1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

CHẤT BẢO QUẢN TRONG CÔNG NGHỆ MỸ PHẨM

37 3,1K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

MỤC LỤC Đề mục Trang Trang bìa i Mục lục ii 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT BẢO QUẢN 1 1.1. Định nghĩa 1 1.2. Vai trò của chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm 1 1.3. Phân loại chất bảo quản trong mỹ phẩm 1 1.4. Cơ chế tác động đến vi sinh vật của chất bảo quản 3 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN TRONG SẢN PHẨM 4 2.1. Nguồn gây ô nhiễm 4 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật 4 3. LỰA CHỌN CHẤT BẢO QUẢN 8 3.1. Các yêu cầu của chất bảo quản 8 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chất bảo quản 8 3.3. Quy trình lựa chọn chất bảo quản 10 4. CÁC CHẤT BẢO QUẢN THÔNG DỤNG 11 4.1. Các chất bảo quản cổ điển 11 4.2. Các chất bảo quản mới 19 PHỤ LỤC 1 : ANNEX VI List of preservatives allowed for use in cosmetic products 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 1

1.2 Vai trò của chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm 1

1.4 Cơ chế tác động đến vi sinh vật của chất bảo quản 3

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật 4

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chất bảo quản 8

PHỤ LỤC 1 : ANNEX VI List of preservatives allowed for use in cosmetic products 26

Trang 2

1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT BẢO QUẢN

1.1 Định nghĩa

Chất bảo quản (preservatives) là chất từ tự nhiên hoặc tổng hợp được thêm vào các sản phẩm mỹ phẩm để ngăn chặn sự hư hỏng (sự phát triển của vi sinh vật hay thay đổi hóa học, hóa lý không mong muốn) và bảo vệ người tiêu dùng

Lưu ý rằng việc sử dụng các chất sát trùng trong sản phẩm khác với việc sử dụng các chất bảo quản Chất sát trùng có khả năng chống lại các vi sinh vật trên các đối tượng mỹ phẩm như da, đầu hay trong miệng… còn chất bảo quản là để duy trì sản phẩm luôn ở điều kiện tốt

1.2 Vai trò của chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm

Sản phẩm mỹ phẩm thường chứa nước, đây là môi trường rất tốt cho sự phát triển của

vi khuẩn và nấm Tất cả những yếu tố đó khiến cho các sản phẩm mỹ phẩm cần chất bảo quản để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và luôn như mới

Việc sử dụng chất bảo quản là điều cần thiết trong hầu hết các sản phẩm để ngăn chặn những hư tổn của sản phẩm và đối tượng sử dụng gây ra bởi các vi sinh vật và bảo vệ sản phẩm khỏi bị nhiễm độc vô ý của người tiêu dùng khi sử dụng.Nếu không có chất bảo quản, các sản phẩm mỹ phẩm có thể trở nên bị ô nhiễm, dẫn đến hư hỏng sản phẩm và có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng đặc biệt là những người sử dụng xung quanh mắt và trên da, có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng Chất bảo quản giúp ngăn chặn các vấn đề như vậy

1.3 Phân loại chất bảo quản trong mỹ phẩm

Các chất bảo quản có thể được phân loại theo nhiều cách, một số tài liệu phân chia chất bảo quản thành 2 nhóm chính : nhóm cho formaldehyde (formaldehyde donors) và nhóm không sinh formaldehyde Ở đây phân loại chất bảo quản theo nguồn gốc và theo nhóm những chất được sử dụng phổ biến nhất

Trang 3

1.3.1 Acid hữu cơ

Acid Benzoic thường được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm Acid salicylic là một chất bảo quản yếu khi dùng với nồng độ 0.1 đến 0.5% tuy nhiên người ta thường sử dụng chất khác vì ít độc và dễ tổng hợp hơn Monocloroacetic acid, propionic acid cùng muối Na, K của chúng và các acid béo (đặc biệt các acid chứa 9, 10, 11 Carbon) có khả năng chống nấm Acid citric cũng có tác dụng kháng khuẩn nhưng cần có sự hiện diện của một lượng nhỏ acid benzoic Acid sorbic được đánh giá là chất có khả năng bảo quản, là tác nhân kìm hãm nấm Aspergillus và Penicillium

