỏi vòng tội lỗi?
Văn học cổ đại Ấn Độ có hai thành tựu vĩ đại là thần thoại và sử thi, ra đời trên cơ sở xã hội Ấn Độ đã phát triển qua chế độ quân chủ phong kiến nhiều vương quốc đã hình thành Sử thi Ấn Độ có nét đặc trưng rất riêng biệt mang đậm dấu ấn của đất nước và con người Ấn Độ Nét đặc trưng dễ thấy nhất là sử thi Ấn Độ mang tính quy mô đồ sộ, trên thế giới ít có bộ sử thi nào sánh ngang được với Mahabrahata và Ramayana về quy mô Bên cạnh đó tính giáo huấn sâu đậm cũng là đặc trưng của sử thi Ấn Độ, Vanmiki đã nói: "chừng nào sông chưa cạn,
đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và
giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi" Thế nhưng điều gì làm cho người
Ấn Độ tin rằng sử thi Ramayana và Mahabharata có thể cứu họ thoát khỏi vòng tội lỗi?
Theo các nhà nghiên cứu, sử thi Ramayana và Mahabharata có ảnh
hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần người Ấn Độ họ xem tác phẩm như là một thánh kinh cho nên nó có thể giúp họ thanh lọc tâm hồn, giải thoát được mọi tội lỗi trong cuộc đời trần thế Nó là cuốn bách
- Họ và tên: Lê Thị Ngọc Trân
- Lớp: DH14NV
Trang 2khoa toàn thư về đạo đức, luân lý của dân tộc Bởi Ấn Độ là xứ sở có nhiều tôn giáo, nhân dân Ấn Độ là những con người mộ đạo, giáo lý các tôn giáo được phản ánh khá sâu sắc trong sử thi Do đó sử thi Ấn
Độ luôn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình,
đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng,
Đọc sử thi Sử thi Ấn Độ ta thấy nó không chú trọng miêu tả chiến tranh mà chú trong miêu tả xung đột giữa cái thiện cái ác, giữa đạo lý
và phi đạo lý Nếu có xung đột với nhau trước tiên phải hòa giải, nếu không thành mới tiến hành chiến tranh Mục đích cuối cùng của chiến tranh là hòa hợp, hòa bình, đó là tinh thần Ấn Độ Ngoài ra sử thi
Ramayana và Mahabharata còn mang những đến cho con người
những bài học đạo đức, khuyên răng con người gắng tu luyện bởi vì Đạo Hindu rất coi trọng sự rèn luyện đạo đức, chế ngự tinh thần và chú trọng thuyết luân hồi, rằng người sau khi chết sẽ đầu thai và có sung sướng hay khổ hơn thì là do kiếp trước sống như thế nào Những đặc trưng đó của sử thi Ấn Độ có thể tìm thấy một cách trọn vẹn, toàn diện
trong bộ sử thi Mahabrahata và Ramayana Nhân vật trong hai bộ sử
luôn luôn ý thức và hành động để thực hiện bổn phận Darma
Như Rama trong sử thi Ramayana được xây dựng là người anh hùng
lý tưởng “toàn thiện toàn mỹ” của đạo Hinđu và đẳng cấp vương công quý tộc Trước hết Rama là người biết trọng danh dự, biết giữ bổn phận
Trang 3người chồng, người con và ngôi vua Chàng biết mình có quyền kế ngôi cha nhưng vì cha đã hứa hẹn với thứ phi Kaikeia đày mình vào rừng sâu để nhường ngôi báu cho Bharata Lúc này Rama đang trong mối quan hệ xung đột, mâu thuẫn giữa bổn phận và quyền lợi Đứng trước sự lựa chọn giữa bổn phận và quyền lợi, người anh hùng Rama
đã đưa ra quyết định thực hiện theo bổn phận dharma của một người con một cách hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng Chàng vui vẻ trao lại ngôi vua và nhanh chóng vào rừng để thực hiện mệnh lệnh của vua cha trong sự ngưỡng vọng, tôn thờ của người thân và thần dân Ngay sau khi cứu được người vợ yêu thương của mình khỏi tay quỷ vương Ravana, sau bao xa cách nhớ nhung, buồn khổ, vượt qua bao khó khăn, hiểm nguy, chiến thắng mọi kẻ thù lẽ ra đây phải là giây phút đoàn viên là giây phút hạnh phúc nhất Nhưng với Rama chàng phải đặt mình vào sự lựa chọn giữa danh dự của bản thân và tình yêu của mình đối với Sita Bởi vì sự mẫu mực của Rama bị nghi ngờ khi chàng đã để cho vợ mình rơi vào vòng tay của quỷ Ravana và sống trong nhà Raksaxa một thời gian dài Một vị minh quân không thể lấy một người làm vợ khi cô ta đã không còn trong trắng, thủy chung Chính điều đó