Những acid dùng làm chất bảo quản có hoạt tính phụ thuộc vào hằng số phân ly và pH của hệ

1.3.2 Alcohols

Ethyl alcohol thể hiện tính bảo quản trong môi trường acid ở nồng độ 15% hoặc thấp hơn, còn trong môi trường trung tính hay bazo nhẹ cần ít nhất 17.5% Isoproryl alcohol cũng thể hiện đặc tính kháng khuẩn giúp bảo quản sản phẩm Phenylethyl alcohol diệt gram dương tốt hơn gram âm

Các loại alcohol kém hiệu quả khi dùng tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật, có mùi, đắt 1.3.3 Aldehydes

Formaldehyde được dùng làm chất bảo quản vì giá thành rẻ, sử dụng hiệu quả nhưng không thích hợp cho các sản phẩm mỹ phẩm Benzaldehyde không có hiệu quả cao

1.3.4 Tinh dầu

Từ xưa tinh dầu đã được dùng như một chất bảo quản Tuy nhiên nó không được dùng nhiều trong bảo quản mỹ phẩm vì người ta ưu tiên dùng các loại chất khác rẻ và có nhiều tính chất mong muốn

1.3.5 Phenolic compounds

Những dẫn xuất từ phenol được dùng làm chất bảo quản phổ biến ngày nay, chúng hiệu quả đối với gram dương hơn là gram âm

Trang 4

Nhũng chlorinated phenol được dùng rộng rãi làm chất bảo quản trong mỹ phẩm, tất cả những chất này không tan trong nước nhưng tan trong alcohols, ether và dầu Được biết đến nhiều nhất trong họ các chất này là hexachlorophene, nó có hiệu quả cao trong việc diệt vi khuẩn gram dương, được dùng trong các sản phẩm cho da, trong lotion, thuốc mỡ,

Các ester của p-hydroxybenzoic acid có khả năng kháng khuẩn, nấm ở nồng độ thấp đối

với nhiều loại vi sinh vật Những chất này trung tính, không độc, không bay hơi, bền hóa học, hoạt động được trong dung dịch acid, alkaline, trung tính đồng thời không màu, không mùi, không vị nên nó thích hợp để bảo quản mỹ phẩm Khả năng chống lại vi sinh vật gram dương tốt hơn gram âm

1.4 Cơ chế tác động đến vi sinh vật của chất bảo quản

 Acid sorbic hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình chuyển hóa acid béo của các

vi sinh vật

 Phenols liên kết với vách tế bào của vi khuẩn, gây rối loạn các chức năng sinh học của

tế bào, ngăn chặn sự phân chia tế bào Ở nồng độ cao, phenol gây ra sự hủy hoại làm mất một phần tế bào vi sinh vật đến mức không thể sửa chữa được dẫn đến vi sinh vật chết

 p-Chloro-m-xylenol cũng như các hợp chất cresol hoạt động theo cơ chế làm mất đi một

phần tế bào vi sinh vật

Trang 5

 Thủy ngân clorua, ethanol gây ra sự mất mát vật chất từ trong thành tế bào vi sinh vật

ra ngoài và tiêu diệt chúng

 Formaldehyde có thể tạo nên những cầu nối methylene giữa nhóm amino và hydroxyl trên các protein do đó gây ra

 Chất hoạt động bề mặt cation tích điện dương trong khi vi sinh vật tích điện âm trên thành tế bào, do đó chúng hút nhau sau đó diễn ra sự phá hủy thành tế bào

 Chất hoạt động bề mặt anion được tăng cường khả năng kháng khuẩn khi có mặt lượng nhỏ cation hóa trị 2 Các cations làm giảm điện tích âm trên bề mặt tế bào và tăng sự hấp phụ của bề mặt anion dẫn tới sự phá hủy màng và tiêu diệt tế bào

2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN TRONG SẢN PHẨM

2.1 Nguồn gây ô nhiễm

Một số nguyên nhân gây nhiễm khuẩn :

 Từ nguyên liệu thô

 Môi trường

 Thiết bị

 Vật liệu bao gói

 Do người sản xuất : có thể đây là nguồn nhiễm

Hình 1 Nấm mốc sinh trưởng trong kem giữ ẩm không sử dụng chất bảo quản

Trang 6

Bảng 1 Một số vi khuẩn và vi nấm thường lây nhiễm các sản phẩm mỹ phẩm

Thông thường, nhũ tương với pha liên tục là nước dễ bị vi khuẩn tấn công hơn nhũ tương với pha liên tục là dầu Một số vi sinh vật có thể phá hủy các triglyceride trong các nhũ tương, quá trình này được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự hấp phụ của vi sinh vật ở bề mặt dầu – nước

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dầu/nước có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của vi khuẩn

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong pha nước như carbohydrate, protein, phospholipid của bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ góp phần vào sự phát triển của vi khuẩn và làm cho yêu

Trang 7

đặc biệt là các chất không ion và một số ít các hợp chất anion khi có mặt ở nồng độ thấp có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn Alkyl sulfate, dẫn xuất polyethylene glycol có trọng lượng phân tử thấp bị phá hủy nhanh chóng, trong khi các chất alkyl sulfonate, alkylphenoxy polyoxyethanol và dẫn xuất polyethylene glycol cao phân tử bị tấn công chậm hơn

và sorbitol ở nồng độ 40  50% hay các chất điện phân ở nồng độ cao có tác dụng ức chế

vi sinh vật Vì vậy khi ở nồng độ đậm đặc, sản phẩm có khả năng tự bảo quản, tuy nhiên khi sử dụng chúng có thể bị pha loãng dẫn đến việc bị hư nhanh chóng

2.2.4 Sức căng bề mặt và sức căng oxy

Sức căng bề mặt do chất hoạt động bề mặt tạo ra là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật Nhiều vi khuẩn gram− phát triển tốt trong môi trường có nhiều chất hoạt động bề mặt, trong khi phần lớn vi khuẩn gram+ không phát triển tốt ở giá trị sức căng

bề mặt nhỏ hơn 0,05 N/m Các vi khuẩn gram− phát triển trong dầu gội đầu và cũng là yếu

tố gây nhiễm khuẩn cho pha nước của nhũ tương Chất hoạt động bề mặt cation độc đối với nhiều vi sinh vật, chất hoạt động bề mặt anion độc đối với một vài vi sinh vật và các chất hoạt động bề mặt không ion gần như không độc đối với bất kỳ vi khuẩn nào

Phần lớn các vi sinh vật, vi khuẩn và nấm gây hỏng sản phẩm là hiếu khí và sự phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào khả năng cung cấp khí oxy cho quá trình trao đổi chất 2.2.5 Nhiệt độ

Vi khuẩn thường hoạt động ở nhiệt độ 30  37 oC Ở nhiệt độ thấp, hoạt động của vi sinh vật bị giảm

Trang 8

Bảng 2 Các hệ chất bảo quản thường dùng phân theo dạng sản phẩm

Trang 9

3 LỰA CHỌN CHẤT BẢO QUẢN

3.1 Các yêu cầu của chất bảo quản

 Không độc, gây kích thích hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da

 Bền với nhiệt và chứa được lâu dài

 Có khả năng tương hợp được với các cấu tử khác trong công thức và vật liệu bao gói

 Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp

 Giữ được hiệu quả trong phạm vi pH rộng

 Có hiệu quả với nhiều vi sinh vật

 Dễ tan ở nồng độ hiệu quả

 Không mùi và không màu

 Không bị bay hơi, giữ được hoạt tính khi có các muối kim loại như Zn, Al, Fe…

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chất bảo quản

3.2.1 pH môi trường

Vi sinh vật thường có khả năng phát triển trong khoảng pH 2-11, do đó một chất bảo quản lý tưởng nên có hiệu quả trong khoảng này Tuy nhiên thực tế, nhiều chất bảo quản hoạt động trong môi trường acid Một số chất bảo quản có phạm vi pH hoạt động rộng nhưng là các hợp chất có hóa tính cao (như formaldehyde và các chất cho formaldehyde), chúng sẽ phản ứng với các chất khác trong công thức Đối với các acid yếu được dùng làm chất bảo quản thì hoạt tính của chúng phụ thuộc hằng số phân ly và pH của hệ Các chất bảo quản khác, ví dụ như các cationic, chỉ hoạt động ở dạng bị ion hóa Các hợp chất ammonium bậc 4 hoạt động ở pH kiềm, nhưng hoạt tính giảm nhanh theo pH