đã đặt Rama vào một tình thế đau đớn, bị giằng xé giữa trách nhiệm một vị quân vương với đòi hỏi của tình yêu, hạnh phúc cá nhân, khiến cho chàng rơi vào tâm trạng phân vân, lưỡng lự Đứng trước sự xung đột danh dự hay tình yêu, trách nhiệm với cộng đồng hay hạnh phúc,
Trang 4quyền lợi cá nhân, Rama đã quyết định hy sinh hạnh phúc, quyền lợi cá nhân, đặt cái chung lên trên cái riêng để duy trì trật tự xã hội
Đạo đức của Rama là khuôn vàng thước ngọc của người Ấn cồ xưa trước hết là của đẳng cấp Ksatruya Qua hình tượng nhân vật Rama là
bài học giá trị về đạo đức, phải biết trọng danh dự, hành động vì danh
dự Phải luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vượt qua mọi đòi hỏi cá nhân để vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ, luôn bên vực điều thiện, chống cái ác, cứu người hiền đặc biệt là phụ nữ
Bên cạnh người anh hùng lý tưởng Rama, nàng Sita hiện lên như một
vẻ đẹp tuyệt vời của đóa hoa trắng trong Nàng không chỉ có vẻ đẹp thân thể: “hông đầy đặn”, “đùi tròn trĩnh như vòi voi”… mà cái đẹp
của nàng còn gắn với tư cách, nghĩa là sự trinh tiết, lòng chung thuỷ Nàng chính là là mẫu người lý tưởng của phụ nữ Ấn Độ: người con gái hiền từ nhân hậu mà dũng cảm cao thượng, người vợ thủy chung tiết hạnh, nàng cao cả vì đã hiến dâng một tình yêu quên mình, bất chấp mọi gian khổ, bất chấp cả tính mạng Khi nàng bị quỷ vương Ravana bắt, dụ dỗ, hăm dọa, Sita vẫn một mực chống cự, không hề tuyệt vọng
Sita đã kiêu hãnh nói với Ravana: “Ta chỉ thuộc về một người, như
ánh sáng thuộc về một trời vậy, người đó là Rama!” điều đó chứng tỏ
tình yêu sâu sắc của nàng dành cho Rama như thế nào, nhưng giờ đây chính Rama lại nghi ngờ lòng chung thủy của nàng Trước những lời
buộc tội của Rama, Sita mở tròn đôi mắt đầm đìa giọt lệ, đau dớn đến
Trang 5nghẹt thở, như bị giây leo bị vòi voi quật nát Sita cảm thấy xấu hổ cho
số của nàng, niềm tin của nàng đã bị đổ vỡ, danh dự bị xúc phạm Sita tìm cách thuyết phục, giãi bày nỗi niềm, hy vọng Rama sẽ hiểu cho
mình Nhưng những lời giải bày của Sita không làm Rama thay đổi
Sita bị đẩy vào một tình huống, bi kịch tuyệt vọng Trong hoàn cảnh đó
nàng quyết định bước vào giàn hỏa thiêu, nàng đã chọn cái chết để chứng minh cho lòng chung thủy của mình Đó là sự lựa chọn dũng cảm, sự lựa chọn giữa sống và chết, còn và mất, giữa danh dự và nhân phẩm của một người phụ nữ trước sự chứng kiến của cộng đồng Và cuối cùng tấm lòng trong sáng, thủy chung đã được thần lửa và cộng
đồng chứng dám Nếu vẻ đẹp của Rama được tỏa sáng qua ánh hào quang của chiến công thì vẻ đẹp của Sita được chiếu sáng bởi một phẩm chất cao cả của chữ tình yêu Một tình yêu quên mình hiến dâng,
son sắc hy sinh Vẻ đẹp lý tưởng của Sita chứa đựng một triết lý nhân sinh sâu sắc, người Ấn cho rằng, cuộc đời khổng phải là một sự phẳng lặng, yên ả mà luôn ẩn những bất trắc Chỉ có lòng dũng cảm mới giúp con người ta vượt qua được thử thách Họ cho rằng trong mọi chiến thắng thì chiến thắng chính mình là quan trọng nhất Sự xuất hiện của ngọn lửa-biểu tượng thiêng liêng của Hindu giáo, theo quan niệm của người Ấn Độ lửa có chức năng thiêu đốt mọi cái xấu xa, tẩy rửa mọi sự
uế tạp để băt đầu một sự hồi sinh, một cuộc sống mới trong sạch và thuần khiết…
Trang 6Will Durant một tác giả Mỹ nổi tiếng thế giới đã viết về Ramayana