3.2.2 Nồng độ

Nồng độ hiệu quả của các chất bảo quản thay đổi từ 0.001% ở các hợp chất thủy ngân hữu cơ cho đến 0.5-1% đối với các acid yếu do phụ thuộc pH sản phẩm

Trang 10

Khi sử dụng kết hợp các chất bảo quản, người ta nhận thấy có các ưu điểm sau :

 Việc sử dụng ở nồng độ thấp hơn của mỗi chất bảo quản tránh được vấn đề gây ngộ độc

và hỗ trợ việc hòa tan nó trong sản phẩm

 Khả năng sống sót của vi sinh vật giảm đi khi phải tiếp xúc với nhiều chất bảo quản

 Tính hiệu quả khi dùng kết hợp có thể lớn hơn tổng các hiệu quả riêng biệt của từng chất bảo quản

Một số tác dụng hiệp đồng như methyl ester trong pha nước của một nhũ tương và propyl ester trong pha dầu, các parabens với phenoxyethanol, benzalkonium chloride hay

chlorhexidine với một số alcohol thơm, p-chloro-cresol và benzalkonium chloride,

m-cresol và phenyl mercuric acetate, benzalkonium chloride và phenyl mercuric acetate 3.2.3 Hệ số phân bố

Do vi sinh vật chỉ phát triển trong pha nước nên một chất bảo quản lý tưởng nên có độ tan trong nước cao và trong dầu thấp, tức là hệ số phân bố dầu − nước thấp

3.2.4 Tương tác giữa các cấu tử và chất bảo quản

Các nhân tố vật lý như sự làm tan, sự hấp thụ hay việc liên kết với vị trí hoạt động có thể làm chất bảo quản mất đi hoạt tính

3.2.5 Chất hoạt động bề mặt

Xà phòng và chất hoạt động bề mặt anion làm giảm hoạt tính của nhiều chất bảo quản

và đây là kết quả của sự làm tan các chất bảo quản trong các micelle Dưới nồng độ micelle tới hạn CMC của một dung dịch xà phòng hay chất tẩy rửa anion, chất bảo quản có hoạt tính mạnh trong khi nồng độ lớn hơn CMC hoạt tính bị giảm đi Các chất hoạt động bề mặt không ion làm mất hoạt tính các chất bảo quản mạnh hơn nhiều so với xà phòng và chất hoạt động bề mặt cation hay anion

3.2.6 Ảnh hưởng của các hạt rắn

Trang 11

Một số các chất rắn không tan có trong mỹ phẩm như cao lanh, oxid titan, acid tartric, oxit kẽm và CaCO3 cũng như các chất rắn không tan nhuộm màu kem và các pigment tự nhiên và tổng hợp đều có thể hấp phụ chất bảo quản trên bề mặt, làm ảnh hưởng hoạt tính của chất bảo quản

Do đó cần phải lựa chọn chất bảo quản phù hợp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, bảo quản sản phẩm luôn ở trạng thái tốt và bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm

3.3 Quy trình lựa chọn chất bảo quản

 Kiểm tra các cấu tử có thể gây nhiễm (ví dụ như nước, vật liệu sản xuất tự nhiên, bao gói…)

 Xem xét các vật liệu cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của vi sinh vật (ví dụ như glycerin, sorbitol… ở nồng độ nhỏ hơn 5%, chất hoạt động bề mặt không ion ở hầu như tất cả nồng độ sử dụng, xà phòng và chất hoạt động bề mặt anion ở nồng độ dưới 15%, protein, carbohydrate, dẫn xuất cellulose và các nhựa tự nhiên)

 Xác định pH trong pha nước của sản phẩm trước khi sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào phụ thuộc mạnh vào dạng không bị phân ly cho hoạt động của nó Xem xét việc thay đổi pH để làm tăng hoạt động diệt khuẩn

 Xác định tỷ lệ nước và dầu trong công thức, đánh giá sự phân bố chất bảo quản giữa hai pha, xem xét khả năng thêm vào các cấu tử thay đổi hệ số phân bố hay CMC

 Đánh giá tỷ lệ tổng cộng chất bảo quản tự do khi có các chất cao phân tử trong công thức, và nhân nồng độ hiệu quả thông thường với một thừa số thích hợp (Bảng 3)

Xác định

pH pha nước

Xác định

tỷ lệ dầu/nước

Đánh giá

tỷ lệ tổng cộng chất bảo quản

tự do

Chọn chất ít độc nhất

Trang 12

Bảng 3 Thừa số mà nồng độ chất bảo quản nên được nhân lên khi có mặt các chất cao phân tử

Chất bảo quản tween 2%

5% methyl cellulose

 Chọn chất ít độc nhất trong các chất bảo quản

4 CÁC CHẤT BẢO QUẢN THÔNG DỤNG

4.1 Các chất bảo quản cổ điển

Chất bảo quản đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử loài người Ví dụ : smoked meat

có những gốc phenols là các chất bảo quản Mãi đến đầu thế kỷ XX thì việc ứng dụng chất bảo quản vào thức ăn, mỹ phẩm mới được rộng rãi và tùy vào mức độ phát triển của từng quốc gia

Có những chất bảo quản trong tự nhiên như tinh dầu lá trà, vitamin C , vitamin E và một vài hợp chất Tocopherol liên quan Tuy nhiên các hợp chất thiên nhiên này thì lại có thời gian hiệu quả thấp hơn nhiều so với các chất bảo quản hóa học Tuy nhiên, nếu tổng thời gian sản xuất, giữ lạnh và sử dụng chỉ trong vài tháng thì ta có thể dùng chất bảo quản thiên nhiên Tuy nhiên, đa số các trường hợp an toàn nhất vẫn là dùng chất bảo quản hóa học

Và, đi đôi với sự phát triển về khoa học là sự ra đời của những chất bảo quản hóa học 4.1.1 BHT và BHA

BHT (butylated hydroxyl toluene) hay BHA (butylated hydroxyl anisole)

Đây là 2 loại chất bảo quản hóa học rất phổ biến được xem như là chất chống oxy hóa, chủ yếu trong son môi và các sản phẩm dưỡng ẩm

Trang 13

Tuy nhiên, BHA và BHT có thể gây dị ứng trên da The International Agency for Research on Cancer đã đặt BHA vào những chất “possible human carcinogen” The European Commission on Endocrine Disruption cũng xếp BHA vào Category 1, do những chứng cứ về việc nó ảnh hưởng đến hoạt động của hormone

Ở Canada không có lệnh cấm đối với BHT và BHA Tuy nhiên, Health Canada cũng xếp BHA là “high human health priority" on the basis of carcinogenicity and BHT as a

"moderate human health priority"

4.1.2 Parabens

Paraben là chất bảo quản thông dụng nhất trong 100 năm nay được sử

dụng trong cả mỹ phẩm lẫn thực phẩm Paraben là esters của

para-hydroxybenzoic acid (PHBA) Paraben cũng được sinh ra trong tự nhiên từ

trái cây hay rau củ

Theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý

mỹ phẩm và Quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thì Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben được liệt vào danh mục các chất không dùng trong mỹ phẩm (Phụ lục II − Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN)

và quyết định thu hồi các sản phẩm trên thị trường có sử dụng 5 chất bảo quản này

Tuy nhiên, để kiểm tra mức độ an toàn của Paraben thì hằng năm, The Scientific Committee on Consumer Safety đều thống kê các số liệu về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của Paraben Những thí nghiệm trên động vật cho thấy rẳng Paraben có độ độc thấp

và không gây ung thư

Trang 14

Điều đáng lo ngại ở Paraben chính là khả năng hoạt động giống một hormone (Hormone-like activity) cụ thể là hormone nữ, estrogen Khả năng hoạt động của paraben khi thấm vào cơ thể kém 1 ngàn lần so với hormone tự nhiên, nhưng khả năng này tăng theo chiều dài mạch Carbon của paraben Paraben trong thực thấp thì sau khi được trao đổi chất (metabolism) sẽ giảm mức độ ảnh hưởng nhưng khi trong mỹ phẩm, bôi trực tiếp trên