như sau: “ tác phẩm không chỉ nói đến kỳ tích mà còn là tòa lâu đài
đầy những nhân vật lý tưởng, soi sáng tâm hồn và hành động… nó còn
là một tác phẩm ghi lại cậu truyền thống triết học, tôn giáo và đạo đức của dân tộc Ấn Độ, người Ấn Độ coi trọng nó như người theo đạo thiên chúa với cuốn sách “Đời Các Vị Thánh” vậy Ngoài việc thưởng thức một cách thú vị về văn chương, họ xem đó là một thánh kinh, đọc xong họ tin rằng sẽ được thánh thần phù hộ và chuộc được mọi tội lỗi”
Sử thi Mahabrahata ra đời trong bối cảnh xã hội đầy rẫy những mâu
thuẫn và tội ác, người ta đã mượn truyện kể dân gian có trước đó ở khắp miền đất nước được thu hút và tập trung vào thiên anh hùng ca
này để thuyết giáo đạo đức với “những công cụ giao lưu thú vị, để
truyền đi những chân lý lớn lao” với lẽ sống là phải sống thiện, hòa
hợp, bình đẳng, bác ái Trong sử thi Mahabharata, có thể tìm thấy
nhiều nhân vật anh hùng nhưng ở mỗi người anh hùng lại xuất sắc và
ưu tú về một mặt nào đó Nếu như người anh hùng trong các sử thi Hy Lạp luôn hướng tới chiến thắng và vinh quang nơi chiến trận, nơi biển khơi thì người anh hùng trong các sử thi Ấn Độ lại mang lý tưởng thuần khiết hơn: lý tưởng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lý ở đời
Trong sử thi Mahabharata lời giáo huấn của Krishna dựa trên cơ sở
vững chắc của lẽ Dharma: “Ai cũng phải chết, người anh hùng hay kẻ nhát gan cũng vậy, nhưng nhiệm vụ cao quý nhất của một Kshatriya là phải trung thành với dòng dõi và niềm tin của mình, phải đè bẹp quân
Trang 7thù trong những trận đánh chính đáng mà giành lấy vinh quang” Cũng giống như sử thi Ramayana, hành động của các nhân vật trong sử thi
Mahabrahata cũng hoàn thiện bổn phận và danh dự theo đạo pháp
Darma
Hình ảnh anh em Yuhi từ bỏ ngôi báu sau ga mươi sáu năm trời để cùng nhau hành hương lên cõi trời tìm chốn vĩnh hằng, để sám hối đã nói lên sự thắng thế của tinh thần Darma-khát vọng của nhân dân đương thời Đặc biệt là Yuhi khi chàng quyết định xin ở ngoài cõi trời với con chó trung thành của mình, sau đó chàng được vào cõi trời và bước tới hỏa ngục gặp các anh em và bạn bè,Yuhi đã xin các thần được
ở lại vì với Yuhi nơi đâu có người thân của mình nơi đó chính là thiên đường và sau bao thử thách đạo đức, năm anh em Padava và vợ con đều được vào chốn vĩnh hằng bất diệt Lý tưởng và đạo đức
Mahabrahata được thể hiện qua hành động và tính cách của năm anh
em Pandava và một số nhân vật khác
Chính sự ảnh hưởng to lớn của hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata và những bài học đạo đức, những hành động thực hiện
đạo pháp Darma cùng với những giáo lý được rút ra từ hai tác phẩm được xem như thánh kinh ấy chính là cơ sở để người Ấn Độ tin rằng sử
thi Ramayana và Mahabharata có thể cứu họ thoát khỏi vòng tội lỗi
và giúp họ thanh lọc tâm hồn
Trang 8-Tài Liệu Tham Khảo
1.VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN, LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP
2. http://www.reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc/4708-tinh-than-an-do-trong-su-thi-ramayana
3. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/van-hoa-nam-a- va-tay-nam-a/604-pham-phuong-chi-tim-hieu-quan-niem-ve-cai-dep-nhuc-cam-cua-an-do-.html
4.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ramayana
5. http://123doc.org/document/1215365-tieu-luan-chien-tranh-va-ton-giao-trong-su-thi-mahabharata-ppt.htm?page=7
6.http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?
a=d&d=TTcFqWrCohGu2013.1.20&e= -vi-20 1 img-txIN -7.http://www.academia.edu/9007957/LSVMTG