da thì paraben sẽ vào thẳng mạch máu và các tế bào Trung bình, một người phụ nữ tiếp xúc với 50mg Paraben mỗi ngày từ mỹ phẩm Trong khi nồng độ paraben mà EU cho phép trong sản phẩm mỹ phẩm mỹ phẩm là: 8g Paraben/1kg mỹ phẩm và nồng độ mỗi loại không được hơn 4g/1kg mỹ phẩm Theo cơ quan SCCS, thì giới hạn này là an toàn là methyl và ethyl paraben Nhưng với propyl hay butyl thì chỉ được 1.9g paraben/1kg sản phẩm Còn các loại Paraben khác như isopropyl hay phenyl là gần như cấm hoặc sử dụng với hàm lượng cực kì thấp

Có những nghi ngờ xung quan paraben như : gây vô sinh ở nam, ung thư ở nữ… nên khiến người tiêu dùng nghi ngờ về Paraben Đa phần các công ty mỹ phẩm ít đưa tên paraben lên thành phần sản phẩm vì vấn đề tâm lý tiêu dùng, hoặc như các sản phẩm về mùi hương được quyền giấu chất bảo quản vì vấn đề an toàn công thức

BREAST CANCER :

Đã có những báo cáo khoa học chứng minh rằng Paraben kích thích quá trình hình thành

tế bào ung thư vú MCF-7 Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khả năng hoạt động như hormone nữ của paraben quá yếu không thể gây ung thư được => Sự thống nhất chung cho

Trang 15

đến hiện tại là mọi người sẽ không xem đến tính chất này của paraben là lý do dẫn đến ung thư Một giả thuyết khác là do paraben đã ngăn chặn quá trình chuyển hóa sulfo của bào tương, làm cho hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao, và nếu vấn đề này xảy ra trong các tế bào tuyến vú dẫn đến ung thư vú

Còn khi xem xét về khả năng duy trì nòi giống của nam giới, không có những kết luận

cụ thể trên người nhưng khi làm thí nghiệm với chuột thì đã có những số liệu đầy quan ngại Hàm lượng Paraben tăng : sinh khối giảm, lượng tinh trùng và testosterone giảm

Trang 16

Xét về vấn đề môi trường : do mỗi năm, lượng chất thải có chứa paraben là khá cao và kết hợp vơi nguồn nước chứa clo sẽ tạo ra những hợp nhất clorin hóa của paraben Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định được tác hại thật sự của paraben đến sinh vật trong nước nhưng người ta đã đo được hàm lượng độc tố của các chất này trong nguồn nước thải sinh hoạt

4.1.3 Phenonip® (Clariant)

Là hỗn hợp các parabens : Phenoxyethanol, Methylparaben, Ethylparaben, Butylparaben, Propylparaben, Isobutylparaben ; được cung cấp dưới dạng dung dịch trong suốt, không tan trong nước Hiện nay việc sử dụng Phenopip® bị hạn chế do chứa thành phần chất cấm isobutylparaben

Thường dùng làm kem dưỡng da, sữa dưỡng da, dầu xả, lăn khử mùi, nước hoa hồng, không dùng làm son Sử dụng từ 0,5% đến 1% tổng trọng lượng của thành phẩm, tùy vào nguy cơ mốc của sản phẩm Sản phẩm không có nước nhưng có nguy cơ tiếp xúc với nước hoặc hơi nước cần 0,5% (ví dụ : lăn khử mùi) Những sản phẩm có nhiều nước cần lên đến 1% (ví dụ : sữa dưỡng da) Không vượt quá 1%

Tỉ lệ % của phenonip không nằm trong 100% sản phẩm Ví dụ tỉ lệ phenonip 1% tức là

sử dụng 1 gram phenonip để bảo quản 100 gram kem dưỡng Cần sử dụng cân theo gram

để tính chính xác phenonip để cho vào thành phẩm Nếu không có cân, có thể ước lượng 3ml = 2 gram phenonip nhưng hết sức cẩn thận khi dùng phương pháp ước lượng này và không nên dùng ở tỉ lệ tối đa của phenonip là 1% Lưu ý : làm mỹ phẩm với phenonip cần găng tay và không để hóa chất tiếp xúc với da

4.1.4 Triclosan

Là một chất chống vi sinh, vi khuẩn trong các sản phẩm như sữa tắm, xà phòng, kem dánh rang và một số mỹ phẩm trị liệu khác Triclosan đã được sử dụng từ những năm 1970s

Trang 17

Theo ANNEX, Triclosan được dùng với hàm lượng tối đa 0.2% (0.03% theo tiêu chuẩn của Canada) trong các sản phẩm mouthwashes với khuyến cáo không được nuốt và không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi

Với các sản phẩm mỹ phẩm khác triclosan được dùng với hàm lượng tối đa 0.3% Tất cả sản phẩm đường miệng phải đảm bảo : Nhà sản xuất phải đảm bảo polychlorinated dibenzo‐p‐dioxin (PCDD) và polychlorinated dibenzofuran (PCDF) không được tồn tại với lượng lớn hơn : (i) 0,1 g/g 2,3,7,8‐tetra‐chlorodibenzo‐p‐dioxin và 2,3,7,8‐tetra‐chlorodibenzofuran ; (ii) 10 µg/g tổng PCDD/PCDF, không có chất nào lượng riêng lẻ vượt quá 5 µg/g

Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 được dùng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off product) với nồng độ tối đa 0,0015% (không được dùng trong sản phẩm lưu lại (leave-on product))

Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 không được phép dùng chung với (có thêm) Methylisothiazolinone (MIT) trong cùng một sản phẩm

Trang 18

4.1.6 Benzoic acid and salts (sodium benzoat)

Sodium Benzoate là chất bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế (GRAS) Nó là muối bất hoạt của acid benzoic, khi tan vào nước nó chuyển thành acid benzoic, dạng hoạt động của nó ở pH thấp Acid benzoic rất phụ thuộc vào độ pH Hoạt động nhẹ ở pH 6 (khoảng 1.55% ), hoạt động mạnh nhất ở pH 3 ( 94%)

Acid benzoic có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn nhẹ nhưng không thể chống lại vi

khuẩn pseudomonads Acid benzoic không hoạt động trong môi trường không phân cực

hay có độ pH cao

Sodium Benzoate không phải là chất bảo quản phổ rộng khi dùng trong mỹ phẩm, do

đó phải được kết hợp với chất bảo quản khác Nếu dùng Sodium Benzoate như một chất bảo quản thì phải điều chỉnh pH của sản phẩm hoàn thiện cho phù hợp vớp môi trường hoạt động của Sodium Benzoate để giải phóng acid benzoic

Sodium Benzoate thường được kết hợp với Potassium Sorbate trong các sản phẩm có

độ pH thấp để tạo ra hệ chất bảo quản có hiệu quả chống lại nấm men và nấm mốc

Dưới đây là mức độ hoạt động của Sodium Benzoate tùy thuộc vào mội trường pH

% Active benzoic acid 94 61 13.7 1.55 0 Không dùng Sodium Benzoate với L-Ascorbic Acid, Acid Citric trong cùng một sản phẩm vì sẽ tạo ra Benzene, một chất gây ung thư ở người

Tỉ lệ sử dụng trong sản phẩm : Rinse off products, except oral care products : 2.5 % (acid) ; Oral care products : 1.7 % (acid) ; Leave-on products : 0.5 % (acid) Độ tan của sodium benzoat trong nước là đến 55% Bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng và nhiệt

độ cao

Ngày đăng: 28/05/2016, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Vương Ngọc Chính, “Hương liệu – Mỹ Phẩm”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hương liệu – Mỹ Phẩm”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM
[2] Vương Ngọc Chính, Bài giảng Công nghệ Mỹ phẩm, ĐH Bách Khoa TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Công nghệ Mỹ phẩm
[3] Peter Elsner & Howard I. Maibach, Cosmeceuticals − Drugs vs. Cosmetics, Marcel Dekker, Inc, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cosmeceuticals − Drugs vs. Cosmetics
[4] Philip A. Geis, Ph.D., COSMETIC MICROBIOLOGY A Practical Approach second edition, Taylor & Francis Group, 270 Madison Avenue New York, NY 10016, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: COSMETIC MICROBIOLOGY A Practical Approach second edition
[5] ANNEX VI List of preservatives allowed for use in cosmetic products Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w